VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ...HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNGCÔNG CHỨCĐỀ THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2024Đề thi viết: Môn chuyên ngànhThời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi mẫu mô phỏng) Câu 1: AnhChị hãy phân tích “Nguyên tắc xét xử công khai được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015”. (20 điểm) 1. Điều 33 Hiến pháp 2013 quy định về nguyên tắc xét xử và được cụ thể hóa nguyên tắc này trong BLTTTHS. Xét xử công khai là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tố tụng hình sự được quy định tại Điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 và được khẳng định lại tại BLTTHS năm 2015. (2 điểm) 2. Điều 25 BLTTHS năm 2015 quy định: “Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”. Nội dung nguyên tắc này một mặt thể hiện tính dân chủ, tạo điều kiện cho nhân dân kiểm tra, giám sát được các hoạt động của Tòa án, của các chủ thể tiến hành tố tụng, qua đó phát hiện những thiếu sót hoặc sai lầm trong tiến trình giải quyết vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, của công dân theo quy định của pháp luật, mặt khác qua xét xử công khai còn có tác dụng tuyên truyền pháp luật cho quần chúng nhân dân. (5 điểm)
Trang 1VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG
CÔNG CHỨC
ĐỀ THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2023
Đề thi viết : Môn Chuyên ngành
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
MÃ ĐỀ: 02/NVKS
(Đề thi tuyển dụng công chức nghiệp vụ
kiểm sát)
(Đề mẫu mô phỏng)
Câu 1: Anh/Chị hãy phân tích “Nguyên tắc xét xử công khai được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015” (20 điểm)
1 Điều 33 Hiến pháp 2013 quy định về nguyên tắc xét xử và được cụ thể hóa nguyên tắc này trong BLTTTHS Xét xử công khai là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tố tụng hình sự được quy định tại Điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 và được khẳng định lại tại BLTTHS năm 2015 (2 điểm)
2 Điều 25 BLTTHS năm 2015 quy định: “Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai” Nội dung nguyên tắc này một mặt thể hiện tính dân chủ, tạo điều kiện cho nhân dân kiểm tra, giám sát được các hoạt động của Tòa án, của các chủ thể tiến hành tố tụng, qua đó phát hiện những thiếu sót hoặc sai lầm trong tiến trình giải quyết vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, của công dân theo quy định của pháp luật, mặt khác qua xét xử công khai còn có tác dụng tuyên truyền pháp luật cho quần chúng nhân dân (5 điểm)
3 Ý nghĩa của nguyên tắc: (6 điểm) https://bit.ly/48E1c2G
Trang 2- Đảm bảo cho việc xét xử có hiệu quả giáo dục cao, thu hút đông đảo lực lượng
xã hội tham gia đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm (1 điểm)
- Góp phần vào việc giáo dục và nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho tòa án có thể thông qua hoạt động xét xử thực hiện chức năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (1,5 điểm)
- Bảo đảm cho nhân dân giám sát được hoạt động xét xử của Toà án Sự giám sát một cách trực tiếp của người dân và các cơ quan báo chí đối với công tác xét xử sẽ góp phần làm cho việc xét xử được dân chủ và nâng cao tính xã hội hóa (1,5 điểm)
- Nguyên tắc này còn có tác dụng bảo đảm cho hoạt động xét xử được đúng đắn, nâng cao tinh thần trách nhiệm của Toà án cũng như Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Luật sư bào chữa…phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình (2 điểm)
4 Hoạt động xét xử công khai nhằm đảm bảo cơ chế kiểm tra và giám sát của nhân dân đối với hoạt động xét xử và tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho người dân Tuy nhiên Tòa án có thể quyết định xét xử kín trong một số trường hợp quy định hoặc theo yêu cầu chính đáng của đương sự như đã viện dẫn trên Đây là trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc xét xử công khai trong tố tụng hình sự Tuy nhiên trong mọi trường hợp Toà án đều phải tuyên án công khai (3 điểm)
5 Xét xử kín được hiểu là không phải tất cả mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa như trường hợp xét xử công khai, nhưng phải tuyên án công khai Trong phiên tòa xét xử kín, chỉ có Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng do Hội đồng xét xử triệu tập nếu xét thấy cần thiết Tuy nhiên, để tránh trình bày toàn bộ tình tiết của vụ án, làm ảnh hưởng tới bí mật nhà nước, bí mật đời
tư, ảnh hưởng tới việc bảo vệ cho người dưới 18 tuổi…, khi tuyên án công khai, Hội đồng xét xử chỉ đọc phần quyết định trong bản án Điều này được nêu rõ tại Điều 327 - Bộ luật https://bit.ly/48E1c2G
Trang 3Tố tụng Hình sự năm 2015 đã quy định: “Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án” Như vậy, phần tuyên án công khai này sẽ chỉ nêu họ tên các bị cáo, tội danh bị kết án và mức hình phạt cụ thể đối với từng bị cáo (3 điểm)
6 Nêu được căn cứ pháp lý, điều luật chính xác (1 điểm)
Câu 2: Dựa vào quy định tại Điều 420 BLDS 2015, hãy phân tích điều kiện và nội dung thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản? Ví dụ minh họa cụ thể
để dẫn chứng (30 điểm)
1 Điều kiện thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản:
Thứ nhất, sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng Sự thay đổi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng hoàn toàn phải có tính khách quan, nghĩa là không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên tham gia trong hợp đồng (2 điểm)
Thứ hai, tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về
sự thay đổi hoàn cảnh Theo quy định này, hoàn cảnh thay đổi hoàn toàn xuất phát ngoài
ý chí chủ quan và dự liệu của các bên, nghĩa là hoàn cảnh xảy ra sau khi hợp đồng đã được giao kết và các bên không thể lường trước về sự thay đổi này Quy định này đã thể hiện tính khách quan của sự thay đổi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng (2 điểm)
Thứ ba, hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng
đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác Theo quy định này, sự thay đổi của hoàn cảnh thực hiện hợp đồng làm cho các bên không thể thực hiện được hợp đồng theo những điều khoản đã ký kết Mức độ của sự thay đổi của hoàn cảnh có thể khiến cho việc giao kết hợp đồng sẽ không được diễn ra hoặc diễn ra với nội dung khác Nếu như các bên biết trước sự thay đổi của hoàn cảnh mà vẫn giao kết hợp đồng với nội dung trước đó thì hợp đồng sẽ không thể thực hiện được hoặc việc thực hiện hợp đồng sẽ gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên (3 điểm) https://bit.ly/48E1c2G
Trang 4Thứ tư, việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung trong hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên, với quy định này nếu như không thay đổi nội dung của hợp đồng thì sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên Thiệt hại nghiêm trọng được đề cập ở đây được hiểu là nếu thiệt hại xảy ra, thì một trong các bên không đạt được mục đích giao kết hợp đồng (3 điểm)
Thứ năm, bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích Đây là quy định nhằm xác định nghĩa vụ của bên bị ảnh hưỏng bởi sự thay đổi của hoàn cảnh thực hiện hợp đồng Nếu như bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu chấm dứt hoặc sửa đổi hợp đồng thì bản thân họ cũng có nghĩa vụ ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi hoàn cảnh đến lợi ích của mình Khi bên có lợi ích bị ảnh hưởng đưa ra yêu cầu chấm dứt hoặc thay đổi nội dung của hợp đồng thì phải chứng minh đầy đủ các điều kiện, đặc biệt phải chứng minh mình đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà vẫn không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức
độ ảnh hưởng đến lợi ích từ sự thay đổi đó (3 điểm)
2 Nội dung thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
- Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý (2 điểm)
- Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
+ Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định, việc xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng có ý nghĩa trong việc xác định ràng buộc pháp lý của các bên về quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng Với quy định trên thì việc xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản sẽ được xác định theo ngày bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực hay xác định theo một thời điểm mà tòa án ấn định trong bản án, quyết định https://bit.ly/48E1c2G
Trang 5của tòa án Do đó, để thực thi BLDS thống nhất trên thực tế thì cần có quy định hướng dẫn về vấn đề này (2 điểm)
+ Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản Hợp đồng là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí của các bên tham gia giao kết, ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên, do đó chỉ các bên tham gia hợp đồng mới là chủ thể có quyền được sửa đổi, hủy bỏ, chấm dứt sự tồn tại của hợp đồng.Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng
sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi (2 điểm)
Việc trao thẩm quyền cho một chủ thể thứ ba không phải là các bên trong quan hệ hợp đồng chính là tòa án được phép sửa đổi hợp đồng Theo đó, Tòa án được quyền sửa đổi hợp đồng để cân bằng lợi ích hợp pháp của các bên do tác động của hoàn cảnh thay đổi cơ bản Tuy nhiên tòa án chỉ thực thi quyền này trong trường hợp nếu như việc lựa chọn chấp nhận chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi Trong quá trình đàm phán, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc thì tâm lý của bên phải thực hiện nghĩa vụ thường mong muốn hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình, nhưng khi hợp đồng chưa được điều chỉnh, chưa bị tòa án tuyên bố chấm dứt hay sửa đổi hợp đồng thì hợp đồng vẫn có hiệu lực thực hiện giữa các bên Do đó, các bên vẫn phải thực hiện cho dù các bên vẫn đang tiến hành đàm phán hợp đồng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (3 điểm)
- Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (3 điểm)
3 Ví dụ: A và B đã ký hợp đồng thuê mặt bằng tại Quận 5 để kinh doanh, thời hạn thuê 6 năm Tuy nhiên sau 1 năm thuê, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy hoạch khu sinh hoạt cộng đồng dân cư dẫn đến hoạt động kinh doanh của bên A bị giảm sút nghiêm https://bit.ly/48E1c2G
Trang 6trọng, doanh thu giảm đến 80%, vì vậy nếu tiếp tục với chi phí thuê này A sẽ tiếp tục chịu thiệt hại (5 điểm)
Câu 3: Xác định chủ thể, đối tượng và phạm vi của quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm trong vụ án hành chính (20 điểm)
- Các chủ thể có quyền kháng cáo phúc thẩm trong tố tụng hành chính gồm (Điều 204): Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự (01 điểm)
- Đối tượng của quyền kháng cáo: Bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm (01 điểm)
- Khái niệm đương sự trong tố tụng hành chính (Điều 3): Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (01 điểm)
+ Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách cử tri) (02 điểm)
+ Người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện (02 điểm)
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức, cá nhân tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) chấp nhận hoặc được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (02 điểm)
https://bit.ly/48E1c2G
Trang 7- Khái niệm người đại diện trong tố tụng hành chính (Điều 60): Người đại diện trong tố tụng hành chính bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo
ủy quyền (01 điểm)
+ Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng hành chính có thể là một trong những người sau đây, trừ trường hợp người đó bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật: Cha, mẹ đối với con chưa thành niên; người giám hộ đối với người được giám hộ; người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người đứng đầu cơ quan, tổ chức do được bổ nhiệm hoặc bầu theo quy định của pháp luật; những người khác theo quy định của pháp luật (2 điểm)
+ Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự
ủy quyền bằng văn bản (2 điểm)
+ Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia tố tụng hành chính thì các thành viên có thể ủy quyền cho một thành viên hoặc người khác làm đại diện tham gia tố tụng hành chính (2 điểm)
+ Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện Người được ủy quyền phải tham gia vào quá trình giải quyết toàn bộ vụ án, thực hiện đầy đủ các quyền
và nghĩa vụ của người bị kiện theo quy định của Luật này (2,5 điểm)
- Phạm vi kháng cáo:
+ Người bị kiện, người khởi kiện hoặc người đại diện hợp pháp của họ kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm (01 điểm) https://bit.ly/48E1c2G
Trang 8+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Kháng cáo những nội dung có liên quan đến yêu cầu độc lập hoặc những nội dung có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ (01 điểm)
Câu 4: Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
“Tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành” (30 điểm)
1 Cơ sở pháp lý:
Điều 109 Hiến pháp năm 2013, quy định: (3 điểm)
“1 Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.”
Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, quy định:
“1 Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2 điểm)
Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới (1 điểm)
2 Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận
và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định tại các Điều 43, 45, 47, 53 và 55 của Luật này” https://bit.ly/48E1c2G
Trang 92 Phân tích:
- Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta nói chung Do có vị trí, chức năng và nhiệm vụ mang tính đặc thù nên hệ thống các Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc đặc thù Tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành là nguyên tắc đặc thù trong tổ chức và hoạt động của VKSND Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc tập trung dân chủ và nhằm bảo đảm tính thống nhất của pháp chế (5 điểm)
- Theo nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành, Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Như vậy, tất cả các Viện kiểm sát nhân dân từ trung ương tới địa phương là một hệ thống thống nhất, mọi hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân dù ở cấp nào, đều đặt dưới sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Viện kiểm sát do mình lãnh đạo trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của toàn ngành kiểm sát trước Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước Về mặt tổ chức, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định bộ máy và biên chế của Viện kiểm sát nhân dân các cấp; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên các Viện kiểm sát nhân dân địa phương (7 điểm)
- Ở các cấp Viện kiểm sát từ trung ương đến Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành, trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo https://bit.ly/48E1c2G
Trang 10phía có ý kiến của Viện trưởng Khi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên ủy ban kiểm sát thì vẫn thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Quy định này vừa bảo đảm mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể, vừa đề cao trách nhiệm của Viện trưởng (5 điểm)
- Các Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách độc lập, không chịu sự chi phối bởi các cơ quan nhà nước ở địa phương, mà chỉ chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Khi hoạt động, các Viện kiểm sát nhân dân chỉ phụ thuộc vào Hiến pháp, các đạo luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành đã góp phần quan trọng bảo đảm cho ngành kiểm sát nhân dân thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, là chỗ dựa vững chắc cho các Viện trưởng VKSND địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa (5 điểm)
https://bit.ly/48E1c2G