1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện định hóa tỉnh thái nguyên

101 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng Sản Xuất Hàng Hóa Tại Huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Nguyễn Thị Hoa
Người hướng dẫn PGS.TS. Đỗ Anh Tài
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Phát triển nông thôn
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 871,13 KB

Nội dung

Trang 1 NGUYỄN THỊ HOA GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA - TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Trang 2 NGUYỄN THỊ HOA GI

Trang 1

Thái Nguyên, năm 2017

Trang 2

NGUYỄN THỊ HOA

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI HUYỆN

ĐỊNH HÓA - TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Phát triển Nông Thôn

Mã số: 60.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Anh Tài

Thái Nguyên, năm 2017

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đều

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017

Tác giả

Nguyễn Thị Hoa

Trang 4

Để thực hiện đề tài “Giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”, tôi đã nhận được sự

hướng dẫn, giúp đỡ, động viên nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Anh Tài người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa phát triển – nông thôn, các đơn vị liên quan của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Tôi xin trân trọng cảm ơn các giáo sư, tiến sĩ của Trường, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi hoàn thành công trình này Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Định Hoá, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Định Hoá, các xã và các hộ nông dân huyện Định Hoá đã giúp tôi trong quá trình điều tra số liệu

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017

Tác giả

Nguyễn Thị Hoa

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của Đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Ý nghĩa của đề tài 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

1.1 Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi hàng hóa 4

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về phát triển hàng hoá 4

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi theo hướng hàng hóa 8

1.2 Cơ sở thực tiễn phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa 19

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 25

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 25

2.2 Nội dung nghiên cứu 25

2.3 Phương pháp nghiên cứu 26

2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 26

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 27

2.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 29

2.3.4 Phương pháp dự báo 30

2.3.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 30

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33

3.1.1 Vị trí địa lý 33

3.1.2 Điều kiện tự nhiên 33

3.2.Tình hình kinh tế của huyện Định Hoá 39

Trang 6

3.2.3.Tình hình chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hoá trong các hộ điều tra 47

3.2.3 Hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi 49

3.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá 51

3.3 Đánh giá chung về thực trạng sản xuất chăn nuôi theo hướng hàng hoá ở huyện Định Hoá 70

3.3.1.Những kết quả đã đạt được 70

3.3.2 Những tồn tại, hạn chế 71

3.3.3 Định hướng phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa ở huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên 73

3.3.4 Giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá trên địa bàn huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên 76

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 84

1 Kết luận 84

2 Đề nghị 85

2.1 Đối với Nhà nước 85

2.2 Đối với chính quyền cấp tỉnh, huyện 85

2.3 Đối với các hộ gia đình 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Định Hoá năm 2015 35

Bảng 3.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Định Hoá 36

Bảng 3.3 Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Định Hoá giai đoạn 2013 - 2015 40

Bảng 3.4: Giá trị sản xuất chăn nuôi của huyện Định Hoá 43

Bảng 3.5 Phát triển sản xuất ngành chăn nuôi 44

Bảng 3.6 Số lượng và sản lượng gia súc của hộ điều tra 48

Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi 50

Bảng 3.8: Tình hình chung của hộ điều tra 51

Bảng 3.9 : Tình hình lao động, nhân khẩu bình quân hộ điều tra 53

Bảng 3.10: Tình hình nguồn giống và cơ cấu giống chăn nuôi trong nhóm hộ điều tra 55

Bảng 3.11: Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi của các hộ điều tra: 58

Bảng 3.12 : Hệ thống chuồng trại chăn nuôi của hộ điều tra 60

Bảng 3.13 : Đầu tư chi phí cho chăn nuôi lợn thịt 62

Bảng 3.14: Đầu tư chi phí cho chăn nuôi lợn nái 64

Bảng 3.15: Đầu tư chi phí cho chăn nuôi bò 65

Bảng 3.16: Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm của các hộ ở các thị trường 67

Bảng 3.17: ý kiến của các hộ về phát triển chăn nuôi gia súc 69

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của Đề tài

Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính của sản xuất nông nghiệp, nó có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, nó cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người, cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, hàng hoá cho xuất khẩu Nước ta là nước nông nghiệp với trên 70% dân số sống bằng nông nghiệp, việc phát triển chăn nuôi không những tăng sản phẩm xã hội mà còn giải quyết việc làm, sử dụng triệt để và hiệu quả trồng trọt, tăng thu nhập cho nông dân góp phần xoá đói giảm nghèo trong nông thôn Điều đó lý giải tại sao bất kì quốc gia nào trên thế giới khi phát triển nghành nông nghiệp thì đều phát triển song song cả ngành trồng trọt và chăn nuôi Ở nước ta từ xưa tới nay ngành trồng trọt vẫn được coi là ngành sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp, vì vậy ngành chăn nuôi đã phần nào bị xem nhẹ Điều này đã đẫn đến mất cân đối của sản xuất nông nghiệp và phần nào đã hạn chế sự phát triển của ngành nông nghiệp

Đại bộ phận người dân chăn nuôi theo kinh nghiệm; thiếu kiến thức chuyên môn, ít quan tâm về thông tin thị trường, nếu có thì thiếu cụ thể; hiểu biết về sản xuất hàng hóa chưa trở thành tiềm thức; kinh tế phát triển chưa đồng đều giữa các vùng là những rào cản trong phát triển chăn nuôi hàng hóa hiện nay

Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, ngoài đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn giống có giá trị kinh tế cao ngành nông nghiệp tiếp tục tập trung ưu tiên phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa

Trong suốt quá trình đổi mới bên cạnh những thành tựu đạt được chăn nuôi vẫn còn một số yếu kém, tồn tại làm hạn chế, làm cho chất lượng sản phẩm còn thấp, giá thành sản xuất cao, làm hạn chế tính cạnh tranh của hàng

Trang 9

hoá Để hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế, giữ được thị trường trong nước, chúng ta phải phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa

So với ngành trồng trọt việc cơ giới hóa, tự động hóa các quá trình sản xuất có thể áp dụng nhanh chóng trong chăn nuôi và nó sử dụng đầy đủ hợp lý đất đai, tận dụng triệt để các phế phụ phẩm có giá trị thấp nhưng sản phẩm lại thu được nhiều hơn và có giá trị cao

Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn với nhiệm vụ là mục tiêu của ngành chăn nuôi Định Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, huyện xa nhất tỉnh và là trung tâm ATK Trong những năm gần đây, kinh tế nông thôn của huyện đã có bước phát triển, nhưng cơ bản vẫn là nền kinh tế thuần nông, hàng hoá ít, hiệu quả kinh tế thấp Một trong những nguyên nhân quan trọng là nền nông nghiệp của huyện còn nhiều trở ngại, chưa thực sự đi vào sản xuất hàng hóa Chính vì vậy, nghiên cứu phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất

hàng hóa là hết sức cần thiết đối với địa phương Do đó tôi chọn Đề tài:

"Giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên"

2 Mục tiêu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển chăn nuôi hàng hoá ở huyện Định Hoá, đánh giá những mặt tích cực, những tồn tại, những tiềm năng từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần phát triển kinh tế

xã hội và đẩy nhanh việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện

Trang 10

3 Ý nghĩa của đề tài

- Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên xây dựng kế hoạch phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa của huyện theo hướng

CNH - HĐH

- Luận văn là một công trình khoa học, là tài liệu tham khảo cho những người học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực chăn nuôi hàng hoá

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi hàng hóa

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về phát triển hàng hoá

1.1.1.1 Khái niệm về sản xuất - hàng hóa

Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ Trong sản xuất con người đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phục vụ cuộc sống Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất chủ yếu đóng vai trò quyết định

Kinh tế hàng hoá là một điều kiện tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó hình thành phổ biến của sản xuất là sản xuất ra sản phẩm để bán, trao đổi trên thị trường Sự hình thành và phát triển kinh tế hàng hoá là quá trình kinh tế khách quan, nó bắt đầu khi kinh tế tự nhiên phát triển đến trình độ nhất định làm xuất hiện những tiền đề của kinh tế hàng hoá Trong lịch sử những quan

hệ hiện vật tự nhiên và quan hệ hàng hoá tồn tại đan xen và mâu thuẫn với nhau Sự xuất hiện của kinh tế hàng hoá gắn liền với xuất hiện của những tiền

đề chuyển kinh tế tự nhiên lên kinh tế hàng hoá [8]

Kinh tế thị trường chính là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá, khi kinh tế hàng hoá ra đời, cũng có nghĩa là phạm trù hàng hoá, phạm trù tiền tệ và thị trường được phát triển và mở rộng [8]

Hàng hoá không chỉ bao gồm những sản phẩm đầu ra của sản xuất mà còn bao gồm các yếu tố đầu vào của sản xuất Mọi quan hệ kinh tế trong xã hội đều được tiền tệ hoá và thông qua thị trường Hàng hoá là vật phẩm do lao động của con người tạo nên để trao đổi, sản xuất hàng hoá là sản xuất tạo ra sản phẩm để bán, để trao đổi phục vụ yêu cầu sản xuất và tiêu dùng

Trang 12

Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và có thể dùng để trao đổi với các hàng hoá khác

Hàng hoá là một phạm trù kinh tế phản ánh những mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hoá, sản phẩm lao động mang hình thái hàng hoá khi nó trở thành đối tượng mua bán trên thị trường, hàng hoá có thể ở dạng hữu hình và dạng phi vật thể

Sản phẩm hàng hoá sản xuất ra nhằm thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng là thứ sản phẩm để trao đổi, thông qua lưu thông trên thị trường thực hiện giá trị và mang lại hiệu quả để tái sản xuất chứ không phải để tự cấp, tự túc, tự sản, tự tiêu Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng Giá trị của hàng hoá là hao phí lao động để tạo ra hàng hoá, kết tinh trong hàng hoá là cơ sở chung của sự trao đổi, giá trị hàng hoá là biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị Giá trị hàng hoá là nội dung là cơ sở của sự trao đổi Người sản xuất làm ra hàng hoá để bán, nên mục đích của nó là giá trị chứ không phải là giá trị sử dụng Trong tay người sản xuất có giá trị sử dụng nhưng cái

mà họ quan tâm là giá trị hàng hoá Người sản xuất chú ý đến giá trị sử dụng cũng chính là để đạt được mục đích giá trị Ngược lại, người mua cần có giá trị sử dụng, nhưng muôn có giá trị sử dụng nhưng trước hết phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó, tức là phải thực hiện được giá trị hàng hoá thì mới chi phối được giá trị sử dụng Như vậy, giá trị sử dụng và giá trị là hai thuộc tính cùng tồn tại và thống nhất với nhau ở một hàng hoá Quá trình thực hiện giá trị và quá trình thực hiện giá trị sử dụng là hai quá trình khác nhau về thời gian và không gian, quá trình thực hiện giá trị được tiến hành trước và trên thị trường, quá trình thực hiện giá trị sử dụng được diễn ra sau và trong lĩnh vực tiêu dùng [24]

Do sản xuất hàng hoá là quá trình sản xuất ra sản phẩm để trao đổi, để bán, nên chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh trình độ của sản xuất hàng hoá là

Trang 13

chỉ tiêu tỷ suất sản phẩm hàng hoá trong tổng sản phẩm của người sản xuất Chỉ tiêu này có thể tính bằng tỷ lệ về mặt hiện vật, nếu trong cơ cấu sản phẩm

là đồng nhất, có thể so sánh được về lượng hiện vật

Chỉ tiêu tỷ trọng hàng hoá tính theo lượng hiện vật cũng có thể được sử dụng để phân tích trình độ sản xuất hàng hoá, khi sản phẩm nằm trong cùng một nhóm có tính chất gần như nhau

Bên cạnh tỷ suất sản phẩm hàng hoá tính theo tỷ lệ hiện vật, người ta còn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hoá Đây là chỉ tiêu phổ biến khi nghiên cứu trình độ sản xuất hàng hoá của một đơn vị kinh doanh, hoặc một vùng kinh tế Để tính chỉ tiêu này, có thể so sánh giữa tổng giá trị sản phẩm hàng hoá nói chung với tổng giá trị sản lượng của doanh nghiệp Khi tính tỷ suất sản phẩm hàng hoá bằng giá trị cần lưu ý rằng, nếu muốn so sánh chỉ tiêu này qua các năm, thì người ta có thể dùng giá cố định, hoặc cũng

có thể dùng giá hiện hành Nếu để so sánh trình độ sản xuất hàng hoá của các đơn vị trong cùng năm, người ta thường dùng giá hiện hành để tính toán Việc phân tích trình độ sản xuất hàng hoá được dựa chủ yếu vào chỉ tiêu tỷ suất sản phẩm hàng hoá Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nếu chỉ

sử dụng chỉ tiêu đó, sẽ chưa nói lên trình độ của sản xuất hàng hoá là cao hay thấp Để khắc phục hạn chế trên, người ta còn dùng chỉ tiêu qui mô giá trị sản phẩm hàng hoá Thông thường khi sử dụng chỉ tiêu tỷ suất hàng hoá đều kèm theo chỉ tiêu qui mô giá trị sản phẩm hàng hoá Ngoài ra để đánh giá trình độ sản xuất hàng hoá của từng loại nông sản, người ta còn sử dụng chỉ tiêu cơ cấu giá trị nông sản hàng hoá

1.1.1.2 Điều kiện để có sản xuất hàng hoá

Sản xuất hàng hoá là luât khách quan của đa số hình thái kinh tế, phản ánh trình độ phát triển sản xuất đó và phân công lao động càng sâu sắc thì sản xuất hàng hoá càng phát triển, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội phù hợp Việc duy trì hay thay đổi về cơ cấu ngành trồng trọt hay chăn nuôi

Trang 14

không phải là mục tiêu mà là phương thức cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, mọi sự duy trì quá lâu hay thay đổi quá nhanh cơ cấu kinh tế

mà không tính đến thay đổi của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đều gây những thiệt hại về kinh tế Cùng với công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ cấu kinh tế nông thôn cũng từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, kinh tế nông thôn cũng thay đổi theo từng thời kỳ và mức độ phát triển của mỗi ngành Kinh tế nông thôn là khu vực kinh tế quan trọng vì

nó cung cấp cho toàn xã hội những sản phẩm cần thiết như lương thực thực phẩm và nguổn lao động dổi dào; trong tương lai, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, tỷ trọng của của cải vât chất đóng góp cho xã hội của khu vực kinh tế nông thôn có thể giảm nhưng khối lượng sản phẩm cung cấp vẫn không ngừng tăng lên

1.1.1.3 Đặc điểm sản xuất chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa

Sản xuất chăn nuôi đã trở thành một ngành sản xuất chính trong nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam Bên cạnh đó chăn nuôi là ngành đem lại thu nhập cao bởi chu kỳ sản xuất ngắn, giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi cao, năng suất lao động của ngành chăn nuôi có điều kiện tăng nhanh hơn so với nông nghiệp Vì vây để phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá cần phải nắm được một số đặc điểm cơ bản sau:

Chăn nuôi tiến hành trong điều kiện thời tiết khó khăn phức tạp, vì vây

để phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá các địa phương và các hộ gia đình phải theo dõi và nắm vững sự biến động của điều kiện tự nhiên để chủ động tránh những biến động xấu và tranh thủ tận dụng những biến đổi theo chiều hướng tốt một cách kịp thời đảm bảo tăng trọng lượng gia súc, hạn chế mức chi phí cho sản xuất đến mức tối thiểu nhằm tăng thu nhập của hộ nông dân Các loại gia súc, gia cầm có đặc tính sinh lý khác nhau cho nên dễ ảnh hưởng của các bệnh theo thời tiết Do đó việc lựa chọn giống gia súc phù hợp

Trang 15

điều kiện tự nhiên thích nghi với sự biến động thời tiết là hết sức cần thiết Trong quá trình chăn nuôi các khâu công việc phải được làm đúng và kịp thời, đảm bảo không ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi Sản xuất chăn nuôi rất phong phú và đa dạng, do vậy nông hộ phải lựa chọn giống vật nuôi sao cho phù hợp khả năng đầu tư của mình và phù hợp với nhu cầu thị trường nhằm tăng tỷ trọng nông sản hàng hoá, từ đó tăng thu nhập cho hộ nông dân Vì vây, để sản phẩm đầu ra thị trường vẫn đảm bảo chất lượng đòi hỏi các hộ cần đầu tư hợp lý trong khâu chăm sóc vật nuôi.[24]

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi theo hướng hàng hóa

1.1.2.1 Nhóm yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên

Vật nuôi là cơ thể sống, sự sinh trưởng phát triển và phát dục của chúng phụ thuộc vào những quy luật nhất định, các quy luật này lại chịu sự khống chế bởi điều kiện thiên nhiên phức tạp Do vậy điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi cả về số lượng lẫn chất lượng Đất nước khí hậu, thời tiết và vật nuôi có mối quan hệ khăng khít với nhau bằng những quy luât chặt chẽ, phức tạp; chúng ta cần phải hiểu và nắm chắc các quy luật đó để vận dụng chúng vào trong sản xuất

Mỗi vùng có một số điều kiện thuận lợi để thích nghi điều kiện sống của mỗi con vật nuôi Đây là cơ sở tự nhiên để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung Đối tượng sản xuất chăn nuôi chủ yếu là các con vật nuôi

có quá trình sinh trưởng và phát triển theo quy luật tự nhiên, trải rộng trên một phạm vi không gian rộng lớn Cho nên các yếu tố tự nhiên như: đất, nước, khí hậu, địa hình, thời tiết…tác động rất lớn, nó có thể thúc đẩy ức chế

sự phát triển sinh trưởng của các con gia súc

Đánh giá đúng đặc điểm tự nhiên, xác định được các con vật nuôi có lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối để lựa chọn phát triển thích hợp với từng địa phương là vấn đề có ý nghĩa rất to lớn

Trang 16

Trong chăn nuôi đối tượng của sản xuất là vật nuôi Nó là những cơ thể sống, phát triển theo quy luật sinh học nhất định, rất nhạy cảm với những yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết - khí hậu đều tác động trực tiếp đến phát triển của vật nuôi

Trong quá trình sản xuất, người lao động phải nghiên cứu rất cụ thể đặc tính sinh học của các loại vật nuôi liên quan đến điều kiện tự nhiên, nơi định bố trí sản xuất nuôi con gì từ đó để bố trí cơ cấu vật nuôi phù hợp với từng vùng tự nhiên cụ thể mới đưa lại hiệu quả Chính vì vậy, đối với phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đòi hỏi phải nghiên cứu tạo ra những giống có khả năng sinh trưởng phát triển cao, thích hợp với điều kiện

tự nhiên của từng vùng, từng địa phương

Mặt khác, sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các vùng lãnh thổ đã hình thành nên các vùng có đặc sản có lợi thế cạnh tranh rất cao Đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi hàng hóa cần phải nghiên cứu để tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên trong sản xuất hàng hóa

1.1.2.2 Tổ chức sản xuất

Tổ chức sản xuất có tác động rất lớn đến chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa nhất là yếu tố đa dạng hoá, tập trung hoá và chuyên môn hoá sản xuất Đa dạng hoá sản xuất nhằm khai thác sử dụng các nguồn lực của chăn nuôi và hạn chế những rủi ro trong sản xuất chăn nuôi.[27]

Chăn nuôi tập trung để hình thành các vùng sản xuất tập trung với khối lượng sản phẩm lớn, tạo điều kiện hình thành các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hoặc hình thành các tụ điểm thu gom, buôn bán giảm bớt chi phí trong khâu lưu thông tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi ích trong khâu lưu thông phân phối Chuyên môn hoá sản xuất nhằm nâng cao trình độ tay nghề, kinh nghiệm sản xuất cho người lao động, để tăng chất lượng tạo ra sản phẩm ngày càng có chất lượng cao đáp ứng đòi hỏi người tiêu dùng

Trang 17

Tổ chức sản xuất theo hướng tập trung hoá phải kết hợp chặt chẽ chuyên môn hoá nhằm vừa tạo ra khối lượng sản phẩm, vừa tạo ra chất lượng của sản phẩm tốt nâng cao hiệu quả, tăng thế cạnh tranh của sản phẩm, có vậy mới đáp ứng yêu cầu của thị trường

Để thúc đẩy phát triển sản xuất chăn nuôi theo hướng tập trung hoá kết hợp với chuyên môn hoá cần phát triển mạnh mẽ kinh tế trang trại Bởi vì kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong chăn nuôi chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm

1.1.2.3 Các yếu tố kỹ thuật :

- Yếu tố về giống vật nuôi là tiền đề cho sự phát triển ngành chăn nuôi,

là điều kiện quan trọng để tăng quy mô cả về số lượng và chất lượng của đàn gia súc, gia cầm Giống có vị trí đặc biệt quan trọng chi phối đến nhiều biện pháp kỹ thuật và hiệu quả kinh doanh của ngành chăn nuôi Để có được con giống tốt cần tổ chức lai tạo chọn lọc giống, tạo ra nguồn giống có chất lượng cao, thích nghi được với điều kiện tự nhiên và sản xuất cụ thể Tổ chức quản

lý tốt các nguồn gen gốc làm cơ sở cho sự lai tạo Xây dựng một cơ cấu giống hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng khu vực, địa phương Xây dựng một hệ thống giống quốc gia, tăng cường đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên vào sản xuất đại trà

- Yếu tố về thức ăn được coi là biện pháp hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của đàn gia súc Có con giống tốt mà yếu tố thức ăn không coi trọng thì vật nuôi không thể phát triển và sinh sản tốt Thức ăn là điều kiện nuôi dưỡng, là cơ sở nâng cao năng lực sản xuất của gia súc Tốc độ tái sản xuất đàn và hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi phụ thuộc trực tiếp vào mức

độ đảm bảo thức ăn Vì vậy xây dựng khẩu phần ăn đáp ứng nhu cầu của gia súc phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, nhằm mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi thể hiện một trình độ cao trong kinh doanh Mức nhu cầu

Trang 18

thức ăn của từng loại gia súc là khác nhau Trong từng giai đoạn phát triển khác nhau của một loại gia súc khác nhau thì nhu cầu thức ăn cũng khác nhau Việc sử dụng thức ăn phải theo đúng quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng với từng loại gia súc, phù hợp với nhu cầu sinh trưởng phát triển của từng giai đoạn Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi chủ yếu là từ các sản phẩm trồng trọt, nhưng trổng trọt lại mang tính thời vụ Vì thế để đảm bảo thức ăn phục vụ cho chăn nuôi đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, chúng ta cần phải có kế hoạch sản xuất, chế biến, bảo quản các nguổn thức ăn đặc biệt trong những khi giáp

vụ

- Yếu tố về công tác thú y: Gia súc là sinh vật sống có hệ thần kinh cao

cấp, rất mẫn cảm với môi trường sống Trong môi trường chăn nuôi có nhiều mầm mống dịch bệnh gây hại cho sức khoẻ vật nuôi, làm hạn chế sự phát triển của vật nuôi, ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi Mặt khác, hầu hết các sản phẩm chăn nuôi phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người, để giữ gìn sức khoẻ cho con người thì các sản phẩm chăn nuôi phải không có dịch bệnh Nhiệm vụ chính của công tác thú y là phòng và chống bệnh cho gia súc, phải coi trọng công tác phòng bệnh và kịp thời diệt gọn những ổ bệnh ngay từ khi mới phát sinh Vì vậy trong chăn nuôi nuôi cần coi trọng công tác thú y Để thực hiện tốt công tác thú y, trong chăn nuôi chúng ta phải thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn thú y như: xây dựng chuổng trại đúng quy trình, công tác tiêm phòng tổ chức định kỳ, công tác kiểm dịch chặt chẽ Phải tổ chức tốt mạng lới thú y ở các địa phương, các dịch vụ thú y, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục chuyển giao kiến thúc chăn nuôi thú y cho người

chăn nuôi.[27]

- Yếu tố về quy trình kỹ thuật : Trong chăn nuôi, từng loại vật nuôi cần môi trường nuôi dưỡng khác nhau, khả năng phòng chống bệnh dịch khác nhau, khả năng thích nghi khác nhau Trong cùng loại vật nuôi, các giai đoạn sinh trưởng phát dục khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng khác nhau Vì vậy,

Trang 19

với mỗi loại vật nuôi có quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng riêng phù hợp với đặc điểm sinh trưởng phát dục từng giai đoạn, khả năng thích nghi và sức chống chịu của chúng theo mục đích sản xuất của con người Nắm chắc quy trình chăn nuôi với từng loại gia súc, chúng ta tác động các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, cải tiến khâu chăm sóc nuôi dưỡng, tăng cường bảo vệ đàn gia súc, làm tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế ngành chăn nuôi.[27]

- Các phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng lớn đến năng suất vật nuôi Sản xuất chăn nuôi rất phong phú, mỗi loại vật nuôi có quy luật sinh trưởng phát dục riêng, có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, thích nghi trong điều kiện

tự nhiên khác nhau Mỗi loại vật nuôi có quy trình chăm sóc nuôi dưỡng riêng Trong cùng môt loại vật nuôi, tuỳ thuộc mục đích chăn nuôi thì cũng có quy trình chăm sóc nuôi dưỡng riêng Vì vậy không thể áp dụng phơng thức chăn nuôi loại gia súc này cho loại gia súc khác, làm như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất chất lượng vật nuôi

"phong vũ biểu" giá cả thị trường sẽ cung cấp tín hiệu, thông tin nhanh nhạy

để điều tiết hành vi kinh tế của các chủ thể kinh tế sao cho có lợi nhất Thông qua sự vận động của giá cả, thị trường có tác dụng định hướng cho người sản xuất điều chỉnh quy mô sản xuất, thay đổi mặt hàng, thay đổi kỹ thuật sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường Thị trường ngày càng phát triển góp phần làm cho hàng hóa cũng ngày càng đa dạng, phong phú Nó cũng lựa chọn, đòi hỏi cao về số lượng và chất lượng, phong phú về chủng loại hàng

Trang 20

hóa Nhân tố thị trường ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đây được xem xét trên 2 góc độ: Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.[15]

* Thị trường đầu vào: Bao gồm đất đai, lao động, khoa học, công nghệ

sản xuất, vốn trong đó đặc biệt là thị trường giống và lao động Cũng như các hàng hoá khác, giống và lao động cũng trở thành hàng hoá

Trong chăn nuôi, con giống tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm, nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động và là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được; hiệu quả của sản xuất chăn nuôi phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng con giống Xác định rõ quyền sử dụng con giống ổn định lâu dài cho một cá nhân hoặc một nhóm và như vậy nó tạo ra các chủ thể sản xuất thực sự làm chủ các tư liệu sản xuất, làm chủ trong sản xuất kinh doanh, từ đó làm chủ đối với sản phẩm và tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường

Cũng như con giống, sức lao động là một trong hai yếu tố cơ bản cấu thành quá trình sản xuất và tái sản xuất chăn nuôi Mở rộng thị trường lao động chính là môi trường tạo nên sự chuyển dịch người lao động từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ việc làm không hiệu quả sang việc làm có hiệu quả hơn, tạo điều kiện để phân bố sức lao động hợp lý, phù hợp với khả năng, trình độ của người lao động trong chăn nuôi Chính sự phân công lao động và chuyên môn hóa lao động là cơ sở và là điều kiện để hình thành và phát triển hàng hóa Mặt khác, thị trường lao động có được phát triển hay không, nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào một mặt là trình độ dân trí, khả năng lao động, kỹ năng nghề nghiệp, tính chất cần cù, thông minh Trên trực tế, trình độ của người sản xuất kinh doanh trong hàng hóa phải cao hơn người sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế tự nhiên, biểu hiện họ là những người dám kinh doanh làm giàu cho mình và cho xã hội Họ dám bỏ sức lực và tiền của vào sản xuất cái gì có khả năng nhất, có hiệu quả nhất Để thực hiện điều đó, đòi hỏi người sản xuất cần phải có những kiến thức cơ bản về khoa học công

Trang 21

nghệ, về quản trị kinh doanh, biết tiếp cận và nghiên cứu thị trường, nhận biết nhu cầu của thị trường, từ đó biết lựa chọn những con vật nuôi nào được người tiêu dùng đánh giá cao và có sức mua lớn

Một mặt khác là sản xuất có được mở rộng hay không? có được chuyển đổi từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá hay không? điều này lại phụ thuộc vào thị trường đầu vào, phụ thuộc vào trình độ phát triển của khoa học công nghệ sản xuất, trình độ khoa học kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ sử dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật sản xuất Tiến bộ khoa học - công nghệ được biểu hiện những nội dung cơ bản sau:

- Ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học vào sản xuất

- Hoàn thiện hệ thống quy trình kỹ thuật sản xuất, quy trình công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm

- Tiến bộ kỹ thuật trong việc sử dụng con giống, sử dụng nguồn nước phục vụ chăn nuôi và bảo vệ môi trường

- Những tiến bộ liên quan đến người lao động nông nghiệp bao gồm: Trình độ văn hóa, trình độ quản lý, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ lành nghề, trình

Trong nền sản xuất hàng hóa, vốn là một trong những yếu tố quan trọng

để tiến hành sản xuất kinh doanh Vốn ở đây được xét theo nghĩa hẹp, nó được biểu hiện một lượng tiền mặt nào đó, nó có thể biến thành một nguồn lực cần thiết để tiến hành sản xuất kinh doanh Thực tế cho thấy, tốc độ và

Trang 22

quy mô sản xuất hàng hóa tùy thuộc vào mức thu nhập và khả năng tích lũy vốn của các đơn vị, các chủ thể sản xuất kinh doanh cũng như sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước ở cả hai khía cạnh tỷ trọng vốn đầu tư và chính sách đầu tư Do

đó, vốn và việc sử dụng vốn có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển hàng hóa

Đối với doanh nghiệp sản xuất hoặc hộ nông dân, muốn nâng cao trình

độ sản xuất hàng hóa thì không những cần có lượng vốn đầu tư đủ lớn mà quan trọng là cần phải biết cách nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn Nhưng trên thực tế cả hai vấn đề này các chủ thể sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn; hộ nông dân là những người có ít vốn đầu tư và trình độ sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý thấp

Do vậy, muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển hàng hóa đòi hỏi phải có sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước thông qua hệ thống tài chính, tín dụng và các hình thức huy động vốn khác Có như vậy mới tạo ra sự đột phá để đẩy nhanh sự phát triển hàng hóa

* Thị trường đầu ra:

Việc xây dựng thị trường đầu ra cho chăn nuôi hàng hóa là cơ sở để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển Trong nền sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra là nhằm để bán và trao đổi trên thị trường Do vậy, điều kiện cơ bản để các chủ thể kinh tế tiến hành hoạt động kinh doanh của mình là phải xác định được thị trường đầu ra, tìm kiếm được khách hàng và lựa chọn được phương thức tiêu thụ sản phẩm Thị trường tiêu thụ sản phẩm rất đa dạng và phong phú, đó có thể là các doanh nghiệp công nghiệp (các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản), các doanh nghiệp thương mại (các nhà bán buôn, bán lẻ, các đại lý ) và những người tiêu dùng thông qua các chợ nông thôn các đại lý tiêu thụ, các cơ sở chế biến công nghiệp tiêu thụ ở thị trường nước ngoài thông qua các nhà xuất khẩu các hợp đồng kinh tế, khả năng khai thác và mở

Trang 23

rộng thị trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến là nhân tố hết sức quan trọng quyết định quy mô và trình độ phát triển hàng hóa [25]

Thông qua thị trường các chủ thể kinh tế mua bán các yếu tố điều kiện của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mua được các hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ Điều đó đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành bình thường thông suốt Vì vậy, không có thị trường thì sản xuất và trao đổi hàng hoá không thể tiến hành được

Thị trường là trung tâm của toàn bộ quá trình tái sản xuất hàng hoá Những vấn đề cơ bản của nền sản xuất xã hội là sản xuất mặt hàng gì? Số lượng bao nhiêu? Và bằng phương pháp nào đều phải thông qua thị trường Thị trường là nơi kiểm tra về chủng loại, số lượng và chất lượng hàng hoá điều tiết sản xuất và kinh doanh Thông qua thị trường các chủ thể sản xuất kinh doanh lựa chọn phương án hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao hơn

Thị trường là nơi diễn ra các chủ thể kinh tế để xác định giá cả và sản lượng hàng hoá Vì vậy, đòi hỏi các chủ thể kinh tế phải năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh… để tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường

Thị trường là yếu tố quan trọng, đặc biệt trong quá trình sản xuất hàng hoá Sản xuất hàng hoá là sản xuất dựa trên nhu cầu của thị trường, vì vậy sự phát triển của thị trường có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất hàng hoá Khi đi vào sản xuất hàng hoá, thì các sản phẩm sản xuất ra với số lượng lớn hơn, chất lượng cao hơn, từ đó yêu cầu về thị trường tiêu thụ sản phẩm đồng thời cũng cần nhiều hơn các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất, đòi hỏi sự phát triển của thị trường các yếu tố đầu vào Mặt khác, khi thị trường phát triển, các thông tin trong thị trường hoàn hảo hơn giúp cho người sản xuất có định hướng đúng hơn trong quá trình sản xuất

Trang 24

hàng hoá Như vậy, thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thúc đẩy phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa

1.1.2.5 Trình độ dân trí

Là một yếu tố tác động mạnh và trực tiếp tới sản xuất hàng hoá Ở một nơi nào đó nếu trình độ dân trí quá thấp thì cơ cấu kinh tế sẽ thay đổi rất chậm Bởi trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế, khả năng nắm bắt và dự báo các diễn biến phức tạp của nền kinh tế trước mắt và lâu dài làm cho các lựa chọn, quyết định đầu tư vào sản xuất dễ xảy ra sai lầm và nhiều khi các quyết định sản xuất theo phương thức và cơ cấu cũ lại là quyết định an toàn của người sản xuất, dẫn tới cơ cấu kinh tế chậm được thay đổi Như vậy, trình độ dân trí cũng ảnh hưởng lớn tới tốc độ và quá trình sản xuất hàng hoá

Để thúc đẩy mạnh quá trình theo hướng sản xuất hàng hóa cần phải tăng cường kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, kiến thức về kinh tế, kinh doanh cho người nông dân, cho các chủ trang trại

1.1.2.6 Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng

Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của từng đơn vị kinh tế cũng như toàn

bộ nền kinh tế quốc dân

Sự phát triển của kết cấu hạ tầng sẽ là một trong những điều kiện vật chất quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế và các phúc lợi khác Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thông tin đúng vai trò quan trọng cho cả người bán

và người mua, cả người sản xuất và người tiêu dùng Vấn đề thông tin ở các vùng nông thôn hiện nay chưa được chú trọng và cũng là nguyên nhân làm cho thị trường ở nơi ấy không phát triển Do không có thông tin hay thông tin không chính xác, người mua thì phải mua với giá đắt và người bán phải bán với giá rẻ, tư thương ép giá những người sản xuất ra sản phẩm Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giá thành sản phẩm thấp và giá các mặt hàng công nghiệp ở nông thôn cao, gây bất lợi cho nông dân Phải xây dựng

Trang 25

được hệ thống cơ sở, vật chất kỹ thuật cho mạng lưới thông tin về các vùng nông thôn làm cho thị trường phát triển

Mặt khác đường xá giao thông, phương tiện vận chuyển được củng cố

và nâng cao, để vận chuyển hàng hoá đến mọi nơi, mọi thị trường một cách nhanh chóng là điều kiện tiên quyết Khối lượng hàng hoá nhập khẩu lớn, đòi hỏi hệ thống kho tàng bảo quản, hệ thống bến bãi, bến cảng với những thiết bị hiện đại có công suất lớn Ngày nay nhu cầu đòi hỏi các sản phẩm hàng hoá

có chất lượng, sử dụng tiện lợi, các sản phẩm đó được sản xuất trên những máy móc thiết bị hiện đại Chính vì vậy, nên phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường không thể dựa trên nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, kết cấu hạ tầng non kém

1.1.2.7 Quản lý của Nhà nước

Quản lý của Nhà nước có vai trò quan trọng, bởi vì trong mọi thể chế quản lý ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện đổi mới liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng

và phát triển nhanh Ngược lại, một thể chế không phù hợp sẽ gây ra những cản trở mất ổn định, thậm chí dẫn đến chỗ phá vỡ những quan hệ cơ bản làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái Nhà nước thực hiện các chức năng của mình bằng cách chịu trách nhiệm phần lớn sản xuất các hàng hoá công cộng, sử dụng công cụ thuế và ngân sách, điều tiết thu nhập và kiềm chế các hoạt động làm tổn hại đến môi trường Nhà nước sử dụng công cụ tài chính và tiền tệ tác động đến sản xuất, công ăn việc làm, giá cả của một nền kinh tế Trong các nhân tố tác động đến phát triển hàng hoá, mỗi một nhân tố tác động ở một khía cạnh khác nhau, kết quả phát triển hàng hoá là kết quả tác động tổng hợp và đồng bộ các nhân tố, đặc biệt là nhân tố thị trường và nhân

tố quản lý của Nhà nước giữ vai trò quan trọng nhất Nhà nước và các chính sách Nhà nước, đặc biệt là các chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp nông thôn, khoa học công nghệ… có vai trò hết sức lớn cho việc định

Trang 26

hướng cho chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa Các chính sách của Nhà nước có tác động trực tiếp tới các quyết định sản xuất của người dân Bởi vì

có cơ chế chính sách đúng đắn, xây dựng kết cấu hạ tầng vững mạnh và định hướng thị trường chính xác sẽ có tác dụng phát huy những nhân tố khác và sau đó chúng đồng thời tác động để thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển.[17]

1.2 Cơ sở thực tiễn phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa

1.2.1 Tình hình phát triển sản xuất chăn nuôi trên thế giới và trong khu vực

Trong những năm gần đây những tiến bộ kỹ thuât chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn ngày càng phát triển, tạo ra những con lai có tỷ lệ nạc cao Không chỉ lai tạo giữa hai dòng với nhau mà còn tạo ra con lai có từ 3-4 dòng máu Nhìn chung những tiến bộ kỹ thuât phát triển và được áp dụng với các loại gia súc, gia cầm như: Sind hoá đàn bò, sản xuất lợn hướng nạc, bò sữa, gà siêu trứng, siêu thịt

Theo thống kê của FAO, đàn trâu tâp trung nhiều nhất ở Châu Á, chiếm khoảng 95% đàn trâu thế giới, Châu Phi chiếm 2,21%, Nam Mỹ chiếm 0,95%,

Châu Âu chiếm 0,1% Nước có số lượng trâu nhiều nhất là Ấn Độ, khoảng 80 000 ngàn con, chiếm 50% tổng số trâu trên thế giới, tiếp theo là Trung Quốc 22 600 ngàn con chiếm 15%, Pakistan chiếm 13,2% ở Châu Âu, nước nuôi nhiều trâu gổm: Ý 108 ngàn con, Nga 24 ngàn con, Bungari 14 ngàn con, Nam Tư 19 ngàn con Tốc độ phát triển đàn trâu trong những năm qua tăng châm, mức tăng khoảng 1 % năm

Châu Á là nơi chăn nuôi nhiều bò nhất, khoảng 426 000 ngàn con chiếm 35,6% tổng đàn bò thế giới Tiếp theo là Nam Mỹ khoảng 288 831 ngàn con, chiếm 22,1%, Châu Phi 15%, Bắc Mỹ 12,6%, Châu Âu 8,1%, Châu Đại Dương 2,7% Trong những năm qua tốc đô phát triển đàn bò thấp, hầu

Trang 27

như quy mô đàn bò không thay đổi

Hàng năm sản lượng thịt trâu bò giết mổ khoảng 57 000 ngàn tấn, chiếm xấp xỉ 40% thịt gia súc giết mổ, bằng 68% sản lượng thịt lợn (sản lượng lợn hàng năm của thế” giới là 83 000 ngàn tấn) Sản lượng thịt trâu bò các khu vực tăng dần, riêng Châu Âu giảm dần, Mỹ là khu vực có sản lượng thịt trâu bò lớn nhất, chiếm khoảng 25,7% lượng thịt trâu bò toàn thế giới Sản lượng sữa bò chiếm khoảng 87% trong tổng sản lượng sữa của thế giới, sữa trâu chiếm khoảng 10%, còn lại là sữa dê và sữa cừu Sản lượng sữa trên thế giới trong những năm qua tăng bình quân là 0,2%/năm, nhưng tăng ở các châu và khu vực khác nhau Mỹ là nước có sản lượng sữa cao nhất thế giới, hàng năm sản lượng sữa đạt khoảng 70 600 ngàn tấn, chiếm 15,15% sản lượng sữa toàn thế giới và tương đương sản lượng sữa toàn Châu Á cộng lại Sau Mỹ là Ấn Độ, sản lượng sữa hàng năm của Ấn Độ đạt khoảng 32 000 ngàn tấn/năm Ấn Độ và Pakitstan là hai nước có sản lượng sữa trâu cao nhất thế giới, riêng sản lượng sữa trâu Ấn Độ chiếm khoảng 61% sản lượng sữa trâu toàn thế giới, Pakitstan chiếm khoảng 28%, còn lại là các nước khác Châu Á: Trung Quốc là nước có sản lượng sữa lớn nhất, hàng năm đạt khoảng

9 000 ngàn tấn, chiếm khoảng 2% sản lượng sữa thế giới, tiếp theo sau là Nhật Bản khoảng 8 400 ngàn tấn, chiếm khoảng 1,86% sản lượng sữa toàn thế giới Các nước Đông Nam Á, Inodesia là nước sản xuất sữa nhiều nhất khoảng 734 ngàn tấn, tiếp theo sau là Thailand khoảng 265 ngàn tấn hàng năm

Đàn lợn phân bổ không đều ở các khu vực, Châu Á là khu vực có số đầu lợn cao nhất với số lượng bình quân khoảng 507 000 ngàn con, chiếm 56% số đầu lợn toàn thế giới Bắc và Trung Mỹ có số đầu lợn chiếm 10,56% đàn lợn thế giới, Nam Mỹ 6,18%, Châu Phi 2,38%, Châu Đại Dương 0,53%, các châu lục và khu vực khác còn lại là 24,26% Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm qua là 1.23%, trong đó các nước Châu Á có tốc độ tăng là

Trang 28

2,7%/năm Sản lượng thịt lợn giết mổ hàng năm trên thế giới đạt trên 83 000 ngàn tấn, trong 10 năm qua Trung Quốc là nước có sản lượng thịt lợn tăng nhanh (9,5%/năm), các nước Đông Nam Á có sản lượng thịt lợn tăng nhanh gổm có: Malaysia 9,4%, Indonesia 7%, Philippine 9,1%

Sản lượng thịt ở Nam Mỹ, Châu Á tăng chủ yếu do tăng sản lượng thịt lợn và thịt gia cầm Mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người là 38,4 kg/năm và rất khác ở các nước.Với các nước đang phát triển đạt 28,2 kg/năm Ở Châu Á tăng lên 27,5 kg/năm, Châu Phi giảm còn 14,1kg, trong khi các nước phát triển giảm còn 16,3kg/năm.[9]

1.2.2 Tình hình phát triển chăn nuôi ở nước ta

Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, nên kinh tế nước ta gặt hái được những thành tựu đáng khích lệ nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp Không những chúng ta đảm bảo được lương thực mà con vươn lên là nước có lượng gạo xuất khẩu lớn trên thế giới Cùng với sự phát triển của ngành trồng trọt thì chăn nuôi cũng đạt được những thành tựu đáng kể Quy mô đàn gia súc, gia cầm ngày càng phát triển, giá trị do chăn nuôi đem lại tăng lên qua các năm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và thị trường thế giới

Chăn nuôi nước ta đang chuyển dần sang sản xuất hàng hoá Sau khoán

10, các hộ tăng cường đầu tư cho chăn nuôi, các trang trại chăn nuôi cũng được hình thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng Trong những năm gần đây, sự bùng nổ của dịch cúm gia cầm làm tiêu huỷ hàng triệu con gia cầm, giảm đàn gia cầm nhưng nhìn chung tăng tốc độ hơn những năm trước.Cơ cấu trong chăn nuôi theo hướng chuyển từ con có giá trị tăng thêm thấp sang con có giá trị tăng thêm cao để tăng thu nhập trên 1 ha canh tác, chuyển từ sản phẩm cung đã vượt quá cầu sang các sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn với giá cả cao hơn Năm 2014 so với năm 2010 số lượng lợn tăng 5,95 triệu con, bò tăng 780 nghìn con, dê cừu tăng 236,4 nghìn con,

Trang 29

gia cầm tuy bị thiệt hại lớn nhưng vẫn tăng 22,1 triệu con, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng 216,4 nghìn ha Trong giá trị sản lượng toàn ngành thuỷ sản, tỷ trọng giá trị sản xuất nuôi trồng tăng từ 31,7% năm 2010 lên 55,5% năm

2014

Tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 16,5% năm 2010 lên 21,66% năm 2013, cung cấp nguyên liệu khá dồi dào cho công nghiệp chế biến thực phẩm Cả nước có trên 10,7 triệu hộ nông nghiệp, đã chăn nuôi trên 2,8 triệu con trâu, gần 4,1 triệu con bò, trên 23,1 triệu con lợn Sự phát triển của ngành chăn nuôi thúc đẩy công nghiệp chế biến thực phẩm cũng phát triển một cách nhanh chóng

Trâu bò hiện nay được nuôi nhiều ở hầu hết các địa phương trong cả nước nhưng tâp trung lớn ở các vùng trung du và miền núi đàn trâu phân bố nhiều nhất ở vùng Đông Bắc (44,89% đàn trâu cả nước), vùng Bắc Trung Bộ 22,7%, vùng Tây Bắc là 12,08%, còn lại phân bổ ở các địa phương Những tỉnh có đàn trâu lớn gồm: Lạng Sơn, Thanh Hoá, Nghệ An, Bắc giang, Thaí Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng Trâu nước ta thuộc loại trâu đầm, có tầm vóc nhỏ, trọng lượng bình quân với trâu trưởng thành là 350 kg/con, trâu cày kéo trọng lượng đạt đến 400kg/con, trọng lượng bình quân với trâu cái trưởng thành là 300-320 kg, trọng lượng nghé sơ sinh là 18-20kg/con Tỷ lệ sinh sản của đàn trâu nước ta là 45%/năm, chăn nuôi để khai thác sức kéo là chính nhất là vùng miền núi, còn vùng đổng bằng là nuôi lấy thịt

Đàn bò phân bổ nhiều nhất ở duyên hải Nam trung bộ là 23,22%, ở Bắc Trung bộ 21,81%, Đông Bắc 15,31% Các tỉnh có đàn bò lớn là: Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Cao Bằng, Phú Yên Phần lớn đàn bò nước ta thuộc nhóm bò vàng (gọi là bò nội hay bò cóc) chiếm khoảng 85%, còn lại là giống bò lai RedSin, lai Hà Lan và bò ngoại thuần nhập Đàn

bò vàng nước ta tầm vóc nhỏ, trọng lượng thấp, trọng lượng bình quân một bò đực trưởng thành là 220kg/con, bò cái từ 180 -190kg/con, trọng lượng bê sơ

Trang 30

sinh từ 12-15 kg/con Bò sử dụng sức kéo với tỷ lê thấp hơn trâu, ỏ miền Bắc

bò sử dụng sức kéo là 52,05%, miền Nam là 40% Sử dụng sức kéo ở đổng bằng sông Hồng là 63,2%, miền núi phía Bắc là 31,8%, đổng bằng sông Cửu Long là 45,1%, Tây Nguyên là 26%

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, ngành chăn nuôi năm 2015 đã có những bước chuyển dịch rõ ràng, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, ứng dụng công nghệ khoa học

kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế Giá thức ăn chăn nuôi trong năm có xu hướng giảm nhưng chưa nhiều Bên cạnh sự phát triển đạt được, ngành chăn nuôi vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức từ những dịch bệnh đã xảy ra và thực trạng sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi đến những cạnh tranh khó khăn trên thị trường tiêu thụ khi nhiều mặt hàng thịt nhập khẩu đang có giá thấp hơn thịt gia cầm, gia súc trong nước

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có mức tăng khá đạt 4,3% so với cùng

2 kỳ năm ngoái Mức tăng này là do đàn bò sữa tăng mạnh (tăng 20,9%) sản lượng sữa bò tươi tăng cao đạt khoảng 120% so với cùng kỳ năm trước Chăn nuôi lợn phát triển khá thuận lợi do dịch lợn tai xanh không xảy ra và giá bán lợn hơi ở mức có lợi cho người chăn nuôi Đàn lợn của cả nước tại thời điểm điều tra 1/10 có 27,7 triệu con, tăng 3,7%; Đàn gia cầm có 341,9 triệu con, tăng 4,3%.[27]

* Chăn nuôi trâu bò:

Chăn nuôi trâu không phát triển mạnh do điều kiện bãi chăn thả bị thu hẹp, tuy vậy ở một số địa phương người dân đã thay đổi hình thức chăn nuôi

từ chăn thả rông sang nuôi nhốt giúp cải thiện hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi Theo kết quả điều tra thời điểm 01/10/2015 đàn trâu cả nước hiện có 2,52 triệu con, bằng 100,1% so với cùng kỳ năm trước Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 85,8 nghìn tấn, bằng 100,14% cùng kỳ Chăn nuôi bò phát triển do Đàn bò sữa tăng mạnh cả nước hiện có 5,36 triệu con bò, bằng

Trang 31

102,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Bò sữa có 275,3 nghìn con tăng 20,96% Đàn bò sữa tăng mạnh do một số doanh nghiệp tăng cường đầu tư,

mở rộng quy mô chăn nuôi Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 299,3 nghìn tấn, bằng 102,2% do người dân chú trọng đến chăn nuôi bò lấy thịt theo hướng tập trung hơn; sản lượng sữa bò tươi tăng cao đạt khoảng 120% so với cùng kỳ năm trước

* Chăn nuôi lợn:

Chăn nuôi lợn phát triển tốt do giá lợn hơi có xu hướng ổn định cho người chăn nuôi Theo số liệu điều tra của TCTK, cả nước có khoảng 27,75 triệu con, tăng 3,7%, trong đó lợn nái có 4,06 triệu con, tăng 3,69% so với cùng kỳ 2014 Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2015 ước tính đạt 3,48 triệu tấn, bằng 104,2 % so với cùng kỳ năm trước

* Chăn nuôi gia cầm:

Đàn gia cầm của cả nước có khoảng 341,9 triệu con, bằng 104,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó đàn gà có 259,3 triệu con bằng 105,39% so với cùng kỳ năm trước Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng bằng 908,1 nghìn tấn bằng 103,8% so với cùng kỳ năm trước Sản lượng trứng gia cầm đạt 8874,6 triệu quả bằng 107,6% so với cùng kỳ năm trước Hiện tại, dịch cúm gia cầm tuy không bùng phát nhưng vẫn xảy ra ở một số tỉnh trong phạm

vi nhỏ lẻ, nguy cơ phát sinh và lây lan dịch đang còn tiềm ẩn, do đó các địa phường cùng với người chăn nuôi cần chủ động trong công tác phòng dịch,

xử lý sớm khi có xuất hiện ổ dịch mới

Trang 32

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Là các hộ dân chăn nuôi gia súc

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu bao gồm:

- Phạm vi về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung ở một số xã đại diện của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

- Phạm vi về thời gian: Các tài liệu, số liệu nghiên cứu đề tài được thu thập từ các tài liệu đã công bố trong giai đoạn từ khoảng thời gian từ năm

2013 - 2015; số liệu điều tra hộ là kết quả của hộ thực hiện được trong năm

2013 - 2015

- Thời gian thực hiện đề tài : Từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2016

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

- Thực trạng về quá trình phát triển chăn nuôi tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

- Phân tích những thuận lợi khó khăn, cơ hội và thách thức liên quan đến việc thúc đẩy quá trình phát triển chăn nuôi tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

- Xây dựng một số giải pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong năm 2016

Trang 33

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đạt được những mục đích đề ra, đề tài phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết các vấn đề: Các phương pháp cụ thể bao gồm:

2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó có ảnh hưởng quyết định đến tính chính xác, khách quan và tính thực tiễn của kết quả nghiên cứu đề tài

Chọn điểm nghiên cứu đã tiến hành theo các bước sau:

+ Có điều kiện sản xuất, mức độ kinh tế, trình độ dân trí ở mức trung bình trong huyện

+ Được phân bố đều ở phía Bắc, Nam và vùng trung tâm của huyện + Có khoảng cách xa, gần khác nhau đến thị trường, đường quốc lộ và trung tâm huyện Định Hóa

Trang 34

Trên cơ sở đó, đề tài chọn 90 hộ thuộc 3 xã đại diện theo các vùng sinh thái và kinh tế, cụ thể như sau: Vùng bằng phẳng (Trung tâm): xã Trung Hội, Vùng đồi cao (Phía Bắc): xã Linh Thông Vùng đồi thấp (Phía Nam): xã Phú Đình Nhìn chung các xã được chọn đã đáp ứng được yêu cầu đề ra

Căn cứ vào phân vùng tự nhiên, phân vùng kinh tế của huyện để chọn 3

xã, chọn ngẫu nhiên 30 hộ theo phương pháp điều tra ngẫu nhiên

* Chọn hộ nghiên cứu

Sau khi chọn xã nghiên cứu đại diện cho 3 vùng, để điều tra thu nhập

số liệu tính các hộ, đề tài chon 90 hộ đại diện Xã Trung Hội 30 hộ, xã Linh Thông 30 hộ, xã Phú Đình 30 hộ

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

Để có được đầy đủ thông tin số liệu phục vụ cho việc phân tích đánh giá đáp ứng yêu cầu của mục đích nghiên cứu đề tài tiến hành từng bước và

sử dụng nhiều phương pháp thu thập số liệu:

*Thu thập thông tin số liệu thứ cấp

Đó là những thông tin số liệu có liên quan đến quá trình nghiên cứu của

đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành Thông tin số liệu chủ yếu bao gồm: Các kết quả nghiên cứu có liên quan đã tiến hành trước đó, thông tin số liệu liên quan đến tình hình sử dụng đất nông lâm nghiệp, các chính sách đầu tư khuyến khích phát triển sản xuất, kết quả sản xuất nông lâm nghiệp và các thông tin số liệu như:

+ Các công trình khoa học và tác phẩm nghiên cứu liên quan đến tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở trong và ngoài nước

+ Các tài liệu tổng kết, báo cáo hàng năm của các cơ quan cấp huyện

Đề tài sử dụng các phương pháp điều tra trực tiếp thông qua hệ thống chứng

từ sổ sách, tài liệu đã được công bố, phương pháp chuyên khảo hoặc thông

Trang 35

qua các cuộc phỏng vấn các chuyên gia nông nghiệp, các lão nông tư điền, chủ trang trại và hộ sản xuất giỏi

Đề tài đã sử dụng phương pháp: Đánh giá nhanh nông thôn (RRA): và phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Trực tiếp tiếp xúc với nông dân tại điểm nghiên cứu, khuyến khích giúp đỡ và gợi mở tạo cơ hội cho người dân trao đổi bàn bạc đưa ra những kinh nghiệp

và những khó khăn, nguyện vọng, kế hoạch và giải pháp để phát triển sản xuất cho gia đình cũng như cộng đồng thôn bản

* Thu thập số liệu sơ cấp

+ Dùng phiếu điều tra kinh tế hộ nông dân: Công việc này được tiến hành sau khi đã lựa chọn được các hộ nông dân trong mỗi thôn xã

Mục đích của điều tra, kinh tế hộ nông dân là nhằm thu thập các thông tin số liệu về tình hình đời sống, sản xuất cũng như các vấn đề liên quan như chính sách, lao động, việc làm, khó khăn trong sản xuất đặc biệt là mô hình

và phương hướng phát triển sản xuất rong hiện tại và tương lai trong từng hộ nông dân ở điểm nghiên cứu Thông qua phiéu điều tra

Phiếu điều tra bao gồm những thông tin chủ yếu sau:

+ Điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân với bộ câu hỏi đã được chuẩn bị được tiến hành làm thử trước hết ở một số ít hộ, sau đó được chỉnh sửa cho hoàn chỉnh phù hợp với thực tế và cuối cùng là dùng để điều tra phỏng vấn toàn bộ các hộ nông dân được chọn Số liệu thu thập được thông qua điều tra và được kiểm tra lại

Số liệu thứ cấp và sơ cấp được sử dụng chủ yếu đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh trong từng nhóm hộ, từng loại đất, loại cây trồng xác định các yếu tố ảnh hưởng cũng như là cơ sở để đưa ra những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của từng vùng sinh thái cũng như toàn huyện nghiên cứu

Trang 36

2.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

* Tổng hợp, xử lý số liệu

* Đối với số liệu sơ cấp (số liệu đã công bố) Sau khi được thu thập, toàn bộ những số liệu này được xử lý tính toán phản ánh thông qua bảng thống kê hoặc đồ thị thống kê dùng để so sánh, đối chiếu đánh giá và rút ra những kết luận cần thiết

* Đối với số liệu sơ cấp Toàn bộ số liệu thu thập được trên các phiếu điều tra đều được kiểm tra, bổ sung, chỉnh lý sau đó nhập vào bảng tính toán EXCEL trên máy vi tính

xử lý, tổng hợp và phân tích thông tin số liệu vào những chỉ tiêu cụ thể nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đề ra

Trong quá trình xử lý số liệu, phương pháp phân tổ thống kê được coi

là phương pháp chủ đạo

* Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê kinh tế:

Phương pháp phân tổ thống kê bao gồm chủ yếu là thống kê mô tả và thống kê so sánh Phương pháp thống kê mô tả được thực hiện thông qua việc

sử dụng số bình quân, tần suất, số tối đa và tối thiểu Phương pháp thống kê

so sánh bao gồm cả số tương đối và số tuyệt đối để đánh giá sự vật và hiện tượng theo không gian và thời gian

Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán cho từng dạng hộ nông dân theo các dạng nhóm phân tổ, có thể so sánh các vùng khác nhau, giữa các năm với nhau và giữa các dân tộc khác nhau, nhằm rút ra những ưu điểm, những hạn chế của các đối tượng, làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp triển phù hợp với các mô hình sản xuất của người nông dân trên từng vùng sinh thái Phương pháp so sánh chỉ áp dụng đối với các chỉ tiêu và các đối tượng

so sánh có ý nghĩa nhằm phát hiện những nét đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân Đồng thời phương pháp này được sử dụng chủ yếu là so sánh kinh

Trang 37

tế hộ nông dân theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá ở những mô hình kinh

tế trong các vùng ở các đồng bào dân tộc khác nhau

2.3.4 Phương pháp dự báo

Trên cơ sở thực trạng sản xuất ngành chăn nuôi, các tiềm năng sẵn có

về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hôi của huyện và yêu cầu của thị trường về sản phẩm chăn nuôi để đưa ra các dự báo, xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi Qua đó chúng ta xây dựng định hướng và các mục tiêu phát triển chăn nuôi gia súc của huyện giai đoạn 2015 - 2020, đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu đề ra

2.3.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu đánh giá về mạt số lượng chăn nuôi + Số gia súc hiện có, số gia súc bình quân/hộ hoặc đơn vị diện tích

- Chỉ tiêu đánh giá về kết quả sản xuất ngành chăn nuôi + Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất ngành chăn nuôi: Sản lượng sản phẩm sản xuất trong năm, sản lượng thịt sản xuất ra trong năm

+ Giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi: tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi

+ Năng suất chăn nuôi: Số lứa nuôi/năm, số lứa đẻ/năm, số con/lứa, trọng lượng con giống, trọng lượng bình quân xuất bán

+ Chất lượng chăn nuôi: số con đẻ ra, số con cai sữa, số ngày cai sữa, khối lượng con cai sữa, thời gian nuôi thịt, khối lượng chuyển nuôi thịt

- Chỉ tiêu đánh giá về kết quả sản xuất chăn nuôi gia súc:

* Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm (sản phẩm chính + sản phẩm phụ) thu được trong năm

GO = X Qi * Pi Trong đó: GO: giá trị sản xuất

Qi : khối lợng sản phẩm thứ i

Pi : đơn giá sản phẩm thứ i

Trang 38

* Giá trị sản phẩm hàng hoá (GV) là phần giá trị sản phẩm nông nghiệp đem bán hoặc trao đổi trên thị trường

GV = X Xi *pi Trong đó: GV: giá trị sản phẩm hàng hoá

xi : khối lượng sản phẩm hàng hoá thứ i

+ Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, giá trị sản phẩm hàng hoá tính trên một lao động

+ Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, giá trị sản phẩm hàng hoá tính trên một đồng chi phí trung gian

- Chỉ tiêu đánh giá về các nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá

+ Chi phí thức ăn: tiêu tốn thức ăn, chất lượng thức ăn, giá cả thức ăn,

Trang 39

loại thức ăn, hệ thống cung ứng thức ăn

+ Giống: Chất lượng giống, cơ cấu giống, hệ thống cung ứng giống + Đầu tư vốn: lượng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư

+ Thu nhập chăn nuôi bình quân/hộ, bình quân 1 lao động, bình quân 1 nhân khẩu

+ Hệ thống chuồng trại: kiểu chuồng trại, kiểu máng ăn, vị trí chuồng nuôi, nguồn nước uống

+ Phòng trừ dịch bệnh, công tác thú y, số lần tiêm phòng/lứa/năm, số lần mắc bệnh/ năm, bình quân số đầu gia súc chết/năm/hộ, hình thức tiêm, chữa trị bệnh, tỷ lệ tiêm phòng

+ Môi trường trong chăn nuôi: xử lý phân gia súc, nguổn nước vệ sinh

Trang 40

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Vị trí địa lý

Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 50km về phía Tây Bắc

Toạ độ địa lý: Từ 240 05' đến 240 40' độ vĩ Bắc; từ 1850 05' đến 1850 80' độ kinh Đông Phạm vi ranh giới: Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn); phía Đông giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam giáp huyện Phú Lương và huyện Đại Từ; phía Tây giáp huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang)

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

3.1.2.1 Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn

Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Số ngày mưa trung bình hàng năm là 137 ngày, lượng mưa trung bình 1.700mm/ năm, chủ yếu tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 Tất cả sông suối ở huyện đều có chế độ lũ vào mùa hè, trong đó lũ tập trung vào tháng 7 và tháng 8 Lưu lượng dòng chảy cao nhất đạt được vào khoảng tháng 7 và tháng 8, nhỏ nhất vào tháng 3 Tại các vùng núi thấp, modul dòng chảy là 20 - 30 lít/s

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,50C Nhiệt độ cao tuyệt đối 39,50C (tháng 6), và thấp tuyệt đối 30C (tháng 01) Mùa khô thường có sương muối và rét đậm kéo dài, đặc biệt là từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau, gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng và vật nuôi Nhìn chung, chế độ nhiệt thích hợp với các loại cây ăn quả nhiệt đới và tăng vụ các loại cây ngắn ngày lên 2-

3 vụ/ năm

Ngày đăng: 22/01/2024, 23:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN