Trang 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨHọ và tên tác giả luận văn : Lưu Danh AnhĐề tài luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởn
Trang 1LUẬ N VĂN TH C SĨ Ạ
Nghiên c u ứ ảnh hưở ng củ ứ ạ điệ a b c x n t ừ ừ t thi t bị phát ế
WiFi và trạm thu phát sóng lên cơ thể ngườ i
LƯU DANH ANH
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn : Lưu Danh Anh
Đề tài luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ điện từ từ thiết bị phát Wi-Fi và trạm thu phát sóng lên cơ thể người
Chuyên ngành: Vật lý kỹ thuật
Mã số HV: CA190270
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 28/8/2020với các nội dung sau:
- Chỉnh sửa các lỗi chính tả, lỗi Font chữ, việt hóa chú thích các hình vẽ cóchú giải bằng tiếng Anh, bố cục lại trích dẫn tài liệu
- Trong nội dung đề tài sửa lại một số lỗi hành văn cho mạch lạc, bổ sung thêm danh mục viết tắt và chú giải thuật ngữ y - sinh ở phần phụ lục
- Bố cục lại một số phần mục giữa các chương cho hợp lý hơn
Ngày 04 tháng 9 năm 2020
Giảng viên hướng dẫn Tác giả luận văn
MAI HỮU THUẤN LƯU DANH ANH
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
NGUYỄN VĂN HỒNG
Trang 3LỜI CẢM Ơ N
Lời ầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết n sâu sắc tới Thầy giáo TS Mai Hữu đ ơThuấn, người thầy đã tận tình h ớngư dẫn, và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn tập thể cán bộ Bộ môn Quang học và Quang điện tử viện Vật lý Kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã quan tâm giúp ỡ tđ ôi trong thời gian thực hiện bài luận văn
Cho tôi gửi lời cảm n tới các ơ c ơ quan: Tập đoàn FPT Telecom, Công ty Nissan Automotive Technology Viet Nam và viện Vật lý Kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa
Hà Nội ã tạo iều kiện cho tôi học tập, tìm tòi kiến thứcđ đ cũng như nghiên cứu khoa học Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp yêu quý của tôi đã quan tâm, khích lệ, ộng đviên để tôi hoàn thành luận v n tốt nghiệp này.ă
Tôi còn nhận được sự quan tâm giúp ỡ của gia đ đình Gia đình đã dành những điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Đây là động lực rất lớn giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học Tôi xin cảm ơn chân thành về sự quan tâm giúp đ đỡ ó trong suốt thời gian qua
Trang 4TÓM TẮT LUẬ N VĂN TH Ạ C SĨ
Đề Tài:Nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ điện từ từ thiết bị phát Wi-Fi và trạm thu phát sóng lên cơ thể người.
Tác giả luận văn: Lưu Danh Anh Khóa: 2019A
Giảng viên hướng d n: TS Mai H u Thuấn ẫ ữ
N Ộ I DUNG TÓM TẮ T
1 Lý do chọ ề n đ tài
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyêncủa các thiết bị di động và kết nối Internet
vì vậy, điện thoạidiđộngvà các thiết bị phát sóng điện từ như Wi -Ficũngkhông nằmngoài, thậm chí còn đứng đầu danh sách các thiết bịcông nghệ phổ biến nhất của thế
kỷXXI Với s ự phổ biến đókéo theo không ít những lo ngại sức về khỏe, liệu bức xạ điện từ phát ra những từ thiết bị đó có thể gây như thếhại nào đối với con cơ thểngười Cùng ới các trang thi t b v ế ị hiện có tại phòng thí nghiệm Quang học – Quang đi n ệ
tử của vi n Vật lý kỹ thuật – Đại Họệ c Bách Khoa Hà N i kết hợp vớộ i kinh nghi m làm ệviệc c a tôi ủ ở ậ t p đoàn FPT Telecom, tập đoàn ô tô Nissan, tôi đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ điện từ từ thiết bị phát WiFi và trạm thu phát sóng lên cơ thể người”.
2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện đo đạc dựa trên thiế ị đo HI44- t b 16 đã có trong phòng thí nghiệm Sử ụ d ng các phần mềm WiFi Analyzer và InSSIder cài đặt trên SmartPhone
để đo công su t c a các thi t b ấ ủ ế ịphát Wi Fi ph bi n - ổ ế Các kết quả thu được sẽ so sánh
với giá trị WHO khuyến cáo để kết luận có an toàn hay không
3 Nội dung chính củ a lu n văn ậ
- Nghiên cứu ảnh hưởng bức xạ điện từ siêu cao tần lên cơ thể sống
Trang 5- Đo các thông số công su t của thiết bịấ phát Wi Fi và ti n hành khảo sát trên 200 - ếkhách hàng của FPT Telecom
- Đo công suất bức xạ điện từ trên 30 điểm trên địa bàn thành phố Hà N i ộ
- Đo công suất bức xạ điện từ trong một số dòng xe ô tô và khảo sát ảnh hưởng
bức xạ điện từ trên 80 tài xế ô tô
- Phân tích các kết quả thu được so với chỉ ố an toàn mà tổ chức y tế thế giới s khuyến cáo
- Đưa ra các sử ụ d ng Wi Fi an toàn trong gia đình
-4 Kỹ thuật sử ụng d
- Thiết bị đo công suất bức xạ điện từ, cư ng đ điện trườờ ộ ng HI44- 16
- Phần mềm đo công suất thiết bị Wi Fi: W Fi Analyzer và inSSIDer -
i Đo cường độ và khảo sát các thông số ủa bức xạ điện từ, khả c o sát người dùng Wi- Fi
- Phân tích so sánh kết qủa đo được v i các chớ ỉ ố s an toàn tổ chức y tế thế giới khuyến cáo
Hà nội, Ngày 10 tháng 08 năm 2020
H Ọ C VIÊ N
LƯU DANH ANH
Trang 6DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BXĐT Electromagnetic Radiation Bức xạ điện từ
Wi- Fi Wireless Fidelit Hệ thống mạng không dây
VHF Very High Frequency Tần số rất cao
UHF Ultra High Frequency Tần số cực cao
SHF Super High Frequency Tần số siêu cao
SAR Specific Absorption Rate Tỷ lệ hấp thụ riêng
AM Amplitude Modulation Điều biến biên độ
FM Frequency Modulation Điều biến tần số
RFR Radio Frequency Radiation Bức xạ tần số vô tuyến
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
BTS Base Transceiver Station Trạm thu phát sóng di độngGPS Global Positioning System Hệ thống Định vị Toàn cầu
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BXĐT 4
1.1 Khái quát về trường điện từ 4
1.2 Nguồn phát BXĐT 5
1.2.1 Nguồn phát xạ điện từ tần số thấp… 5
1.2.2 Nguồn phát xạ điện từ tần số cao 6
1.3 Tương tác giữa BXĐT và cơ thể sống 8
1.3.1 Tương tác của BXĐT cao tần với cơ thể sống 8
1.3.2 Hiệu ứng phi nhiệt 9
1.4 Một số ảnh hưởng lên cơ thể sống… 10
1.4.1 Tác động nhiệt 10 1.4.2 Tác động gây rối loạn thần kinh 11
1.4.3 Tác động gây rối loạn hệ thống tuần hoàn 12
1.4.4 Các tác động khác 12
1.4.5 Một số ảnh hưởng của Wi Fi lên cơ thể 12
-1.4.6 Một số nghiên cứu về BXĐT trong xe ô tô 18
1.5 Tình hình sử dụng các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam 21
1.5.1 Tình hình sử dụng điện thoại di động và thiết bị Internet ở Việt Nam 21
1.5.2 Tần suất sử dụng điện thoại di động và thiết bị Internet ở Việt Nam 22
1.5.3 Tỷ lệ sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam 23
CHƯƠNG II CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 26
2.1 Thiết bị thực nghiệm 26
2.1.1 Hệ đo công suất và cường độ điện trường HI-4416 26
2.1.2 Giới thiệu các phần mềm dùng đo công suất 29
2.2 Đối tượng nghiên cứu 31
2.2.1 Thiết bị phát Wi-Fi 31
2.2.2 Đo công suất bức xạ môi trường tại một số địa điểm tại Hà Nội 35
2.2.3 Đo công suất bức xạ trong xe ô tô 35
CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
Trang 83.1 Kết quả khảo sát công suất bức xạ thiết bị phát Wi-Fi 37.
3.2 Kết quả khảo sát sự phân bố bức xạ sóng điện từ tại một số khu vực trên địa bàn Hà Nội 45
3.3 Khảo sát công suất trong và ngoài của một số xe ô tô 49
3.4 Kết quả khảo sát tình trạng sức khỏe của khách hàng sau 7 15 ngày lắp đặt thiết bị -Wi-Fi FPT 52
KẾT LUẬN 56
KIẾN NGHỊ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
PHỤ LỤC 6 5
Trang 9
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sóng điện từ lan truyền trong không gian 4
Hình 1.2 Phổ bức xạ điện từ 5
Hình 1.3 Mô tả các nguồn bức xạ điện từ 5
Hình 1.4 Một số sánh định lượng về nhiệt độ trung bình của các vùng bị gia nhiệt được báo cáo trong thí nghiệm gọi điện thoại lâm sàng 11
Hình 1.5 Mô phỏng quá trình đo công suất bức xạtrên xe ô tô 19
Hình 1.6 Thống kê dân số Việt Nam đầu tháng 1 năm 2020 đạt ngưỡng 96.9 triệu người 21
Hình 1.7 Có hơn 145,8 triệu kết nối mạng dữ liệu di động tại Việt Nam 22
Hình 1.8 Thời gian sử dụng internet tại Việt Nam là 6h30 phút /1 ngày 23
Hình 1.9 Tỉ lệ người tương tác trên mạng xã hội tại Việt Nam 2019 24
Hình 1.10 Lượng kết nối di động đã chiếm khoảng 150% trên tổng số người Việt Nam 24
Hình 2.1 Hệ đo HI-4416 26
Hình 2.2 Giao diện hiển thị dạng đường của phần mềm InSSIDER 29
Hình 2.3 Một giao diện hiển thị của PM WiFi Analyzer 30
Hình 2.4 Card WiFi của máy tính ASUS P550LN-XO165D 33
Hình 2.5 Minh họa phép đo và hiển thị kết quả bằng InSSIDer 33
Hình 2.6 Minh họa phép đo và hiển thị kết quả bằng WiFi Analyzer 34
Hình 2.7 Vị trí đo trong xe 36
Hình 2.8 Mô tả vị trí đo ngoài xe 36
Hình 3.1 Công suất thu đo được trên Wifi Analyzer theo khoảng cách 38
Hình 3.2 Đồ thị công suất thu đo được trên Wi-Fi Analyzer theo khoảng cách 41
Hình 3.3 Đồ thị công suất thu đo được trên Wi-Fi Analyzer theo thời gian tại vị trí cách Modem Wi-Fi 100 cm .43
Hình 3.4 Đồ thị cường độ điện trường trong xe ô tô huyndai I10 khi tắt máy 50
Hình 3.5 Đồ thị cường độ điện trường trong xe khi nổ máy 50
Hình 3.6 Biểu đồ kết quả khảo sát liên tục từ 7h - 20h trên xe Huyndai Grand i10 51
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các dải tần số phân chia trong viễn thông 7
Bảng 1.2 Một số tham số sinh học 9
Bảng 1.3 Tổng hợp các tác động sức khỏe của sự phơi nhiễm EMF Wi-Fi 13
Bảng 1.4 Cách thức ảnh hưởng Wi-Fi 14
Bảng 3.1 Phân bố công suất thu theo khoảng cách thiết bị phát Wi-Fi FPT G 97RG6M -đơn vị mW/cm2 39
Bảng 3.2 Kết quả quá trình khảo sát công suất bức xạ của thiết bị phát Wi-Fi FPT G97RG6M khi đo qua Wi-Fi Analyzer khoảng cách 100 cm đơn vị mW/cm2 41
Bảng 3.3 Kết quả đo công suất bức xạ của 15 thiết bị phát Wi- Fiphổ biến tại những khoảng cách khác nhau 43
Bảng 3.4 Công suất bức xạ trung bình của các dòng thiết bịphát Wi Fi khác nhau 44
-Bảng 3.5 Khu vực Bách Khoa ( 15- -03 2020 ) 45
Bảng 3.6 Khu vực Kim Ngưu - Thanh Nhàn - Công viên Tuổi Trẻ -(18 03-2020) 46
Bảng 3.7 Khu vực Nguyễn Trãi Lương Thế Vi - nh - Phùng Khoang (20 03 2020) 47
-Bảng 3.8 Khu vực Trần Cung Hoàng Quốc Việt - - Phạm Văn Đồng (25- -03 2020) 48
Bảng 3.9 Công suất bức xạ điện từ trong xe ô tô của một sốhãng xe .52
Bảng 3.10 Kết quả thống kê biểu hiện lâm sàng người dùng Wi-Fi 53
Bảng 3.11 Kết quả thống kê biểu hiện lâm sàng và giới tính khi sinh con của các tài xế được khảo sát 54
Trang 11MỞ ĐẦU
Các thiết bị không dây đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta Các thiết bị này đang được sử dụng cho nhiều mục đích như giải trí, thông tin liên lạc, quân sự, y tế, giáo dục Do sự phổ biến đó nên ảnh hưởng
của bức xạ điện từ mà các thiết bị ấy phát ra hiện là mối quan tâm sâu rộng của các nhà khoa học, các c ng đ ng dân cư và đông đảộ ồ o nh ng ngư i hàng ngày sử ụữ ờ d ng điện thoại, Wi-Fi … Căn cứ vào k t qu nghiên cế ả ứu bư c đầớ u và kinh nghiệm thực tế trong những năm gần đây, các vi n nghiên cứu và các nhóm chuyên gia đang hướng trọng ệtâm nghiên cứu ảnh hưởng của sóng Viba đố ớ ức khoẻ con người v i s i vào các v n đ ấ ề
c ụ thể như: ảnh hưởng của bức xạ Viba lên hệ thần kinh trung ương, ệ tuần hoàn h máu, chuyển hóa, m n diễ ịch…khả năng kích thích tăng trưởng các khối u và ung thư, khả năng kích thích đột bi n và sai l ch, tăng sinh trư ng t bào, tế ệ ở ế ổn thương DNA và sai lệch gen, tổn thương mắt và thính giác
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thiết bị này phát ra các bức xạ có hại vàgây ra các bệnh như vô sinh nam, u não, khiếm thính, tác động đến thai nhi, các ảnh hưởng đến mắt, [28] Bên cạnh đó, các bức xạ này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các
bộ phận khác nhau của cơ thể con người Nghiên cứu này đã điều tra ba bệnh chính, đó
là u não, vô sinh nam và khiếm thính Các kết quả, được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn và khảo sát, cho thấy mức độ gây hại của các thiết bị không dây khác nhau, Điện thoại di động là thiết bị ảnh hưởng nhất với 96%, Thiết bị Bluetooth với 32%, Laptop với 54%, Máy tính bảng với 14% và Bộ định tuyến không dây với 20% [23,
29, 31] Thật sự vấn đề này rất đáng được thế giới quan tâm và nghiên cứu sâu hơn Tuy nhiên tình hình thực tế là kết quả nghiên cứu khoa học cho đến thờ ểi đi m hiện nay chưa thể giải đáp đ y đầ ủ ố m i quan tâm c a mủ ọi người, chưa minh chứng được là vô hại, nhưng cũng chưa xác định rõ có hại như thế nào Việc nghiên cứu một cách cơ bản, thực tế, liên ngành và toàn diện về ả nh hư ng c a Vi ba đ i v i cơ th s ng chỉ ớở ủ ố ớ ể ố m i thực sự bắ ầ ừt đ u t những năm g n đây và chưa đi đầ ến hồi kết thúc Với các trang thiết bị hiện có tại phòng thí nghi m Quang học – Quang điện tử của viện Vậệ t lý k thu t – i ỹ ậ Đạ
Học Bách Khoa Hà ội k t h N ế ợp với kinh nghiệm làm việc của tôi ở ậ t p đoàn FPT Telecom, đã h ỗ ợtr tôi th c hiệ ềự n đ tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ điện từ từ
Trang 12thiết bị phát Wi-Fi và trạm thu phát sóng lên cơ thể người” với các mục đích sau:
1) Tìm hiểu bản chất, cơ chế tương tác và ảnh hưởng của bức xạ điện từ (BXĐT)không ion hóa, đặc biệt à lên cơ thể người l
2) Khảo sát công suất BXĐT phát ra bởi các thiết bị phát Wi-Fi phổ biến trên thị trường và tiến hành đo công suất một số điểm trên địa bàn Hà Nội, công suất trong và bên ngoài m t sộ ố loại xe ô tô thông dụng Khảo sát sự phụ thuộc vào thời gian và thiết
bị phát Wi i đối với công suất BXĐT Bước đầu đưa ra đánh giá về công suất của -Ftừng loại thiết bị phát Wi-Fi đang có trên thị trường, bức xạ điện từ trong môi trường cũng như so sánh với giá trị mà tổ chức y tế thế giới WHO khuyến là an toàn
3) Khảo sát ảnh hưởng của Wi- Fiđối với 200 hộ gia đình lắp thiết bị Wi-Fisau 7đến 15 ngày, khảo sát ảnh hưởng của bức xạ điện từ trong xe ô tô đối với sức khỏe tài xế
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1) Công suất bức xạ Viba
+ Công suấ ứt b c x c a m t s thiết bị phát Wi-ạ ủ ộ ố Fi phổ ế bi n
+ Công suất phơi nhiễm bức xạ Viba tại một số khu vực trên địa bàn Hà Nội + Công suấ ứ ạ ủt b c x c a m t s nguồn thu phát sóng trong xe ô tô ộ ố
2) Ảnh hưởng của bức xạ Viba trên cơ thể sống
+ Các biểu hiện lâm sàng trên cơ th trong môi trư ng tiếp xúc với bức xạ ể ờ Viba + Thống kê mộ ố ết s k t quả ề v ảnh hưởng của bức xạ Viba trên cơ thể sống
Nghiên cứu, khảo sát trên phạm vi rộng, có tính thờ ự i s trong cộng đ ng dân cưồ , trong giáo dục, trong y tế,…Lu n văn t p trung vào đo l ng công suất b c xậ ậ ườ ứ ạ Viba ởcác thiết bị phát Wi Fi, b c x- ứ ạ đi n từ ởệ môi trư ng cũng như kiờ ểm tra mức phơi
nhiễm trong và ngoài xe ô tô
3) Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện đo đ c dạ ựa trên các thi t b tiêu chuế ị ẩn đã có trong phòng thí nghiệm v i dụng cụ đo HI44-ớ 16 Các thiết bị này đã được Viện đo lường Việt Nam kiểm đ nh, đ t đị ạ ộ chính xác, n đ nh cao và được phép sử ụổ ị d ng đ đo bức xạ môi ể
Trang 13trư ng (cườ ờng độ ệ đi n trường, công su t Viba) và sự ụấ ph thu c củộ a nó vào th i gian ờ
và không gian, để xác định mứ ộc đ phơi nhi m b c x t ng vùng, từễ ứ ạ ừ ng thời điểm và so sánh các k t quế ả nghiên cứu trước đây
- S dử ụng các phần mềm WiFi Analyzer và InSSIder cài đặt trên Smart hone đểp
đo công suấ ủt c a các thi t b ế ịphát Wi Fi ph bi n - ổ ế
- Các kết quả thu được sẽ o sánh với giá trị WHO khuyế s n cáo để ế k t luận có an toàn hay không
Ý nghĩa thực tiễn:
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, bài luận văn đã đưa ra một số cảnh báo về mức độ phơi nhiễm môi trường bức xạ điện từ, một số khuyến cáo cho những người thường xuyên tiếp xúc bức xạ Viba nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng có hại (giảm thiểu thời gian phơi nhiễm, tần suất tiếp xúc với bức xạ Viba), đóng góp một số kết quả nghiên cứu cho ứng dụng trong cuộc sống
Trang 14CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BXĐT
1.1 Khái quát về trường điện từ
Trường điện từ là một dạng tồn tại đặc biệt của vật chất, đặc trưng bởi tập hợp các tính chất điện và từ Các tham số cơ bản, biểu thị đặc tính của trường điện từ là: tần số, bước sóng và tốc độ lan truyền Như đã biết quanh vật dẫn có dòng điện chạy luôn tồn tại đồng thời một điện trường và một từ trường Đối với dòng điện một chiều, các trường này không phụ thuộc vào nhau, còn đối với dòng điện xoay chiều, thì các trường này liên quan chặt chẽ với nhau, là sự kết hợp của dao động điện trường vàtừ trườngvuông góc với nhau, lan truyền được trong môi trường chân không Sóng điện
từ có tính chất hạt và tính chất sóng, khi lan truyền, sóng điện từ mang theo năng lượng động lượng, và thông tin và tạo thành một trường điện từ thống nhất (Hình 1.1)
Hình 1.1 Sóng điện từ lan truyền trong không gian [ ] 46
Từ những luận điểm của Max Planck (1900), Albert Einstein (1905) và De Broglie (1924) Ứng dụng của bức xạ điện từ cũng như tương tác giữa bức xạ điện từ với khối chất được giải thích theo ản chất lượng tử b “Lưỡng tính Sóng – Hạt” Tính
“sóng” của bức xạ điện từ đó là sóng điện từ Tính “hạt” của BXĐT đó là hạt photon -
hạt cơ bản của BXĐT Nói cách khác, BXĐT cũng là một chùm hạt photon [52] Đó là
một chùm tia kết hợp hoặc không kết hợp Kết hợp nếu là chùm tia BXĐT do phát xạ cảm ứng của khối chất, không kết hợp nếu là chùm tia BXĐT do phát xạ tự nhiên BXĐT được chia theo bước sóng như hình 1.2
Trang 15Hình 1.2 Phổ bức xạ điện từ [ ] 46Bức xạ Viba (300 MHz ÷ 300 GHz) tuy chỉ đại diện cho một phần nhỏ của phổ bức xạ điện từ trải ra từ các tia vũ trụ cao tần và tia G mam a, qua tia X, ánh sáng cực tím, bức xạ hồng ngoại và Viba, cho tới các sóng vô tuyến bước sóng dài, tần số rất thấp Nhưng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, hầu hết các thiết bị ứng dụng tính chất của sóng điện từ trong sinh hoạt có bước sóng trong vùng iba như: Truyền hình, điện Vthoại di động, điều khiển từ xa (Hình 1.2).
1.2 Nguồn phát BXĐT
1.2.1 Nguồn phát xạ điện từ tần số thấp
Hình 1.3 Mô tả các nguồn bức xạ điện từ[46]
Nguồn phát xạ điện từ tấn số thấp (0 - 3 kHz) bao gồm các hệ thống sản xuất, biến đổi và truyền tải điện năng như nhà máy điện, đường dây truyền tải, trạm biến áp…cũng như các thiết bị điện trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông,
du lịch, thương mại, thiết bị điện công sở, gia dụng, các thiết bị kỹ thuật điện điện tử –
Trang 16nhưng cường độ từ trường của các thiết bị gia dụng giảm nhanh khi ta đứng cách xa chúng Ở khoảng cách 30 , cm từ trường thấp hơn 100 lần so với giới hạn cho phép Ví
dụ màn hình TV hoặc máy vi tính phát sinh cả tĩnh điện và điện , từ trường Đối với người thao tác máy tính ngồi cách màn hình từ 30 đến 50 cm thì từ trường tại vị trí đó
tiếp xúc với mức độ từ trường trung bình từ 1 hoặc 2 milligauss (mG) Trong nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của điện từ trường đến sức khỏe con người, người ta thường dùng mức tiếpxúc trung bình 2 - 3mG làm mức tiếp xúc giới hạn Dưới mức này được xem như không có "tiếp xúc", còn trên mức này thì xem là có "tiếp xúc" Tuy nhiêntrong thực tế thì mức cho phép trong các tiêu chuẩn lớn hơn nhiều Trong quá trình nghiên cứu tác hại của từ trường đến sức khỏe con người, người ta thường quan tâm nhiều nhất đến hai loại bệnh là bệnh bạch cầu và bệnh u não ở trẻ em Ví dụ ở Los Angeles, người ta thực hiện nghiên cứu việc trẻ em xem TV đã cho thấy nguy cơ bệnh bạch cầu gia tăng khi tăng số giờ xem, trừ khi đảm bảo khoảngcách cho phép giữa trẻ
và TV Cũng vậy, bệnh u não xảy ra khi người mẹ mang thai thường dùng màn điện (electrical blanket), giường nước (waterbed) để sưởi ấm hoặc khi phụ nữ mang thai mà
sử dụng máy vi tính thường xuyên thì có thể làm hư thai hoặc thai có khuyết tật [34,
35, 36, 46]
1.2.2 Nguồn phát xạ điện từ tần số cao
Bức xạ tần số Radio (Radio Frequency Radiation - RF) là dạng bức xạ không ion hoá Dải tần radio (RF) trải rộng từ 3 KHz đến 3000 GHz Bức xạ RF hiểu theo nghĩađơn giản nhất là phát xạ các tín hiệu radio từ nguồn phát Nguồn phát xạ các bức xạ nói chung được chia thành hai loại: Phát xạ tự nhiên và nhân tạo Nguồn phát xạ tự nhiên tiêu biểu là các vì sao, mặt trời, tầng ion Nguồn phát xạ nhân tạo chủ yếu là các
hệ thống truyền thông, thiết bị y tế, thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học Trong dải
RF, nguồn phát là các hệ thống phát thanh quảng bá điều chế biên độ (AM) hoặc điều chế tần số (FM), các hệ thống vô tuyến truyền hình quảng bá VHF và UHF, hệ thống điện thoại di động, các hệ thống Ra đa và các hệ thống thông tin vệ tinh…
Trang 17Bảng 1.1: Các dải tần số phân chia trong viễn thông [31]
Băng tần Ký u hiệ Đặc tính lan truyền Ứng dụng tiêu biểu
3 - 30 kHz Tần số rất thấp
(VLF)
Sóng mặt đất: Suy hao ban ngày và ban đêm thấp Mức tạp nhiễu khí quyển cao
Rađa đường dài,thông tin dưới nước
30 - 200 kHz Tần số thấp
(LF)
Tương tự VLF, kém tin cậy Hấp thụ vào ban ngày
Rađa đường dài, vô tuyến hàng hải
0.3 - 3 MHz
Tần số trung bình (MF)
Sóng mặt đất và sóng trời Suy hao ban đêm thấp, ban ngày cao Tạp nhiễu khí quyển
Vô tuyến và định vị hang hải, cứu hộ và quảng bá AM
3 - 30 MHz Tần số cao
(HF)
Phản xạ tầng điện ly, thay đổi theo thời gian trong ngày, mùa và tần
số tạp nhiễu 30MHz
Vô tuyễn nghiệp dư, phát sóng quốc tế, thông tin quân sự hàng hải, hàng không điện thoại, điện báo, FAX
30 - 300 MHz Tần số rất cao
(VHF)
Lan truyền theo tầm nhìn thẳng (LOS), có sự tán xạ do sự đảo nhiệt
độ, tạp nhiễu vũ trụ
Truyền hình VHF, phát thanh AM, thông tin đạo hàng
ra đa, thông tin Vi
ba, y tế
Trang 1860 GHz và 119 GHz
Thông tin vệ tinh, thông tin Ra đa, thử nghiệm
1011 - 1014 Hz UVIS Lan truyền LOS Thông tin quang
1.3 Tương tác giữa BXĐT và cơ thể sống
1.3.1 Tương tác của BXĐT cao tần với cơ thể sống
BXĐT ao tần c và siêu cao tần được phát ra từ các đài truyền hình và phát thanh, các trạm cơ sở của mạng điện thoại di động (BTS), Ra ađ , máy tivi, máy tính, điện thoại di động và nhiều dụng cụ điện khác
Bức xạ HF có một đặc điểm y sinh học rất quan trọng mà các dải BXĐT khác không có đó là Năng lượng photon h của bức xạ HF nằm xung quanh 10: ν -4 eV, tương thích với phần lớn những khoảng biến đổi năng lượng riêng E2 - E1 của tâm chức năng trong cơ thể sống Chính vì lẽ đó mà cơ thể sống phản ứng rất nhạy và rất tinh tế với bức xạ HF ngay cả ở những cường độ yếu
Bức xạ HF cũng gây ra hiệu ứng nhiệt và hiệu ứng phi nhiệt đối với cơ thể sống
Ta biết rằng sóng điện từ (gồm điện trường và từ trường) sẽ thay đổi chiều tuần hoàn theo thời gian khi bị chiếu bức xạ điện từ lên các tổ chức sinh vật, sẽ có nhiệt do dòng dẫn và dòng xoáy sinh ra trong tổ chức, ngoài ra các phân tử chất phân cực (chủ yếu là nước) trong tổ chức chiụ tác dụng của lực điện trường gây ra lực ma sát liên tục với các phân tử lân cận sinh ra nhiệt năng
Trang 19Bảng 1 2 Một số th am số sinh học ] [5
tích của nước
Hằng số tương đối vi sóng được ngoại suy
Độ dẫn tại 0,1 GHz (Sm-1)
Độ dẫn của vi sóng ngoại suy (Sm-1)
(Specific Absorption Rate – SAR) 80 mW/kg thể trọng có thể coi là giới hạn hiệu ứng
nhiệt đối với cơ thể.[5]
1.3.2 Hiệu ứng phi nhiệt
Hiện đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu về sức khỏe HF được công bố bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau từ Vật lý Sinh học cho đến Y học dịch tễ Ở các nước, ngay
cả tổ chức chuyên ngành điện tử viễn thông cũng đã khẳng định bức xạ HF mạnh nhất
trực tiếp tác động lên con người chính là từ các trạm BTS và các máy điện thoại di động cầm tay, thiết bị Wi-Fi Tiêu điểm chú ý là nguy cơ bức xạ HF có thể gây các u não (brain tumors) hoặc thúc đẩy ung thư não (brain cancer) hoặc nhiều hiệu ứng khác trên hệ thần kinh trung ương, ngay cả với công suất HF phơi nhiễm rất yếu Đây chắc
chắn không phải do hiệu ứng nhiệt HF, bởi vì liều phơi nhiễm khoảng một vài mW/kgthể trọng chỉ có thể làm nóng cơ thể lên 0,010C, mà là một hiệu ứng mới khác, phức tạp hơn nhiều Đó là hiệu ứng phi nhiệt HF, nó liên quan đến các biến dị cấu trúc phức tạp xảy ra chủ yếu trên các hệ điện tử phân tử và các tâm chức năng thuộc hệ thần kinh trung ương và não bộ đã được đề cập nhiều trong các tài liệu nghiên cứu về vật lý y sinh Chỉ có bức xạ HF, với lượng tử photon h của nó cộng hưởng với các mức lượng ν
Trang 20tử kích thích của loại tâm chức năng thần kinh, mới có thể gây ra hiệu ứng phi nhiệt nói trên Chẳng hạn, hiệu ứng phi nhiệt do cơ chế phân cực điện tử trong các mao mạch não bộ và dây thần kinh Dưới tác dụng cưỡng bức của vectơ E biến thiên tuần hoàn của BXĐT một số phân tử hay tâm chức năng bị phân cực mạnh mẽ Khoảng cách giữa các phân tử tăng lên trở thành những chỗ “phồng” trong mao mạch não hoặc dây thần kinh Những biến dị cấu trúc này có thể gây tắc nghẽn tạm thời hoặc chỗ u (tumors) hoặc ung thư (cancer) và có thể làm hoại tử tế bào [4, 8]
Hàm quan hệ giữa tổn hao nhiệt và hoại tử tế bào[52]:
C
E
)(
)0(ln)
Trong đó: Ω(t) là mức độ tổn thất tế bào
C(0) là nồng độ tế bào sống tại thời điểm t = 0
C(t) là nồng độ tế bào sống tại thời điểm t
A là thừa số “tần số” cho biểu thức động học
∆Ε là năng lượng hoạt động cho phản ứng nguy hiểm không thuận nghịch
Hiệu ứng phi nhiệt HF gây bởi chuyển dời lượng tử của các điện tử hoạt tính còn phức tạp hơn nhiều Nói chung, bản chất và cơ chế của các hiệu ứng phi nhiệt HF vẫn còn rất mới mẻ và đang được các nhà khoa học kiên trì tiếp tục nghiên cứu cặn kẽ
1.4 Một số ảnh hưởng lên cơ thể sống
Trang 21Hình 1.4 Một số sánh định lượng về nhiệt độ trung bình của các vùng bị gia nhiệt
được báo cáo trong thí nghiệm gọi điện thoại lâm sàng [32]
Biểu hiện tác động đầu tiên của năng lượng điện từ chính là sự đốt nóng ][23 , mà
có thể dẫn đến sự biến đổi, thậm chí sự tổn thương cho các tế bào và mô của cơ thể sống Cơ chế hấp thụ năng lượng của cơ thể thực sự hết sức phức tạp Máu được coi là một chất điện phân, dưới tác động của bức xạ điện từ tần số cao, trong máu sinh ra các dòng điện ion, gây sự phát nóng các mô và tế bào Với một cường độ xác định bức xạ , điện từ sẽ gây ra một ngưỡng đốt nóng mà cơ thể người không chịu nổi Sự đốt nóng đặc biệt nguy hiểm đối với các cơ quan có hệ thống mao mạch kém với sự lưu thông máu ít (như mắt, não, dạ dày…) Bộ phận đặc biệt nhạy cảm đối với hiệu ứng nhiệt là thủy tinh thể của mắt, túi mật, bọng đái và một số cơ quan khác[18]
1.4.2 Tác động gây rối loạn thần kinh
Cùng với tác động nhiệt, BXĐT còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống thần kinh
Sự tác động của bức xạ điện từ lên cơ thể người biểu hiện ở sự rối loạn chức năng của
hệ thống thần kinh trung ương, cảm giác chủ quan là nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu, chóng mặt, chán ăn, buồn ngủ, đổ mồ hôi , khó tập trung, giảm trí nhớ, trầm cảm, mất
ổn định cảm xúc, da liễu, run, ảo giác và mất ngủ [16, 17, 18, 23 Những người thực ]hiện các cuộc gọi điện thoại di động kéo dài thường bị triệu chứng đau đầu một giờ hoặc hơn sau khi bắt đầu cuộc gọi Vì những điều này xảy ra trong một phạm vi thời gian cụ thể sau khi bắt đầu các cuộc gọi dài này, do đó tình trạng đau đầu sẽ chỉ xảy ra rất không thường xuyên trong khung thời gian đó một cách ngẫu nhiên Do đó chứng
tỏ rằng triệu chứng đau đầu là do ảnh hưởng của BXĐT từ điện thoại trong các cuộc
Trang 22Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự phá hủy các chức năng sinh lý của cơ thể bởi tác động của trường điện từ lên từng phần khác nhau của hệ thống thần kinh bao gồm: vỏ não, diencephalon“ ” bao gồm vùng dưới đồi và đồi thị, sợi cảm giác, tuyến yên v bao à gồm cả quá trình thần kinh Trong đó sự gia tăng kích thích của hệ hống thần kinh ttrung ương xảy ra do tác động phản xạ của trường điện từ, còn hiệu ứng cản do tác động trực tiếp của trường điện từ lên cấu trúc của não bộ Các chuyên gia cho rằng vỏnão là bộ phận nhạy cảm nhất đối với sự tác động của trường điện từ[25, 28]
1.4.3 Tác động gây rối loạn hệ thống tuần hoàn
Bức xạ điện từ có thể dẫn đến những thay đổi trong chỉ số sinh lý, hiệu ứng di truyền và chức năng miễn dịch và ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng miễn dịch ở người Các tác động bất lợi tăng lên khi thời gian làm việc tăng lên theo số năm Vì vậy, điều quan trọng là tăng cường bảo vệ sức khỏe nghề nghiệp để chống lại ảnh hưởng không tốt từ bức xạ điện từ Bức xạ điện từ gây rối loạn chức năng của hệ thống tim mạch và hệ thống trao đổi chất Sự tác động lâu dài của trường điện từ gây hiện tượng đau thắt ở vùng tim Sự bức xạ có hệ thống của năng lượng điện từ gây sự thay đổi huyết áp chậm mạch, dẫn đến sự mệt mỏi, đau đầu,… Đặc biệt, theo nguyên cứu thì việc phơi nhiễm kéo dài còn có tỷ lệ làm cho tế bào lympho tăng và tỷ lệ bạch cầu trung tính giảm [20, 28, 31]
1.4.4 Các tác động khác
Ngoài những tác động nói trên, điện từ trường sinh ra ở các trạm biến áp, các trạm phát sóng…thường gây ra chứng đau đầu, mất ngủ, và nhiều tác động phụ trợ khác, bằng cảm nhận chủ quan, các nhân viên vận hành ở các trạng thái mệt mỏi, chóng mặt Trường điện từ siêu cao tần có thể gây tác động đối với mắt, dẫn đến bệnh đục đục thủy tinh thể Mức độ tác động sinh học của trường điện từ đến cơ thể người phụ thuộc tần số dao động, cường độ và thời gian tiếp xúc Sự thay đổi trong cơ thể người dưới tác động của trường điện từ, nhìn chung là có khả năng phục hồi
1.4.5 Một số ảnh hưởng của Wi -Fi lên cơ thể
Việc sử dụng các thiết bị không dây hoạt động trong các dải tần số sau: điên thoại đi động 3G hoạt động trong khoảng 1900 - 2200 MHz Laptop (1000, MHz - 3600MHz), -Wi Fi (2450MHz - 5000MHz) [30], máy tính bảng (2.4 GHz) và thiết bị
Trang 23Bluetooth (2.4 GHz) Tất cả các thiết bị không dây phát ra bức xạ dưới dạng trường điện từ Các nghiên cứu hiện tại đang tập trung vào ba bệnh là vô sinh nam, u não và suy giảm thính lực Theo khảo sát từ Bệnh viện Thành phố Khairpur Mir, Bệnh viện Dân sự Khairpur Mir, Đại học Y khoa Ghulam Muhammad Mahar Sukkur và các trung tâm y tế khác, họ quan sát thấy điện thoại di động nguy hiểm hơn cho sức khỏecủa chúng ta, vì các bác sĩ tin rằng các thiết bị trên là nguyên nhân gây ra bệnh u não,
vô sinh nam, bệnh tim, ảnh hưởng đến thai nhi, khiếm thính, vấn đề về mắt, hệ miễn dịch, bệnh bạch cầu, bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson Dưới đây là bảng tổng hợp một số nghiên cứu chỉ ra tác động của bức xạ cao tần lên cơ thể từ các nghiên cứu trong một số năm gần đây[31]
Bảng 1.3 Tổng hợp các tác động sức khỏe của sự phơi nhiễm EMF Wi-Fi [4, 11]
1 "Oxidative stress" ứng kích ôxi hóa, mất cân bằng giữa sự sản xuất và - hoạt động của các hình thái ôxi hoạt tính
2 + Thay đổi tâm thần kinh bao gồm Điện não
+ Tác động Wi Fi trước khi sinh dẫn đến ảnh hưởng phát triển thần kinh sau sinh, tăng “cholinesterase”
-+ Giảm trí nhớ
+ Wi-Fi làm khả năng phân biệt đối tượng quen thuộc với mới lạ bị giảm đáng kể
3 Apoptosis và dấu hiệu apoptotic tăng cao Apoptosis có thể hiểu là sự chết
đi của tế bào
4 Phá hủy DNA tế bào
5 Thay đổi nội tiết bao gồm: “Catecholamine”, rối loạn chức năng nội tiết tuyến tụy (pancreatic), “prolactin”, “progesterone” và “estrogen”
6 Hạ thấp “melatonin”, gián đoạn giấc ngủ (sleep disruption)
7 Biểu hiện ảnh hưởng lên MicroRNA (ở não) icroRNA (miRNA) là phân M
Trang 24tử ARN nhỏ không mã hóa, độ dài khoảng 21- 25 nucleotide miRNA phổ biến rộng khắp giới thực vật, động vật và được tìm thấy ở một số virus Những RNA này được bảo tồn một cách đáng kể ở cả thực vật, động vật và được cho là thành phần tiến hóa quan trọng của quy luật di truyền.
8 Tâm lý sau sinh bất thường
9 Gián đoạn sự phát triển của răng
10 Thay đổi về nhịp tim, rối loạn huyết áp, tổn thương hồng cầu
11 Kích thích tăng trưởng của tế bào gốc chứa mỡ
Bảng 1.4 Một số cách thức ảnh hưởng của Wi-Fi [23]
+ Sảy thai tự phát (spontaneous abortion) thường bị gây ra bởi các đột biến nhiễm sắc thể (chromosomal mutations), do đó đột biến dòng phôi (germ line mutations) có thể là nguyên nhân
+ Giảm ham muốn có thể do nồng độ "estrogen", "progesterone" và
"testosterone" giảm
Trang 25+ Một cơ chế có thể quan trọng trong sự giảm khả năng sinh sản là kích hoạt VGCC và do đó mức [Ca2+]i cao được biết là có vai trò chính trong việc tránh sự "polyspermy" (thụ tinh) Thông thường, nếu điều này nếu được kích hoạt trước khi bất kỳ sự thụ tinh (fertilization) nào của trứng xảy ra, nó có thể ngăn chặn bất kỳ tinh trùng (sperm) nào thụ tinh trứng.
Các ảnh
hưởng thần
kinh/tâm
thần
+ Trong tất cả các tế bào trong cơ thể, các tế bào thần kinh (neurons)
có mật độ VGCCs cao nhất, một phần do vai trò VGCC và vai trò [Ca2+]i trong việc giải phóng mọi chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter) trong hệ thần kinh
+ Tín hiệu Ca (calcium signaling) điều hòa cấu trúc và chức năng khớp thần kinh (synaptic) theo 5 cách khác nhau, mỗi cách có thể liên quan ở đây
+ Sự "oxidative stress" và "apoptosis" đều được cho là có vai trò quan trọng Giảm giấc ngủ (lowered sleep) và tăng sự mệt mỏi (increased fatigue) có khả năng liên quan đến giảm melatonin về đêm
và tăng norepinephrine về đêm
“Apoptosis”
(chết tế bào)
+ "Apoptosis" có thể được tạo ra khi nồng độ [Ca2+]i quá mức trong
ty thể (mitochondria) và do sự phá vỡ chuỗi kép (double strand) trong DNA của tế bào; có vẻ như cả hai đều tham gia sau khi phơi nhiễm EMF
+ Một cơ chế thứ ba để kích hoạt "apopotosis" là ứng suất mô lưới nội bào (endoplasmic reticulum stress)
Trang 26ngoài steroid
(non-steroid
hormone)
+Tuy nhiên, nhiều hệ hormone đã trở nên "cạn kiệt" dohậu quả của
sự phơi nhiễm EMF mãn tính (lâu dài) Cơ chế của sự cạn kiệt vẫn chưa chắc chắn, nhưng nó có thể liên quan đến sự "oxidative stress"
và chứng viêm (inflammation)
Giảm
hormone
steroid
+ Các hormone “steroid” được tổng hợp qua hoạt động của các enzyme
“cytochrome P450”; hoạt động của các hormone này bị ngăn cản bởi các mức NO cao dẫn đến sự giảm tổng hợp hormone
+ Cần lưu ý rằng một vài Ca là cần thiết cho sự gấp protein (protein folding) thích hợp trong mô lưới nội bào, do đó chỉ khi Ca quá mức
sẽ dẫn đến sự chưa gấp và hậu quả là gây ứng suất mô nội bào
Nghiên cứu hiện tại phù hợp với Khudnitskii và cộng sự, phát hiện ra rằng bức
xạ tần số cao có ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh trung ương do anten điện thoại ở gần khu vực đầu bị nóng nghiêm trọng [35 Kellenyi phát hiện ra rằng sự ]thiếu hụt trong hệ thính giác là do phơi nhiễm với bức xạ điện thoại di động, điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi Theo Meo, khoảng 34.59% các vấn
đề liên quan đến khiếm thính, gây ấm tai và đau tai, 23.07% ảnh hưởng đến tai được tìm thấy, 23% vấn đề về thính giác được tìm thấy do điện thoại di động và trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi thấy 82% ảnh hưởng đến tai, điều này chưa phù hợp với nghiên cứu hiện tại Meo tìm thấy 5.04% vấn đề về tầm nhìn giảm và mờ do điện thoại di động, trong nghiên cứu khảo sát, có 62% ảnh hưởng đến mắt trong khi
Trang 27sử dụng điện thoại di động Theo đó việc sử dụng điện thoại di động liên tục có thể khiến mức sinh sản giảm 44.4%, tổn thương tinh trùng 30% được tìm thấy bởi các nhà khoa học Hungary và trong nghiên cứu hiện nay, ảnh hưởng là 36% Ảnh hưởng đối với chức năng của tim là 50.0% theo Meo và trong nghiên cứu hiện tại, ảnh hưởng là 46%, phù hợp với nghiên cứu hiện tại 32.3% ảnh hưởng đến u não đã được tìm thấy theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (World Health Organization), bức xạ điện thoại di động có tác động 40% đối với u não và theo nghiên cứu, ảnh hưởng đối với khối u não là 84% Johansson tìm thấy ảnh hưởng của điện thoại di động đối với bệnh Alzheimer Các bệnh do trường điện từ là tổn thương hệ thống miễn dịch, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và các vấn đề về tim [35] Divan và cộng sự [47] tìm thấy ảnh hưởng của bức xạ điện thoại di động đối với phụ nữ mang thai và sau sinh,
đã kiểm tra có ảnh hưởng đối với thai nhi khi mẹ sử dụng điện thoại di động và laptop (khi laptop kết nối với Wi-Fi), những bức xạ này rất tệ cho sự phát triển não
bộ của thai nhi và bức xạ điện thoại di động cũng ảnh hưởng đến não của chúng ta
Một nghiên cứu mô hình hóa sự phơi nhiễm của trẻ em 3 14 tuổi ớ- v i RFR đã chỉ
ra rằng do, trẻ em có p sọ ỏ hộ m ng, trẻ ẽ ễ ấ s d h p thụ ều cục bộli cao hơn kho ng 10 ả
lần so với trong hộp sọ ủa mộ c t ngư i đàn ông trườ ởng thành Do đó, trẻ em là một trong những đ i tưố ợng dễ ị ổ b t n thương nh t khi tiếấ p xúc với Viba Việc sử ụ d ng điện tho i di đ ng ngày càng tăng tr em, có th đư c coi là m t d ng hành vi gây ạ ộ ở ẻ ể ợ ộ ạnghiện, đã được chứng minh là có liên quan đến rố ạ ải lo n c m xúc và hành vi Divan
và cộng sự [25] đã nghiên cứu 13000 bà mẹ và trẻ em và nhận thấy rằng việ ếp c tixúc trước khi sinh v i đi n tho i di độớ ệ ạ ng có liên quan đến các v n đ v hành vi và ấ ề ề
s ự hiế ộu đ ng ở trẻ em ột nghiên cứu tiếp theo của Đan ạch [48] ới 24499 trẻ M M v
em cho thấy tỷ ệ l biểu cảm khó khăn về ả c m xúc và hành vi ở ổ tu i 11 tăng lên ở trẻ
mà có m s dẹ ử ụng điện thoại thường xuyên Tương tự, một nghiên cứu đoàn hệ ủ c a thanh thiếu niên Thụy Sĩ [51] cho th ấy tác động bất l i tiợ ềm tàng của RFR đối với các chức năng nhận thức liên quan đến các vùng não ti p xúc chế ủ ế y u trong quá trình
s dử ụng điện thoại di động Sage và Burgio et al [45] cho rằng các trình điều khiển biểu sinh và tổn thương DNA t o ra các tác đạ ộng không tốt của các thiết bị không dây đối v i s phát tri n thờớ ự ể i thơ ấu Hai nghiên c u đã xác đ nh r ng RFR có tác ứ ị ằ
dụng phụ đối với sự phát triển thần kinh, với việc sử ụ d ng điện thoại di động c a m ủ ẹ
Trang 28khi mang thai (1198 cặp mẹ con) gây r i loố ạn tăng cường hoạt động và nồng độ chì trong máu cao hơn Một nghiên cứu [52] các tr m phát sóng điện thoạvề ạ i di động liền kề ớ v i các tòa nhà của trư ng đã phát hiờ ện ra rằng các học sinh nam tiếp xúc với Viba t ừ các tòa tháp này có liên quan đến các kỹ năng v n đ ng, làm giảậ ộ m trí nhớ,
ph n ả ứng chậm hơn M t nghiên cứu gộ ần đây cho th y tác đấ ộng bất lợi tiềm tàng của Viba đối với các chức năng nhận thức của thanh thiếu niên, bao gồm cả ộ b nhớ không gian liên quan đến các vùng não tiếp xúc trong quá trình sử ụ d ng điện tho i di ạ
động Trong m t đánh giá, Pall [31] đã k t lu n r ng các phơi nhi m EMF vi sóng ộ ế ậ ằ ễkhông nhiệt khác nhau tạo ra các hi u ệ ứng tâm thầ kinh đa dạng [5, 6, 10, 12]n
1.4.6 Một số nghiên cứu về BXĐT trong xe ô tô
Cuối tháng 2 năm 2002, các hãng tin AFP và Reuters đã phổ biến thông tin đăng trên p chí Vi bilagare của Thụy Điển, bình ắc quy sau cốp xe, trên mạng dây tạcáp dẫn điện đến động cơ và hệ thống điện tử ở phía trước 3 dòng ô tô đời mới S60, S80 và V70 của hãng ô tô Volvo, mức từ trường ở mức 12 18 – μT Cùng thời gian này, theo ý kiến phản ánh của độc giả, tạp chí Pháp Sciences & Avenir đã tổ chức cuộc điều tra do từ trường trong 60 ô tô đời mới mang 19 nhãn hiệu khác nhau (Alfa, Audi, Citroen, Chrysler, Fiat, Ford, Honda, Mercedes, Nissan, Opel, Peugeot, Renault, Toyota, Volvo) Dụng cụ đo từ trường thuộc thế hệ EFA 200 do công ty Wandel & Goltermann sản xuất, được các chuyên gia và các nhà khoa học quốc tế xác nhận đủ tiêu chuẩn Xe được đo từ trường trong trạng thái đứng yên tại chỗ và đang nổ máy Máy sẽ đo từ trường tại 7 chỗ, ghế trước bên phải và bên trái, ghế sau bên phải và bên trái, giữa bàn điều khiển, bàn đạp vận tốc và ngăn để găng tay Kết quả đo được cho thấy: 5 xe có từ trường thấp hơn mức 0,4 uT, 30 xe có từ trường từ 0,4 - 1uT và 15 xe có từ trường cao đến 18 uT Nhận được thông tin về kết quả đo từ trường của tạp chí Sciences & Avenir, bác sĩ De-Kun-Li ở Mỹ đã nhận xét: “Cần phải xem xét nghiêm túc mức từ trường đo được giống như từ trường phát ra từ máy móc gia dụng hoặc đường dây điện cao thế Về mặt sức khỏe, mức từ trường cao trong xe hơi quan trọng hơn mức từ trường cao của máy móc gia dụng vì ở Mỹ ai cũng phải đi lại bằng xe hơi nên khả năng nhiễm từ trường cao hơn trong khi chúng ta có thể để máy móc gia dụng ra xa” Trong số những người sử dụng xe hơi, có lẽ các đối tượng bị ảnh hưởng sức khỏe nhiều nhất là tài xế taxi, tài
Trang 29xế xe giao hàng…So với các loại xe khác, taxi được trang bị thêm nhiều loại thiết
bị điện tử (hệ thống điện đàm, đồng hồ tính cây số, máy định vị qua vệ tinh…) nên mức độ ô nhiễm từ trường cao hơn Theo ghi nhận của các nghiệp đoàn taxi ở Paris, một số tài xế taxi đã mắc phải các triệu chứng rối loạn cơ thể giống như những người sống dưới đường dây điện cao thế [23, 33, 45]
Hình 1.5 Mô phỏng quá trình đo công suất bức xạ trên xe ô tô [45]
Một nhân chứng hành nghề lái taxi chia sẻ anh ta mua xe năm 1998, sau đó, với thường xuyên lái xe và xuất hiện tình trạng bị mất ngủ và mệt mỏi kinh niên Không thể nói các triệu chứng này xuất hiện do nghề lái xe cực nhọc vì anh ta khẳng định lúc đầu vẫn mạnh khỏe ][29 Trong xe của anh ta, mức từ trường lên đến trên 1 uT, vượt
xa mức 0.4 uT gây bệnh bạch cầu do CIRC công bố
+ Các số liệu thống kê
Liên minh châu Âu (EU) đã khuyến cáo mức từ trường tối đa cho phép đối với các loại xe cộ cũng như các thiết bị gia dụng khác là 100 (microT) Nếu so sánh, các kiểu xe đều có mức từ trường thấp hơn định mức của EU đến 10 lần Nhà nghiên cứu Kjell Hanson Mild làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về cuộc sống lao động ở Thụy Điển nổi tiếng là người tích cực chỉ ra tác hại của từ trường Ông là tác giả của 50 công trình nghiên cứu y học về phản ứng sinh học do từ trường gây ra từ nguồn điện từ, đặc biệt là phản ứng sinh học xảy ra với công nhân điện lực và công nhân đường sắt ở Thụy Điển
Trang 30Ông là một trong các chuyên gia đầu tiên nghi ngờ có từ trường trong xe hơi Khi được hỏi phải làm gì trong tình hình hiện nay, các nhà khoa học chưa xác định được tiếp xúc với từ trường trong bao lâu và ở mức độ nào sức khỏe bị ảnh hưởng lâu dài Kjell Hanson Mild kết luận: “Nói thế chẳng khác nào hỏi có thể hút bao nhiêu điếu thuốc lá trong một ngày mới bị ung thư phổi!” Ý nói đến sự ảnh hưởng lâu dài từ bức xạ điện từ tích tụ theo thời gian [23]
Đầu năm 2002, trong một hội nghị khoa học quốc tế ở Québec (Canada), nữ bác sĩ Laurence Bonhomme Faivre đã công bố kết quả công trình nghiên cứu đo các thông số miễn dịch của những người tiếp xúc suốt 3 tháng với từ trường dao động từ 0,4 – 12 uT phát từ máy biến áp Toàn bộ các bạch huyết bào của họ đều đạt chất lượng thấp hơn tiêu chuẩn thông thường Công trình nghiên cứu này cho kết quả phù hợp với công trình nghiên cứu đầu tiên của bà đã phát giác các đối tượng tiếp xúc với từ trường trong điều kiện tương tự như trên đã có vấn đề về máu và hệ miễn dịch Sau hai đợt nghiên cứu này, các đối tượng tham gia thí nghiệm đã được bố trí sống ngoài vùng ảnh hưởng của
từ trường Kết quả phân tích mẫu xét nghiệm sau thời gian này cho thấy các thông số miễn dịch tăng trở lại mức bình thường Như thế, rõ ràng từ trường có tác hại Dù vậy, bác sĩ Laurence Bonhomme Faivre vẫn giữ thái độ dè dặt của một nhà khoa học Bà xác nhận trong những năm gần đây, rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới nghi ngờ tính vô hại của từ trường và cho rằng từ trường có liên quan đến nhiều bệnh lý như thoái hóa thần kinh, tim mạch, suy yếu hệ miễn dịch, ung thư…Tuy nhiên, các nhà khoa học cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu dịch tễ hơn nữa để chỉ ra tác hại của từ trường
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về từ trường nhưng vẫn chưa có một kết luận chính thức nào vì công trình nghiên cứu dịch tễ học nào cũng đòi hỏi phải khảo sát một số lượng lớn đối tượng tiếp xúc với từ trường cũng như một số lượng lớn đối tượng không tiếp xúc với từ trường để đối chứng Theo WHO, đến nay các công trình nghiên cứu về tác hại của từ trường về mặt sinh học chưa nhiều trong khi đại đa
số công trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm lại tập trung vào các điều kiện tiếp xúc với từ trường Cuối cùng, số chuyên gia đủ trình độ, có thể áp dụng phương pháp nghiên cứu độc lập, có kiến thức chuyên sâu về các bệnh lý liên quan đến từ trường (thần kinh học, ung thư học, huyết học) lại không nhiều
Trang 311.5 Tình hình sử dụng các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam
1.5.1 Tình hình sử dụng điện thoại di động và thiết bị Internet ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, chúng ta được chứng kiến sự bùng nổ của ngành sản xuất điện thoại, thiết bị viễn thông ở Việt Nam, có thể kể ra như Vinsmart, Viettel, Mobifone, Vinaphone, BKAV, FPT và cả những tập đoàn điện tử lớn của thế giới cũng lấy Việt Nam đặt nhà máy sản xuất điện thoại như SamSung, Foxcon, LG… Không chỉ vậy, với sự đi lên của nền kinh tế, số lượng người dùng điện thoại, thiết bị mạng ở Việt Nam trong những năm qua tăng lên chóng mặt
Năm 2020, dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 36% Cùng trong năm nay, có 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017
Hình 1.6 Thống kê dân số Việt Nam đầu tháng 1 năm 2020
đạt ngưỡng 96,9 triệu người [56]
Trang 32Hình 1.7 Có hơn 145,8 triệu kết nối mạng dữ liệu di động tại Việt Nam [57]
Theo số liệu thống kê từ Vnetwork [56] có tới 58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động tính đến đầu năm 2020, con số này tăng đến 8 triệu người dùng so với cùng kỳ năm trước Cùng với sự phát triển của công nghê, các dòng điện thoại phân khúc tầm trung – thấp liên tục được ra đời giúp cho nhiều người có thể dễ dàng
sở hữu những chiếc điện thoại thông minh và tiếp cận với Internet Mặc dù dân số chỉ đạt 96.9 triệu người nhưng số thuê bao điện thoại đã được đăng ký lên tới 145.8 triệu thuê bao Điều này cho thấy phần đông người dân Việt Nam đã tiếp cận với điện thoại
di động thông minh và cũng không ít người sử dụng 2-3 chiếc điện thoại cùng một lúc
để phục vụ cho cuộc sống, cũng như công việc
Tuy thời kỳ điện thoại thông minh đang lên ngôi nhưng thiết bị truyền thống Ti vi vẫn tỏ ra cực kỳ hiệu quả với mức độ tiếp cận lên tới 97% người trưởng thành Thêm vào đó, nhờ việc kết nối trực tiếp với internet, nội dung mà Ti vi đem tới cũng trở nên thú vị, đa dạng hơn và vẫn là “món ăn tin thần” không thể thiếu của các gia đình
1.5.2 Tần suất sử dụng điện thoại di động và thiết bị Internet ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê về internet ở Việt Nam 2020, người dùng Việt Nam dành trung bình tới 6 giờ 30 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet Báo cáo cũng đề cập thêm, người dùng Việt Nam dùng trung bình 2 giờ 10 phút để dùng mạng xã hội, 3 giờ 10 phút để xem các stream hoặc cácvideo trực tuyến
và dùng 1 giờ 10 phút để nghe nhạc.94% là tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử
Trang 33dụng Internet hàng ngày và 6% là số người sử dụng Internet ít nhất một lần trong tuần[56] Nhìn vào số liệu thống kê ta có thể thấy, người dùng Internet ở Việt Nam không tách rời các hoạt động liên quan đến Internet quá một tuần.
Hình 1.8 Thời gian sử dụng internet tại Việt Nam là 6h30 phút /1 ngày [56]
Về cơ sở hạ tầng, tốc độ truy cập Internet vẫn tăng trưởng hàng năm Cụ thể theo báo cáo, tốc độ truy cập internet trung bình ở điện thoại là 21.56 MBPS (tăng 6.1% so với năm ngoái) và ở máy tính là 27.18 MBPS (tăng 9.7%)
1.5.3 Tỷ lệ sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam
Năm 2019, mạng xã hội vẫn vẫn tiếp tục phát triển với 62 triệu người dùng (chiếm 64% dân số Việt Nam, tăng đến 7% so với năm 2018) Số tài khoản sử dụng mạng xã hội trên di động cũng tăng thêm 16% so với năm ngoái Mang sức ảnh hưởng
to lớn, mạng xã hội đang là công cụ truyền thông phổ biến của hầu hết tất cả các doanh nghiệp Việt Nam
Trang 34Hình 1.9 Tỉ lệ người tương tác trên mạng xã hội tại VN 2019 [57]
Một điểm khác biệt lớn trong năm nay với số liệu thống kê của năm 2018, Youtube đã vượt mặt Facebook để trở thành mạng xã hội có hoạt động mạnh nhất tại Việt Nam.Theo số liệu thống kê từ Google, Việt Nam đứng trong top 5 các nước xem video trên Youtube nhiều nhất trên thế giới, vượt trội hơn cả các nước có công nghệ tiên tiến như Nhật, Hàn, Đài Loan
Hình 1.10 Lượng kết nối di động đã chiếm khoảng 150% trên tổng số người Việt
Nam [56]
Trang 35Trong số 64 triệu người dùng internet tại Việt Nam 2019, thì số lượng người dùng truy cập bằng thiết bị di động là 61.73 triệu người (chiếm 96% số người sử dụng nternet) Trong số 145.8 triệu số thuê bao được đăng ký thì có tới 45% đã Iđăng ký 3G&4G Theo thống kê 2019, có tới hơn 2.7 tỷ lượt tải về các ứng dụng trên điện thoại và số tiền người tiêu dùng chi ra cho những ứng dụng này là 161.6 triệu đô, trung bình một ngày mỗi người chạm vào điện thoại hơn 150 lần, và chỉ từ năm 2018 đến 2019, số lượng người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động đã tăng đến 16% Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, kéo theo sự phát của các thiết bị sử dụng nternet không dây như điện thoại thông minh, máy tính bảngI , laptop …dẫn đến số lượng của những thiết bị phát Wi-Fi cũng tăng lên một cách nhanh chóng Tại Bỉ, Pháp, Ấn Độ và những nước khác có trình độ kỹ thuật cao đều đã thông qua luật hoặc đưa ra lời cảnh báo về sự nguy hại của các thiết bị không dây Tuy nhiên nhiều người dân vẫn phớt lờ và không để tâm đến mức độ nguy hại của những thiết bị di động đang sử dụng hàng ngày Sự tiếp xúc với sóng Viba trong thời gian dài có liên quan đến một loạt những vấn đề bất lợi đối với sức khỏe của cộng đồng Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng bức xạ ba có khả Vinăng gây ra ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh trung ương như gây ra hiện tượng choáng đầu, đau đầu nhẹ Nó làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh lý liên quan đến tim mạch, tăng nguy cơ của các bệnh thoái hóa thần kinh, bệnh Alzheimer, xơ cứng và teo cơ Bên cạnh đó, chức năng miễn dịch bị thay đổi như tăng phản ứng dị ứng và viêm, tăng nguy cơ sẩy thai [4, 6 Cũng có một số báo cáo cảnh báo về ]nguy cơ gia tăng ung thư vú ở cả nam giới và nữ giới [5, 14 Không dừng lại ở đó, ]một số người còn phàn nàn vì tình trạng mất ngủ, hay cáu gắt, bực bội khi phải tiếp xúc trong thời gian dài với bức xạ vi ba phát ra từ điện thoại di động và các thiết bị phát Wi-Fi
Trang 36CHƯƠNG II CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
2.1 Thiết bị thực nghiệm
2.1.1 Hệ đo công suất và cường độ điện trường HI - 4416
a Mô tả máy HI 4416 -
Máy đo công suất bức xạ Viba là một loạ ầi đ u dò điện từ trường đ ng hưẳ ớng,
được thi t k ế ế để đo điện trường lân c n các ngu n phá óậ ồ t s ng radio của các trung tâm phát thanh v truyền h nh hay cà ì ác trạm BTS Có thể ứng dụng trong kiểm tra v ảo vệà b
sức khỏe, đo s ng vô tuyến khi truyền hoặc thu nhận, kiểó m tra EMI, đo đạc c c trường ágây ra b i c c thi t bở á ế ị ISM
Đầu dò máy có mộ ỏ ọt v b c hình chỏm cầu hoặc hình chóp b c l y c m bi n C m ọ ấ ả ế ả
biến được gắn với bộ xử lý tín hiệu Cassyqua dây dẫn Từ Cassyghép nối với máy tính tạo thành một hệ đo
Trang 37Hệ HI-4416 đo cường ệđộ đi n trư ng theo hườ ớng c a 3 tr c t a đ nhờ có 3 ăng ủ ụ ọ ộten gắn bên trong đầu dò Thiết bị tự động tính véctơ tổng cộng của ba véctơ này và gửi kết quả đến bộ phận hiển thị qua một dây cáp quang Thiết bị đo HI 4455 chỉ hiển -thị kết quả tổng hợp từ 3 trục, không hiển thị kết quả trên từng trục.
Với mỗi trục tọa độ, đầu dò đo mức tín hiệu của tần số sóng và phát một tín hiệu tuyến tính ở lối ra Véctơ tổng cộng của 3 kết quả này được truyền đến đầu ra của cáp
quang
Ngoài ra, ta có thể sử dụng máy tính để giao tiếp trực tiếp với đầu dò qua thông qua bộ chuyển đổi HI-4413 và cổng nối tiếp RS232
c Cá c thông số ủa HI- c 4416
Để hiểu hơn về dụng cụ đo sử dụng trong đề tài, các thông số của hệ HI-4416 có thể được thống kê lại như sau
Trang 38năng như sau:
• MAX: hiển thị giá trị lớn nhất đọc được trong khoảng thời gian đo
• ZERO: gửi một lệnh không có tín hiệu đến đầu dò
Mode 2:
• BAT: hiển thị điện thế của pin Bấm thêm một lần nữa sẽ hiển thị nhiệt độ phòng (đơn vị oF)
• UNITS: chuyển đổi đơn vị hiển thị V/m, mW/cm2
• CLEAR DATA: xóa lần lượt các kết quả đo đã lưu trong bộ nhớ
Mode 3:
• LOG: Lưu kết quả đo vào bộ nhớ Bộ nhớ có thể lưu được nhiều nhất 999 kết quả
• PREV: Hiểu thị giá trị và vị trí của kết quả đo được ở vị trí trước
• NEXT: Hiểu thị giá trị và vị trí của kết quả đo được ở vị trí sau
Mode 4:
X AXIS, Y AXIS, X AXIS: lựa chọn hiển thị kết quả đo được theo các trục x, y, z
+ Hiển thị và ghi nhận kết quả đo qua máy vi tính
- Bước 1: Nối cáp quang từ đầu dò đến bộ chuyển đổi tín hiệu HI-4416 Trên đầu
dò và cáp có các chỉ thị màu tương ứng, chú ý luôn nối vàng với vàng và trắng với trắng
-Bước 2: Nối HI-4416 với cổng RS 232 trên máy tính (có thể là Com 1, Com 2, Com 3, Com 4, Com 5)
Bước 3: Bật đầu dò.(Nút ALARM)
-Bước 4: Kích đúp vào biểu tượng ProbeView II trên màn hình để chương trình hoạt động
-Bước 5: Ngay sau khi khởi động, một hộp chức năng sẽ xuất hiện cho phép người dùng có thể lựa chọn cổng kết nối
-Bước 6: Phần mềm sẽ liên tục tìm các đầu dò cho đến khi một đầu dò được xác định Chương trình sẽ tự động kiểm tra để xác định loại đầu dò đang kết nối Nếu HI-
Trang 394416 được lựa chọn để kết nối với chương trình thì đèn LED sẽ sáng Nếu chỉ có một đèn LED sáng thì chỉ thị này cho biết kết nối với cổng COM làm việc đúng nhưng đầu
s c ự ố các vấ ền đ với mạng Wi Fi nSSIDer cũng là phần mềm cho phép đo công suất - Ithu đượ ạ ịc t i v trí mà b ộ thu đang đặt InSSIDer là công c cho phép hi n th k t qu , ụ ể ị ế ảtín hiệu sóng với nhiều giao diện khác nhau, tr c quan, dự ễ ể hi u
Hình 2.2 Giao diện hiển thị dạng đường của phần mềm InSSIDer
InSSIDer có hai giao diện hiển thị, một là hiển thị thông số cơ bản của nguồn phát Wi-Fi Ở kiểu giao diện cơ bản, các thông số công suất đo được hiển thị dưới dạng số, đơn vị đo công suất là dBm Hai là giao diện hiển thị kiểu đồ thị Ở giao diện này, công suất thu được biểu diễn dưới dạng đồ thị, trục tung biểu diễn công suất với đơn vị dBm, trục hoành biểu diễn khoảng thời gian đo, đơn vị là giây, mỗi khoảng của trục hoành là 30 giây Với cách hiển thị này, inSSIDer không chỉ giúp chúng ta biết công suất của bộ phát tại điểm tức thời mà còn cho chúng ta so sánh
Trang 40tương quan giữa các bộ phát Từ đó chọn ra vị trí thích hợp, bộ phát thích hợp để cho hiệu quả sử dụng cao nhất.
Một số tính năng chính của phần mềm inSSIDer:
- Hiển thị thông tin mạng, cường độ tín hiệu sóng WiFi thu được tại điểm đang
truy cập , để dễ sử dụng và dễ quản lý
- Quản lý mạng không dây trong phạm vi kết nối
- Tìm kiếm nhanh chóng vùng có sóng, phát hiện vùng ít sóng hoặc thậm chí là không có sóng
- Khắc phục các sự cố liên quan đến mạng Wi i.-F
- Hiển thị công suất tín hiệu dạng biểu đồ theo thời gian
b) Wi-Fi Analyzer
Wi-Fi Analyzer do Matt Hafner phát triển Phần mềm được hỗ trợ trên nền tảng
Android, IOS, Windows 10, windows 10 mobile Wi-Fi Analyzer là tiện ích không chỉ giúp chúng ta đo được công suất thu tại vị trí đang đứng mà còn giúp xác định lỗi khi kết nối Wi Fi, tìm ra kênh hay vị trí tốt nhất cho router/điểm truy cập bằng cách biến -
PC, Laptop, điện thoại thông minh hay máy tính bảng thành công cụ phân tích mạng không dây
Hình 2.3 Một giao diện hiển thị của PM WiFi Analyzer
Có thể thống kê lại một số công dụng điển hình của WiFi Analyzer như sau: