56 Chương VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 57 Chương VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 58 Trang 4 Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy
Trang 2Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở: 9
1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng,
1.5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 15
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG
CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
19
2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc
2.2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 19
Chương III
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
21
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước
3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 34
3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 37
3.4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 39
3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 40
3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá
trình vận hành thử nghiệm và khi cơ sở đi vào vận hành 41
3.7 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 44
Trang 3Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Chủ cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
2
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 47
4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 48
4.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 48
Chương V
Chương VI
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 53
6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải: 53
6.2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ)
6.3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 56
Chương VII
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ
57
Chương VIII
PHỤ LỤC BÁO CÁO
Trang 4Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Chủ cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Trang 6Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
2 Bảng 2 Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở 13
3 Bảng 3: Danh mục thiết bị, máy móc sử dụng trong quá
4 Bảng 4: Các hạng mục phục vụ hoạt động của cơ sở 16
5 Bảng 5: Các công trình của hệ thống xử lý nước thải 17
6 Bảng 6: Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý khí thải 18
11 Bảng 11: Các loại chất thải nguy hại phát sinh trong quá
12 Bảng 12: Các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở
13 Bảng 13 Giá trị giới hạn tiêu chuẩn nước thải của QCVN
14
Bảng 14: Các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải phát sinh
16 Bảng 16 Bảng quan trắc chất lượng môi trường tại ống
thoát khí thải lò hơi mẫu ngày 13/12/2023 52
Trang 7Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
50
18 Bảng 18 Vị trí và thông số giám sát khí thải: 53
19 Bảng 19 Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy mẫu
20
Bảng 20 Vị trí, số lượng lấy mẫu và các thông số giám
Trang 8Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
4 Sơ đồ 4 Sơ đồ nguyên lý của bể tự hoại 3 ngăn 23
5 Sơ đồ 5 Quy trình xử lý nước thải của hệ thống xử lý
nước thải công suất 200 m3/ngày.đêm: 24
6 Sơ đồ 6 Quy trình công nghệ xử lý khí thải của cơ sở:
34
Trang 9Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Chủ cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
8
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1 Tên cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
- Địa chỉ văn phòng: CCN Phú Lâm, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
- Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Mạnh Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 0973558648
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2300275721 cấp lần đầu ngày 20/01/2006, đăng ký thay đổi lần 03 ngày 20/7/2009
2 Tên dự án của cơ sở: “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
- Địa điểm thực hiện dự án: CCN Phú L
âm, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
- Công ty TNHH Hùng Phát đã thuê đất của UBND tỉnh Bắc Ninh tại CCN Phú Lâm với diện tích 3.430m2 theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T02601/QĐ số
1669 ký ngày 27/11/2007
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh
+ Vị trí tiếp giáp của dự án như sau:
- Phía Tây Nam giáp đường nội bộ CCN Phú Lâm;
- Phía Tây Bắc giáp Công ty TNHH Toàn Mỹ;
- Phía Đông Bắc giáp đê sông Ngũ Huyện Khê
- Phí Đông Nam giáp Công ty Cổ phần Môi trường Xanh Kinh Bắc
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (đề án bảo vệ môi trường) số 123/QĐ-TNMT ngày 22/7/2009 do Sở Tài nguyên và Môi
trường phê duyệt đối với Dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
- Quy mô của cơ sở: Tổng vốn đầu tư của cơ sở là 3.000.000.000 VNĐ (Bằng chữ:
Ba tỷ đồng chẵn) Căn cứ theo quy định tại Khoản 4, Điều 10 - Luật đầu tư công số:
39/2019/QH14 ngày 13/06/2019 thì dự án thuộc đối tượng Nhóm C Tuy nhiên, dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II (STT 3, cột 4 - công suất trung bình) ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP - Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường
- Tuy nhiên, Cơ sở đã được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và cơ sở không có sự thay đổi về quy mô công suất
so với báo cáo đánh giá tác động môi trường Vì vậy, theo quy định tại Khoản 2, Điều
39 và Điểm a, Khoản 3, Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường dự án thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường trình UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt
Trang 10Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Chủ cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
9
- Cấu trúc và nội dung của báo cáo được trình bày theo quy định tại mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
1.3.1 Công suất của của cơ sở:
Theo Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (Đề án bảo vệ môi trường) số 123/QĐ-TNMT ngày 22/7/2009 do Sở Tài nguyên
và Môi trường phê duyệt đối với Dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft, Duplex” nay đổi
tên dự án thành “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2” thì công suất của dự án là
4.000 tấn/năm
Tuy nhiên, năm 2012 dự án đã chuyển nhượng 1 phần tài sản gắn liều với đất cho Công ty TNHH Toàn Mỹ và thay đổi máy móc, thiết bị nâng công suất dự án lên 6.000 tấn sản phẩm/năm (sản phẩm của dự án là giấy Kraft, bỏ lĩnh vực sản xuất giấy Duplex) Hiện tại, Cơ sở đang sản xuất với công suất khoảng 6.000 tấn/năm đạt 100% công suất thiết kế
1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở:
Trang 11Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Đầu mẩu giấy thừa
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất giấy kraft (kèm dòng thải)
Nghiền phân ly
Cô bột
Bể chứa
Nước thải Nước thải
Trang 12Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Chủ cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
11
* Thuyết minh quy trình công nghệ:
- Giấy phế liệu được cho qua các thiết bị nghiền đĩa và nghiền thủy lực để đánh tơi
và tách các tạp chất như: bao bóng, dây chạc nhựa, cát, ghim Từ thủy lực bột được bơm lên bể chứa, sau đó được đưa sang bể phân tán bột (điều tiết bột) Sau đó chuyển sang công đoạn xeo
- Tại công đoạn xeo giấy, tạo hình tờ giấy được hình thành trên các lưới nhờ các hòm phun bột Giấy ướt sau khi hình thành bắt vào chăn dẫn giấy nhờ các cặp ép nhớm
và hòm hút chân không, các cặp ép nhớm và hòm hút chân không còn có tác dụng tách nước tăng độ khô tờ giấy lên khoảng 18-20% Giấy ướt được chăn dẫn qua các cặp ép sấy đến độ khô lên 34-40%
- Giấy sau khi qua ép được đưa qua công đoạn sấy đến độ khô khoảng 92-95%, sau đó tiến hành cán láng giấy nhằm cải thiện tính đồng nhất của một số tính chất theo hướng ngang của máy xeo, đặc biệt là bề dày giấy
- Sau khi sấy và cán láng, giấy được đưa về dạng cuộn, thông thường ở máy xeo
có lắp đặt một trống cuộn, sau đó cuộn giấy được cắt cuộn lại theo các khổ khách hàng yêu cầu
1.3.3 Sản phẩm của cơ sở
Sản phẩm của cơ sở là giấy Kraft với công suất khoảng 6.000 tấn/năm
Hình 1 Hình ảnh sản phẩm giấy Kraft
Trang 13Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Chủ cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
12
1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
1.4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của cơ sở
Nguyên vật liệu, hoá chất sử dụng được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 1: Nguyên, nhiên liệu, hoá chất phục vụ cho hoạt động của cơ sở:
TT
Nguyên liệu, nhiên liệu ĐVT Khối lượng sử
dụng
Hóa chất trong hệ thống xử lý nước thải
1 PAC (Poly aluminium
1.4.2 Nhu cầu sử dụng điện, nước
* Nhu cầu cấp nước: Nước được cung cấp cho các nhu cầu: Sinh hoạt, vệ sinh của
cán bộ công nhân, khách hàng, tưới cây, rửa đường, phòng cháy chữa cháy (Khi có sự
cố xảy ra) và bổ sung vào quá trình sản xuất
Hiện tại, Công ty hiện tại có 20 cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy Căn
cứ theo Hoá đơn nước sạch của cơ sở và tình hình sử dụng thực tế nước cho lò hơi thì
Trang 14Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Chủ cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
13
lượng nước sử dụng trung bình khoảng 1.250 m3/tháng Lượng nước cấp cho các nhu cầu sử dụng như sau:
Bảng 2 Cân bằng sử dụng nước của cơ sở
- Nguồn cung cấp nước: Nước dùng cho các hoạt động của nhà máy được lấy từ nguồn nước sạch của khu vực CCN Phú Lâm
Ngoài ra còn có nước dự trữ cho PCCC với lượng khoảng 30m3, được bố trí tại
04 bể ngầm, téc chứa xung quanh khu vực nhà xưởng sản xuất và văn phòng
* Nhu cầu sử dụng điện: Lượng điện sử dụng của cơ sở khoảng 35.000 Kwh/năm
được cấp bởi Công ty Điện Tiên Du
1.4.3 Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình hoạt động
Danh mục các máy móc thiết bị sử dụng trong quá trình hoạt động được thể hiện
Tổng lượng dụng - 1.250 130
TT Danh mục thiết bị Đơn vị Số
lượng Xuất xứ
Tình trạng hoạt động
Năm sản xuất
1 Lô sấy khổ
tốt
2008
Trang 15Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Chủ cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
14
(Nguồn: Chủ đầu tư cung cấp)
Các máy móc, thiết bị sẽ được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ khoảng 15 ngày/lần, đảm bảo vận hành tốt, hiệu quả đáp ứng tiêu chuẩn đăng kiểm về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
1.5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở
2015-2020
14 Hệ thống bơm nước
2012
Trang 16Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
- Hệ thống thoát nước mưa:
Toàn bộ diện tích của dự án được lợp mái tôn lạnh Do đó, nước mưa được thu gom trên mái bằng máng sắt, sau đó được dẫn xuống bằng đường ống nhựa UPVC-PN8, đường kính Ø110mm, và thoát vào hệ thống thu gom nước mưa của CCN
Tổng chiều dài các đường ống thoát nước mưa của dự án khoảng 130m
- Hệ thống thu gom, thoát nước thải:
+ Hệ thống thoát nước thải được thiết kế là hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn với
hệ thống thoát nước mưa
+ Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt bằng đường ống UPVC-PN8 Trong đó: Đường kính thoát nước từ hố ga 01 (hố ga từ khu vực nhà ăn) về bể gom là ống PE Ø40mm với chiều dài 61m; Đường kính thoát nước từ hố ga 02 (hố ga từ nhà văn phòng)
về bể gom là ống DN Ø65mm với chiều dài 78m; Đường kính thoát nước từ hố ga 03 (hố ga thu nước từ bể trung gian) về bể gom là ống PVC D100mm với chiều dài 5,8m Giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt: Nước thải được xử lý sơ bộ qua bể tự sau đó được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy
+ Giải pháp xử lý nước thải từ quá trình sản xuất: Nước thải từ quá trình sản xuất được thiết kế bố trí các rãnh thu gom nước tại dây chuyền sản xuất có độ dốc khoảng 10% dốc về phía hố ga thu nước thải tại dây chuyền sau đó được bơm lên hệ thống xử nước thải tập trung Kích thước của rãnh thu gom nước thải sản xuất là (Rộng x Sâu) 300mm x 200mm
Tổng chiều dài của đường ống thu gom và thoát nước thải khoảng 134m
Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 12-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy (Cột A) được tái tuần hoàn sử dụng cho mục đích sản xuất
1.5.2 Các hạng mục phục vụ hoạt động
Bảng 4: Các hạng mục phục vụ hoạt động của cơ sở
Trang 17Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
13 Hệ thống cấp nước, thoát nước thải, thoát nước mưa -
- Chủ đầu tư đã đầu tư 01 hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất
200m3/ngày.đêm, nước thải sau xử lý tuần hoàn 100% cho quá trình sản xuất
Quy trình xử lý như sau:
Nước thải (sau xử lý sơ bộ) Sàng nghiêng Hố gom Bể điều hòa Bể tuyển nổi Bể trung gian 1 Bể kỵ khí Bể tuần hoàn Bể hiếu khí Bể lắng
Bể trung gian 2 Bồn lọc áp lực Nước thải sau xử lý (tuần hoàn cho mục đích sản xuất)
Các công trình trong hệ thống xử lý được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5: Các công trình của hệ thống xử lý nước thải
Trang 18Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
- Vật liệu: gạch xây, trát vữa
6 Bể kỵ khí 01 - Kích thước: (dài x rộng x cao)m: 7x6x6m;
- Thể tích: 252m3;
- Vật liệu: gạch xây, trát vữa
7 Bể tuần hoàn 01 - Kích thước: (dài x rộng x cao)m: 3x2,8x4m;
- Thể tích: 33,6m3;
- Vật liệu: gạch xây, trát vữa
8 Bể hiếu khí 01 - Kích thước: (dài x rộng x cao)m: 10x6x4m;
- Thể tích: 240m3;
- Vật liệu: gạch xây, trát vữa
9 Bể lắng 01 - Kích thước: (dài x rộng x cao)m: 4x4x4m;
Trang 19Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
- Vật liệu: gạch xây, trát vữa
13 Bể sự cố 01 - Kích thước: (dài x rộng x cao)m: 12x10x4m
- Thể tích: 480 m3;
- Vật liệu: gạch xây, trát vữa
14 Bể chứa bùn 01 - Kích thước: (dài x rộng x cao)m: 3x2,8x4m;
- Thể tích: 33,6m3;
- Vật liệu: gạch xây, trát vữa
- Hệ thống xử lý khí thải: Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý khí thải được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 6: Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý khí thải
TT Tên Thiết Bị Số lượng Kích thước (mm)
Trang 20Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Chủ cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
19
CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH,
KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,
quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Ngày 09/10/2013, Thủ thướng Chính phủ ban hành Quyết định số
1831/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Theo đó, tỉnh Bắc Ninh khuyến khích các
doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh sử dụng các công nghệ mới sạch
hơn, sử dụng tối ưu các nguyên vật liệu, giảm bao bì và đóng gói sản phẩm Dự án
“Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2” của Công ty TNHH Hùng Phát thực hiện
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước và tiết kiệm tài nguyên Như vậy có thể thấy,
dự án hoàn toàn phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc
Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Ngày 15/10/2008, Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh ra Quyết định số
154/QĐ-TNMT về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư
xây dựng hạ tầng CCN Phú Lâm tại xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Theo nội
dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, các ngành nghề được phép đầu tư vào CCN Phú
Lâm bao gồm ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy Do đó, có thể thấy, Dự án “Nhà
máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2” của Công ty TNHH Hùng Phát làm chủ đầu tư hoàn
toàn phù hợp với nhóm các ngành nghề được phép đầu tư vào CCN Phú Lâm
2.2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
Xung quanh cơ sở không có di tích lịch sử, công trình văn hoá, tôn giáo, tín
ngưỡng cần bảo vệ Trong quá trình hoạt động của cơ sở phát sinh các loại chất thải:
Nước thải, khí thải, chất thải rắn thông thường Toàn bộ, các loại chất thải phát
sinh đã được thu gom và xử lý theo đúng quy định như đã đề cập trong Báo cáo
đánh giá tác động môi trường đã được UBND tỉnh phê duyệt
- Khí thải: Công ty có sử dụng 01 lò hơi để sản xuất, khí thải phát sinh từ lò
hơi được xử lý qua hệ thống xử lý khí thải lắp đặt đồng bộ với lò hơi
- Nước thải: Theo Quyết định 03/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh
về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước thải áp dụng trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh quy định đối với các cơ sở sản xuất giấy trong CCN không có hệ
thống xử lý nước thải tập trung phải xử lý nước thải đạt cột A, QCVN
12-MT:2015/BTNMT Do đó, chủ dự án sẽ đầu tư xây dựng 01 hệ thống XLNT sản
xuất giấy công suất xử lý 200 m3/ngày đêm nhằm xử lý nước thải sản xuất và nước
thải sinh hoạt đạt QCVN 12-MT:2015/BTNMT cột A, sau đó được tuần hoàn, tái
sử dụng 100% cho mục đích sản xuất Trường hợp, hệ thống xử lý nước thải tập
trung của CCN đi vào hoạt động chính thức, cơ sở sẽ đấu nối nước thải sau xử lý
vào hệ thống xử lý nước thải tập trung CCN
- Chất thải rắn thông thường và CTNH: chủ dự án sẽ xây dựng 01 kho lưu
Trang 21Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Chủ cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
20
giữ chất thải rắn thông thường diện tích 28 m2 và 01 kho lưu giữ chất thải nguy hại
diện tích 32m2 Các kho đều có biển tên, có các thiết bị phòng chống sự cố kèm
theo Chủ dự án sẽ ký hợp đồng với đơn vị chức năng để thu gom, vận chuyển các
loại chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại phát sinh
Đối với môi trường không khí:
+ Đã có hệ thống xử lý khí thải lò hơi đồng bộ
+ Trong nhà xưởng: Bố trí các quạt hút, quạt thông gió trong xưởng sản xuất
để tạo không khí thông thoáng trong nhà xưởng; Trang thiết bị bảo hộ lao động cho
công nhân như: Khẩu trang, quần áo bảo hộ, để hạn chế các tác động của bụi đến
sức khỏe
+ Vệ sinh nhà xưởng sau ca làm việc
- Công trình thu gom, lưu giữ các loại chất thải sinh hoạt, sản xuất thông
thường và chất thải nguy hại: Chủ cơ sở đã đầu tư xây dựng các kho chứa chất thải
phát sinh từ hoạt động của cơ sở để lưu giữ tạm thời không làm phát tán ra ngoài
môi trường và đã hợp đồng với đơn vị có chức năng đến vận chuyển, xử lý theo
đúng quy định (Hợp đồng xử lý chất thải sản xuất thông thường, nguy hại và sinh
hoạt đính kèm Phụ lục)
- Thực hiện đầy đủ các phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
trong quá trình hoạt động: Hệ thống xử lý nước thải, khí thải, cháy nổ, chập điện
Trang 22Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Chủ cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
21
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH,
BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa
Hệ thống thoát nước mưa trong cơ sở gồm hệ thống thoát nước trên mái nhà và hệ
thống thoát nước trên bề mặt sân, đường giao thông
- Nước mưa từ mái các công trình được thu gom theo hệ thống các máng thu nước
trên mái dẫn vào các ống thoát nước PVC Ф110 được nối từ mái công trình vào hệ thống
thoát nước mưa của cơ sở
- Nước mưa trên mái nhà xưởng và đường đi được thu gom vào các cống thoát nước
mưa có kích thước chiều rộng 30cm; chiều sâu 20cm với tổng chiều dài khoảng 1.500 m,
dọc các cống xây dựng các hố ga có kích sau đó chảy ra hệ thống thoát nước chung của
CCN Phú Lâm
Sơ đồ hệ thống thu gom và thoát nước mưa: Được thể hiện ở hình dưới đây:
Sơ đồ 2 Sơ đồ hệ thống thu gom và thoát nước mưa của cơ sở:
Nước mưa trên mái
Hệ thống ống dẫn
Song chắn rác Hệ thống thu gom
nước mưa
Hệ thống thoát nước mưa của CCN Phú Lâm
Hố ga lắng cặn
Nước mưa chảy tràn trên bề mặt
Thu gom rác, nạo vét bùn đất
Trang 23Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Chủ cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
22
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải
- Công trình thu gom nước thải:
+ Nước thải sinh hoạt: Nước thải từ khu vệ sinh sau khi xử lý sơ bộ ở các bể tự hoại và nước thải từ các nguồn khác: Rửa chân tay, nước thải từ nhà bếp được thu gom vào bể tách dầu mỡ có dung tích khoảng 01 m3 được thu gom vào đường ống PE -40 và
DN 65 với tổng chiều dài khoảng 139m, được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của công ty
+ Nước thải sản xuất: Nước thải phát sinh từ quá trình rửa máy móc, xeo giấy được thiết kế bố trí các rãnh thu gom nước tại dây chuyền sản xuất có độ dốc khoảng 10% dốc về phía hố ga thu nước thải từ dây chuyền sản xuất bằng đường ống PVC D110 với chiều dài 5,8m sau đó được bơm lên hệ thống xử nước thải tập trung Kích thước của rãnh thu gom nước thải sản xuất là (Rộng x Sâu) 30cm và sâu 20cm Tổng chiều dài của đường ống dẫn nước thải khoảng 134m
Sơ đồ hệ thống thu gom và thoát nước thải: Được thể hiện ở hình dưới đây:
Sơ đồ 3 Sơ đồ hệ thống thu gom và thoát nước thải của cơ sở:
Nước thải
sinh hoạt
HTXL nước thải tập trung
Tuần hoàn, tái sử dụng
100%
Nước thải sản xuất
Bể tự hoại
Nước thải nhà ăn
Bể tách dầu
Trang 24Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
+ Nước thải từ quá trình sản xuất phát sinh tại công đoạn nghiền 100m3/ngày; quá trình cô bột 120m3/ngày; quá trình xeo giấy với lượng khoảng 120 m3/ngày; quá trình ép: 50 m3/ngày; quá trình cán làng 50 m3/ngày; Nước vệ sinh lưới xeo 3 m3/ngày Thành phần chính là TSS, COD
Tổng lượng nước thải từ quá trình sản xuất khoảng 450 m3 được dẫn vào hệ thống
xử lý nước thải tập trung công suất 200 m3/ngày đêm sau đó được bơm tuần hoàn quá trình sản xuất
- Quy trình công nghệ xử lý:
+ Nước thải từ khu vệ sinh: Được thu gom và xử lý sơ bộ tại 01 bể tự hoại 3 ngăn với thể tích 10 m3
Sơ đồ nguyên lý của bể tự hoại 3 ngăn như sau:
Sơ đồ 4 Sơ đồ nguyên lý của bể tự hoại 3 ngăn
Thuyết minh quy trình công nghệ: Bể tự hoại đồng thời làm hai chức năng lắng và
phân hủy, lên men cặn lắng Quá trình xử lý chủ yếu trong bể tự hoại là quá trình phân hủy kỵ khí Các chất rắn lơ lửng sau khi được lắng xuống đáy được hệ vi sinh vật kị khí
ở đây lên men, phân hủy tạo thành NH4, H2S Với đặc tính của nước thải này chứa hàm lượng các hợp chất hữu cơ cao tạo môi trường hoạt động cho các loại vi sinh vật phân hủy kị khí
- Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sơ bộ ở các bể tự hoại, nước thải từ nhà bếp được đưa qua bể tách mỡ và nước thải sản xuất được thu gom và xử lý ở hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất xử lý 200 m3/ngày.đêm (tuyển nổi 500 m3/ngày.đêm) Công
Ngăn 1
- Điều hoà
- Lắng
- Phân huỷ sinh học
Ngăn 2
- Lắng
- Phân huỷ sinh học
Ngăn 3
- Lắng
- Chảy tràn
Nước thải khu
vệ sinh
Trang 25Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Chủ cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
24
nghệ lựa chọn là sự kết hợp giữa hóa lý và sinh học Quá trình hóa lý sử dụng tuyển nổi, sinh học là sự kết hợp của kỵ khí và hiếu khí, lắng và lọc áp lực
Quy trình xử lý như sau:
Sơ đồ 5 Quy trình xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải công suất
200 m 3 /ngày.đêm:
Nước thải (Sinh hoạt + sản xuất)
Trang 26Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Chủ cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
25
Hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy được lựa chọn là hệ thống
cụm bể phản ứng hóa lý kết hợp sinh học cụm bể phản ứng hóa lý có nhiệm vụ
xử lý triệt để dòng nước thải công nghiệp của dự án Toàn bộ nước thải sinh hoạt
sau khi qua hệ thống bể tự hoạt dẫn qua cụm bể phản ứng sinh học của hệ thống
này Hệ thống hoàn toàn xử lý được toàn bộ nước thải của dự án
Hệ thống xử lý nước thải tập trung với quy mô và quy trình như sau:
- Chế độ vận hành: vận hành liên tục
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 12:2015/BTNMT, cột A
- Đơn vị thiết kế: Công ty TNHH Môi trường Tuấn Minh
- Nguồn nước sử dụng: sử dụng nước giếng khoan và nước sạch cấp của CCN
- Công suất hệ thống xử lý: 200 m3/ngày đêm
- Công nghệ: Công nghệ xử lý bằng phương pháp sinh học kết hợp với hóa lý
- Hóa chất sử dụng: hóa chất khử màu, hóa chất keo tụ PAC, PAM, Javen
- Định lượng:
+ PAC: sử dụng khoảng 22,8 tấn/năm;
+ Polymer C khoảng 0,48 tấn/năm;
+ Polymer A khoảng 0,2 tấn/năm;
+ Đạm Urê khoảng 0,08 tấn/năm;
+ H3PO4 khoảng 0,25 tấn/năm;
+ Phân MAP khoảng 0,01 tấn/năm;
+ Mật rỉ khoảng 0,16 tấn/năm;
Thuyết minh quy trình:
Quy trình xử lý nước thải sản xuất của nhà máy để tuần hoàn lại nước tái sử dụng qua các bể xử lý:
- Bể Gom
Nước thải sản xuất sau khi đã tách rác thô (lá cây, túi nilon, ) được tập trung tại
bể gom trước khi bơm lên sàng nghiêng Bể gom có tác dụng ổn định lưu lượng để hệ thống hoạt động đều đặn 24 giờ
- Sàng Nghiêng
Nước thải từ bể gom được cấp lên trên sàng nghiêng để tiếp tục thu hồi lại bột giấy tới bể chứa bột, loại bỏ các chất vô cơ cứng và một phần chất hữu cơ không tan trong nước để giảm tải cho quá trình xử lý phía sau Nước được tách dẫn tới bể điều hòa
Trang 27Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
- Bể Tuyển Nổi - DAF
Nước thải cung cấp vào bể DAF từ đường ống giữa bể và qua các ống phân phối nhỏ hơn Hóa chất đồng thời được bơm cung cấp là PAC và POLYMER tạo gia các phản ứng đông keo tụ các chất lơ lửng có trong nước
Trong bể còn sử sụng 1 bơm áp suất lớn kết hợp với khí nén tạo thành dòng nước
có mang theo bọt khí kéo các chất lơ lửng nổi lên trên bề mặt
Chất lơ lửng nổi trên mặt được bể được gầu múc múc đưa về bể chứa bột để bơm vào tái sản xuất Nước trong phía dưới được tách riêng qua ống thu nước, trong đó 50m3
nước đi qua hệ thống sinh học, khoảng trên 400 m3 còn lại quay về quá trình sản xuất của nhà máy
- Bể trung gian 1
Nước sau khi qua bể tuyển nổi tách chất lơ lửng được chảy về bể trung gian 1, Nước ở bể này sẽ được bơm tuần hoàn về để sử dụng 1 phần, phần còn lại lưu lượng 50m3 sẽ tiếp tục được bơm lên bể kị khí để xử lý sinh học
- Bể Kỵ Khí
Nước thải từ bể trung gian vào bể kị khí theo đường phân phối dưới đáy bể Kị Khí Các quá trình trong bể yếm khí gồm 4 giai đoạn, xảy ra đồng thời trong quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ:
Thủy phân: Trong giai đoạn này, dưới tác dụng của enzyme do vi khuẩn tiết ra, các phức chất và các chất không tan (polysaccharides, protein, lipid) chuyển hóa thành các phức đơn giản hơn hoặc chất hòa tan (đường, các amino acid, acid béo)
Acid hóa: Vi khuẩn lên men chuyển hóa các chất hòa tan thành chất đơn giản như acid béo dễ bay hơi, alcohols, acid lactic, methanol, CO2, H2, NH3, H2S và sinh khối mới Sự hình thành các acid có thể làm pH giảm xuống 4.0
Acetic hoá: Vi khuẩn acetic chuyển hóa các sản phẩm của giai đoạn acid hóa thành acetate, H2, CO2 và sinh khối mới
Methane hóa: là giai đoạn cuối của quá trình phân huỷ kỵ khí Acetic, H2, CO2, acid fomic và methanol chuyển hóa thành methane, CO2 và sinh khối mới
- Bể Tuần Hoàn
Chứa nước từ quá trình kỵ khí, bơm tuần hoàn 1 phần lại bể kỵ khí để pha loãng nước thải có nồng độ ô nhiễm cao vào bể kỵ khí, chảy qua bể hiếu khí 50m3 xử lý sinh học hiếu khí
Trang 28Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Trong bể xử lý sinh học, lắp đặt hệ thống đĩa phân phối khí Hệ thống có chức năng phân phối đều lượng khí, tạo độ hoà tan oxi vào trong nước cao giúp đảm bảo đủ oxi trong nước cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển xử lý nước thải
Tại bể xử lý Hiếu khí, oxy được cung cấp mãnh liệt nhờ hệ thống phân phối khí lắp đặt dưới đáy bể Các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được các vi sinh vật sử dụng cho tổng hợp tế bào mới và giải phóng năng lượng Quá trình tiêu thụ chất hữu cơ, chất dinh dưỡng để tổng hợp tế bào mới được thể hiện bằng phương trình dưới đây:
Chất hữu cơ + chất dinh dưỡng + vi sinh vật + Oxy = vi sinh vật mới + CO2 + H2O
Ngoài quá trình tổng hợp tế bào mới, xảy ra phản ứng hô hấp nội sinh đối với tế bào già, có thể tóm tắt quá trình này như sau:
Vi sinh vật (bùn hoạt tính) + O2= Bùn trơ + CO2 + H2O + NH3 + năng lượng
Ngoài ra, nếu trong nước thải có chứa Nitơ ở dạng Amoni – NH4+ hoặc NH3 chúng
sẽ bị các chủng vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobacter Oxy hóa tạo thành Nitrit và cuối cùng thành Nitrat
Sự phát triển hay chết đi của vi sinh vật và vi khuẩn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xử lý nước thải tại bể này
Trong phòng thí nghiệm, dưới điều kiện thích hợp, khi dưỡng chất (các chất dinh dưỡng cần thiết) được cung cấp 1 lần cho thấy rằng sự tăng trưởng của vi sinh vật bằng phân chia tế bào có thể chia thành 4 pha: pha ổn định, pha tăng trưởng theo hàm số mũ, pha cân bằng và pha suy tàn Biểu đồ hình 10 mô tả sự sinh trưởng và chết đi của vi sinh vật như sau:
Trang 29Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
B - Pha tăng trưởng theo hàm số mũ (pha logarit)
Các vi sinh vật phát triển cả về số lượng (phân chia tế bào) và khối lượng Tốc độ tăng trưởng của vi sinh vật trong pha này tính bằng thời gian tăng trưởng hay thời gian nhân đôi của vi sinh vật Thời gian tăng trưởng được tính bằng tỷ số giữa thời gian t và
số lượng tế bào vi sinh vật sinh ra trong khoảng thời gian đó, G = t/n Pha tăng trưởng chỉ xảy ra trong điều kiện thừa dưỡng chất (tỷ lệ chất dinh dưỡng)
C Pha cân bằng
Quá trình tăng trưởng của vi sinh vật theo hàm số mũ sẽ không xảy ra tiếp nữa trong môi trường thí nghiệm gián đoạn Tốc độ tăng trưởng bị hạn chế do ảnh hưởng của 3 yếu tố: (1) sự cạn kiệt về dưỡng chất, (2) sự tích lũy của các chất ức chế hoặc các sản phẩm cuối cùng, và (3) thiếu khoảng trống, trong trường hợp này còn gọi là thiếu khoảng trống sinh học (mật độ vi sinh vật quá đậm đặc)
D - Pha suy tàn (chết)
Khi dưỡng chất trong môi trường đã cạn kiệt, các vi sinh vật chuyển sang hô hấp nội bào (tiêu thụ nguyên sinh chất trong tế bào) và chết đi, tốc độ chết của vi sinh vật cũng nhanh như tốc độ tăng trưởng của vi sinh vật trong pha logarit
Tốc độ tăng trưởng của vi sinh vật trong pha logarit phụ thuộc rất nhiều vào môi trường nuôi cấy, nhiệt độ, pH…
Môi trường vận hành cần duy trì để vi sinh vật phát triển tốt trong bể hiếu khí bao gồm: Nhiệt độ ổn định từ 25 – 350C, hàm lượng BOD:P:N duy trì theo theo tỷ lệ 100:5:1 Ngoài ra, độ pH và DO trong bể được duy trì trong khoảng: pH = 7 – 8; DO > 2 mg/l Quá trình cấp khí vào bể được thực hiện bằng máy thổi khí đặt cạn vận hành liên tục 24/24 giờ
- Bể Lắng
Nước thải sau quá trình xử lý sinh học đã được loại bỏ Cod và Bod bằng các nhờ bùn vi sinh vật hiếu khí sẽ chảy qua bể lắng vào ống trung tâm Ống trun tâm đặt giữa tâm bể để hướng dòng và tách phần bùn lơ lửng ra khỏi nước
Trang 30Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Nước sau xử lý được tuần hoàn tái sử dụng 100%
Bảng 7 Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải công suất 200 m 3 /ngày đêm:
TT Hạng mục
công trình
Số lượng
- Vật liệu: gạch xây, trát vữa
6 Bể kỵ khí 01 - Kích thước: (dài x rộng x cao)m: 7x6x6m;
- Thể tích: 252m3;
- Vật liệu: gạch xây, trát vữa
7 Bể tuần hoàn 01 - Kích thước: (dài x rộng x cao)m: 3x2,8x4m;
Trang 31Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Chủ cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
30
- Thể tích: 33,6m3;
- Vật liệu: gạch xây, trát vữa
8 Bể hiếu khí 01 - Kích thước: (dài x rộng x cao)m: 10x6x4m;
- Thể tích: 240m3;
- Vật liệu: gạch xây, trát vữa
9 Bể lắng 01 - Kích thước: (dài x rộng x cao)m: 4x4x4m;
- Vật liệu: gạch xây, trát vữa
13 Bể sự cố 01 - Kích thước: (dài x rộng x cao)m: 12x10x4m
- Thể tích: 480 m3;
- Vật liệu: gạch xây, trát vữa
14 Bể chứa bùn 01 - Kích thước: (dài x rộng x cao)m: 3x2,8x4m;
- Thể tích: 33,6m3;
- Vật liệu: gạch xây, trát vữa
* Nguyên tắc vận hành hệ thống xử lý nước thải
Trước khi vận hành nhà máy xử lý nước thải, phải kiểm tra toàn bộ hệ thống có
an toàn để hoạt động không: Kiểm tra các thiết bị điện, kiểm tra mức nước thải, kiểm tra các thiết bị khắc phục sự cố có đầy đủ không… mới tiến hành các thao tác khởi động
hệ thống
Trong quá trình vận hành, cán bộ vận hành nhất thiết phải tuân thủ đúng quy trình vận hành đã được đào tạo Vì khi vận hành sai sẽ gây ra sự cố dẫn đến hỏng thiết bị hay dẫn đến nước sau xử lý không đạt tiêu chuẩn đề ra
Mọi sự cố xảy ra phải tìm cách khắc phục kịp thời Nếu không thể tự khắc phục sự
cố, phải báo cáo cho quản đốc hoặc cho cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm xem xét và xử lý
* Nguyên tắc vận hành thiết bị
Phải đọc kĩ hướng dẫn vận hành thiết bị trước khi đưa thiết bị vào sử dụng
Trang 32Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Chủ cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
31
Thiết bị trước khi khởi động phải được kiểm tra kĩ lưỡng về nguồn điện, về chế
độ bôi trơn, dầu mỡ… để đảm bảo tuyệt đối an toàn khi vận hành
Khi có sự cố, phải thực hiện ngay các thao tác trong sách hướng dẫn khắc phục
sự cố và tìm biện pháp khắc phục sự cố đối với từng thiết bị Tìm hiểu nguyên nhân gây
ra sự cố và tìm biện pháp khắc phục sửa chữa càng sớm càng tốt
Các hướng dẫn về dự đoán nguyên nhân gây ra sự cố và biện pháp khắc phục đều được nói rõ trong sách hướng dẫn vận hành thiết bị của nhà sản xuất kèm theo
* Nguyên tắc bảo dưỡng thiết bị
Mỗi thiết bị phải có một chế độ bảo dưỡng, bảo trì riêng
Phương pháp bảo dưỡng đối với từng thiết bị được nêu rõ trong sách hướng dẫn vận hành thiết bị của nhà sản xuất
Phải thực hiện chế độ bảo dưỡng, thao tác tiến hành bảo dưỡng, thời gian cần bảo dưỡng thiết bị (thường tính theo giờ máy hoạt động) theo sách hướng dẫn vận hành thiết bị
* QUY TRÌNH VẬN HÀNH
- Kiểm tra tủ điện điều khiển trung tâm
Kiểm tra điện
Kiểm tra về điện áp: đủ áp (380-400V), đủ pha (3 pha) Nếu không đủ điều kiện vận hành: mất pha, thiếu hoặc dư áp thì không nên hoạt động hệ thống vì lúc này các thiết bị sẽ dễ xảy ra sự cố
Kiểm tra trạng thái làm việc của các công tắc, cầu dao Tất cả các thiết bị phải
ở trạng thái sẵn sàng làm việc
Lưu ý: Đối với những nhân viên không được giao nhiệm vụ vận hành, tuyệt đối
không điều chỉnh các công tắc trên tủ điện điều khiển
- Kiểm tra hệ thống van và đường ống công nghệ
Kiểm tra các van trên đường ống đã đúng vị trí đóng/mở phù hợp với quy trình vận hành hay chưa
Lưu ý: Đối với những nhân viên không được giao nhiệm vụ vận hành, tuyệt đối
không tự ý đóng mở các van trên đường ống
- Kiểm tra thiết bị
Trước khi bật máy cũng như sau khi máy đã hoạt động cần kiểm tra tình trạng của tất cả các thiết bị trong HTXLNT Sau khi hệ thống hoạt động liên tục, ổn định cần kiểm tra lại tình trạng của các thiết bị, máy móc sau mỗi ngày, chú ý những hiện tượng
có thể ảnh hưởng đến hoạt động của chúng
Trang 33Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Công tác kiểm tra
1 Bơm nước thải Nguồn điện cấp vào bơm
Tín hiệu truyền về Hệ thống ĐKTĐ
Hoạt động của bơm theo phao hoặc/và chương trình điều khiển tự động
Lưu lượng bơm khi hoạt động
Độ rung, tiếng ồn khi hoạt động
Rò rỉ tại các mối hàn, khớp nối, van, …
Các phụ tùng, linh kiện hao mòn trong quá trình hoạt động: phốt bơm, lượng dầu, nhớt, mỡ bò, ron, mối nối, …
2 Máy thổi khí Nguồn điện cấp vào máy
Tín hiệu truyền về Hệ thống ĐKTĐ
Hoạt động của máy chương trình điều khiển tự động
Lưu lượng khí cấp và áp suất làm việc
Độ rung, tiếng ồn khi hoạt động
Rò rỉ tại các mối hàn, khớp nối, van, …
Các phụ tùng, linh kiện hao mòn trong quá trình hoạt động: V-belt, dầu, nhớt, mỡ bò, ron, mối nối, …
Lượng hóa chất trong bồn
Mối nối từ bồn vào các thiết bị khác như: bơm, van, ống thông khí, …
6 Bơm định
lượng
Lưu lượng hoá chất bơm khi hoạt động
Độ rung, tiếng ồn khi hoạt động
Rò rỉ tại các mối hàn, khớp nối, van, …
* Quy trình thực hiện
Vận hành các thiết bị trong phạm vi điều khiển của tủ điều khiển trung tâm
Sau khi tiến hành các bước kiểm tra và chuẩn bị hóa chất, ta tiến hành cho hệ thống
đi vào hoạt động theo các quy trình sau:
Trang 34Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Chủ cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
33
Bước 1: Mở cửa tủ điều khiển (TĐK) trung tâm, kéo các công tắc trên các CB con
để chuyển tất cả CB con sang vị trí ON (nếu trước đó chưa bật) Điều này cho phép điện
đã sẵn sàng ở các tiếp điện vào của tất cả các khởi động từ
Bước 2: Đóng cửa tủ điều khiển kiểm tra đồng hồ đo cường độ dòng điện, hiệu
điện thế,
Bước 3: Sau khi đã chuẩn bị xong TĐK, bật máy khuấy hóa chất, cấp nước sạch
pha hóa chất và bỏ hóa chất vào các bồn chứa và chuyển sang bước 4 bắt đầu tiến hành cho hệ thống đi vào hoạt động
Bước 4: Bật bơm cấp nước từ bể điều hòa lên bể tuyển nổi Điều chỉnh mức của
bơm cấp đảm bảo lưu lượng bơm khoảng 21 m3/h Bật công tắc bơm áp, mở van đường khí nén vào bộ trộn khí
Bước 5: Khởi động tủ điều khiển nằm trên bể tuyển nổi, bật công tắc phần khung
quay và gầu múc, điều chỉnh tốc độ thiết bị cho hợp lý bật bơm hóa chất Pac và Polymer
Bước 6: Bật công tắc các bơm cấp kỵ khí, bơm tuần hoàn bể tuần hoàn, máy thổi
khí bể hiếu khí, gạt bùn và bơm bùn tuần hoàn bể lắng Điều chỉnh timer các thiết bị với
thời gian hoạt động và nghỉ thích hợp
Bước 7: Sau khi quan sát thấy có nước đầy tới mức nước trong bể trung gian 2
Bật công tắc bơm chìm trong bể trung gian bơm lên bồn lọc Bật bơm nước và bột tuần hoàn về tái sử dụng
Bước 8: Kiểm tra bể tuyển nổi đảm bảo bể hoạt động tốt, Phần nước được tách đã
trong và không có hạt rắn lơ lửng Kiểm tra bể lắng đảm bảo phần bùn lắng được tuần hoàn hết tránh hiện tượng bùn nổi
Bước 9: Kiểm tra Sv30 tại bể hiếu khí ( Đong bằng bình định mức, xác định lượng
bùn hiếu khí trong bể Trường hợp Sv30 lớn quá 40% thể tích ta tiến hành mở van xả của bơm bùn bơm sang bể tuần hoàn kỵ khí sau 1 - 2 giờ lấy mẫu kiểm tra Sv30 lần tiếp theo cho đến khi chỉ số Sv30 đạt ngưỡng 30% Trường hợp Sv30 nhỏ hơn hoặc bằng 30% thể tích ta tiếp tục vận hành bình thường )
Trường hợp có sự cố, Các thiết bị không hoạt động đúng cài đặt, van không đóng
mở được lập tức dừng và kiểm tra, tìm nguyên nhân và khắc phục
Trang 35Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Chủ cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
34
- Bơm, máy thổi khí bị kẹt cách bơm do rác, bụi hay vướng vật cứng, van bị hỏng tay nắm, kẹt , dò rỉ do tác động của môi trường bên ngoài Báo cáo cấp trên đề xuất phương án xử lý, thay thế
* Quy trình bổ sung dưỡng chất
- Do tính chất nước thải sản xuất giấy khác với nước thải các ngành sản xuất khác, hàm lượng COD trong nước rất cao nhưng Nito và Photpho lại rất thấp Chính vì lý do chênh lệch hàm lượng chất dinh dưỡng chúng ta cần bổ sung vào nước thải Đạm Ure và Phân NPK theo tỉ lệ 350:5:1.Với công suất 50m3/ngày và COD hiện trạng là 800mg/l nên lượng Ure bổ sung là 1kg, Axit Phosphoric là 0.2 l
- Cách thức bổ sung, sử dụng trực tiếp đạm và axit hòa tan cấp trực tiếp vào bể vi sinh hiếu khí
* Định mức tiêu hao điện năng trong quá trình vận hành công trình, thiết bị:
Điện năng sử dụng để cung cấp cho các máy móc, thiết bị xử lý nước thải: Máy khuấy, bơm, máy thổi khí với định mức khoảng 1,8 kw/m3 nước thải
* Điểm xả nước thải sau xử lý: Nước thải sau khi xử lý đạt Cột A, QCVN
12-MT: 2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy trước khi tuần hoàn, tái sử dụng
3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:
Công ty đã đầu tư 01 lò hơi công suất 15 tấn/giờ để cung cấp hơi cho quá trình sản xuất của Công ty (không bán hơi cho các cơ sở khác)
Đồng thời, Công ty đã lắp đặt đồng bộ hệ thống xử lý khí thải đi kèm với lò hơi Nguyên lý xử lý là thu bụi bằng cyclon và hấp thụ bằng nước
Trang 36Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Chủ cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
35
Quy trình công nghệ xử lý như sau:
Sơ đồ 5 Quy trình công nghệ xử lý khí thải của cơ sở:
Thuyết minh quy trình xử lý:
Khí thải từ lò hơi có nhiệt độ khá cao khoảng 250oC, được tận dụng làm nguồn nhiệt cho thiết bị hâm nóng nước cấp và bộ sấy không khí trước khi cấp cho lò hơi Sau khi trao đổi nhiệt, nhiệt độ của khí thải được giảm xuống khoảng 130 oC và dẫn vào Cyclone chùm lọc bụi khô để thu hồi bụi
Tại Cyclone, không khí mang theo bụi vào Cyclone sẽ chảy xoáy theo đường xoắn ốc dọc bề mặt trong của vỏ hình trụ Hạt bụi trong dòng không khí chảy xoáy sẽ bị cuốn theo dòng khí vào chuyển động xoáy Lực ly tâm gây tác động làm hạt bụi sẽ rời
xa tâm quay và tiến về vỏ ngoài cyclone Đồng thời, hạt bụi sẽ chịu tác động của sức cản không khí theo chiều ngược với hướng chuyển động, kết quả là hạt bụi dịch chuyển dần về thành của thân của cyclon, va chạm với nó, sẽ mất động năng và rơi xuống phễu thu Ở đó, hạt bụi đi qua thiết bị được xả vào bồn thu bụi đặt tại phía dưới cửa xả bụi
Khí thải sau khi đi qua hệ thống Cyclon chùm lọc bụi khô sẽ được quạt hút 90
kW đẩy vào tháp hấp thụ kết hợp bể dập bụi bằng nước và có ngăn thông thủy ra ngoài
Bụi, khí thải
Cyclon liên hợp (xử lý khô)
Bể thu bụi ướt
Ống thoát khí
Khí thải đạt QCVN 19:2009/BTNMT, cột B với hệ số
Kp=0,9; Kv=1 Quạt hút
Trang 37Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Bể chứa nước dập bụi được định kỳ vệ sinh, thay nước, nạo vét cặn 1 tháng/lần
để đảm bảo hiệu quả xử lý khí thải của hệ thống Cặn được thu gom, xử lý như chất thải thông thường, khối lượng cặn khoảng 10kg/lần Khí thải sau khi xử lý xong sẽ theo đường ống thoát khí và thoát ra ngoài môi trường đảm bảo đạt QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) với Kp=0,9, Kv=1
- Thông số thiết kế hệ thống xử lý khí thải
Bảng 9: Thông số kỹ thuật chính của các hạng mục công trình xử lý khí thải
TT Tên Thiết Bị Số lượng Kích thước (mm)
Kiểm tra mức nước bể lắng phải đạt mức yêu cầu
Kiểm tra lượng bùn trong bể hấp thụ và xử lý
Kiểm tra bộ van bổ sung nước cho bể lắng
Kiểm tra các tấm chắn nước trước khi vào ống khói
Kiểm tra làm việc của các béc phun nước hấp thụ
Kiểm tra mức nước cho bơm trong bể lắng
Kiểm tra trạng thái đóng mở của các van cho tuyến ống dập bụi
Chạy thử bơm tuần hoàn và hoạt động của các béc phun dập bụi
Vận hành
Thường xuyên kiểm tra các béc phun và hệ thống bơm tuần hoàn
Lấy bùn lắng tại bể lắng khi bùn lắng đạt đến mức quy định
Xử lý sự cố
Trang 38Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Chủ cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
37
Bể lắng không đủ nước để bơm tuần hoàn
Bổ sung kịp thời bằng van tay cho bể lắng;
Kiểm tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Bơm nước tuần hoàn hỏng không thể bơm nước vào bể hấp thụ
Kiểm tra mức nước trong bể lắng;
Kiểm tra các van;
Kiểm tra phần điện cấp cho bơm
Các béc phun nước không hoạt động
+ Thông rửa các béc phun bị nghẹt;
+ Kiểm tra hoạt động của bơm tuần hoàn
- Hiệu suất xử lý đạt 90-98%
- Tổng quy mô, công suất: 20.000 m3 khí/h
- Chế độ vận hành: Vận hành liên tục
- Định mức tiêu hao điện năng: 40 Kw/h
Khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (cột B, hệ số Kp = 0,9 và Kv = 1)
- Ứng phó sự cố phát sinh từ hơi công nghiệp
Để giảm thiểu rủi ro, sự cố từ hơi sử dụng của công ty, chủ dự án đã đang và sẽ áp dụng các biện pháp sau:
Hơi phải từ nơi cơ sở sản xuất uy tín, chế tạo đúng quy cách và mác thép chịu nhiệt
Kiểm tra, xem xét tổng thể và bảo dưỡng đường dẫn hơi theo thời gian quy định Tìm kiếm và khắc phục các sai sót kịp thời trong quá trình sử dụng
Thường xuyên kiểm tra, kiểm định theo yêu cầu, nghiêm ngặt của thiết bị áp lực
do cơ quan có thẩm quyền cấp phép xem xét
Trang 39Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Chủ cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
38
3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
3.3.1 Nguồn phát sinh
* Chất thải sinh hoạt: Chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của cán bộ,
công nhân viên, khách đến làm việc trong cơ sở bao gồm: Giấy ăn, các loại lon nước, túi nilon, bao bì, hộp đựng thức ăn
* Chất thải rắn công nghiệp thông thường: Chất thải rắn sinh ra trong quá trình
hoạt động của Công ty chủ yếu là đinh ghim, băng dính, đất cát, nilong, đầu mẩu giấy thải, dây thép, cát sỏi…
Đối với các loại CTR công nghiệp có khả năng tái sử dụng như: dây thép, đinh ghim, nhựa sẽ được thu gom và bán cho cơ sở thu mua phế liệu trong khu vực
Đối với các loại CTR công nghiệp không có khả năng tái sử dụng như ni lông, băng dính, xốp, cát sỏi công ty sẽ ký hợp đồng và bàn giao cho đơn vị chức năng để thu gom xử lý theo đúng quy định
Khối lượng CTR công nghiệp dự kiến phát sinh từ nhà máy được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 10 Tổng hợp lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của nhà máy:
TT Chất thải rắn Trạng thái tồn tại
Khối lượng phát sinh trung bình (kg/năm)
II Chất thải công nghiệp thông thường
Trang 40Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Kraft-Nhà máy 2”
Chủ cơ sở: Công ty TNHH Hùng Phát
39
Toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu gom về kho lưu giữ chất thải thông thường có diện tích 28 m2 của công ty
3.3.2 Biện pháp lưu giữ, xử lý
* Chất thải rắn sinh hoạt: Công ty trang bị các thùng đựng rác có nắp đậy đặt tại
văn phòng, đường đi trong cơ sở với dung tích 50 lít đến 150 lít để thu gom chất thải sinh hoạt Sau đó chất thải sinh hoạt lại được tiếp tục thu gom và chuyển giao cho đơn
vị có đủ chức năng, thu gom xử lý
* Chất thải rắn công nghiệp thông thường: Các loại chất thải rắn công nghiệp
thông thường được thu gom và lưu giữ tại khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp
thông thường sau đó chuyển giao cho đơn vị có đủ chức năng, thu gom xử lý
3.4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
3.4.1 Nguồn phát sinh
* Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở: Trong quá
trình sản xuất nhà máy sẽ phát sinh một lượng chất thải nguy hại như chất thải nguy hại hóa chất từ hoạt động sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị
- Rác thải nguy hại hóa chất: chủ yếu là các lọ nhựa, chai thủy tinh, túi v.v, chứa hóa chất
- Rác thải nguy hại khi tu sửa thiết bị: chủ yếu là dầu mỡ bôi trơn, giẻ lau, bóng đèn hỏng, pin hỏng, và thùng phi chứa dầu mỡ v.v
- Dầu nhớt thải: chủ yếu là khi tu sửa thiết bị thay thế các loại dầu mỡ bôi trơn hoặc dầu thủy lực
- Giẻ lau và găng tay dính dầu thải: chủ yếu là khi trong quá trình tu sửa, dùng găng tay, giẻ lau để làm sạch thiết bị v.v
- Bóng đèn huỳnh quang thải: chủ yếu là khi tu sửa thay thế thiết bị cơ điện sinh
ra các bóng đèn hỏng
Các loại rác thải nguy hại trong nhà máy, thu hồi chứa tại kho CTNH của nhà máy, đồng thời đăng ký phân loại và kí hợp đồng với Công ty TNHH môi trường Việt Tiến để thu gom và xử lý (Hợp đồng thu gom vận chuyển chất thải nguy hại được đính kèm trong phần phụ lục báo cáo)
Bảng 11: Các loại chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở
thái
Mã CTNH Khối lượng
(kg/năm)
1 Găng tay, giẻ lau nhiễm TPNH Rắn 18 02 01 60
2 Dầu động cơ hộp số bôi trơn thải Lỏng 17 02 03 30