1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo xây dựng môi trường đầu tư từ năm 2005 đến năm 2015

226 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảng Bộ Thành Phố Hải Phòng Lãnh Đạo Xây Dựng Môi Trường Đầu Tư Từ Năm 2005 Đến Năm 2015
Tác giả Nguyễn Trung Dũng
Trường học Trường Đại Học
Thể loại luận án
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 226
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

Đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo xây dựng môi trường đầu tư từ năm 2005 đến năm 2015 Đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo xây dựng môi trường đầu tư từ năm 2005 đến năm 2015 Đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo xây dựng môi trường đầu tư từ năm 2005 đến năm 2015 Đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo xây dựng môi trường đầu tư từ năm 2005 đến năm 2015

Trang 1

giả Các số liệu, kết quả trong luận án

là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học

đã công bố.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Trung Dũng

Trang 2

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 121.2 Giá trị của các công trình đã tổng quan và những vấn

Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG

BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VỀ XÂY DỰNG

2.1 Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ

thành phố Hải Phòng về xây dựng môi trường đầu tư 312.2 Đảng bộ thành phố Hải Phòng chỉ đạo xây dựng môi

Chương 3 ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÃNH

ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG

3.1 Những yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng

bộ thành phố Hải Phòng về đẩy mạnh xây dựng môi

3.2 Đảng bộ thành phố Hải Phòng chỉ đạo đẩy mạnh xây

4.1 Nhận xét Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo xây

4.2 Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng

lãnh đạo xây dựng môi trường đầu tư (2005 - 2015) 144

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 Foreign Direct Invesment (Đầu tư trực tiếp

nước ngoài)

FDI

2 Gross Dometic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GDP

6 Official Development Assistance (Hỗ trợ

10 World Trade Organization (Tổ chức Thương

mại Thế giới)

WTO

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tưcủa nhà đầu tư và doanh nghiệp; là tổng hòa các yếu tố của quốc gia, địa phương

có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư kinh doanh và phát triển MTĐT bao gồm cácyếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tự nhiên, công nghệ Trong đó, chínhsách của Chính phủ, các yếu tố về địa lý, quy mô thị trường là quan trọng.MTĐT tốt sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, giảm thấp chi phí và rủi ro.Một MTĐT tốt không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp mà còn nângcao hiệu quả hoạt động trên phạm vi toàn xã hội Thực tiễn cho thấy, các dòngvốn đầu tư của thế giới thường chảy về các quốc gia có MTĐT thuận lợi, môitrường kinh doanh lành mạnh, minh bạch Do vậy, xây dựng MTĐT được coi làtất yếu, bắt buộc đối với tất cả các quốc gia, từ đó có điều kiện thuận lợi thu hútcác dòng vốn đầu tư từ mọi tầng lớp dân cư cũng như doanh nhân trong và ngoàinước, tập trung cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Với Việt Nam, ngay từ thời kì đầu xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủcộng hòa, trong những quan điểm kinh tế đầu tiên, Chủ tich Hồ Chí Minh đãkhẳng định tư tưởng nhất quán về xây dựng một môi trường kinh tế tự do, bìnhđẳng, rộng mở nhằm thu hút, tận dụng các nguồn lực (nhất là từ bên ngoài) đểxây dựng, phát triển nền kinh tế đất nước Người khẳng định: Nhà nước ViệtNam Dân chủ Cộng hòa “sẽ giao dịch với tất cả các nước nào trên thế giới muốngiao dịch với Việt Nam một cách thực thà” [61, tr.46.] và sẽ bảo vệ lợi ích chínhđáng của những người sản xuất, kinh doanh, buôn bán hợp pháp ở Việt Nam, bất

kể thành phần giai cấp: “Các bạn, người buôn bán, kinh doanh, tiểu thương, tiểuchủ, công nhân và trí thức, đã chung sống với nhân dân Việt Nam Các bạn đãkhai cơ lập nghiệp ở Việt Nam Những hoạt động chính đáng về kinh tế và vănhóa của các bạn cũng có lợi cho Việt Nam Vì vậy tôi khuyên các bạn: Các bạn

Trang 5

cứ yên lòng làm ăn như thường Nhân dân và Chính phủ Việt Nam sẽ giúp đỡ vàbảo hộ các bạn” [63, tr.80] Trong lời kêu gọi gửi Liên Hợp quốc, Người đãtuyên bố chính sách mở cửa của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên tất

cả các lĩnh vực nói chung và kinh tế nói riêng Theo đó: “Đối với các nước dânchủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọilĩnh vực: a) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà

tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình; b)Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông choviệc buôn bán và quá cảnh quốc tế” [60, tr.523]

Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước rất quan tâmlãnh đạo xây dựng MTĐT, coi đây là một trong những chủ trương lớn tạođộng lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việc xây dựng, cải thiện MTĐT

và nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành một trong những yếu tố có ý nghĩaquyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và mỗi địaphương Thành phố Hải Phòng là một địa phương có tiềm năng phát triểnmạnh mẽ, với lợi thế đặc biệt về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên và là mộttrong những cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Nhận thứcđược tầm quan trọng của xây dựng MTĐT, trong những năm 2005 - 2015,Đảng bộ thành phố Hải Phòng luôn xác định xây dựng MTĐT là một trongnhững nhiệm vụ chính trị trọng tâm cần tập trung lãnh đạo Triển khai thựchiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII và XIV, trongnhững năm 2005 - 2015, kinh tế Thành phố nói chung và MTĐT của Thànhphố nói riêng đã có nhiều chuyển biến quan trọng, Hải Phòng luôn đứng trongdanh sách các tỉnh, thành có thu hút đầu tư hàng đầu cả nước Thực tế chothấy, nhờ có những cố gắng trong xây dựng MTĐT mà kinh tế Thành phố đã

có nhiều sự chuyển biến tích cực: GDP tăng đều qua các năm, cơ cấu kinh tếdịch chuyển theo hướng ngày càng hợp lí, công cuộc công nghiệp hóa, hiệnđại hóa phát triển vững chắc và đạt được những kết quả quan trọng

Trang 6

Tuy nhiên, những chuyển biến đó chưa thực sự tương xứng với tiềm năng

và thế mạnh của Thành phố Một trong số những nguyên nhân chủ yếu được chỉ

ra đó là những hạn chế trong xây dựng MTĐT, được biểu hiện cụ thể ở một sốkhía cạnh như: chưa ban hành được nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá,làm đòn bẩy để tạo ra những nguồn lực mới, những chuyển biến mang tính bướcngoặt, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội; công tác chỉ đạo, điều hành,quản lý nhà nước của một số ban, ngành, địa phương, cơ sở còn yếu kém, nhất làtrong các lĩnh vực quản lý về xây dựng MTĐT, quy hoạch, quản lý đất đai, tàinguyên, bảo vệ môi trường Theo báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh(PCI) được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố hằng nămcho thấy, cả 9 lĩnh vực liên quan đến năng lực điều hành của Thành phố đượcđánh giá còn những hạn chế nhất định, đặc biệt là việc doanh nghiệp phản ánhcác chi phí không chính thức khá cao và khó tiếp cận thông tin Điều này đã chothấy những vấn đề còn tồn tại trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ở HảiPhòng Đặc biệt là những hạn chế, yếu kém trong xây dựng MTĐT đang lànhững lực cản cho sự phát triển của Thành phố và là bài toán đặt ra cho Đảng bộThành phố cần tập trung tháo gỡ để đưa Hải Phòng phát triển nhanh, mạnh hơnnữa trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

Thực tiễn nêu trên rất cần phục dựng lịch sử, đánh giá khách quan nhữngchủ trương, chỉ đạo và ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của ưu điểm, hạn chếtrong hoạt động lãnh đạo xây dựng MTĐT của Đảng bộ thành phố Hải Phòng

từ năm 2005 đến năm 2015; đúc kết những kinh nghiệm để vận dụng trongthời gian tới Đó là việc làm cần thiết

Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu có liênquan đến xây dựng MTĐT ở các các góc độ và phạm vi khác nhau Có nhữngcông trình nghiên cứu chung về xây dựng MTĐT trên phạm vi cả nước; cónhững công trình đi sâu nghiên cứu về xây dựng MTĐT ở các vùng miền, địa

Trang 7

phương, trong đó có cả những công trình bàn riêng về xây dựng MTĐT củathành phố Hải Phòng Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứumột cách độc lập, có tính hệ thống về quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phònglãnh đạo xây dựng MTĐT trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2015,dưới góc độ ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Vì vậy, việc triển khainghiên cứu vấn đề này không chỉ góp phần vào việc tổng kết quá trình Đảnglãnh đạo xây dựng MTĐT trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (quathực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng), mà những kinh nghiệm đút rút từ quátrình này còn góp phần vào cung cấp luận cứ cho việc bổ sung, phát triển chủtrương và chỉ đạo xây dựng MTĐT của Thành phố trong thời gian tới.

Từ những lí do trên đây, tác giả lựa chọn đề tài: “Đảng bộ thành phố Hải

Phòng lãnh đạo xây dựng môi trường đầu tư từ năm 2005 đến năm 2015” làm

luận án tiến sĩ ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo xây dựngMTĐT từ năm 2005 đến năm 2015; đúc rút một số kinh nghiệm để vận dụngtrong thời gian tới

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Làm rõ các yếu tố tác động đến Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạoxây dựng MTĐT

Hệ thống, phân tích, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ thànhphố Hải Phòng về xây dựng MTĐT từ năm 2005 đến năm 2015, qua 2 giaiđoạn (2005 - 2010 và 2010 - 2015)

Nhận xét và đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ thành phốHải Phòng lãnh đạo xây dựng MTĐT từ năm 2005 đến năm 2015

Trang 8

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng về xây dựngMTĐT từ năm 2005 đến năm 2015

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, tác giả tập trung

nghiên cứu chủ trương của Đảng bộ thành phố Hải Phòng về xây dựng MTĐTgồm các vấn đề cơ bản: quan điểm, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giảipháp Đồng thời, làm rõ quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng chỉ đạo xây

dựng MTĐT trên 4 nội dung chủ yếu sau: Một là, xây dựng cơ chế chính sách, tạo dựng môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư; hai là, cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động đầu tư; ba là, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; bốn là, phát triển nguồn nhân lực

Về thời gian: Từ năm 2005 đến năm 2015; tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ

thống và đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả có mở rộng phạm vi nghiên cứutrước và sau khoảng thời gian trên Những năm 2005 - 2015 là khoảng thời gianĐảng bộ thành phố lãnh đạo trong hai nhiệm kỳ: Năm 2005 là Đảng bộ thành

phố Hải Phòng tiến hành Đại hội lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2005 - 2010; năm 2015

là năm kết thúc nhiệm kỳ Đảng bộ khóa XIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015

Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế, xây dựng MTĐT

Cơ sở thực tiễn

Luận án được thực hiện trên cơ sở thực tiễn là quá trình Đảng bộthành phố Hải Phòng lãnh đạo xây dựng MTĐT từ năm 2005 đến năm

Trang 9

2015, được thể hiện trong các văn kiện của Đảng bộ, Thành ủy, UBNDThành phố; các báo cáo sơ kết, tổng kết của các sở, ban, ngành và địaphương liên quan; các số liệu trong Niên giám thống kê của Thành phố;các đề tài nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về MTĐT của Thành phố

Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa họclịch sử, trong đó chủ yếu là các phương pháp sau đây:

Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu kết hợp với các phương phápkhác để trình bày tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; làm rõ bốicảnh, quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ thành phố HảiPhòng về xây dựng MTĐT từ năm 2005 đến năm 2015, qua hai giai đoạn (2005 -

2010 và 2010 - 2015)

Phương pháp logic được sử dụng chủ yếu kết hợp với các phương phápkhác để khái quát giá trị các công trình đã tổng quan; làm rõ các bước pháttriển tư duy nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng bộ thành phố Hải Phòng

về xây dựng MTĐT; rút ra những ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân vàđúc kết những kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ thành phố HảiPhòng về xây dựng MTĐT (2005 - 2015)

Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra, khảo sát được

sử dụng nhằm làm rõ chủ trương và luận chứng sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phốHải Phòng về xây dựng MTĐT qua 2 giai đoạn (2005 - 2010 và 2010 - 2015)

5 Những đóng góp mới của luận án

Cung cấp hệ thống tư liệu phong phú, cập nhật liên quan đến quá trình Đảng

bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo xây dựng MTĐT từ năm 2005 đến năm 2015.Góp phần vào việc phục dựng, làm sáng rõ chủ trương và sự năng động,linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong chỉ đạo xây dựngMTĐT (2005 - 2015)

Trang 10

Đưa ra những nhận xét đánh giá có cơ sở về quá trình Đảng bộ thànhphố Hải Phòng lãnh đạo xây dựng MTĐT từ năm 2005 đến năm 2015, trên

cả hai bình diện ưu điểm và hạn chế, làm rõ nguyên nhân và đúc kết nhữngkinh nghiệm chủ yếu

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Góp phần vào việc tổng kết quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạoxây dựng MTĐT trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (qua thực tiễn địabàn thành phố Hải Phòng)

Góp thêm luận cứ khoa học cho việc bổ sung, phát triển chủ trương,chính sách, giải pháp lãnh đạo xây dựng MTĐT trên địa bàn Thành phố cũngnhư cả nước trong thời gian tới

Luận án là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề

đề liên quan đến Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế thời kỳđổi mới nói chung, xây dựng MTĐT nói riêng

7 Kết cấu của luận án

Gồm Mở đầu, 4 chương nội dung (8 tiết), Kết luận, Danh mục các côngtrình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, Danh mục tài liệutham khảo và Phụ lục

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

Từ thế kỷ XVII đã có nhiều học thuyết kinh tế nghiên cứu về vai trò củavốn đầu tư đối với phát triển kinh tế - xã hội Vào cuối những năm 30 của thế kỷ XX,

Học thuyết kinh tế của J.Maynard Keynes (1936) trong tác phẩm Lý thuyết tổng quát

về việc làm, lãi suất và tiền tệ (The General Theory of Employment, Interest and

Money) [129], đã khẳng định vai trò của vốn đầu tư trong tăng trưởng và phát triểnkinh tế Theo học thuyết này, nền kinh tế có thể đạt tới và duy trì sự cân bằng dướimức sản lượng tiềm năng Ông cho rằng xu hướng phát triển của nền kinh tế là đưamức sản lượng thực tế càng về gần mức sản lượng tiềm năng càng tốt Để có sựchuyển dịch này thì đầu tư giữ vai trò quyết định

Hiệp hội Kinh doanh và Công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ (2004), Báo cáo về

môi trường đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thổ Nhĩ Kỳ (Investment

Environment and Foreign Direct Investments in Turkey) [134] Báo cáo đềxuất một chương trình cải thiện MTĐT có liên quan tới cải cách thủ tục hànhchính Nội dung chính của chương trình cải cách này là thành lập một Hộiđồng Điều phối cải thiện MTĐT Hội đồng gồm chín Tiểu ban kỹ thuật baogồm các quan chức chính phủ và các tổ chức tư nhân tham gia với mục đích

là phát hiện những rào cản hành chính có liên quan tới đầu tư Các Tiểu bannày hoạt động tập trung xem xét các lĩnh vực: Luật Đầu tư trực tiếp nướcngoài, công tác xúc tiến đầu tư, đăng kí và báo cáo công ty, nhân lực, cấpphép, giải phóng mặt bằng và phát triển hạ tầng, thuế và các ưu đãi, hải quan

và các tiêu chuẩn, quyền sở hữu trí tuệ Tuy nhiên, kết quả của chương trìnhnày còn hạn chế, nguyên nhân là thiếu tính quyết tâm của các quan chứchành chính do họ đến từ nhiều cơ quan khác nhau và không muốn từ bỏnhiệm vụ mà các cơ quan này đang có

Trang 12

Ngân hàng Thế giới (2005), Môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi người (A

Better Climate for Every One) [139] Báo cáo đưa ra khái niệm MTĐT là tậphợp các yếu tố đặc thù địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực

để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất Theo Báocáo này, MTĐT đóng vai trò trung tâm đối với tăng trưởng và xoá đói giảmnghèo, cải thiện MTĐT là điều kiện quan trọng duy nhất đối với tăng trưởng bềnvững Báo cáo phân tích vì sao cải thiện MTĐT cho xã hội lại là ưu tiên hàng đầucủa chính phủ và làm thế nào để có được cải thiện đó Báo cáo đánh giá vai tròcủa MTĐT và cho rằng MTĐT tốt sẽ thúc đẩy đầu tư tư nhân có hiệu quả - độnglực cho tăng trưởng và giảm nghèo, tạo ra cơ hội và việc làm cho người dân Khiđầu tư của tư nhân phát triển sẽ mở rộng việc cung cấp chủng loại và giảm giáthành hàng hóa, dịch vụ Khi doanh nghiệp tư nhân phát triển cũng đồng nghĩa vớiviệc tăng nguồn thu thuế cho ngân sách để giải quyết các mục tiêu xã hội khác.Báo cáo đã chứng minh tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở các nước TrungQuốc, Ấn Độ và Uganđa là do cải thiện MTĐT Báo cáo đã đưa ra mô hìnhnghiên cứu với các nhóm yếu tố của MTĐT gồm nhóm yếu tố chính thứ nhất làchính sách và sự ứng xử của chính phủ, nhóm yếu tố thứ hai là quy mô thịtrường và địa lí; đồng thời, đưa ra những cơ hội và rào cản đối với việc ra quyếtđịnh đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân

Ngân hàng thế giới (2005), Báo cáo phát triển Việt Nam 2006 với tựa đề

“Kinh doanh” (Business) [136] Báo cáo chỉ ra một số hạn chế của MTĐT ởViệt Nam, đó là doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng, tiếp cậnđất đai, chất lượng nguồn nhân lực thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém và tình trạngtham nhũng phổ biến Báo cáo nhận định rằng tham nhũng tại Việt Nam có quy

mô nhỏ, có thể không tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp, song làm phươnghại đến công tác quản lý điều hành và đến xã hội trên diện rộng Báo cáo đánh giáMTĐT ở nông thôn kém hơn nhiều so với MTĐT ở thành thị do các chính sáchkhông rõ ràng, tội phạm, khả năng tiếp cận điện thấp, tình trạng mất điện nhiềubuộc các doanh nghiệp phải đầu tư thêm máy phát điện riêng để chạy trong trường

Trang 13

hợp mất điện Tuy nhiên, Báo cáo chỉ đánh giá hiện trạng MTĐT ở Việt Nam màkhông đưa ra các giải pháp để cải thiện MTĐT ở Việt Nam.

Innocent Azih (2007), “Các yếu tố trong cải thiện môi trường đầu tư đểphát triển nông thôn bền vững: nghiên cứu trường hợp ở Ni-giê-ria” (Factors

in Investment Climate Reforms for sustainable Rural Development: A CaseStudy of Nigeria by Innocent Azih) [52], trình bày tại “Diễn đàn Châu Âu lầnthứ 2 về Phát triển nông thôn bền vững”, tổ chức tại Berlin - Đức vào tháng 6năm 2007, đã đưa ra sáu yếu tố ảnh hưởng đến MTĐT đó là: chính sách, thịtrường, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, các quy tắc, luật pháp và anninh xã hội Tuy vậy, nghiên cứu này chưa đề cập đến vai trò của vị trí địa lý

và nguồn lực con người đối với MTĐT

Scott Morgan Robertson (2007), “Việt Nam mở cửa để thu hút đầu tư

(Vietnam: Open for Investment)”, Tạp chí The Economist [133] Nội dung bài

nghiên cứu của ông gồm hai phần là MTĐT và cơ hội đầu tư tại Việt Nam Tácgiả phân tích ba yếu tố tích cực của MTĐT tại Việt Nam: lực lượng lao động trẻ,các quy định về pháp luật đã được cải thiện, các vấn đề về đất đai và thuế cũng đãđược cải thiện, đồng thời chỉ ra một số rào cản về MTĐT như chính sách về thuế,đất đai, hệ thống pháp luật chồng chéo, hay thay đổi tạo cơ hội cho tham nhũng,giá đất cao, nhà đầu tư nước ngoài không có quyền mua đất mà phải liên doanhvới các đối tác có đất ở trong nước

Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc (UNCTAD) (2007),

Kinh tế Việt Nam [135], đưa ra 6 đề xuất cải cách MTĐT ở Việt Nam, cụ thể

như sau: Một là, Chính phủ Việt Nam cần chuyển từ đường lối “kiểm soát và chỉ

đạo” sang “điều tiết, theo dõi và cưỡng chế tuân thủ” Một số biện pháp cần thựchiện ngay là cụ thể hoá danh sách các hạn chế tiếp nhận đầu tư, xoá bỏ giới hạn

về thời gian trong giấy chứng nhận đầu tư; Hai là, thực hiện đầu tư vào một số

lĩnh vực quan trọng, khuyến khích các dòng đầu tư mới nhằm đa dạng hoá lĩnh

vực chứ không chỉ dựa vào xuất khẩu; Ba là, tạo điều kiện thuận lợi cho việc

hấp thụ các kỹ năng cần thiết cho nền kinh tế Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện

Trang 14

hơn nữa chính sách phát triển kỹ năng dựa trên giáo dục; Bốn là, phân biệt rõ

ràng chức năng sở hữu và chức năng điều tiết của Nhà nước Trong đó,UNCTAD đề xuất chuyển giao quyền sở hữu tất cả các doanh nghiệp Nhà nướccho Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và trao cho tổngcông ty này chức năng thực hiện ràng buộc ngân sách đối với tất cả các doanhnghiệp quốc doanh và thực hiện cơ chế trợ cấp Nhà nước một cách minh bạch

khi cần thiết; Năm là, đơn giản hoá hệ thống thuế và hợp lí hoá cơ cấu ưu đãi

thuế nhằm giúp cơ quan quản lí thuế dễ dàng thực thi Cụ thể, Chính phủ nêntiến hành đánh giá tổng thể các ưu đãi thuế và cải cách hệ thống hiện hành khiến

cho hệ thống thuế phổ cập trở nên hấp dẫn và cạnh tranh; Sáu là, hấp thụ và thực

hiện các thay đổi của pháp luật một cách lành mạnh Cần có nhiều nỗ lực đểtrang bị thông tin, giáo dục, đào tạo các thẩm phán và các nhà quản lý

Koichi Takano (2010), Môi trường kinh doanh tại Việt Nam theo đánh giá

của các nhà đầu tư Nhật Bản (Review of Business Environment in Vietnam by

Japanese Investors) [130] Công trình nghiên cứu so sánh chi phí đầu tư giữaViệt Nam với các nước trong khu vực thông qua các chỉ số lương tối thiểu củacông nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí thuê văn phòng, chi phí thuê nhà

ở cho người nước ngoài, chi phí vận tải Các chỉ số này ở Việt Nam đều cao hơn

so với các nước trong khu vực Nghiên cứu cũng đưa ra một số khó khăn chocác nhà đầu tư Nhật Bản trong quá trình kinh doanh tại Việt Nam Trong sảnxuất, họ gặp khó khăn trong việc mua nguyên liệu và mua phụ tùng trongnước cũng như việc kiểm soát chất lượng Trong vấn đề lao động thì chi phítrả lương cho nhân viên tăng lên, khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viênquản lý, tỉ lệ công nhân gắn bó lâu dài với công ty thấp Trong các vấn đề tàichính thì tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền trong nước và đô la Mỹ không ổnđịnh, thiếu dòng tiền cần thiết để mở rộng quy mô kinh doanh Trong ngoạithương thì thủ tục thông quan hải quan phức tạp, mất nhiều thời gian Nghiêncứu không đưa ra các giải pháp để khắc phục những khó khăn này tại ViệtNam, từ đó tạo MTĐT kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản

Trang 15

Vi Nít San Say (2010), Tạo lập môi trường đầu tư nước ngoài ở Cộng

hòa Dân chủ nhân dân Lào [125], luận án đã đưa ra cách tiếp cận về MTĐT

nước ngoài từ khái niệm và cách phân loại, phân tích thực trạng và đưa ra giảipháp khắc phục Đặc biệt, trong quá trình làm rõ nội hàm khái niệm, tác giả

đã phân tích sâu hơn khía cạnh MTĐT cứng như kết cấu hạ tầng vật chất, xâydựng các KCN, khu chế xuất và khu kinh tế mở Song mới chỉ dừng lại ởthống kê, mô tả các yếu tố cấu thành, chưa phân tích định lượng trong mốiliên hệ tương quan, tác động qua lại lẫn nhau nhằm xác định mức độ tác động

và tính hiệu quả trong quá trình sử dụng

Matthias Duhn (2010), Báo cáo nghiên cứu đánh giá môi trường đầu tư

của Việt Nam theo con mắt của các nhà đầu tư châu Âu (Investment

Environment Assessment Vietnam From the Eyes of European Investors)[131] Báo cáo đưa ra năm nhận định về sự yếu kém của MTĐT tại Việt Namhiện nay, đó là:

Thứ nhất, việc thực hiện các cam kết của WTO Theo quy định, khi ViệtNam tham gia WTO thì, kể từ ngày 1/1/2009, các tổ chức kinh doanh nướcngoài được quyền tiến hành đầu tư dưới dạng các công ty con 100% vốn đầu

tư nước ngoài Tuy nhiên, việc thành lập các công ty 100% vốn đầu tư nướcngoài trong lĩnh vực phân phối vẫn còn vấp phải những ách tắc lớn về mặthành chính và thủ tục ở cấp địa phương và cấp trung ương

Thứ hai, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Sự hiểu biết và nhận thứctầm quan trọng của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn thấp Hiệu lựcthực thi về mặt hành chính và hình sự các quyền về sở hữu trí tuệ vẫn còn hạnchế Văn phòng quốc gia về sở hữu trí tuệ vẫn tiếp tục đưa ra những quyếtđịnh không nhất quán về việc vi phạm nhãn mác Việc đăng ký và lạm dụng

sử dụng tên miền “.vn” vẫn còn là một vấn đề tại Việt Nam

Thứ ba, đầu tư cho kết cấu hạ tầng còn hạn chế Báo cáo đề xuất ViệtNam cần đầu tư thêm 140 tỉ USD để nâng cấp hạ tầng trong năm năm nữa,đặc biệt là hạ tầng vận tải hàng hóa thông qua vận tải bằng công-ten-nơ, để

Trang 16

đạt được năng lực cạnh tranh trong khu vực và trên trường quốc tế, để hộinhập vào dây chuyền cung ứng toàn cầu và của khu vực.

Thứ tư là vấn đề hải quan, quan liêu, tham nhũng Các thủ tục thanh toánhải quan vẫn sử dụng nộp thuế bằng tiền mặt là duy nhất để hàng hóa được giảiphóng ngay Tất cả hàng hóa đều phải qua các thủ tục hải quan như nhau mặc

dù không phải tất cả các hàng hóa đều có mức độ rủi ro như nhau, do vậy cần

áp dụng hình thức thông quan đơn giản cho hàng hóa có giá trị thấp

Thứ năm là vấn đề nguồn lực và chất lượng giáo dục Hệ thống giáo dục cầnđược cải tiến để đạt được chuẩn quốc tế Cần tăng cường công tác đào tạo nghềđáp ứng yêu cầu thực tế Bên cạnh đó, văn hóa công ty, văn hóa đàm phán và vănhóa trong kinh doanh vẫn là mới mẻ đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam

1.1.2 Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước

1.1.2.1 Những nghiên cứu chung về môi trường đầu tư ở Việt Nam

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Kỹ năng xúc tiến đầu tư [9] Cuốn sách

giới thiệu các kỹ năng xúc tiến đầu tư, xây dựng các bước tiến hành trước khi

tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, đồng thời đề xuất cần phải có một cơquan xúc tiến đầu tư của mỗi quốc gia (IPA) và xây dựng nội dung giám sát,đánh giá MTĐT của từng nước Mỗi quốc gia cần phải giám sát MTĐT, qua

đó đánh giá hiệu quả của nó đối với các nhà đầu tư hiện hành và các nhà đầu

tư tương lai IPA có nhiệm vụ giám sát và đánh giá MTĐT để thông báo chocác cơ quan có liên quan của chính phủ về các điểm yếu và các sửa đổi cầnthiết Để giám sát MTĐT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất sử dụng phươngpháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) Phươngpháp phân tích SWOT có ba yếu tố: một là, xem xét và đánh giá chi tiết vềthực trạng cơ sở kinh tế và dân số của một nước; hai là, xác định cơ hội vàthách thức có liên quan; ba là, đánh giá phân tích các điểm mạnh và điểm yếucủa một nước so với các nước khác

Nguyễn Trọng Hoài (2005), “Môi trường đầu tư nào cho nguồn tài

Trang 17

chính nước ngoài tại Việt Nam” [42] Nội dung bài viết nêu rõ vai trò của

MTĐT trong việc thu hút nguồn vốn ODA, FDI của nước ngoài vào ViệtNam Ông đánh giá cao vai trò của MTĐT và cho rằng các nhà đầu tư trênthế giới cũng như trong nước đều đứng trước việc ra quyết định là nên đầu

tư ở đâu cho đồng vốn của họ sinh lợi, cho dù đó là vốn ODA hay vốn FDIhoặc là các nguồn vốn nước ngoài mang tính thương mại khác Kinh nghiệmthu hút các nguồn tài chính nước ngoài chỉ ra rằng quyết định của các nhàđầu tư lại phụ thuộc rất nhiều vào MTĐT tại các quốc gia mà họ hướng đến.Điều đó có nghĩa là họ sẽ đặt lên bàn hội nghị những thông tin về MTĐTgiữa các nước khác nhau, sau đó lựa chọn một MTĐT của một nước có tínhcạnh tranh nhất và nước nào cải thiện MTĐT nhanh hơn và hiệu quả hơn thìmới có cơ hội để vượt qua các nước khác khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Vì vậy, các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, nơi thường xuyên nóiquá nhiều về giải pháp, thì giải pháp của mọi giải pháp trong việc thu hútnguồn tài chính nước ngoài vẫn là nỗ lực tạo ra một MTĐT cạnh tranh nhằmtạo ra một nền kinh tế cạnh tranh trong việc thu hút các nguồn lực quyết địnhtăng trưởng và xoá đói giảm nghèo

Nguyễn Ngân Giang (2007), “Môi trường đầu tư và các yếu tố ảnh

hưởng” [36] Tác giả đã đánh giá thực trạng MTĐT ở Việt Nam, đưa ra một số

tồn tại, đó là: Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, quy mô của nền kinh tếnhỏ bé, các cơ sở công nghiệp và trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp, cơ cấukinh tế chuyển biến chậm, hiệu quả đầu tư chưa cao, kết cấu hạ tầng kinh tế -

xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, quá trình cải cách hành chínhchuyển biến chậm, nạn tham nhũng phổ biến và chưa có biện pháp ngăn chặn.Tác giả cho rằng MTĐT là tổng hoà các yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạtđộng đầu tư Theo tác giả, MTĐT của một quốc gia bao gồm các yếu tố: chínhsách, cơ chế ưu đãi đầu tư, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thể chế hành chính - pháp lý,khả năng ổn định về chính trị - xã hội, độ mở của nền kinh tế, sự phát triển của

hệ thống thị trường Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Ngân Giang và

Trang 18

nhiều nhà kinh tế, MTĐT có thể được phân loại thành môi trường cứng và môitrường mềm Môi trường cứng liên quan đến các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng kỹthuật phục vụ cho sự phát triển kinh tế gồm: hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông(đường bộ, đường hàng không, cảng biển ), hệ thống thông tin liên lạc, nănglượng Môi trường mềm bao gồm: hệ thống các dịch vụ hành chính, dịch vụpháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư, đặc biệt là các vấn đề liên quan đếnchế độ đối xử và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại; hệ thống các dịch vụ tàichính, ngân hàng, kế toán và kiểm toán Tác giả đã phân tích thực trạngMTĐT tại Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp để cải thiện MTĐT ởnước ta trong thời gian tới Tuy nhiên nghiên cứu này chưa phân tích vai tròcủa các yếu tố vị trí địa lý, nguồn nhân lực và nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Nguyễn Tiến Cơi (2008), Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

của Malaysia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng, kinh nghiệm

và khả năng vận dụng vào Việt Nam [24], luận án phân tích, làm rõ hướng đi của

Malaysia là tạo lập MTĐT mang tính cạnh tranh để thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài Tác giả đề cập đến các yếu tố của MTĐT gồm sự ổn định về chính trị - xãhội, điều kiện tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, nguồn nhânlực, các chính sách ưu đãi về tài chính - tiền tệ, xuất nhập khẩu Tác giả cũngđưa ra một số kinh nghiệm về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài củaMalaysia Tuy nhiên đề tài mà tác giả nghiên cứu chỉ nhằm thu hút FDI chứkhông thu hút nguồn vốn đầu tư từ trong nước, mặt khác số liệu cũ từ năm 2005trở về trước, trong khi đề tài bảo vệ năm 2008 Hơn thế nữa đề tài chưa nêu đầy

đủ các yếu tố tác động đến môi trường thu hút vốn FDI

Nguyễn Thị Ái Liên (2011), Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút

đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam [58], luận án đưa ra quan niệm:

“Môi trường đầu tư là tổng hoà các yếu tố của nước nhận đầu tư có ảnh hưởngtới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, và phát triển kinh tế” Trong kháiniệm MTĐT này, tác giả nhấn mạnh đến ảnh hưởng của MTĐT đến cả chu kỳ

dự án đầu tư, từ khi chuẩn bị đầu tư đến quá trình triển khai thực hiện đầu tư,

Trang 19

vận hành đầu tư và chấm dứt dự án Hơn nữa, MTĐT không chỉ tạo điều kiệnthuận lợi cho nhà đầu tư hoạt động sinh lời mà còn mang lại lợi ích cho mọingười, làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội Năm đặc điểm của MTĐT được luận

án rút ra và phân tích, gồm: tính tổng hợp, tính hai chiều, tính động, tính mở

và tính hệ thống MTĐT bao gồm nhiều yếu tố thường xuyên vận động, vàmức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến ý định và hành vi của nhà đầu tư sẽ rấtkhác nhau theo thời gian Tuy nhiên, chỉ ít các yếu tố của MTĐT tạo ra ràocản lớn đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam Trên cơ sở đó, tác giả xác định ưutiên giải quyết các yếu tố trở ngại trọng yếu, luận án đề xuất một số giải phápcải thiện MTĐT nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI

Nguyễn Tấn Vinh (2011), Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh [124], tác giả luận án

nghiên cứu ảnh hưởng của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố HồChí Minh Theo tác giả, nguồn vốn FDI ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gianqua là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành(nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) và nội bộ ngành công nghiệp và quan trọnghơn “FDI đang chuyển dần từ thâm dụng về lao động sang các ngành thâm dụngvốn và công nghệ, đây là những bước đi cần thiết trong quá trình tăng trưởng theochiều sâu của Thành phố” [118, tr.123] Tác giả phân tích những hạn chế cần xử

lý như chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng yếu và thiếu đồng bộ, côngnghiệp phụ trợ chưa phát triển, chưa có kế hoạch tổng thể và chiến lược FDI phục

vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng bộ Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp cụthể nhằm thu hút FDI phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nguyễn Xuân Trung (2012), Một số giải pháp nâng cao chất lượng đầu

tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 [99], luận án tiến

sĩ Kinh tế, Học viện Khoa học Xã hội Tác giả đã đưa ra khái niệm “chất

lượng FDI” gắn với phát triển bền vững tại Việt Nam và đưa ra một số nội

dung như FDI với vấn đề bảo vệ môi trường, chuyển giao công nghệ Tác giảphân tích những căn cứ về tình hình dòng vốn FDI vào Việt Nam trong bối

Trang 20

cảnh trong nước và thế giới gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củaViệt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020 và đề ra những giải pháp nhằm nângcao chất lượng FDI trong giai đoạn đó.

Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Quốc Việt (2014), Môi trường đầu tư hướng tới

phát triển bền vững tại Việt Nam [81] Cuốn sách gồm 02 phần: Phần thứ nhất

của cuốn sách đề cập đến thực trạng MTĐT của Việt Nam hiện nay, tập trung vàomôi trường thể chế, ổn định kinh tế vĩ mô, nguồn nhân lực…, có so sánh, xem xéttrong mối tương quan với các nước trong khu vực Việc cải thiện MTĐT sẽ có tácđộng rất lớn đến thu hút đầu tư nói chung, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói

riêng Phần thứ hai của cuốn sách đề cập đến các khía cạnh của MTĐT hướng tới

phát triển bền vững trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể như quản lý nguồn nước,khai thác hải sản, thương mại, đầu tư công và đầu tư trực tiếp nước ngoài…

1.1.2.2 Những nghiên cứu về môi trường đầu tư ở các vùng, miền, địa phương

Vương Đức Tuấn (2007), Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút

đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001 - 2010

[100], luận án đã nêu được thực trạng về cơ chế chính sách thu hút đầu tư trựctiếp nước ngoài tại Hà Nội và đề ra các giải pháp để hoàn thiện cơ chế chínhsách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thủ đô Hà Nội Luận án đưa ra cácyếu tố của MTĐT bao gồm: hệ thống pháp luật, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,môi trường kinh doanh, trình độ phát triển của nền kinh tế, lao động và tàinguyên, thủ tục hành chính Tuy nhiên, tác giả không đề cập đến yếu tố chấtlượng nguồn nhân lực và năng lực quản lý của Nhà nước, vốn là những yếu tốcủa MTĐT Mặt khác, hiện nay Nhà nước không ban hành chính sách riêng đốivới đầu tư nước ngoài mà gộp thành chính sách chung về đầu tư kể từ khi LuậtĐầu tư được ban hành năm 2005 và có hiệu lực từ 1/7/2006 Ngoài ra, chínhsách đầu tư chỉ là một trong nhiều yếu tố tác động đến MTĐT

Nguyễn Thị Bích Vân (2007), “Thu hút đầu tư là nhiệm vụ của các tỉnh”

[122], nội dung bài viết nói về cuộc cạnh tranh giữa các tỉnh trong hoạt động xúc

Trang 21

tiến đầu tư kể từ khi thực hiện phân cấp về đầu tư cho các tỉnh theo quy định tạiLuật Đầu tư năm 2005 Tác giả nhận định, cuộc cạnh tranh giữa các tỉnh về xúctiến đầu tư ngay trong một vùng dẫn đến chồng chéo, trùng lắp giữa các tỉnh.Chưa có sự phối hợp để các hoạt động đầu tư phù hợp với quy hoạch, dẫn đến cácnhà đầu tư gặp khó khăn khi thực hiện dự án Tuy nhiên, bài viết chưa đề ra giảipháp để không dẫn tới việc các tỉnh cạnh tranh trong thu hút đầu tư như hiện nay.

Đỗ Hải Hồ (2011), Cải thiện môi trường đầu tư ở các tỉnh vùng trung du,

miền núi phía Bắc Việt Nam [41], đề tài nghiên cứu, đánh giá thực trạng MTĐT tại

các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, tìm ra hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế

và đề xuất giải pháp cải thiện MTĐT trong thời gian tới Song đề tài mới chỉ dừnglại ở quan niệm MTĐT chung chung, chưa đưa ra khái niệm mang tính chất điểnhình địa phương (đặc biệt là đặc trưng MTĐT vùng trung du miền núi phía Bắc),đồng thời yếu tố tác động như chính trị - xã hội, tiềm năng có thể khai thác và yếu

tố hội nhập ít khi được đề cập Mặc dù, tác giả đề xuất mô hình kinh tế lượng gồmcác biến ứng với từng yếu tố (như tính đồng thuận, chất lượng cơ sở hạ tầng địaphương, chất lượng nguồn nhân lực) tác động đến MTĐT trong quá trình phân tích

và hướng tới cải thiện tại các tỉnh trung du miền núi phía Bắc

1.1.2.3 Những nghiên cứu liên quan đến phát triển kinh tế

và xây dựng môi trường đầu tư ở Hải Phòng

Trần Thị Phương Mai (2007), Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng [59], luận án đã hệ

thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến hiệu quả thu hút vàhiệu quả sử dụng vốn FDI tại địa phương trên góc độ quản lý vĩ mô của quốcgia và địa phương tiếp nhận vốn: khái niệm, đặc điểm, nội dung Luận án đã

đi sâu nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút và hiệu quả

sử dụng vốn FDI tại địa phương tiếp nhận; thiết lập được bộ tiêu chí định tính

và định lượng giúp đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI và tạo đượckhung phân tích lý thuyết cần cho triển khai đánh giá và đề xuất thực hiện thuhút và sử dụng vốn FDI trên địa bàn thành phố Hải Phòng Trên cơ sở lý luận về

Trang 22

hiệu quả thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI trên góc độ quản lý vĩ mô của quốcgia và địa phương tiếp nhận vốn FDI, tác giả thực hiện các bước tiếp theo trongquá trình nghiên cứu kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học, thực hiệnkhảo sát thực tế các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hải Phòng, thu thậpcác số liệu thứ cấp từ Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các sở,ban, ngành và lãnh đạo các đơn vị quản lý hoạt động FDI tại Hải Phòng để làm rõthực trạng, đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế

đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tạithành phố Hải Phòng giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Đan Đức Hiệp (2010), Kinh tế Hải Phòng 25 năm đổi mới và phát triển (1986

- 2010) [38], cuốn sách gồm bảy chương, cung cấp cho người đọc nhiều góc nhìn

về thực tiễn và kinh nghiệm phát triển kinh tế của một thành phố - đô thị lớn nhưHải Phòng Nội dung cuốn sách thể hiện rõ những tư tưởng chủ đạo sau:

Một là, sự chủ động, sáng tạo, nhạy bén và quyết tâm cao trong chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện những chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế của Đảng

bộ và chính quyền các cấp ở thành phố Hải Phòng, dưới ánh sáng đổi mới và pháttriển của Đảng Cộng sản Việt Nam Năm chương đầu cuốn sách là những chặngđường phát triển của thời kỳ 1986 - 2010 Ở mỗi chặng đường, cuốn sách đã chỉ

ra thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cho bước phát triển tiếp theo

Hai là, những thành tựu nổi bật về kinh tế mà Hải Phòng đã đạt được trên cáckhía cạnh then chốt như tăng trưởng công nghiệp, phát triển dịch vụ, phát triển nôngnghiệp, nông thôn; phát triển doanh nghiệp; thu ngân sách và thu hút, huy độngnguồn lực đầu tư; quản lý, phát triển đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triểngiáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa thông tin; xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm an sinh

xã hội Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích về sự lãnh đạo, chỉđạo, tổ chức thực hiện của thành phố Hải Phòng qua 25 năm đổi mới

Ba là, trên cơ sở phân tích sâu sắc đặc điểm, xu hướng phát triển kinh tế thếgiới những thập niên đầu của thế kỷ XXI, tham khảo chiến lược phát triển kinh tếViệt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2050, tác giả cuốn sách đã dự báo triển vọng

Trang 23

phát triển của Hải Phòng thông qua việc trình bày các quan điểm và phân tíchđịnh hướng phát triển kinh tế đến năm 2020 và tầm nhìn 2050, trong đó đặc biệtnhấn mạnh đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnhtranh nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Hải Phòng để thực hiệnthắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 5

tháng 8 năm 2003 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển thành phố Hải

Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Đoàn Văn Thạo (2012), Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics

của thành phố Hải Phòng theo hướng hiện đại [93], luận án đã làm rõ về mặt

lý luận như: Nội hàm cơ sở hạ tầng logistics theo hướng hiện đại trên địa bànThành phố và vai trò của nó đối với thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Xác định các yêu cầu đốivới hệ thống cơ sở hạ tầng logistics theo hướng hiện đại cần phải đáp ứngtrong quá trình xây dựng và phát triển Xác định được các chính sách cơ bảntác động đến sự phát triển cơ sở hạ tầng logistics theo hướng hiện đại trên địabàn Thành phố Phân định các chính sách tác động đến sự phát triển cơ sở hạtầng phần cứng và cơ sở hạ tầng phần mềm đối với sự phát triển ngành dịch

vụ logistics của thành phố Hải Phòng trong hội nhập và phát triển Về mặtthực tiễn, tác giả đã phân tích và đánh giá đúng chính sách phát triển cơ sở hạtầng logistics theo hướng hiện đại của thành phố Hải Phòng trong thời gianqua và những vấn đề đặt ra trong hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở

hạ tầng Đề xuất các giải pháp liên quan đến các chính sách chủ yếu tác độngđến sự phát triển cơ sở hạ tầng logistics theo hướng hiện đại của thành phốHải Phòng góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa dịch vụ logistics trở thànhngành dịch vụ mũi nhọn của Thành phố

Nguyễn Thị Hải Hà (2015), Vai trò của nhà nước trong phát triển khu

vực dịch vụ ở Hải Phòng [37], luận án đã hệ thống hoá những lý thuyết nền

tảng về phát triển khu vực dịch vụ cấp tỉnh, xây dựng hệ thống các nội dungthể hiện vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ cấp tỉnh mà các

Trang 24

nghiên cứu trước đó chưa đề cập Bên cạnh đó, luận án còn xây dựng các tiêuchí đánh giá hiệu quả vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ cấptỉnh làm căn cứ phân tích thực tiễn Luận án phân tích thực trạng vai trò củachính quyền thành phố Hải Phòng trong phát triển các ngành dịch vụ, nhất làcác dịch vụ liên quan đến hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế, xãhội trên địa bàn; chỉ ra những hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân hạn chế trongcác hoạt động quản lý của chính quyền thành phố Hải Phòng liên quan đếnviệc phát triển dịch vụ ở đây; kiến nghị, đề xuất những giải pháp phát huy vaitrò của chính quyền Thành phố nhằm phát triển hiệu quả các ngành dịch vụtrong thời gian tới Các giải pháp nêu ra trong luận án giúp chính quyền thànhphố Hải Phòng tham khảo, cân nhắc để hiện thực hoá sẽ giúp phát huy hơnnữa vai trò nhà nước, đồng thời thúc đẩy khu vực dịch vụ phát triển phù hợpvới tiềm năng và xứng tầm của một thành phố trực thuộc Trung ương

Phùng Văn Thanh (2016), Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai

của các doanh nghiệp qua nghiên cứu thực tế tại thành phố Hải Phòng [86],

luận án đã đi sâu khai thác các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư mở rộngdiện tích đất cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Luận án đã xácđịnh và chứng minh sự ảnh hưởng của 7 nhân tố đến xu hướng lựa chọn đầu

tư mở rộng đất cho sản xuất của doanh nghiệp Qua khảo sát mức độ tácđộng của 7 nhân tố trên đến quyết định lựa chọn đất phục vụ sản xuất củadoanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng chỉ ra rằng: khả năng tiếp cậnthông tin và giá thuê đất là hai yếu tố đang cản trở quyết định đầu tư thuê đất,hay tiến hành mở rộng diện tích đất thuê phục vụ sản xuất của doanh nghiệptrên địa bàn thành phố Hải Phòng

1.2 Giá trị của các công trình đã tổng quan và những vấn đề luận

án tập trung nghiên cứu

1.2.1 Giá trị của các công trình đã tổng quan đối với đề tài luận án

* Về mặt tư liệu

Đánh giá chung, các công trình nghiên cứu liên quan đến MTĐT khá

Trang 25

phong phú về thể loại, bao gồm sách, đề tài khoa học các cấp, bài báo khoahọc và cũng được nhiều tác giả lựa chọn làm luận án tiến sĩ Giá trị của cáccông trình tổng quan đã cung cấp những thông tin khoa học khá sâu rộng liênquan đến MTĐT để có thể kế thừa, vận dụng vào trình bày, làm rõ một số nộidung trong khung lý thuyết của luận án Đồng thời, quá trình tổng quan cáccông trình có liên quan đã góp phần làm bộc lộ những “khoảng trống khoahọc” cần được nghiên cứu làm sáng tỏ, nhất là dưới góc độ của Khoa họcLịch sử Đảng Với tư cách là một luận án tiến sĩ lịch sử, ngành Lịch sử ĐảngCộng sản Việt Nam thì vấn đề MTĐT chưa được nghiên cứu nhiều, nhất lànghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng về xây dựngMTĐT trên địa bàn Thành phố Đó chính là cơ sở để khẳng định việc nghiêncứu, thực hiện đề tài luận án là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc,góp phần làm phong phú thêm hệ thống tư liệu về lãnh đạo xây dựng MTĐT

ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng

* Về cách tiếp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu về MTĐT được tiếp cận dưới nhiều góc độkhác nhau và chủ yếu trên các chuyên ngành của kinh tế (Quản trị kinh doanh,Kinh tế thương mại, Kinh tế tài chính…) và sử dụng nhiều phương phápnghiên cứu như phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, logic Sự đa dạng trongcách tiếp cận với nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau đã cung cấp hệthống kiến thức khá đầy đủ về MTĐT để luận án kế thừa, phát triển, đồngthời giúp nghiên cứu sinh có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề nghiên cứu đadiện hơn, với sự phân tích, luận giải về xây dựng MTĐT trong mối quan hệbiện chứng và tác động tương hỗ với các lĩnh vực của đời sống xã hội

* Về nội dung nghiên cứu

Các công trình bước đầu đã trình bày những vấn đề cơ bản về xây dựngMTĐT như: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đầu tư tới tăng trưởng kinhtế; Khái niệm, đặc điểm của MTĐT và tác động của việc cải thiện MTĐT tớikết quả tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo; Phân tích những yếu tố tác

Trang 26

động đến MTĐT, mối quan hệ giữa chúng và phân loại thành 2 nhóm yếu tốthuộc môi trường cứng và nhóm yếu tố thuộc môi trường mềm, đồng thời đềxuất những nội dung cần tập trung cải thiện; Phân tích tính đa dạng của cácyếu tố thuộc MTĐT và vai trò khác nhau của từng yếu tố với MTĐT; Kinhnghiệm trong nước và thế giới về cải thiện MTĐT.

Các công trình bước đầu đã có những đánh giá về xây dựng MTĐT: Thực

trạng MTĐT tại Việt Nam, những thành tựu đạt được, hạn chế và một số giảipháp để cải thiện MTĐT tại Việt Nam

Có thể nhận thấy, các đề tài mới chỉ nghiên cứu dưới góc độ kinh tế học,

đề cập tới thực trạng cũng như giải pháp cải thiện MTĐT trong nước để pháttriển kinh tế - xã hội, đây là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong giai đoạnhiện nay, khi mà các doanh nghiệp trong nước đã phát triển mạnh trongnhững năm gần đây, đặc biệt là kể từ khi Luật Đầu tư được ban hành năm

2005 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006

Dưới góc độ Lịch sử Đảng, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệthống về quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về xây dựng MTĐT trong một giaiđoạn nhất định Trên địa bàn cụ thể là thành phố Hải Phòng cũng chưa có côngtrình nào nghiên cứu chuyên sâu về quá trình Đảng bộ Thành phố lãnh đạo, chỉđạo xây dựng MTĐT, đánh giá thực trạng nguyên nhân và rút ra những bài họckinh nghiệm để vận dụng trong cải thiện MTĐT những năm tiếp theo

1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Trên cơ sở khoảng trống các công trình đã công bố chưa nghiên cứu,luận án tập trung nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ thành phố HảiPhòng về xây dựng MTĐT trên địa bàn Thành phố từ năm 2005 đến năm

Trang 27

chính sách của Nhà nước về xây dựng MTĐT; Điều kiện tự nhiên, kinh tế

-xã hội của thành phố Hải Phòng và thực trạng xây dựng MTĐT ở thànhphố Hải Phòng trước năm 2005 Đây là những yếu tố khách quan và chủquan, thường xuyên chi phối, tác động đến quá trình Đảng bộ thành phốHải Phòng lãnh đạo xây dựng MTĐT

Hai là, chủ trương và quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng chỉ đạo xây dựng MTĐT từ năm 2005 đến năm 2015.

Đây là nội dung quan trọng, quyết định nhất đối với chất lượng luận án.Luận án tập trung hệ thống hóa chủ trương của Đảng bộ thành phố Hải Phòng

về xây dựng MTĐT từ năm 2005 đến năm 2015 bao gồm những nội dung cơbản về quan điểm, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựngMTĐT Đồng thời, luận án sẽ làm rõ quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng

chỉ đạo tổ chức thực hiện xây dựng MTĐT trên các mặt: Một là, xây dựng cơ chế chính sách, tạo dựng môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư; hai là, cải

cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động đầu tư;

ba là, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; bốn là, phát triển

nguồn nhân lực Đặc biệt, để nâng cao tính lịch sử và làm rõ tính năng độngsáng tạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong xác định chủ trương và chỉđạo xây dựng MTĐT trong những năm 2005 đến năm 2015, luận án phântích, so sánh làm rõ sự phát triển trong hoạt động lãnh đạo của Đảng bộThành phố qua 2 giai đoạn (2005 - 2010 và 2010 - 2015)

Ba là, ưu điểm, hạn chế trong hoạt động lãnh đạo xây dựng MTĐT của Đảng bộ thành phố Hải Phòng từ năm 2005 đến năm 2015

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu ở hai chương mô tả lịch sử và các vănbản có liên quan của Thành ủy, UBND, các sở, ban, ngành, luận án tổng kết,khái quát, đánh giá ưu, khuyết điểm trong xác định chủ trương, chỉ đạo thựchiện của Đảng bộ thành phố Hải Phòng và kết quả thực tiễn về xây dựngMTĐT ở thành phố Hải Phòng trong những năm 2005 - 2015 Trong đánhgiá, nhận xét về công tác hoạch định chủ trương luận án làm rõ sự quán triệt

Trang 28

và vận dụng sáng tạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng đối với chủ trươngxây dựng MTĐT của Đảng và thể hiện sự phù hợp với tính đặc thù, khác biệtcủa địa phương Nhận xét quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện, luận án tậptrung làm rõ sự chỉ đạo toàn diện, sát thực tiễn với những cách làm hay, sángtạo của địa phương Đánh giá, nhận xét kết quả thực tiễn luận án sẽ tổng kếtđánh giá toàn diện kết quả xây dựng MTĐT trên địa bàn thành phố Hải Phòngvới ưu, khuyết điểm đồng thời, chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân củanhững hạn chế, khuyết điểm

Bốn là, những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo xây dựng MTĐT từ năm 2005 đến năm 2015.

Đây là nội dung cơ bản tạo nên giá trị và sức sống của luận án với tư cách

là đề tài khoa học lịch sử, đồng thời là vấn đề tâm huyết, đòi hỏi người nghiêncứu phải nỗ lực giải quyết để đem lại đóng góp có giá trị của luận án Khônglặp lại việc đúc rút kinh nghiệm theo dạng tổng kết hoạt động của xây dựngMTĐT hay phản ánh các quan niệm xây dựng MTĐT như một số nghiên cứu

đã công bố trước đây, trong luận án khi đúc rút kinh nghiệm luôn quán triệttính toàn diện từ hoạt động xác định chủ trương, chỉ đạo thực hiện và thực tiễnlịch sử Hệ thống kinh nghiệm được xây dựng dựa trên cả những thành công vànhững vấn đề chưa thành công trong thực tiễn lãnh đạo xây dựng MTĐT củaĐảng bộ thành phố Hải Phòng trong những năm 2005 - 2015 Qua đó, thể hiệntính đặc thù trong lãnh đạo xây dựng MTĐT ở thành phố Hải Phòng

Trang 29

Kết luận chương 1

Xây dựng MTĐT là hướng đi chiến lược nhằm tạo thuận lợi và huy độngmọi nguồn lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng tập trung,hiện đại và bền vững Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng xâydựng, cải thiện MTĐT từ điểm xuất phát còn có nhiều bất cập, hạn chế về lý luận

và thực tiễn về xây dựng MTĐT so với nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới Vìvậy, nghiên cứu về xây dựng, cải thiện MTĐT ở Việt Nam đã được đề cập ởnhiều công trình nghiên cứu với tính đa dạng của nội dung và phương pháp tiếpcận cũng như cách thức giải quyết vấn đề ở nhiều chuyên ngành khoa học

Thành công của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đềtài luận án là tương đối toàn diện, giải quyết nhiều vấn đề về lý luận và thựctiễn xây dựng, cải thiện MTĐT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Dùtiếp cận ở nhiều chuyên ngành, song các công trình cơ bản thống nhất khẳngđịnh vị trí, vai trò, tác động của xây dựng, cải thiện MTĐT đối với phát triểnkinh tế - xã hội Các nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng hoạt động, kết quả vànhững kinh nghiệm cũng như giải pháp xây dựng, cải thiện MTĐT ở một sốquốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng

Việc tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đã gópphần hệ thống hóa các tài liệu, khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình,tiếp thu được những nội dung có thể tham khảo kế thừa; đồng thời, chỉ ra nhữngvấn đề chưa được nghiên cứu làm rõ Vận dụng phương pháp luận sử họcmacxít, căn cứ vào đối tượng, chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu của khoa họcLịch sử Đảng, nghiên cứu sinh đã xác định được những “khoảng trống” khoa

học - những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết Vì vậy, đề tài “Đảng bộ

thành phố Hải Phòng lãnh đạo xây dựng môi trường đầu tư từ năm 2005 đến năm 2015” là đề tài không trùng lặp với các công trình đã công bố Đặc biệt,

trong bối cảnh thực hiện chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế, phát triển nhanh vàbền vững hiện nay, xây dựng, cải thiện MTĐT đang đặt ra những nội dung, yêucầu mới Do đó, đề tài luận án sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc

Trang 30

Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VỀ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ (2005 - 2010) 2.1 Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ thành phố Hải Phòng về xây dựng môi trường đầu tư

2.1.1 Những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo xây dựng môi trường đầu tư

2.1.1.1 Tình hình thế giới, trong nước

* Tình hình thế giới

Những năm 2005 - 2010, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế

lớn Kinh tế thế giới và khu vực có bước phục hồi và phát triển Tuy nhiên,cuộc khủng hoảng tài chính ở nước Mỹ trong những năm 2007 - 2009 diễn ratrong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán đã dẫn tới cuộc khủnghoảng tài chính toàn cầu, gây hệ lụy cho nhiều quốc gia những năm sau này.Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu

tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là cácnước đang phát triển Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồntài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ giữa các nướcngày càng gay gắt Khoa học và công nghệ có bước tiến nhảy vọt với nhữngđột phá lớn trên nhiều lĩnh vực

Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo,chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, nhữngtranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên diễn ra ởnhiều nơi (trong đó có những nước là bạn bè, đối tác truyền thống của Việt Nam),với tính chất ngày càng phức tạp Các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gay gắt.Nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức quốc tế phối hợpgiải quyết: khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngàycàng lớn; sự gia tăng dân số cùng với các luồng dân di cư; tình trạng khan hiếmnguồn năng lượng, cạn kiệt tài nguyên, môi trường tự nhiên bị hủy hoại; biến đổi

Trang 31

khí hậu ngày càng phức tạp kèm theo những thiên tai khó lường; các dịch bệnh lớn,các tội phạm xuyên quốc gia có chiều hướng tăng.

Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nóiriêng, xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng, nhưng luôn tiềm

ẩn những nhân tố gây mất ổn định như: tranh chấp về ảnh hưởng và quyềnlực, về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên giữa các nước; những bất ổn

về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số nước

* Tình hình trong nước

Sau 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Việt Nam đã đạt được những thànhtựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho thế và lực của Việt Nam lớn mạnh hơnnhiều so với trước Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động và tích cựchội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hoà bình tạo thêm nhiều thuậnlợi cho đất nước đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh hơn.Trong những năm 2001 - 2005, Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, tháchthức, đạt được những thành tựu rất quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược

10 năm phát triển kinh tế - xã hội Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá nhanh Thểchế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng bước đầu.Hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại có bước tiến mới rất quan trọng.Tiềm lực kinh tế, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường đáng kể Khả năngđộc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng lên Văn hoá - xã hội có tiến bộ trênnhiều mặt Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; xoá đói,giảm nghèo đạt kết quả nổi bật Chính trị - xã hội ổn định Độc lập chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia được giữ vững Thế và lực của đất nướcvững mạnh thêm, vị thế quốc tế của nước ta được nâng lên rõ rệt

Tuy nhiên, những thành tựu đã đạt được trong những năm qua còn dướitiềm năng phát triển của đất nước Kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém, bấtcập; việc huy động và sử dụng các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực, vàocông cuộc phát triển kinh tế - xã hội còn kém hiệu quả và chưa tương xứngvới tiềm năng, hạn chế sự phát triển Trình độ phát triển kinh tế và công nghệ

Trang 32

vẫn tụt hậu so với nhiều nước xung quanh Sức cạnh tranh của nền kinh tế,chất lượng và tính bền vững của sự phát triển còn hạn chế Kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển Việc xây dựng thể chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tếcòn nhiều vướng mắc, khó khăn Văn hoá - xã hội phát triển chưa ngang tầm

và còn nhiều vấn đề bức xúc Bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chứcđổi mới chậm; quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi Sức mạnh đạiđoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy thật tốt Thực trạng trên để lạinhiệm vụ nặng nề cho 5 năm 2006 - 2010

Tình hình thế giới và trong nước nêu trên đã tác động, ảnh hưởng đếnviệc xây dựng MTĐT của thành phố Hải Phòng Trong đó, những thuận lợi vềquan điểm, chủ trương của Đảng, về cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước

và một không gian kinh tế mở, hội nhập và liên kết chặt chẽ là những yếu tốrất cơ bản thúc đẩy cải thiện MTĐT của Thành phố; là cơ sở trực tiếp đểĐảng bộ, Thành ủy Hải Phòng xác định chủ trương, chỉ đạo xây dựng MTĐT.Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực do những bất ổn của tình hình thế giớivới sự gia tăng của các hoạt động khủng bố; khủng hoảng tài chính và nănglượng; sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các quốc gia, các khu vực, cácđịa phương trong thu hút nguồn vốn đầu tư là những yếu tố thường xuyêntác động, ảnh hưởng đến quá trình xây dựng, cải thiện MTĐT của thành phốHải Phòng, đòi hỏi Đảng bộ Thành phố phải có những chủ trương, quyết sáchđúng đắn, kịp thời nhằm khắc phục những tác động tiêu cực, cải thiện MTĐT,góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố

2.1.1.2 Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng môi trường đầu tư

* Chủ trương của Đảng về xây dựng môi trường đầu tư

Trước đổi mới năm 1986, thu hút đầu tư và MTĐT là những khái niệmkhá xa lạ với Việt Nam Điều này xuất phát từ những nhận thức không đầy

đủ, chủ quan, duy ý chí về các quy luật kinh tế của thời kỳ quá độ, về sản xuất

Trang 33

hàng hóa và kinh tế thị trường Hệ quả dẫn đến là chính sách đoạn tuyệt vớicác quan hệ sản xuất hàng hóa, kinh tế nhiều thành phần và các mối quan hệkinh tế với những nước tư bản chủ nghĩa Chính sách ấy, theo Lênin “là một

sự dại dột và tự sát đối với đảng nào muốn áp dụng nó”[55, tr.267] Trongđiều kiện cụ thể của nước Nga sau Cách mạng tháng Mười, V.I.Lênin đã luậnchứng nhiều lần việc phải thực hiện Chính sách kinh tế mới - NEP và sự cầnthiết phải có những hình thức như: “tô nhượng”, “hợp tác xã”, “đại lý”, “hợpđồng cho thuê” để lôi kéo được đầu tư từ các nước tư bản phát triển cũng như

từ tư bản tư nhân trong nước nhằm bổ sung nguồn vốn, công nghệ và phươngthức tổ chức kinh doanh hiện đại cho lĩnh vực công nghiệp đang còn non yếu

và kiệt quệ sau chiến tranh

Thực tiễn công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã chứng minh tính đúng đắncủa NEP cũng như những quan điểm của Lênin về chính sách hu hút, sử dụngnguồn vốn đầu tư, công nghệ của tư bản tư nhân cả trong và ngoài nước TừĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) - chính thức thừa nhận

sự hiện diện của đầu tư tư bản tư nhân nước ngoài - đến Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ VII của Đảng (1991), đã hình thành chủ trương nhất quán về thuhút đầu tư nước ngoài và bước đầu khẳng định sự cần thiết phải tạo lập môitrường thuận lợi, ổn định, đặc biệt là cải thiện các thủ tục hành chính để thuhút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế -

xã hội đến năm 2000” nêu rõ: “Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi chongười nước ngoài vào nước ta đầu tư, hợp tác kinh doanh Xây dựng thể chếđồng bộ, ổn định, thuận tiện và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh; thống nhấtđầu mối giải quyết các thủ tục và yêu cầu đầu tư của nước ngoài” [33, tr.179].Qua hơn 10 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài (1987), nhận thứccủa Đảng về thu hút đầu tư và xây dựng MTĐT đã có bước phát triển mới Chủtrương về xây dựng MTĐT thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, nhà đầu tư cảtrong và ngoài nước bước đầu được đề cập ở Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX của Đảng (2001) và được bổ sung, phát triển ở Đại hội đại biểu toàn quốc lần

Trang 34

thứ X của Đảng (2006) khẳng định: “phát huy tối đa mọi lợi thế so sánh củaquốc gia, vùng và địa phương, thu hút mọi nguồn lực tham gia phát triển kinh tế

- xã hội Tạo môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy cácnguồn lực của xã hội cho phát triển, các chủ thể hoạt động kinh doanh bìnhđẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, có trật tự, kỷ cương” [31,tr.78]

Để thực hiện có hiệu quả chủ trương trên, Đại hội X của Đảng xác định cácnhiệm vụ, giải pháp cơ bản:

Một là, “Cải thiện môi trường pháp lý và kinh tế, đa dạng hoá các hình

thức và cơ chế để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vàonhững ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh quan trọng [31, tr.87]

Hai là, “Thực hiện quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa

sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp Táchchức năng quản lý hành chính của Nhà nước khỏi chức năng quản lý kinhdoanh của doanh nghiệp, xoá bỏ “chế độ chủ quản” [31, tr.79]

Ba là, “Xoá bỏ mọi rào cản, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh

thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển không hạn chếquy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất kinhdoanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm [31, tr.86, 87] Cácthành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quantrọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trướcpháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh

Bốn là, gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao

động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầungành Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài; khẩn trương xâydựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, dân tộc,vùng miền ; có cơ chế và chính sách gắn kết có hiệu quả trường đại học với

cơ sở nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp để chuyển giao kết quả nghiêncứu khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh Xây dựng một số trường

Trang 35

đại học trọng điểm đạt trình độ khu vực và quốc tế.

Năm là, hỗ trợ phát triển, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

quan trọng, hệ thống an sinh xã hội Trên cơ sở bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch,huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội, nhất là sân bay quốc tế, cảng biển, đường cao tốc, đường venbiển, đường đông - tây, mạng lưới cung cấp điện, hạ tầng kỹ thuật ở các đô thịlớn Phát triển công nghiệp năng lượng đi đôi với công nghệ tiết kiệm năng lượng.Đối với vùng đồng bằng Sông Hồng (trong đó có thành phố Hải Phòng vớivai trò là một cực của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ) được xác định là địabàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng - anninh Việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của vùngđồng bằng sông Hồng nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng tác độngtrực tiếp và to lớn đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đến sự ổn định

và phát triển của vùng, của đất nước Vì vậy, Bộ Chính trị đã có những nghịquyết chuyên đề về phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng và thành phố HảiPhòng như: Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 của BộChính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninhvùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 5tháng 8 năm 2003 của Bộ Chính trị về xây dựng phát triển thành phố HảiPhòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020

Trong đó đặc biệt là Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị đã thể

hiện rất nhiều quan điểm, chủ trương lớn của Đảng về xây dựng phát triểnthành phố Hải Phòng nói chung và xây dựng MTĐT của Thành phố nói riêng

Để thực hiện tốt xây dựng MTĐT, bảo đảm thực hiện có hiệu quả xâydựng phát triển thành phố Hải phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đạihóa đến năm 2020, Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị chủ trương:

“Tập trung cao hơn mọi nguồn lực của cả địa phương và Trung ương, tạo môitrường thuận lợi nhất, với các cơ chế, chính sách hấp dẫn, đủ mạnh để thu hútđầu tư trong nước và nước ngoài phát triển sản xuất và xây dựng cơ bản hạtầng kinh tế - xã hội, tạo bước đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội của

Trang 36

Thành phố trong thời gian tới” [6, tr.2].

Bộ Chính trị yêu cầu: “Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hoá và đô thị hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và quátrình hội nhập kinh tế quốc tế” [6, tr.3] Đồng thời, phải chủ động phối hợp,liên kết chặt chẽ với thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh và các địa phươngkhác trong vùng để cùng phát huy tiềm năng, lợi thế, vì sự phát triển chung;đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước,xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh; giữ vững kỷ luật, kỷcương Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ

* Chính sách của Nhà nước về xây dựng môi trường đầu tư

Ngày 29 tháng 11 năm 2005, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI đã thông qua Luật Đầu tư và có liệu lực thi hành

từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 Sự ra đời Luật Đầu tư năm 2005 là một bước tiếnquan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Cùng với LuậtDoanh nghiệp năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005 đã tạo ra hệ thống pháp luật đầu

tư chung áp dụng thống nhất cho nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài.Những quy định của Luật Đầu tư năm 2005 đã mở rộng quyền tự chủ trong hoạtđộng đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư bằng việc xóa bỏ một loạt rào cản đầu

tư không phù hợp với thông lệ kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của ViệtNam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện MTĐT theo hướng ngày càng thuận lợi,minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tư

Để cụ thể hóa những quy định của Luật Đầu tư 2005, ngày 22 tháng 9 năm

2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2006/NĐ-CP về Quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư Nghị định nêu rõ: Nhà đầu

tư có quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư, trừtrường hợp đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực cấm đầu tư, cấm kinh doanhtheo quy định của pháp luật; đối với lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư cóquyền tự chủ đầu tư, kinh doanh nếu đáp ứng các điều kiện đầu tư theo quy định

Trang 37

của pháp luật Nhà đầu tư có quyền bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụngcác nguồn vốn tín dụng, đất đai và tài nguyên theo quy định của pháp luật Đối với doanh nghiệp, xây dựng và hoàn thiện chính sách, cơ chế tàichính doanh nghiệp, bảo đảm bình đẳng, ổn định, minh bạch, tạo điều kiệnthuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khai thác và pháthuy mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp phát triển sản xuất,kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.Hoàn thiện chính sách, cơ chế tài chính theo hướng đẩy nhanh quá trình đổimới, sắp xếp gắn liền với việc tăng cường năng lực tài chính cho các doanhnghiệp nhà nước Mở rộng diện các doanh nghiệp nhà nước cần cổ phần hoá,

kể cả các tổng công ty và doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực ngân hàng, bảohiểm, viễn thông Đổi mới căn bản chính sách, cơ chế quản lý tài chính doanhnghiệp nhà nước trên cơ sở tách bạch rõ chức năng quản lý nhà nước theo ngành,lĩnh vực sản xuất kinh doanh với chức năng đại diện chủ sở hữu vốn của Nhànước tại doanh nghiệp; xoá bỏ cơ chế chủ quản; áp dụng cơ chế Nhà nước đặthàng việc sản xuất, cung cấp các hàng hoá và dịch vụ công ích Tổng công ty Đầu

tư và Kinh doanh vốn nhà nước từng bước đảm nhiệm vai trò quản lý đại diện chủ

sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp và chức năng đầu tư tài chính Thực hiện

cơ chế tín dụng đầu tư nhà nước thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam; tạo cơchế chính sách để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được với thị trường vốn(như Quỹ Bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa…)

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng MTĐT vàphát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển của Thành phố.Đây chính là cơ sở trực tiếp để Đảng bộ thành phố Hải Phòng quán triệt, đề rachủ trương xây dựng MTĐT trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2005 - 2010

2.1.1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố cảng biển, nằm ở phía Đông vùng Duyên hải

Trang 38

Bắc Bộ, với diện tích là 1.523,4 km2 Hải Phòng có vị trí thuận lợi để kết nốigiao thông với các tỉnh, thành trong nước và quốc tế thông qua hệ thốngđường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không CảngHải Phòng phát triển khá sớm và là một trong những hải cảng lớn của quốcgia, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, hội nhập, hợp tác với các nước trong khu vực

và trên thế giới Hệ thống giao thông thuận lợi và cảng biển ngày càng đượcđầu tư phát triển hiện đại là yếu tố hấp dẫn, giúp giảm thiểu chi phí vậnchuyển hàng hóa, sản phẩm công nghiệp, được các nhà đầu tư quan tâm, đánhgiá cao Ngoài ra, Hải Phòng còn được xác định là cực tăng trưởng của vùngkinh tế động lực phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là mắt xíchquan trọng trong tuyến “hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam -Trung Quốc”, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc mở rộng và nâng caohiệu quả kinh tế đối ngoại cho các tỉnh miền Bắc

Hải Phòng có nhiều tiềm năng về du lịch như: Khu du lịch Đồ Sơn, HònDáu Resort, Cát Bà với khu dự trữ sinh trữ sinh quyển thiên nhiên đượcUNESCO công nhận Ngoài ra, còn có các đảo nhỏ rải rác trên biển tạo nêncảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải Đây cũng là một tiềmnăng, lợi thế trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực dulịch, chế biến thủy, hải sản, vận tải và đóng tàu

Hệ thống cảng biển của Hải Phòng có lượng hàng hóa thông quan lớn nhấttrong các cảng miền Bắc Cảng Hải Phòng được đầu tư nâng cấp, với trang thiết

bị hiện đại, an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế Lượng hàng hóa qua Cảng giai đoạn

2005 - 2010 là trên 40 triệu tấn/năm Cảng Container Chùa Vẽ được quy hoạchthành khu trung chuyển hàng hóa lớn và hiện đại nhất trong khu vực phía Bắcvới công suất khoảng 7 triệu tấn/năm Thêm vào đó, hệ thống cảng biển bao gồm

9 điểm hạ neo cho tàu có trọng tải tối đa 5.000 DWT trong khu vực tàu Hạ Long

- Hòn Gai Các kho chứa hàng có diện tích trên 600.000 m2, thuận tiện cho việcchứa hàng và vận chuyển Phương tiện phục vụ cho các hoạt động bốc xếp đềuđược trang bị hiện đại, đầy đủ bảo đảm phục vụ cho nhiều tàu vào ra, bốc xếphàng cùng ngày Khu bến Lạch Huyện được xây dựng làm cảng tổng hợp và

Trang 39

cảng container, là khu bến chính của Cảng Hải Phòng, có năng lực tiếp nhận tàu50.000 đến 80.000 DWT Khu Cảng Đình Vũ sẽ được nạo vét, cải tạo để có thểtiếp nhận được tàu 20.000 đến 30.000 DWT [4, tr.232].

Mạng lưới đường bộ của Hải Phòng đến Hà Nội và các tỉnh phía Bắcthông qua Quốc lộ 5 và Quốc lộ 10, đã được Chính phủ đầu tư nâng cấp.Mạng lưới giao thông đô thị cũng được đầu tư mới, mở rộng và nâng cấp đểthuận tiện cho việc giao lưu kinh tế với các tỉnh lân cận Thái Bình, QuảngNinh, Hải Dương, Hà Nội Mạng lưới đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - LàoCai, nối liền tới Côn Minh (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc); Hải Phòng - Hà Nội

- Lạng Sơn - Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) rất thuận tiện cho việcvận chuyển người và hàng hóa Các tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội nốiliền với nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc và phía Nam tới Thành phố Hồ ChíMinh, thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hóa đi và đến cảng Hải Phòng.Mạng lưới đường hàng không của Hải Phòng cũng phát triển nhanh, với cácchuyến bay nội địa tới các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, ĐàNẵng; sân bay Cát Bi cũng được cải tạo, sửa chữa, nâng cao năng lực vậnchuyển và dự kiến được Chính phủ cho phép nâng cấp thành cảng hàng khôngquốc tế dự bị cho sân bay quốc tế Nội Bài

Mạng lưới bưu chính, viễn thông trong nước và quốc tế, hệ thống dịch vụ chongười nước ngoài với hàng loạt các phương tiện, trang thiết bị hiện đại, đa dạngđáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao, bảo đảm các tiện ích sử dụng và phục vụkhách hàng, các nhà đầu tư kinh doanh và sinh sống tại Thành phố Hầu hết mọihoạt động của chính quyền cũng như các cơ quan nhà nước đều được số hóa, giaodiện chủ yếu qua internet và công khai trên các cổng thông tin điện tử

Hải Phòng có nhiều KCN, chế xuất và khu kinh tế Điển hình là các KCNNomura Hải Phòng được thành lập vào năm 1994 KCN Nomura được coi là tốtnhất Việt Nam về hạ tầng cơ sở, có diện tích 153 ha, với trạm cung cấp điện độclập, nhà máy nước, 1 tổng đài điện thoại và nhiều phương tiện công cộng khác.Nhờ đầu tư kịp thời bằng các dự án cấp nước vay vốn ODA của Phần

Trang 40

Lan, Ngân hàng Thế giới (WB), hệ thống cung cấp nước sạch của Hải Phòngđược đánh giá là tốt nhất Việt Nam bảo đảm cung cấp đủ nước cho nhu cầusản xuất và tiêu dùng.

Ngoài nguồn cung cấp điện năng từ mạng lưới quốc gia của khu vựcphía Bắc, Hải Phòng có một số nhà máy cung cấp điện (lớn nhất là nhà máyđiện Tam Hưng, tại huyện Thủy Nguyên) luôn bảo đảm cung cấp đầy đủ điệnnăng cho sản xuất và tiêu dùng của Thành phố Mạng lưới cấp điện đã đượcđầu tư nâng cấp nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu phát triển sản xuất, nângcao mức sống cả ở Thành phố và các vùng nông thôn, hải đảo

Dân số thành phố Hải Phòng năm 2005 là 1.773.43 người, là thành phố đôngdân thứ 3 của cả nước (sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) Mật độ dân số là

1221 người/km2 Trong giai đoạn 2000 - 2005, dân số Hải Phòng phát triển theo

cơ cấu dân số trẻ Số người dưới 15 tuổi năm 2000 là: 482,04 nghìn người, bằng28,5% tổng dân số, năm 2005 là: 375,23 nghìn người, bằng 20,19% tổng dân số.Trong khi đó, số người từ 15 tuổi đến dưới 60 tuổi tăng mạnh từ 1.043,72 nghìnngười, bằng 61,71% dân số năm 2000 lên thành 1.290,55 nghìn người, bằng69,45% dân số năm 2006 Số người từ 60 tuổi trở lên cũng có sự tăng nhẹ

Về quy mô lực lượng lao động: Trong giai đoạn 2001 - 2005, lao động

từ 15 tuổi trở lên của Hải Phòng tăng cả về số lượng (tăng 283,36 nghìn người

so với năm 2000, tăng 23,8%) Điều này giúp cho Thành phố bổ sung lựclượng lao động hằng năm và bảo đảm nguồn cung lao động cho mọi hoạtđộng kinh tế.[Phụ lục 8]

Nhìn chung, nguồn nhân lực Hải Phòng có các ưu điểm: số lượng dồidào, tuổi đời còn trẻ, cần cù, chịu khó, có trình độ học vấn và trình độ chuyênmôn kỹ thuật, năng động, nhạy bén, có khả năng tiếp thu khoa học, kỹ thuật,

…Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của Hải Phòng chưa cao, chưa đápứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài Số lao động được tuyểnchọn vào làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài đều phải đào tạo lại Tình

trạng “thừa thầy, thiếu thợ” vẫn phổ biến, lực lượng lao động của Thành phố

Ngày đăng: 26/01/2024, 06:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w