Dây chuyền may công nghiệp.Dây chuyền may công nghiệp là một tổ chức sản xuất được thực hiện theo một quy trình công nghệ đã định sẵn, với số lượng công nhân được xác định và khoảng thời
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-
NGUY ỄN CHÍ CÔNG
NGHIÊN C ỨU SỰ Ả NH HƯ Ở NG C ỦA M ỘT SỐ Ế Y U T Ố THIẾT BỊ
T ỚI T NH LIÊN TỤC QU TR NH MAY CÔNG NGHIỆP Í Á Ì
CHUYÊN NG NH : CÔÀ NG NGHỆ Ậ V T LIỆU D T MAYỆ
Trang 21
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan 3
29T 29T Danh mục cá ý hic k ệu, các chữ ết tắt 4 vi 29T 29T Danh mục các bả 5ng 29T 29T Danh mục cá ìc h nh vẽ ồ ị, đ th 6
29T 29T Mở đầu 7
29T Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU29T 9
29T1.1 TỔNG QUAN VỀ DÂY CHUYỀN MAY CÔNG NGHIỆP & TÍNH LIÊN TỤC CỦA DÂY CHUYỀN MAY.29T 9
29T1.1.1 Dây chuyền may công nghiệp 929T 29T1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của dây chuyền may công nghiệp 929T 29T1.1.3 Tính liên tục của dây chuyền may công nghiệp 1429T 29T1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH LIÊN TỤC CỦA DÂY CHUYỀN MAY CÔNG NGHIỆP.29T 17
29T1.2.1 Tổ chức nơi làm việc, quản lý điều hành.29T 29T[2], [3] 29T 17
29T1.2.2 Con người [1]29T 19
29T1.2.3 Công nghệ sản xuất.29T 29T[1] 2129T 29T1.2.4 Chủng loại sản phẩm.29T 29T[1] 2229T 29T1.2.5 Thiết bị sản xuất.29T 29T[1], [8] 2329T 29T1.2.6 Chế độ lao động/làm việc.29T 29T[1], [2] 2729T 29T1.3 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI29T 27
29T1.4 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU29T 32
29T Chương 2: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU29T 33
29T2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.29T 33
29T2.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.29T 33
29T2.2.1 Đối tượng và phạm vi khảo sát29T 33
29T2.2.2 Đối tượng và phạm vi thực nghiệm.29T 34
29T2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3829T 29T2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.29T 38
29T2.3.2 Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa 3829T 29T2.3.3 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu thực địa 3929T 29T2.3.4 Phương pháp thực nghiệm.29T 39
29T 29T Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 44
29T3.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT 4429T 29T3.1.1 Quy mô hoạt động sản xuất của một số dây chuyền tại các doanh nghiệp may.29T 44
Trang 32
29T3.1.2 Tình hình thiết bị sử dụng trên chuyền29T 47
29T3.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM29T 49
29T3.2.1 Kết quả xác định tính liên tục của dây chuyền trước nghiên cứu thực nghiệm.29T 49
29T3.2.2 Kết quả xác định vận tốc may với vận tốc thiế ế ủt k c a thi t b 52ế ị29T 29T3.2.3 Kết quả khi sử dụng thiết bị điện tử (tự động) thay thế một số công đoạn trong dây chuyền.29T 57
29T3.2.4 Kết quả khi cho sử dụng thiết bị phụ trợ (cữ, gá) vào một số công đoạn trong dây chuyền.29T 61
Trang 43
Lời cam đoan
- Kính thưa Ông/Bà Viện trưởng Viện đào tạo sau đại học Trường Đại học B ch – ákhoa Hà n i ộ
- Kính thưa các Thầy, Cô gi o lá à thành viên Hộ ồi đ ng chấm luận văn cao học
Tôi tên l ễn Ch c giả ận văn cao học kh a 2009 vớ ềi đ
“Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố thiết bị tới tính liên tục quá trình may công nghiệp” xin cam đoan rằng, đề tài trên l ết quả lao động nghiên cứà k u của bản thân tôi c ng vù ới sự hướng dẫn chỉ ả b o nhi t t nh c a PGS.TS Ngô Chệ ì ủ í Trung Các kết qu nghiên c u cả ứ ó được củ ềa đ tài đều phản nh t nh trung thực Kết á í
qu ả thu được từ c thực nghiệm được thực hiện tại Dây chuyền số cá 6 – Xí nghi p ệmay xu t kh u Yên Mấ ẩ ỹ – Công ty Thương mại Dịch vụ Thời Trang Hà Nội (HAFASCO) Khu Công nghiệp Phố Nối A Yên Mỹ - - Hưng Yên Không hề có s ựsao ch p l i k t qué ạ ế ả ủ c a bấ ỳ ận văn vt k lu à công tr nh nghiên c u khoa h c khì ứ ọ ác
ìTôi xin chịu mọi h nh thức kỷ luật nếu có bất cứ tranh chấp hay khiếu kiện liên quan đến t nh trung thí ực c a đ tài luận văn này ủ ề
Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Chí Trung – người đã luôn nhi t tệ ình hướng d n tôi trong su t quá trìẫ ố nh thự ện luận văn n y Đồng thời tôi cũng chân hi àthành cảm ơn tới Ban l nh đạo Xã í nghiệp may xuất khẩu Yên Mỹ, c n bộá và công nhân Dây chuyền số 6 đ ạo mọã t i điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho tôi được tiến
hành c c nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến luận văn này á
Trang 5Ttt: th i gian thờ ực tế làm việc của các công đoạn
Tgđ: Th i gian d ng giờ ừ án đoạn do quy tr nh (thay kim, thay chì ỉ ứ, đ t chỉ, tháo đường may l i, chỗ ờ ử s a máy, lấy vật tư thiếu )
Tg: Thời gian cơ bản cho mỗi công đoạn (t nh từ khi công nhân với tay lấy chi tiết í
đến khi k t th c viế ú ệc đặt chi tiết đã may xong lên b ng chuyằ ền
Ti: Th i gian thờ ực tế thiết bị hoạt động th c hiự ện đường may (T nh t khi m y hoí ừ á ạt
động th c hiự ện đường may đến khi d ng máy k t thúừ ế c đường may)
Te: Th i gian th c hiờ ự ện cá ể ác bằc ti u t ng tay (bao g m c c thao tồ á ác vớ ấ à đưa i l y vchi ti t ra kh i b n mế ỏ à áy, kể ả ừ c d ng máy để điều chỉnh đường may)
∑mm: Tổng số ũi may/ đường may m
Lđm: Chi u dề ài đường may (cm)
Vm: V n tậ ốc may
Tm: Thời gian để máy may th c hiự ện hết đường may đó
Trang 65
Danh mục c c b á ảng
Bảng 2.1 Bảng danh mục thiết bị được sử dụng trong dây chuyền số 6:
Bảng 2.2 Các vị trí may xác định vận tốc may
Bảng 2.3 Các vị trí sẽ được thay thế bằng máy điện tử.
Bảng 2.4 Các vị trí được bổ sung thiết bị phụ trợ (cữ, gá).
Bảng 3.1: Thống kê kết quả khảo sát quy mô sản suất tại các doanh nghiệp
may
Bảng 3.2 Thống kê kết quả khảo sát hiệu suất hoạt động của các dây chuyền
tại các doanh nghiệp may.
Bảng 3.3 Tổng hợp thiết bị và mức độ ưu tiên cải tiến.
Bảng 3.4 Bảng xác định hiệu suất các công đoạn của dây chuyền số 6 trước
nghiên cứu thực nghiệm.
Bảng 3.5 Bảng xác định vận tốc may trung bình thực tế đạt được.
Bảng 3.6 Xác định hiệu suât giữa vận tốc tối đa thiết bị và vận tốc thực tế đạt
được.
Bảng 3.7 Xác định hiệu suât của vận tốc may khi kết hợp với thực hiện hoàn
thiện nguyên công
Bảng 3.8 Bảng xác định hiệu suất các công đoạn của dây chuyền số 6 sau
nghiên cứu thực nghiệm thay thế thiết bị điện tử
Bảng 3.9 Bảng so sánh thời gian trước và sau thay thế thiết bị điện tử
Bảng 3.10 Bảng xác định hiệu suất các công đoạn của dây chuyền số 6 sau
nghiên cứu thực nghiệm (cho sử dụng cữ gá).
Bảng 3.11 Bảng so sánh thời gian trước và sau sử dụng cữ gá
Trang 76
Danh m ụ c c c h á ì nh v ẽ ồ , đ th ị
Hình 2.1 Sơ đồ hóa dây chuyền số 6 trước nghiên cứu thực nghiệm
Hình 2.2 Các phương tiệ n thực nghiệ m
Hình 2.3 Các vị trí đo d i đường may để à xá c đị nh vận tốc may
Hình 3.1 Biểu đồ đánh giá hiệu quả làm việc tại các vị trí trên chuyền trước
thực nghiệm
Hình 3.2 Biể u đ ồ so s nh vận tốc may thực tế v vận tốc thiết kế ủa thiết bị á à c
Hình 3.3 Biểu đồ đánh giá mức độ ảnh hưởng của thiết bị điện tử đến tính liên
tục thông qua so sánh trước và sau khi thay thế bằng máy điện tử.
Hình 3.4 Biểu đồ đánh giá mức độ ảnh hưởng của (cữ, gá) đến tính liên tục.
Trang 87
Mở đầu.
Trong xu thế hội nhập thế giới, các quốc gia đều muốn thu được lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị toàn cầu, đồng nghĩa với vấn đề này là các quốc gia, các doanh nghiệp tập trung vào các yếu tố cơ bản để tạo lập lợi thế cạnh tranh trên thị trường Các yếu tố đó như: nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết
bị hiện đại, cải tiến công nghệ, cải thiện môi trường sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và quản lý, hạ giá thành sản phẩm Đối với Ngành Dệt May Việt Nam, năng suất luôn là mối quan tâm của các doanh nghiệp, là một yếu tố then chốt để giải bài toán năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của ngành Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo được chất lượng cao cho sản phẩm Vì năng suất và chất lượng được hiểu như những yếu tố luôn song hành và gắn kết với nhau Năng suất là mối quan hệ tỷ số đầu ra và đầu vào được sử dụng để hình thành đầu ra Đầu ra được tính bằng tổng giá trị sản xuất kinh doanh Đầu – vào được tính theo các yếu tố tham gia sản xuất như lao động, nguyên vật liệu, vốn, thiết bị, năng lượng, quản lý
Trong nền kinh tế thị trường, năng suất được gắn với các hoạt động kinh tế
Nó được hiểu làm sao tạo ra nhiều đầu ra hơn với lượng đầu vào hạn chế Cải tiến năng suất cho phép tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống cho xã hội Đối với các doanh nghiệp, nó làm cho khả năng cạnh tranh được tăng lên thông qua việc sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn và tạo ra nhiều đầu ra hơn Cải tiến năng suất còn có ý nghĩa với mỗi cá nhân trong xã hội với cách hiểu tạo ra nhiều của cải hơn, thu nhập cao hơn và chất lượng cuộc sống được cải thiện tốt hơn
Năng suất còn được hiểu là một tư duy hướng tới thói quen cải tiến và vận dụng những cách thức biến mong muốn thành các hành động cụ thể Theo cách tiếp cận này, năng suất là không ngừng cải tiến để vươn tới sự tốt đẹp hơn Ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay Điều này có thể thực hiện được nhờ vào các nỗ lực cá nhân và tập thể không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng, kỷ luật, các hoạt động phát huy tinh thần sáng tạo cũng như việc quản lý công việc tốt hơn, phương pháp làm việc tốt hơn, giảm thiểu chi phí, giao
Trang 9“Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố thiết bị tới tính liên tục quá trình may công nghiệp”
Mong muốn của tôi là góp phần vào việc nghiên cứu và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tính liên tục của quá trình may Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm cải tiến nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất của doanh nghiệp Kết quả của đề tài được nghiên cứu thực nghiệm tại Xí nghiệp May xuất khẩu Yên Mỹ Công ty Thương mại Dịch vụ Thời Trang Hà Nội - (HAFASCO) Khu Công nghiệp Phố Nối A Yên Mỹ - - Hưng Yên Đề tài luận văn được nghiên cứu và gồm những nội dung sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.
Chương 2: Nội dung, phương pháp và đối tượng nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và bàn luận.
Trang 109
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 TỔNG QUAN VỀ DÂY CHUYỀN MAY CÔNG NGHIỆP & TÍNH LIÊN TỤC CỦA DÂY CHUYỀN MAY CÔNG NGHIỆP
1.1.1 Dây chuyền may công nghiệp.
Dây chuyền may công nghiệp là một tổ chức sản xuất được thực hiện theo một quy trình công nghệ đã định sẵn, với số lượng công nhân được xác định và khoảng thời gian hoàn thành sản phẩm đã được tính toán trước, trong một điều kiện kỹ thuật nào đó Khi đó đầu vào là bán thành phẩm, đầu ra là sản phẩm hoàn thiện Dây chuyền may công nghiệp có những đặc điểm sau:
- Chuyên môn hóa cao (vì mỗi công nhân chỉ thực hiện một hoặc hai nguyên công trong quy trình công nghệ sản xuất)
- Số lượng công nhân và thiết bị nhất định
- Bố trí các vị trí nguyên công theo một trình tự xác định trước
- Các vị trí làm việc có khoảng thời gian tương đương nhau để thực hiện các nguyên công của mình và được diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại chặt chẽ trong dây chuyền
- Năng suất lao động cao nhờ chuyên môn hóa các vị trí làm việc
- Chất lượng sản phẩm tăng cao nhờ quá trình được lặp đi, lặp lại
- Chu kỳ sản xuất được rút ngắn do các vị trí làm việc trong quá trình sản xuất được thực hiện đồng thời cùng một lúc
1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của dây chuyền may công nghiệp.
1.1.2.1 Nhịp độ sản xuất (Nhịp chuyền) [1]
Nhịp độ sản xuất của dây chuyền là khoảng thời gian xác định mà sau đó các nguyên công cơ bản được lặp lại Nói cách khác nhịp độ sản xuất là khoảng thời gian định mức cho một người công nhân tham gia hoàn thành đơn vị sản phẩm của
mình Nhịp độ sản xuất được xác định bằng tỷ số giữa thời gian hoàn thành một sản phẩm với số công nhân trực tiếp tham gia trên chuyền.
R = (s)
TR sp R: thời gian gia công một sản phẩm
Trang 11đại lượng phần trăm tải trọng (T) là tỷ số giữa thời gian định mức cho một lao động
và nhịp độ sản xuất của dây chuyền
Ví dụ: nhịp độ sản xuất 80 (s), thời gian của nguyên công 83 (s) Phần trăm tải trọng của nguyên công này là 83/80 = 104%
Căn cứ vào R dây chuyền được chia thành các loại:
- Dây chuyền có nhịp tự do: Nhịp của các nguyên công không cần thiết phải tuân theo một cách chính xác nhịp của dây chuyền, được phép dao động ± 10% so với nhịp của dây chuyền
- Dây chuyền có nhịp bắt buộc: Nhịp của các nguyên công dao động khá gần với nhịp dây chuyền ± 5% Dây chuyền dạng này thường áp dụng khi có thiết bị vận chuyển cơ khí hóa, đòi hỏi thời gian của các nguyên công phải khớp với nhịp chung
- Dây chuyền có nhịp tổng hợp: Dây chuyển dạng này thường có những đoạn nhịp tự do, có những đoạn nhịp bắt buộc, thưởng áp dụng cho những sản phẩm có kết cấu phức tạp, chi tiết và yêu cầu công nghệ thay đổi khác nhau
1.1.2.2 Tính đơn điệu trong sản xuất dây chuyền [1]
Đặc điểm của sản xuất theo dây chuyền là chia nhỏ quá trình công nghệ sản xuất theo từng bước công việc, sau đó phân công chuyên môn hóa các nơi làm việc trong dây chuyền Việc chuyên môn hóa hẹp này giúp tăng năng suất của dây chuyền nhờ khả năng quen việc cao của người công nhân Tuy nhiên, trong quá
Trang 1211
trình lao động do chuyên môn hóa cao dẫn đến tính đơn điệu cao trong lao động, nhất là những dây chuyền có công suất lớn, nhịp độ nhỏ hơn 30 giây Tính đơn điệu này làm cho công nhân nhanh chóng nhàm chán, nhanh chóng mệt mỏi, hậu quả là năng suất giảm, dễ gây tai nạn lao động Do vậy:
- Đối với các công việc quá đơn giản, nên thường xuyên thay đổi công việc hoặc ghép các nguyên công đơn giản thành phức tạp hơn, sao cho mỗi công việc từ 3 đến 5 yếu tố tác động khác nhau
- Tạo không khí làm việc vui vẻ, hợp tác và thân thiện trong toàn bộ dây chuyền
- Dùng âm nhạc có tính chọn lọc trong quá trình làm việc giúp cải thiện hiệu quả tính đơn điệu
1.1.2.3 Công suất dây chuyền.
Công suất của dây chuyền là số lượng sản phẩm mà dây chuyền đó sản xuất được trong một ca làm việc
TR sp R: thời gian gia công sản phẩm
Như vậy P = * S Mà R = P = hay R =
Theo công suất dây chuyền có các loại sau: lớn, trung bình và nhỏ tương ứng với số lượng sản phẩm là hàng vạn, hàng nghìn, hàng trăm sản phẩm/ca
1.1.2.4 Hình thức tổ chức dây chuyền.
Hình thức b trí theo hàng d c (không chia nhóm)ố ọ
Trong cách bố trí này, quy trình lắp ráp sản phẩm được chia thành nhiều bước công việc Các bước công việc được th c hi n theo thự ệ ứ ự ễ t di n ti n h p lý, tránh sế ợ ựquay trở ạ l i c a bán thành ph m tái chủ ẩ ế
Trang 1312
Nguyên tắc tổ chức của dây chuyền hàng dọc:
- S ắp đặt máy không theo chủng loại máy mà theo quy trình l p ráp.ắ
- Chi tiết sản phẩm di chuyển từ ị trí này sang vị trí khác trong thùng con ở v máy, trên giá đỡ hay băng chuyền
- Công nhân khi lấy chi tiết gia công phải mở bó xem k chi ti t có cùng mỹ ế ột bó hay không Khi l y xong ph i bó l i chuyấ ả ạ ển cho công đoạn ti p theo.ế
- C ần có một lượng hàng dự ữ trên chuyền để tránh sự chờ đợi của công nhân vì tr
nhịp độ ủ c a mỗi người là khác nhau
- Công nhân phụ thuộc nhau từ người này sang người khác
Ưu điểm
- Các công đoạn di n ti n hễ ế ợp lý về phía trước, chu trình sản xuất không quay lại
- Thời gian sản phẩm ra chuyền ngắn
- Năng suất gia công tại các vị trí trong chuyề ền đ u nhau
- Trình độ chuyên môn hóa lao động cao, đào tạo nhanh
- Kiểm tra tiến độ sản xu t d dàng, tiết kiệm thời gian gia công vì cân đối nhịp chặt chẽ ấ ễ
- Giảm bớt người điều hàng, công nhân tự ấy hàng từ ị trí này sang vị trí khác mà l v không c n di chuy n xa, ầ ể giám sát năng suấ ễ t d dàng, giảm chi phí tính lương
- Lượng hàng trên chuyền giảm
Nhược điểm
- Yêu cầu phải cân đối tốt các vị trí làm việc (mứ ộ dung sai trong cân đốc đ i là thấp
≤ 5%)
- B ắt buộc phải tôn trọng tuyệt đối quy trình công nghệ
- Chuyền sản xuất dễ ị xáo trộn nếu vắng mặt công nhân ở ị trí nào đó, cần thợ ự b v d
tr biữ ết may nhiều bộ ận gọi là thợ chạy chuyề ph n
- Công việc dễ gây nhàm chán với công nhân vì luôn ph i làm m t công viả ộ ệc
- Di ện tích nhà xưởng cần cho mỗi vị trí làm việc là lớn (diện tích trung bình cho mỗi công nhân khoảng 4mP
Trang 1413
Hình thứ ổc t ch c theo nhóm (dây chuy n c m) ứ ề ụ
Theo hình thức này, phân xưởng được chia nhóm theo từng lo i công viạ ệc hoặc theo từng loại máy Công nhân thực hiện nhiều bước công việc trong nhóm Mỗi người trong nhóm làm việ ộc đ c lập, nhóm này độ ậ ớc l p v i nhóm kia
Nguyên t ắ c tổ ứ ch c củ a dây chuy n c ề ụ m
- Công nhân làm c trong cviệ ụm (nhóm) độc lập với nhau và dưới sự ch o của ỉ đạtrưởng nhóm
- M ột số chi tiết bán thành ph m giẩ ống nhau được bó lạ ới nhau thành m t bó ti v ộ ừ
25 đến 30 chi ti t, công nhân nhế ận một bó để may, h t bó này nh n bó khác Cế ậ ần có
loại xe nhỏ để đem h àng đến, có chỗ ất hàng và điều hàng đi c
- Quản đốc có vai trò cân đối, điều hành tiến độ ự th c hi n giệ ữa các cụm để đả m b o ả
- Tay nghề công nhân cao (đảm nhận nhiều công đoạn)
- Chuyền ít bị xáo trộn khi có công nhân vắng mặt
- Công nhân không bị ụ ph thuộc người này với người kia
- Tiết kiệm thời gian đi lại của công nhân vì có người đem hàng đến và lấy hàng đi
Nhược điểm
- Lượng hàng trong chuyền nhiều nên cần nhiều kho ạm chứa t
- Độ ậc l p gi a các v trí làm vi c, do đó b t bu c ph i b trí thêm ngư i l y hàng đi ữ ị ệ ắ ộ ả ố ờ ấ
- Thời gian hàng ra chuyền tương đối vì lượng hàng trên chuy n nhiề ều
- Yêu cầu công nhân có trình độ cao nên cần thời gian dài để đào tạo
- G ặp khó khăn khi kiểm tra công đoạn và xác định sai sót khi hàng bị ả ạ tr l i
- Đòi hỏi người quản đốc giỏi về kĩ thuật cũng như quản lý điểu hành
1.1.2.5 Phương pháp vận chuyển bán thành phẩm trong dây chuyền [1]
Phương pháp vận chuyển bán thành phẩm các dây chuyền may được chia thành kiểu không băng chuyền và kiểu băng chuyền
Trang 1514
Trong các dây chuyền kiểu không băng chuyền, người ta di chuyển bán thành phẩm từ vị trí làm việc này đến vị trí làm việc khác bằng các phương tiện vận chuyển như các loại xe đảy khác nhau Tuy theo hình thức tổ chức dây chuyền mà bán thành phẩm được di chuyển thẳng hoặc zíczắc
Trong các dây chuyền kiểu băng chuyền, bán thành phẩm di chuyển nhờ các thiết bị cơ khí khác nhau, có vận tốc không đổi hoặc điều chỉnh được Trong công nghiệp may, các băng chuyền thực hiện chức năng phân phối bán thành phẩm, nghĩa
là băng chuyền có vận tốc không đổi Vận tốc của băng chuyền có nhịp độ chặt chẽ phù hợp với nhịp độ của dây chuyền
1.1.2.6 Hình thức cung cấp bán thành phẩm [1]
Hiện bán thành phẩm được cung cấp cho dây chuyền theo 2 hình thức:
- Đồng bộ: đưa đầy đủ các chi tiết của 1 hoặc một vài sản phẩm Hình thức này phù hợp với dây chuyền sử dụng băng tải, tổ chức rất tốt, hoạt động chặt chẽ theo nhịp
- Tập chi tiết: 1 chỗ làm việc được cấp 1 tập các chi tiết, phù hợp với dây chuyền có nhịp tự do và phương tiện vận chuyển khác nhau
Đối với cách cung cấp đồng bộ: việc tồn đọng bán thành phẩm và sản phẩm
dở dang trên dây chuyền rất ít Nhưng nó có nhược điểm khó khai thác hết khả năng của công nhân
Đối với trường hợp cung cấp dạng tập chi tiết: nhiều BTP dở dang, chiếm chỗ, lộn xộn, lẫn số, khác màu, nhưng lại khai thác tốt hơn khả năng công nhân Lựa chọn đưa vào dây chuyền bao nhiêu chi tiết trên tập là phù hợp? Điều này phụ thuộc vào hình dạng, kích thước của bán thành phẩm, dạng dây chuyền, phương tiện vận chuyển, thời gian gia công chi tiết đó và thời gian gia công một tập không quá lâu (thường lấy > 30 phút)
1.1.3 Tính liên tục của dây chuyền may công nghiệp
Tính liên tục trong công nghiệp hóa là không bị đứt đoạn, không ngắt quãng
về thời gian Chế độ làm việc liên tục là làm việc không ngừng, không có thời gian nghỉ để tiến hành các phần việc khác [7]
Trang 1615
Sản xuất liên tục là một quá trình sản xuất mà ở đó người ta sản xuất và xử lý một khối lượng lớn một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nào đó Thiết bị được lắp đặt theo dây chuyền sản xuất là cho dòng di chuyển của sản phẩm có tính chất dòng thẳng Tổ chức sản xuất liên tục hiệu quả cao 80 – 100%, quản lý đơn giản nhưng tính linh hoạt kém [8]
Sản xuất may công nghiệp là quá trình t nh to n ví á à thiết kế ra những công đoạn s n xu t theo m t d ng chả ấ ộ ò ảy nhất định Quá trình này được ti n h nh tế à ừ khâu chuẩn bị đến khâu ho n thà ành sản phẩm, bao g m: chu n bồ ẩ ị, cắt, may và hoàn tất
sản phẩm Mỗi công đoạn có khoảng thời gian là khác nhau, nhưng sản phẩm của công đoạn trước s là báẽ n th nh ph m cà ẩ ủa công đoạn ti p theo Trong m i công ế ỗđoạn lại được thi t k làm nhiế ế ều công đoạn nh theo t ng nguyên công c a quá ỏ ừ ủtrình sản xuất tại công đoạn đó
à Dây chuyền may công nghiệp l được thiết kế thành nhiều công đoạn nh và ỏ
nó nằm trong công đoạn may của quá trình sản xuất may công nghiệp Dây chuyền
s ẽ được thiết ế theo số lượng công nhân, số thik ết bị và khoảng thời gian có th nóể i
là cho trước Do vậy khi thiết kế, phân chia công vi c trong dây chuyệ ền luôn đảm
bảo c c công việc phá ù hợp với năng lực của người công nhân, đồng thời đảm bảo công b ng vằ ề khối lượng công vi c, phệ ù hợ ớp v i trang thi t b áp ng yêu c u ch t ế ị đ ứ ầ ấlượng c a s n ph m, th i gian l m viủ ả ẩ ờ à ệc gi a cáữ c công đoạn l tương đối bằng nhau à Khi đó dây chuy n may hoề ạt động s t o ra m t d g chẽ ạ ộ òn ảy liên t c, k t thúc ụ ế ởnguyên công trước s là bẽ ắt đầu c a nguyên công sau trên m t s n ph m C ủ ộ ả ẩ ứ như
vậy sau một khoảng thời gian sẽ có một sản phẩm được ra chuyền Điều đ ng chá ú ý
ở đây là th i gian ra chuy n cờ ề ủa sản ph m cẩ ó thay đổi hay không? Sự thay đổi đó nhanh hay ch m? Nậ ó hoàn to n phà ụ thu c vàộ o khả năng làm việc của con người, sự
ổn định c a thi t b , s khoa h c c a vi c t ch c làm vi c… T t c các y u t ó ủ ế ị ự ọ ủ ệ ổ ứ ệ ấ ả ế ố đ
s luôn ẽ ảnh hưởng đến t nh liên tục của dây chuyền V y t nh liên tí ậ í ục của dây chuyền may công nghiệp là gì?
Tính liên tục của dây chuyền may công nghiệp là không bị gián đoạn hay bị
ngắt quãng về mặt thời gian tại bất kỳ một vị trí làm việc nào Có nghĩa là sau một
Trang 1716
khoảng thời gian nhất định tương ứng với thời gian hoàn thành một sản phẩm trên chuyền thì dây chuyền sẽ cho ra một sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật Đồng
thời khi đ ại c c vịó t á trí làm việc trên chuyề ền đ u có một khoảng ời gian để ực th th
hiện nguyên công l tương đối bằng nhau à
Trong trường hợp đảm bảo tính liên lục của dây chuyền, khi đó tất cả các vị trí
làm việc trên chuyền đảm bảo về mặt thời gian là bằng nhau hoặc tương đương nhau, hay nói đúng hơn là cân bằng nhau về nhịp chuyền, không bị ùn tắc hay nhàn rỗi tại bất kỳ vị trí nào, năng suất tại các vị trí là tương đương nhau và đảm bảo thời gian hoàn thành sản phẩm theo quy trình thiết kế Trong trường h p này, sau một ợkhoảng thời gian khi mà các công đoạn đ đi v ổn định như công nhân quen việc, ã ào thiết bị ổn định, tổ chức l m việc khoa học th nh liên tục của dây chuyền sẽà ì tí ho t ạ
động hi u qu ệ ả hơn, thời gian ho n th nh sà à ản phẩm được rút ngắn, năng suất tăng lên, chất lượng ng y cà àng đảm bảo, sản phẩm ra chuyền ít ho c không bặ ị tái ch ế
íTrong trường hợp không đảm bảo t nh liên tục của dây chuy n khi trong dây ềchuyền chịu t c động một c ch tiêu cá á ực từ các yếu tố như con người không đáp ng ứđược yêu c u c a công vi c, máầ ủ ệ y m c thi t b g p tr c tr c ho c s c k thu t bu c ó ế ị ặ ụ ặ ặ ự ố ỹ ậ ộ
phải dừng hoạt động trong một thời gian, cũng như sự m việc không khoa họ là c…
Tất cả những vẫn đề vừa nêu sẽ làm gián đoạn c c hoá ạ ột đ ng trong chuy n, tứ à ề c lkhi đó s x y ra tình trẽ ả ạng có một hay vài vị trí nào đó trên chuyền bị ùn tắc hoặc nhàn rỗi, tức là có nhịp chuyền không bằng nhau dẫn đến năng suất tại các vị trí không bằng nhau Tất nhiên khi đó tính liên tụ ủc c a dây chuy n s không di n ra ề ẽ ễtheo t nh to n thi t kí á ế ế
Tuy nhiên, đểduy tr ạt động của dây chuyền một c ch liên tục c ệu quả,
cần phải x c định, nghiên cứu v đ nh giá à á á các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến
tính liên tục của dây chuyền Sau đ , ta phải hiệu chỉnh v ải tiến thậm chó à c í ph i ảthay để nâng cao hi u qu c a dây chuy n sao cho t nh liên tệ ả ủ ề í ục c a dây chuy n tích ủ ề
cực hơn, năng suất v chấà t lượng luôn luôn tăng Các yếu tố ảnh hưởng n y sẽ được à
c th ụ ể hơn trong phần tiếp theo (mục 1.2)
Trang 1817
1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH LIÊN TỤC CỦA DÂY
CHUYỀN MAY CÔNG NGHIỆP.
1.2.1 Tổ chức nơi làm việc, quản lý điều hành. [2], [3]
Tổ chức nơi làm việc là tạo ra một môi trường làm việc có điều kiện tốt cho dây chuyền sản xuất Điều kiện đó là các trang thiết bị sản xuất, các phương tiện phục vụ được bố trí một cách khoa học, không khí, nhiệt độ, độ ẩm, màu sắc, vệ sinh nơi làm việc đảm bảo an toàn tới sức khỏe người lao động, đặc biệt là bầu không khí làm việc Điều kiện làm việc tác động đến việc tăng hay giảm năng suât của dây chuyền Việc xây dựng hoàn thiện tốt các điều kiện làm việc, đảm bảo sức khỏe, thỏa mãn yêu cầu làm việc và yếu tố tâm sinh lý người công nhân sẽ có tácdụng đến chất lượng và năng suất lao động
Nơi làm việc là nơi diễn ra quá trình sản xuất tập trung tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và con người Nơi làm việc phản ánh trình độ sản xuất, văn hóa và nghiệp vụ của doanh nghiệp Do vậy tổ chức nơi làm việc là sắp xếp các yếu tố của sản xuất đem lại hiệu quả cao nhất trong dây chuyền Muốn vậy cần thực hiện theo nguyên tắc chung:
- Sắp xếp nơi làm việc phải theo diễn biến của quá trình công nghệ
- Đường đi của bán thành phẩm là ngắn nhất và hạn chế tối đa bán thành phẩm quay đầu
- Máy móc thiết bị cần bố trí linh hoạt, dễ thay đổi theo mã hàng
- Khoảng cách giữa thiết bị, giữa thiết bị với tường và cột tùy thuộc vào từng
mã hàng để đảm bảo quá trình vận chuyển và kiểm tra
- Sử dụng diện tích làm việc một cách hiệu quả, hạn chế những động tác thừa
và di chuyển vô ích do sự sắp xếp vị trí làm việc
Ngoài ra các doanh nghiệp cần vận dụng phương pháp 5S vào quá trình tổ chức hợp lý nơi làm việc Ý nghĩa của 5S bao gồm: [4], [6]
Giai đoạn1 整理) Sorting Sàng Lọc: Kiểm tra tất cả công cụ, nguyên liệu, … trong nhà máy, khu vực làm việc và chỉ giữ những mục quan trọng Mọi thứ khác được cất giữ hay vứt bỏ
Trang 1918
– Seiton (Giai đoạn 2 整頓) Straighten or Set in Order – Sắp xếp: Tập trung vào hiệu quả
– ( ) Sweeping – Giai đoạn 3 Seisō 清掃 Sạch Sẽ: sự dọn dẹp một cách có hệ thống hay nhu cầu để giữ khu vực làm việc sạch sẽ và ngăn nắp Hoạt động hằng ngày ở cuối mỗi ca, vùng làm việc được dọn dẹp và mọi thứ được trả lại chỗ của chúng Ở đây, việc quan trọng là tạo điều kiện cho việc dễ dàng nhận biết vật gì nên mang đi đâu và đặt đâu Điểm quan trọng trong việc duy trì sự sạch sẽ cần phải là một phần của công việc hằng ngày không phải là hoạt động mà thỉnh thoảng mới – làm và được bắt đầu khi mọi thứ đã trở nên quá lộn xộn
Giai đoạn 4 – Seiketsu (清潔) Standardising – Săn Sóc: Tiêu chuẩn hóa những thực hành công việc hay hoạt động theo một cách đã được tiêu chuẩn hóa Mọi người biết chính xác trách nhiệm của mình
– Shitsuke ( ) Sustaining –
xét các tiêu chuẩn Một khi 4S ở trên đã được thiết lập, chúng trở nên phương pháp mới để hoạt động, duy trì sự tập trung vào cách họat động và không cho phép việc dần dần trở lại như cách họat động cũ Tuy nhiên, khi có một vấn đề xuất hiện ví dụ như một sự cải tiến được gợi ý hay một cách làm việc mới, hay một công cụ mới, hay một yêu cầu đầu ra mới thì cần xem xét lại 4S đầu tiên một cách phù hợp Mục tiêu chính của 5S là loại bỏ các thứ không cần thiết ra khỏi nơi làm việc, sắp xếp ngăn nắp các vật dụng và dụng cụ, vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc… nhằm tạo
ra môi trường làm việc trong lành.Từ đó năng suất và chất lượng được nâng lên, chi phí hợp lý, đảm bảo tiến độ, cải thiện an toàn cho người lao động, tinh thần làm việc cao hơn
Về quản lý điều hành thực chất là một sự lãnh đạo mang tính khoa học và nghệ thuật Điều đó được thể hiện ở nhiều khía cạnh Bằng việc thiết lập và sử dụng quyền lực một cách hiệu quả, sao cho cấp dưới vừa than lại vừa phục Ủy thác công việc hiệu quả, không ôm đồm nhiều việc nhưng vẫn kiểm soát được chúng Kỹ năng thuyết phục người khác với việc đừng bắt buộc mà làm cho người khác tự nguyện theo mình Phân tích và mô tả công việc với việc tạo bộ tài liệu cơ bản cho quản lí
Trang 2019
nguồn nhân lực Giải quyết tranh chấp, bất đồng trong lao động để ngăn không cho tranh chấp làm giảm hiệu quả chung Đánh giá hiệu quả làm việc của cấp dưới để làm cho họ tự thấy minh và tự phấn đấu Thiết lập một hệ thống tiền lương khoa học
và công bằng Tạo động lực làm việc cho nhân viên bởi vì đâu phải lúc nào cấp dưới cũng đòi hỏi tiền Có kĩ năng đào tạo và phát triển nhân viên hợp lí
Quản líluôn là một nghệ thuật ứng xử có văn hóa Để làm tốt trách nhiệm của một nhà quản l đòi hỏi họ phải cóí kĩ năng lãnh đạo thông thái.Vì thế, nâng cao năng lực quản lí cho các nhà quản trị trong các doanh nghiệp, đặc biệt là quản lý cấp trung là một việc làm cấp thiết trong bất kỳ hoàn cảnh nào
1.2.2 Con người [1]
Con người luôn là yếu tố quan trọng trong các vấn đề của cuộc sống và sản xuất Trong sản xuất may công nghiệp thì những yếu tố chính của con người tác động trực tiếp đến hiệu quả của sản xuất: trình độ năng lực quản lý của cán bộ chuyền, trình độ tay nghề và phương pháp làm việc của công nhân
Cán bộ chuyền là những người quản lý cấp trung bao gồm: chuyền trưởng, chuyền phó, kỹ thuật chuyền, KCS chuyền, họ thay mặt cho lãnh đạo công ty quản
lý và giải quyết mọi hoạt động của dây chuyền Vai trò của họ là rất quan trọng đối với hiệu quả của dây chuyền Công việc của họ bao gồm rất nhiều hoạt động như: quản lý lao động, quản lý kỹ thuật, kế hoạch công việc, năng suất, chất lượng Họ luôn là những người quản lý trực tiếp nhất tới mọi công việc của sản xuất Do vậy, trong công việc đòi hỏi ở họ rất nhiều yếu tố như:
- Bản lĩnh trong quản lý
- Ý thức tinh thần trách nhiệm với ông việc
- Luôn phấn đấu hết mình vì công việc, trao dồi nâng cao nghiệp vụ kỹ thuật
và quản lý
Đội ngũ các cán bộ chuyền của các doanh nghiệp may hiện nay chủ yếu được lấy từ những người công nhân có thâm niên làm việc và năng lực trong chuyền làm công tác quản lý Họ làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm và sự học hỏi của người đi trước, điều này có rất nhiều thuận lợi cho họ trong vấn đề nắm bắt tình hình trong
Trang 2120
chuyền Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp vì đội ngũ này không được đào tạo một cách bài bản và khoa học, họ chưa có tầm nhìn, tính toán trong công việc cho nên trong công việc quản lý vẫn còn tình trạng làm tới đâu giải quyết tới đó, họ chủ yếu giải quyết các bài toán bằng kinh nghiệm và thói quen
Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần phải có chiến lược và kế hoạch lâu dà, kiên trì và tự mình đào tạo đội ngũ này Vì các cơ sở đào tạo hiện chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hiện nay của các doanh nghiệp Việc đào tạo con người không thể ngày một ngày hai là được, đặc biệt đối với đội ngũ quản lý cấp trung này
Về trình độ tay nghề của công nhân, ngành dệt may có số lượng lao động tham gia là rất lớn khoảng 2 triệu lao động tính đến thời điểm này Trong số này, thì số ít được đào tạo một cách cơ bản qua trường lớp một cách chuyên nghiệp, còn lại chủ yếu là những lao động học hết phổ thông trung học, thậm chí là trung học cơ sở được các doanh nghiệp tuyển dụng và đào tạo ngắn hạn tại chỗ theo yêu cầu các vị trí làm việc Do vậy, khi thay đổi mặt hàng sản xuất hay thay đổi vị trí làm việc, số công nhân này chưa thể đáp ứng ngay được yêu cầu của công việc dẫn đến hiệu quả sản xuất của dây chuyền giảm
Một khía cạnh khác là trong tình hình hiện nay, lao động ngành dệt may đang
có xu hướng chuyển dịch sang các ngành khác có thu nhập cao hơn và cường độ làm việc ít hơn Nguyên nhân là do hiệu suất tổ chức dây chuyền thấp, số giờ làm việc khá nhiều, thu nhập thấp dẫn đến kém hấp dẫn đối với người lao động, thu hút lao động mới khó khăn, đặc biệt là lao động có tay nghề, công nhân hiện tại có xu hướng chuyển sang nghề khác Với tình hình như vậy, càng làm giảm hiệu quả của dây chuyền sản xuất
Đây là vấn đề đau đầu của các nhà quả lý các doanh nghiệp Để giải bài toán
về lao động hiện nay, các doanh nghiệp cần phải tổng hợp nhiều giải pháp trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình từ thay đổi tính chất sản xuất đến các phương pháp quản lý, cường độ lao động, thu nhập cho người lao động trong tình hình kinh
tế xã hội hiện nay
Trang 2221
Về phương pháp làm việc của người công nhân là cách thức và trình tự thực hiện các thao tác lao động để hoàn thành công việc được giao Hợp lý hóa phương pháp làm việc là nhằm mục đích rút ngắn tối đa thời gian hoàn thành công việc nhằm tăng năng suất và sức khỏe người lao động Theo Fredericl Winslow Taylor – Cha đẻ của chuyên môn hóa quản lý, thì phương pháp làm việc tốt nhất là phương pháp làm việc có:
- Có thời gian hoàn thành công việc là ngắn nhất
- Ít hao sức lực nhất
Nếu người lao động có phương pháp làm việc không tốt, không khoa học sẽ dẫn đến mất nhiều thời gian và công sức mà hiệu quả làm việc đem lại là không cao Để thực hiện vấn đề này cần tập trung nghiên cứu, giải quyết các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả công việc Việc nghiên cứu phải được tiến hành thường xuyên trong điều kiện cụ thể, thực tế của công việc và không ngừng cải tiến phương pháp làm việc Do vậy, trong các doanh nghiệp cần tách riêng giữa công việc quản lý, lao động sản xuất với công việc nghiên cứu, cải tiến Công việc nghiên cứu và cải tiến cần giao cho bộ phận chuyên trách Vì cán bộ quản lý có quá nhiều bận rộn với việc điều độ, vật tư nên họ không có đủ thời gian để nghiên cứu, cho dù họ có năng lực
đi chăng nữa Còn người công nhân nhiều khi cũng không đủ khả năng và quyền hạn để làm điều này Tuy nhiên, công việc nghiên cứu và cải tiến cần phải được đồng nhất giữa bộ phận chuyên trách với cán bộ quản lý và công nhân Nghĩa là, cán bộ quản lý chuyền và công nhân phải có sự hiểu biết và nhận thức được tầm quan trọng của việc cải tiến phương pháp làm việc thì bộ phận chuyên trách mới thực hiện công việc nghiên cứu và cải tiến một cách có hiệu quả Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng cần quan tâm hỗ trợ công tự cải tiến cũng như cùng công nhân cải tiến phương pháp làm việc mọi lúc, mọi nơi có thể thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong lao động sản xuất
1.2.3 Công nghệ sản xuất [1]
Hiện nay, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất đã làm thay đổi rất lớn về mọi mặt như: phương pháp sản xuất, hiệu quả sản xuất và cả
Trang 2322
tư duy sản xuất Công nghệ sản xuất luôn được nâng lên nhờ cải tiến trang thiết bị, đặc biệt là tự động hóa các trang thiết bị đến tất cả các khâu sản xuất, các vị trí sản xuất đơn lẻ, trong đó có dây chuyền may Mức độ hiện đại hóa trang thiết bị sẽ cải tiến công nghệ sản xuất trong dây chuyền may, điều này làm tăng hiệu quả tổ chức
và sản xuất của dây chuyền Do vậy, đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ làm tăng năng suất và chất lượng của dây chuyền sản xuất là hết sức cấp thiết tại các doanh nghiệp may hiện nay Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần phải cân nhắc sao cho hiệu quả là tốt nhất như:
- Cân đối hiệu quả vốn đầu tư
- Khả năng và mức độ khai thác hết công suất của các thiết bị
- Khả năng tiếp nhận trình độ thiết bị và tính phù hợp của các thiết bị đơn lẻ với toàn bộ dây chuyền
Như vậy có thể nói, thiết bị luôn tác động đến công nghệ sản xuất Nhờ vào cải tiến trang thiết bị và ứng dụng các thiết bị phụ trợ mà công nghệ sản xuất luôn được cải tiến Trong điều kiện hiện nay, việc cải tiến công nghệ luôn tỏ ra rất hữu hiệu, giúp cải tiến năng suất và chất lượng đáng kể
1.2.4 Chủng loại sản phẩm. [1]
Tháng 11 năng 2006 Việt nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO World Trade Organization) Đây là cơ hội và thách - thức cho kinh tế nước ta nói chung và cho ngành công nghiệp dệt may nói riêng Các doanh nghiệp may Việt nam chủ yếu tập trung sản xuất gia công theo các hợp đồng từ các thị trường như Mỹ, EU, Đông âu, Nhật, Hàn quốc… Do đó, rất đa dạng
về chủng loại sản phẩm, điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định sản xuất của dây chuyền, gây khó khăn cho việc nâng cao khả năng chuyên môn hóa dây chuyền sản xuất Sau khi Việt nam gia nhập WTO, chỉ một số ít các doanh nghiệp may lớn hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có điều kiện chuyên môn hóa một số dây chuyền sản xuất một vài mặt hàng cố định, do có những đơn hàng lớn và
có thương hiệu trên thị trường như: May Việt Tiến, Nhà Bè, Đức Giang, May 10, Maxport… với các dây chuyền chuyên môn hóa như: Sơ mi, quần âu, jacket, thể
Trang 24- Làm xáo trộn quy mô và cách bố trí dây chuyền
- Cán bộ quản lý và kỹ năng làm việc của công nhân không theo kịp sự thay đổi mặt hàng sản xuất
- Thiết bị không đáp ứng đầy đủ về chủng loại và số lượng
Để khắc phục tình trạng này, một số công ty lớn có điều kiện chuyên môn hóa được một số dây chuyền còn lại các dây chuyền khác phải chịu thay đổi mặt hàng
và năng suất thấp Còn các công ty vừa và nhỏ cần có giải pháp mang tinh vĩ mô là liên kết lại với nhau, để chuyên môn hóa theo nhóm mặt hàng để tăng năng suất, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh Riêng đối với Tập đoàn Dệt May Việt nam
sẽ có điều kiện chuyên môn hóa cao hơn, tập đoàn nên chuyên môn hóa mỗi công ty thành viên chuyên sản xuất mỗi nhóm sản phẩm riêng biệt để tạo tính cạnh tranh trong công ty của mình bằng cách:
- Định hướng phát triển sản xuất các công ty theo hướng chuyên môn hóa mặt hàng theo thị trường, hoán đổi công nghệ và trang thiết bị giữa các đơn vị thành viên với nhau
- Chuyền đổi sản xuất từ sản xuất gia công sang sản xuất hàng FOB
1.2.5 Thiết bị sản xuất. [1], [8]
1.2.5.1 Thiết bị may.
Trong dây chuyền may công nghiệp thì thiết bị may là phương tiện sản xuất chủ lực của dây chuyền Do vậy, thiết bị may có ảnh hưởng rất lớn đến tính liên tục (năng suất) của dây chuyền Nó bao gồm các yếu tố: chủng loại thiết bị, đáp ứng yêu cầu công nghệ, mức độ hoạt động ổn định, vận tốc, các thiết bị phụ trợ, hệ số tự động hóa…
Trang 2524
Về chủng loại thiết bị phải phù hợp với mặt hàng sản xuất Ví dụ: Mặt hàng là dệt kim thì phải sử dụng thiết bị may cho sản phẩm dệt kim, không thể sử dụng loại thiết bị may sản phẩm dệt thoi cho hàng dệt kim được Điều này không những gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà còn khó khăn cho việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm trên cùng thiết bị Bởi vì, mỗi khi thay đổi chủng loại sản phẩm sẽ phải thay đổi thiết bị để đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm
Về đáp ứng yêu cầu công nghệ hay yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm Mỗi một nguyên công hay đường may trên sản phẩm có thể sử dụng một loại hay nhiều loại thiết bị khác nhau để thực hiện nguyên công đó Trong trường hợp, thiết bị chỉ cần thực hiện một lần có thể giải quyết được yêu cầu của nguyên công đó, không phải thực hiện nhiều lần
Về mức độ hoạt động ổn định đòi hỏi thiết bị luôn trong trạng thái hoạt động làm việc tốt Vấn đề thường gặp tại các doanh nghiệp là tận dụng tối đa các trang thiết bị dù đã sử dụng nhiều năm, nó giúp cho giảm chi phí đầu vào Số thiết bị này thường hoạt động không ổn định, công nhân phải ngừng làm để thợ cơ điện hiệu chỉnh và sửa chữa Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến công việc của công nhân, vì
nó tùy thuộc vào thời gian hiệu chỉnh của thợ cơ điện Để giải quyết vấn đề này các doanh nghiệp nên đầu tư thay thế những trang thiết bị cũ hoạt động kém ổn định, hiệu quả không cao
Về vận tốc của thiết bị luôn ảnh hưởng tới kỹ năng làm việc của công nhân, kỹ năng của công nhân tốt khi họ thực sự làm chủ được thiết bị Điều này chỉ có được khi họ có thời gian làm việc lâu và điều quan trọng họ được chuyên môn hóa công việc Tức là họ chỉ làm công việc duy nhất, nguyên công duy nhất trong sản phẩm Điều này thì khó có thể thực hiện được trong điều kiện hiện nay, vì các doanh nghiệp thường xuyên thay đổi mặt hàng, thời gian sản xuất cho một mặt hàng là không nhiều
Về thiết bị phụ trợ, khi sử dụng các thiết bị cữ, gá vào dây chuyền may sẽ làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm lên rõ rệt Đây là vấn đề không thể thiếu trong các dây chuyền Tuy nhiên, việc sử dụng cữ gá cũng có hai mặt của nó, đòi
Trang 2625
hỏi người thợ phải có thời gian làm quen ttrong khi sử dụng Nếu chưa quen thì sẽ phản tác dụng, lúc này không những không đem lại hiệu quả mà còn gây hậu quả chất lượng sản phẩm không tốt dẫn đến phải làm lại Do vậy, để sử dụng thiết bị phụ trợ có hiệu quả cần có thời gian làm quen cho người công nhân
Về hệ số thiết bị tự động được áp dụng trong các dây chuyền may tại các doạnh nghiệp nhằm mục đích tăng năng suất và chất lượng Tuy nhiên khi đưa một
số thiết bị tự động vào dây chuyền sẽ làm thay đổi nhịp độ của dây chuyền Vì khi
đó, một số thao tác của công nhân sẽ được thiết bị làm thay Nhịp chuyền ở những
vị trí này sẽ ngắn hơn những vị trí không tự động hóa Do vậy, khi dây chuyền có thiết bị tự động hóa cần điều chỉnh nhịp giữa các vị trí có thiết bị tự động với thiết
bị không tự động hóa Bằng cách tăng nguyên công cho các vị trí tự động hóa Việc này hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng của cán bộ chuyền
1.2.5.2 Thiết bị ép dán
Trên một sản phẩm may mặc, có những chi tiết cần phải ép dán, có nghĩa là đưa vào chi tiết đó một lớp phụ liệu như dựng dính (mex) chẳng hạn Việc này làm tăng giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm Đề thực hiện được điều này cần có thiết bị chuyên dùng để ép dán mex và phải ép sao cho đảm bảo các yêu cầu về thẩm mỹ, các yêu cầu về chất lượng như độ kết dính đồng đều, độ bền, không bị biến dạng chi tiết Khi sử dụng loại thiết bị ép dán sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động liên tục của dây chuyền Vì thứ nhất, thiết bị ép dán không có nhịp cùng với thiết bị may nên không thể đưa vào hoạt động cùng với dây chuyền Thứ hai, những vị trí may liên quan đến những chi tiết đem đi ép dán sẽ phải dừng hoạt động và chờ những chi tiết đó
ép xong và đưa vào may Do vậy để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp đã
bố trí việc ép dán hoạt động độc lập ngay sau công đoạn cắt và trước khi đưa mã hàng vào dây chuyền may
1.2.5.3 Thiết bị vận chuyển bán thành phẩm
Thiết bị vận chuyển bán thành phẩm trong dây chuyền nhằm cung cấp bán thành phẩm cho các vị trí, đáp ứng yêu cầu việc di chuyển, bảo quản bán thành
Trang 27nó cũng tồn tại nhiều nhược điểm như: hao phí lao động điều hành cao, kiểm soát năng suất, chất lượng không tốt….
Nhóm tự động vận chuyển được sử dụng phổ biến hiện nay là hệ thống băng chuyền treo tự động, cung cấp bán thành phẩm đến từng vị trí làm việc trong dây chuyền Hệ thống này được vận hành và điều khiển bằng công nghệ tin học, có những ưu điểm sau: cung cấp bán thành phẩm đến các vị trí làm việc theo nhịp chuẩn của dây chuyền, giảm hao phí lao động, và giúp cho việc điều hành dây chuyền dễ dàng hơn Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm như: chi phí đầu tư lớn so với nhóm không tự động, khó khăn trong việc chuyển đổi mặt hàng, hệ thống này chỉ dùng cho một hoặc một nhóm sản phẩm đồng dạng nào đó
Hiện nay việc lựa chọn nhóm thiết bị vận chuyển như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện từng doanh nghiệp dựa trên các yếu tố đầu tư và thị trường hoạt động kinh doanh như: Chủng loại sản phẩm, khả năng vốn đầu tư, trình độ năng lực quản lý và điều kiện môi trường làm việc…
1.2.5.4 Thiết bị xử lý nhiệt ẩm
Trong sản xuất may công nghiệp, thiết bị xử lý nhiệt ẩm được sử dụng trước
và sau quá trình may Trường hợp sau quá trình may được tổ chức một cách độc lập,
công đoạn này người ta gọi là là hoàn thiện Công đoạn này tập trung vào hoàn thiện và bao gói sản phẩm
Trong trường hợp được sử dụng trước quá trình may, lúc này thiết bị xử lý nhiệt ẩm được bố trí trong dây chuyền may như một vị trí may khác Công việc chủ yếu là xử lý tạo hình, tạo dáng cho chi tiết đáp ứng cho vị trí may sau đó được thuận
Trang 2827
tiện, dễ dàng Chính vì lẽ đó mà nhịp sản xuất của các vị trí này phải có nhịp tương ứng với nhịp của dây chuyền Việc bố trí nhiều hay ít vị trí xử lý nhiệt ẩm trong chuyền thì phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của mã hàng Còn việc cân đối được nhịp trong chuyền thì phụ thuộc vào kỹ năng của người công nhân, khả năng tổ chức của cán bộ kỹ thuật chuyền,quản lý chuyền
Nói tóm lại, thiết bị xử lý nhiệt ẩm cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự hoạt động liên tục của dây chuyền Do vậy, khi tổ chức dây chuyền sản xuất cần chú ý tới nhịp của dây chuyền, đặc biệt là tính toán cân đối nhịp của các vị trí xử lý nhiệt ẩm sao cho tương đương với nhịp của các vị trí may khác
1.2.6 Chế độ lao động/làm việc [1], [2]
Chế độ lao động là yếu tố quyết định đế sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Vì nó tác động đến quyền lợi của người lao động, bao gồm: tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khen thưởng, thời gian làm việc … Khi các vấn đề quyền lợi của người lao động được bảo đảm và quan tâm đúng mức, đúng thời điểm thì sẽ tác động kịp thời đến hiệu quả sản xuất Chế độ lao động sẽ đảm bảo sự ổn định nguồn lao động cho các doanh nghiệp
1.3 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1 Nguyễn Văn Hiển Đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện dây chuyền may trong - điều kiện Việt nam trên quan điểm năng lực quản lý chuyền” – 2006 [1]
Tác giả đã nghiên cứu về một số vấn đề sau:
- Tình hình hoạt động các dây chuyền may tại một số doanh nghiệp may Việt Nam như: Mặt hàng sản suất, công suất của dây chuyền, năng suất lao động, hình thức bố trí và phương tiện vận chuyển bán thành phẩm
- Nghiên cứu khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tổ chức dây chuyền may trong điều kiện hiện nay
- Nghiên cứu khảo sát về trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ của quản lý chuyền
- Nghiên cứu về quá trình thực hiện nhiệm vụ điều hành của bộ máy quản lý chuyền trong các ca sản suất
Trang 29- Chủng loại sản phẩm thay đổi thường xuyên.
- Nguyên liệu không đồng bộ trong sản suất
- Trình độ và năng lực cán bộ quản lý điều chuyền
- Sự ổn định về số lượng công nhân và trình độ tay nghề
- Mức độ hợp lý về thiết kế dây chuyền
- Chuẩn bị sản xuất về công nghệ
- Kiểm soát chất lượng sản phẩm trên chuyền
Tác giả đã nhận định đánh giá rằng: “Một Chuyền trưởng kém năng lực có thể làm giảm năng suất chuyền từ 20 – 50%” và cũng khẳng định rằng các Chuyền
trưởng cũng như các cán bộ quản lý chuyền may hầu như ít được và chưa qua đào tạo để đáp ứng được yêu cầu công việc ớ ội dung đề V i n tà à ái n y t c gi ch y u t p ả ủ ế ậtrung v o qu n là ả ý sản xuất để nâng cao hi u quệ ả ho t ạ động, chưa đề ậ c p nhi u về ề
các yếu tố ảnh hưởng đế ự ạt độ liên tục của dây chuyền s ho ng n
Trang 30- Nghiên cứu hiện trạng tổ chức dây chuyền may
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả trong điều kiện Việt nam
à ã Nghiên cứu n y đ đưa ra giải pháp cải tiến và hoàn hoàn thiện dây chuyền may về mọi mặt trong tổ chức dây chuyền Tác giả cũng khẳng định vai trò của cán
bộ chuyền đối với hiệu quả hoạt động của dây chuyền.
4 TS Phạm Ngọc Tuấn cùng nhóm nghiên cứu của Trường ĐHBK TP HCM - Đề tài: “Nghiên cứu triển khai những biện pháp nâng cao năng suất cho một số doạnh nghiệp may tại TP.HCM” - (5/2003) [4]
Nội dung:
- Nghiên cứu các giải pháp tổng thể từ vĩ mô đến vi mô để nâng cao năng suấttại các doanh nghiệp may chủ yếu nâng cao năng suất chất lượng các mặt hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động tổ chức dây chuyền may
- Các giải pháp nâng cao năng suất bao gồm: Sản xuất tinh gọn, Hợp lý hóa thao thác, Kiểm soát chất lượng bằng thống kê, 5S - Kazen và các phương pháp quản lý tiên tiến khác
- Các giả pháp được áp dụng thực nghiệm vào một số doanh nghiệp may tại i
TP Hồ Chí Minh mang lại kết quả khả quan trong công việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
N ghiên cứu y đ ập trung v o nhiều lĩnh vực trong sản xuất ngành may, nà ã t à chủ ế y u là c p đề ậ đến yếu tố quả lý chuyền tăng năng suất nhưng chưa đi vào các n biện pháp cụ thể về yếu tố nâng cao năng lực cán bộ quản lý chuyền ế ố Y u t thi ế t bị
có ảnh hưởng đế n t nh liên tục của dây chuy n hay không th í ề ì tá c gi ả chưa đề ậ c p
đế n nhi u ề
Trang 31- Đầu ra là yếu tố quan trọng tăng trưởng năng suất
- Giảm chi phí đầu vào cần phải liên tục được thực hiện
- Năng suất là tạo gia giá trị gia tăng
Đồng thời tác giả cũng làm nổi bật ý nghĩa và vai trò của tăng năng suất trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như những thách thức mới trong cải tiến năng suất
6 Kaizen nội dung 5S Tạp chí Nhà quản lý
Kaizen là một triết lý quản lý có nghĩa là “Thay đổi để tốt hơn” hoặc “Cải tiến liên tục Hoạt động Kaizen cũng được triển khai trên cơ sở vòng lặp xoáy ốc PDCA (P - Kế hoạch) D (Thực hiện) C (Kiểm tra) A (Hành động, Cải tiến).- - -
Mục tiêu chính của nội dung 5S là loại bỏ các thứ không cần thiết ra khỏi nơi làm việc, sắp xếp ngăn nắp các vật dụng và dụng cụ, vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc… nhằm tạo ra môi trường làm việc trong lành.Từ đó năng suất và chất lượng được nâng lên, chi phí hợp lý, đảm bảo tiến độ, cải thiện an toàn cho người lao động, tinh thần làm việc cao hơn
7 Nguyễn Thanh Yến Xuân – “ Nghiên cứu ảnh hưởng các thông số máy đến độ nhăn đường may vải tráng phủ”, Luận văn thạc sĩ, ĐHBKHN năm
Trang 3231
Nghiên c u n ứ à ã y đ chỉ ra c ác yế ố u t má y trong đ ó có v ậ n t c may ố ảnh hưởng đến độ nhăn đườ ng may v i tr ng nh ả á ự a Nghiên c ứu không đề ập đế c n s nh ự ả hưở ng c a c c thông s ủ á ố này t i t nh liên t ớ í ụ c c a dây chuy n may ủ ề
8 Gé rard Chevalier – Nguy ễn Văn Nghiế n - “ Qu ả n l ản xuấ ý s t” NXB
12 A.IA.Izmechiep, 1987, Tính toán các phân xưởng chính của Xí Nghiệp may, NXB Công nghiệp nhẹ [12]
Trang 3332
1.4 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Như vậy, qua phần trình bày ở trên, ta có thể thấy được thế nào là dây chuyền may công nghiệp, những đặc trưng cơ bản của dây chuyền (nhịp chuyền, tính đơn điệu của dây chuyền, công suất và hình thức tổ chức của dây chuyền), các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đánh giá hiệu quả hoạt động của dây chuyền Hoạt động của dây chuyền chịu ảnh hưởng rất nhiều vào các yếu tố (tổ chức quản lý, con người, công – nghệ sản xuất, chủng loại sản phẩm, thiết bị sản xuất, chế độ làm việc…) Dây chuyền hoạt động có liên tục hay không, năng suất của dây chuyền có cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động của các yếu tố trên Do vậy, để nâng cao năng suất của dây chuyền ta cần làm cho dây chuyền hoạt động một cách liên tục, hạn chế các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự hoạt động liên tục của dây chuyền Với những yếu tố mà tôi đã nêu ở trên, đã có nhiều nhà khoa học đề cập đến và đã đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng suất của dây chuyền Những kết quả đó được thể hiện qua các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố rộng rãi trên các tạp chí khoa học, đề tài khoa học đồng thời cũng được áp dụng tại các doanh nghiệp may một cách có hiệu quả Trong phạm vi đề tài cho phép, tôi mạnh dạn đề xuất, nghiên cứu, thực nghiệm và đánh giá các yếu tố của thiết bị may ảnh hưởng đến tính liên tục của dây chuyền may Đó là:
- Ảnh hưởng của vận tốc may
- Ảnh hưởng của hệ số tự động của thiết bị
- Ảnh hưởng thiết bị phụ trợ (cữ, gá…)
Với các yếu tố trên tôi sẽ trình bày một cách đầy đủ và cụ thể trong Chương 2 và chương 3
Trang 34
33
Chương 2: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Như đã trình bày ở trên, sự liên tục của dây chuyền may công nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố mà các tác giả đã nêu như: tổ chức quản lý điều hành, con người, công nghệ sản xuất, môi trường làm việc, chế độ làm việc, thiết bị sản xuất… Để góp phần làm rõ sự ảnh hưởng của một số yếu tố thiết bị tới tính liên tục dây chuyền may, trong phạm vi của uận văn, đề tài tập trung vào nghiên cứu các lnội dung sau:
2.1.1 Nghiên cứu khảo sát.
2.1.1.1 Quy mô hoạ ộ t đ ng sản xuất của công ty
- Quy mô sản xuất
- Mặt hàng (chủng loại sản phẩm) sản xuất
- Chủng loại thiết bị được sử dụng
- Công suất dây chuyền
- Hiệu quả sản xuất
- Thời gian ho n th nh sản phẩm theo quy tr nh của dây chuyềà à ì n
- S ốcông nhân trực tiếp sản xuất của dây chuyền
2.1.1.2 Khảo sát thiết bị sử dụng trên dây chuyền
- Vận tốc may
- H s thiệ ố ế ị điệt b n tử
- Thiết bị ụ ợ ph tr
2.1.2 Nghiên cứu thực nghiệm
Xác định sự ảnh hưởng ới t nh liên tụ dây chuyền may của: t í c
- Vận tốc may;
- Hệ số tự động của thiết bị ;
- Thiết bị phụ trợ (cữ, gá)
2.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨ U
2.2.1 Đối tượng và phạm vi khảo sát
Trang 3534
y u
Để thực hiện nội dung trên, trong khuôn khổ đề tài, phạm vi khảo sát chủ ế
s là cáẽ c doanh nghiệp may vừa và nhỏ thuộc nhi u lo i h nh sề ạ ì ở ữ h u kh c nhau áđang hoạt động t p trung t i các đ a bàậ ạ ị n Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương Danh sách
các công ty khảo s trong phầ Ph lát n ụ ụ c 1 và nội dung phiếu điều tra khảo sát trong
phần Phụ lục 2
2.2.2 Đối tượng và phạm vi thực nghiệm
2.2.2.1 Đối tượ ng th c nghiệm ự
Công ty: Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội (HAFASCO)
Xí nghiệp: May xuất khẩu Yên Mỹ Khu CN Phố Nối A Hưng Yên
6 Dây chuyền: số
Sản phẩm sản xuất: Áo Polo Mã hàng: Nam Sơn 1141
Thời gian sản xuất đơn hàn 17 ngày (không kể ngày nghỉ)g:
Dây chuyền số 6, có cấu trúc là dây chuyền dọc kép, bố trí 2 hàng máy ngược chiều nhau và có băng chuyền cố định ở giữa, hình thức vận chuyển bán thành phẩm bằng thủ công
Đội ngũ cán bộ và công nhân chuyền bao gồm:
- Chuyền trưởng: 01 người, trình độ bậc thợ 4, kinh nghiệm sản xuất 05 năm
- Chuyền phó kỹ thuật: 01 người , trình độ bậc thợ 4, kinh nghiệm sản xuất 02 năm
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối chuyền (KCS): 02 người, trình độ bậc thợ
3, kinh nghiệm sản xuất 02 năm
- Công nhân trực tiếp ngồi chuyền: 19 người (trong đó có 01 công nhân ngồi 2
vị trí làm việc), trình độ bậc thợ 3 chiếm 70%, còn lại 30% bậc 2
- Thợ phụ: 01 người (vận chuyển b n th nh phẩá à m, é áp d n mex)
- Môi trường làm việc tốt, nhiệt độ trung bình trong nhà xưởng khoảng 24 OC,
độ ẩm khoảng 60%, hệ thống làm mát bằng màn nước và quạt hút, điều kiện chiếu sáng đảm bảo tiêu chuẩn về chiếu sáng nhà xưởng và đảm bảo cầu về vệ sinh công nghiệp
Trang 3635
Bảng 2.1 Bảng danh mục thiết bị được sử dụng trong dây chuyền số 6:
(máy) Tỷ lệ % so với dâ chuyền
Trang 372.2.2.2 Phạm vi nghiên cứu thực nghi m ệ
Nội dung đề tài mang t nh thực ti n sí ễ ản xuất nên ph m vi nghiên c u thạ ứ ực nghiệm tập trung v o một số ịà v trí may trong chuyền sau:
V xá ề c đị nh vận tốc may bao gồm c c vị á trí:Có chiều dài đường may từ 25 cm trở lên, có khoảng thời gian thực hiện xác định được, dễ dàng cho việc xác định vận
tốc may Cụ thể các vị trí được thể hiện ở bảng 2.2
Bảng 2.2 Các vị trí may xác định vận tốc may
TT V trí trong ị
3 chỉ
Trang 3837
sẽ mất nhiều thao tác, tốn thời gian trong khi thời gian để máy thực hiện đường may
đó lại rất ít Do vậy sẽ thay thế máy điện tử để giảm bớt các thao cho công nhân và giảm thời gian thực hiện công việc đó Cụ thể các vị trí này được giới hạn trong
1kim Juki DDL 5550N-7
2 11 May kê đáp nẹp v i n p ớ ẹ 1kim Juki
DDL 5550N
1kim Juki DDL 5550N-7
Chặn đầu vắt sổ đuôi nẹp
3 18.1 May chiết + Diễu tà 2 bên 1kim Juki
DDL 5550N
1kim Juki DDL 5550N-7
4 18.2 May chiết + Di u tà 2 bên ễ 1kim Juki
DDL 5550N
1kim Juki DDL 5550N-7
V xá ề c đị nh ảnh hưở ng của t ết bị hi ph tr ụ ợ (cữ, g bao gồm c c vị : Bao á) á trí
gồm các vị trí có đường may khó, đòi hỏi độ chính xác cao trong quá trình thực hiện đường may đó Đặc biệt khi may nếu không có cữ, gá sẽ phải dừng máy nhiều lần
để điều chỉnh đường may Cụ thể các vị trí này được nêu ở bảng 2.4
Bảng 2.4 Các vị trí được bổ sung thiết bị phụ trợ (cữ, gá).
1 2 Quay l n b n cộ ả ổ 1 kim Juki DDL5550N Gá (Hình 2.2.c)
2 4 May c p 3 láặ 1 kim Juki DDL5550N Gá (Hình 2.2.d)
3 10 Viền nẹp 2 kim Juki LH 3186-1 C (ữ Hình 2.2.e)
Trang 3938
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung đề tài mang tính thực tiễn sản xuất vì vậy phương pháp nghiên cứu chủ yếu là:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu thực địa
- Phương pháp thực nghiệm
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tiến hành thu thập các tài liệu, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học, các tạp chí của ngành, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, đọc và chọn lọc các vấn đề liên quan đến đề tài Nguồn tài liệu này thu thập từ thư viện Nhà trường Đại học Bách khoa Hà Nội, thư viện trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, trên mạng Internet…
2.3.2 Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các lãnh đạo quản lý xí nghiệp thuộc các công
ty là đối tượng khảo sát về tổ chức hoạt động các dây chuyền may, ghi chép vào các phiếu khảo sát đầy đủ các nội dung phỏng vấn:
Về quy mô sản xuất của xí nghiệp:
- Số lượng công nhân hiện tại của công ty, xí nghiệp
- Số lượng dây chuyền sản xuất
- Chủng loại sản phẩm công ty thường xuyên sản xuất
- Chủng loại thiết bị công ty sử dụng trong sản xuất
- Công ty sử dụng những hình thức di chuyển bán thành phẩm nào
- Tổng thời gian may một sản phẩm theo quy trình của dây chuyền đối với từng loại sản phẩm
- Số công nhân trực tiếp sản xuất của dây chuyền đối với từng loại sản phẩm
- Năng suất theo thiết kế và năng suất trung bình thực tế của dây chuyền đối với từng loại sản phẩm
Về các yếu tố thiết bị may:
Trang 402.3.3 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu thực địa
Trên cơ sở các số liệu, dữ liệu thu thập được trong quá trình phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra tại các công ty, xí nghiệp Tiến hành thống kê, phân tích các dữ liệu theo các nội dung và tiêu chí cần nghiên cứu
Về quy mô sản xuất của xí nghiệp:
Căn cứ vào chủng loại sản phẩm, số công nhân trực tiếp sản xuất, năng suất theo ca sản xuất so sánh với định mức năng suất của dây chuyền
Về các yếu tố thiết bị may và mức độ ảnh hưởng của chúng tới tính liên tục của dây chuyền – Mức độ ưu tiên cải tiến các yếu tố sau:
Trên cơ sở khảo sát mức độ quan trọng của các yếu tố trong các xí nghiệp, doanh nghiệp may Tiến hành liệt kê thứ tự quan trọng của từng yếu tố của từng xí nghiệp, sau đó tiến hành lựa chọn thứ tự quan trọng và sắp xếp theo thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất Tương tự như vậy, tiến hành lựa chọn thứ tự ưu tiên cho việc cải tiến hiệu quả dây chuyền
2.3.4 Phương pháp thực nghiệm
Trên cơ sở khảo sát năng lực thực hiện nhiệm vụ của các vị trí trên chuyền, phân t ch ví à áđ nh giá trên cơ sở lý thuyết Sau đ tiến hành nghiên cứu và thực ó nghiệm sản xuất trên điều kiện thực tế của dây chuyền Cụ ể th là:
- B m gi ấ ờ đo thời gian thực hiện c c nguyên công trước v sau thực nghiệá à m
- Đo chiều d i đường may v ựa v o tiêu chuẩà à d à n mật độ ũ m i may k t hợế p v i ớ
thời gian hoạt động của thiết bị khi thực hiện đường may để tính vận tốc
- áĐ nh gi mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thiết bị trướá c và sau th c ựnghi m ệ
2.3.4.1 Phương tiện nghiên c u th c nghi m ứ ự ệ