Đề thi theo cấu trúc chuẩn chung của Bộ Giáo dục và đào tạo, có đáp án đi kèm. Có thể dùng để luyện thi đại học. Đề thi có sự phân hóa theo đối tượng học sinh, sát cấu trúc. Mọi thông tin thắc mắc về đề thi xin ý kiến của độc giả góp ý inbox để được phản hồi.
SỞ GD&ĐT LẠNG SƠN TRƯỜNG THPT PÁC KHUÔNG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm có: 48 câu trắc nghiệm) Họ và tên thí sinh:…………………………………… Số báo danh:……………………………………………. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu, từ câu 01 đến câu 32) Câu 1. Trong 64 bộ ba mã di truyền có ba bộ ba không mã hóa cho axit amin nào. Các bộ ba đó là: A. AUG, UGA, UAA. C. UAA, UAG, UGA B. AUG, UGG, UGA. D. UAA, UGA, UUG. Câu 2. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là: A. Tất cả các loài có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. B. Tất cả các loài có chung nhiều bộ mã di truyền. C. Một bộ ba mã hóa chỉ mã hóa cho một axit amin. D. Nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin. Câu 3. Vùng điều hòa của gen là vùng: A. Mang thông tin mã hóa các axit amin. C. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã. B. Quy định trình tự sắp xếp các axit amin. D. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã. Câu 4. ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen? A. Từ cả hai mạch. C. Khi từ mạch 1, khi từ mạch 2. B. Từ mạch có chiều 5’ – 3’. D. Từ mạch mang mã gốc. Câu 5. Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là: A. Tháo xoắn phân tử ADN. B. Bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch ADN. C. Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của phân tử ADN. D. Nối các đoạn Okazaki với nhau. Câu 6. Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là ABCDEFGH bị đột biến thành nhiễm sắc thể có trình tự là ABCDFGH. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng: A. Mất đoạn. B. Đảo đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Lặp đoạn. Câu 7. Hội chứng 3X, Tócnơ, Claiphentơ là những hậu quả của dạng đột biến: A. Lệch bội. B. Cấu trúc nhiễm sắc thể. C. Gen. D. Đa bội. Câu 8. Alen là: A. Biểu hiện của gen. B. Một trong các trạng thái khác nhau của cùng một gen. C. Các gen khác biệt trong trình tự các nuclêôtit. D. Các gen được phát sinh do đột biến. Câu 9. Qui luật phân ly không nghiệm đúng trong điều kiện: A. Bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai. B. Số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn. C. Tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của môi trường. D. Tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn. Câu 10. Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng, khi lai cây cà chua quả đỏ dị hợp với cây cà chua quả vàng, tỉ lệ phân tính đời lai là: A. 3 quả đỏ: 1 quả vàng. B. 100% quả đỏ. C. 1 quả đỏ: 1 quả vàng. D. 9 quả đỏ: 7 quả vàng. Câu 11. Để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội có thể căn cứ vào kết quả của: A. Lai thuận nghịch. B. Tự thụ phấn ở thực vật. Trang 1/5 C. Lai phân tích. D. Lai gần. Câu 12. Kiểu hình của cơ thể là kết quả của: A. Sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường. B. sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái. C. quá trình phát sinh đột biến. D. sự phát sinh các biến dị tổ hợp. Câu 13. Với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số loại giao tử F 1 là: A. 2 n . B. 3 n . C. 4 n . D. ( ) n . Câu 14. Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a - cây thấp; gen B quả đỏ, gen b - quả trắng. Các gen di truyền độc lập. Đời lai có một loại kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm 1/16. Kiểu gen của các cây bố mẹ là: A. AaBb x Aabb. B. AaBB x aaBb. C. Aabb x AaBB. D. AaBb x AaBb. Câu 15. Bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền: A. Như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. B. Thẳng. C. Chéo. D.Theo dòng mẹ. Câu 16. Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số tương đối của các alen thuộc một gen nào đó: A. Có tính ổn định nhưng không đặc trưng cho từng quần thể. B. Không có ổn định nhưng đặc trưng cho từng quần thể. C. Có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể. D. Không có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể. Câu 17. Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen: 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số tương đối của alen A và alen a trong quần thể đó là: A. A = 0,8 ; a = 0,2. B. A = 0,2 ; a = 0,8. C. A = 0,4 ; a = 0,6. D. A = 0,3 ; a = 0,7. Câu 18. Trong kỹ thuật di truyền người ta thường dùng thể truyền là: A. Thực khuẩn thể và plasmit. B. Plasmit và vi khuẩn. C. Thực khuẩn thể và vi khuẩn. D. Plasmit và nấm men. Câu 19. Tác nhân vật lí nào thường được dùng để xử lí vi sinh vật, bào tử, hạt phấn: A. Tia Rơnghen. B. Tia tử ngoại. C. Tia hồng ngoại. D. Tia phóng xạ. Câu 20. Enzim restrictaza và ligaza dùng trong kĩ thuật cấy gen có tác dụng: A. Mở vòng plasmit tại những điểm xác định. B. Cắt và nối ADN ở những điểm xác định. C. Nối đoạn gen cho vào plasmit. D. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. Câu 21. Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn a trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường, NST Y không mang gen tương ứng. Một người phụ nữ mang gen máu khó đông lấy chồng bị bệnh máu khó đông. Xác suất họ đẻ con gái đầu lòng bị bệnh máu khó đông là: A. 12,5%. B. 25%. C. 50%. D. 100%. Câu 22. Theo Đacuyn, nguyên nhân tiến hoá là do: A. Tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi. B. Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân làm cho các loài biến đổi. C. Ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối. D. Ngoại cảnh luôn thay đổi và là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên. Câu 23. Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối, đối tượng tác động của CLTN chủ yếu là: A. Cá thể. B. Quần thể. C. Giao tử. D. Nhiễm sắc thể. Câu 24. Một đột biến có hại và chỉ sau một thế hệ đã bị loại ra khỏi quần thể khi đó là loại đột biến: A. Lặn. B. Trội Trang 2/5 2 1 C. Đồng hợp lặn có hại. D. Đồng hợp trội có hại. Câu 25. Hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa thường gặp ở: A. Côn trùng B. Động vật có vú. C. Thực vật. D. Vi sinh vật. Câu 26. Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là A. bằng chứng địa lí sinh vật học. B. bằng chứng phôi sinh học. C. bằng chứng giải phẩu học so sánh. D. bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử. Câu 27. Sự sống đầu tiên xuất hiện trong môi trường A. trong nứơc đại dương. B. khí quyển nguyên thủy. C. trong lòng đất. D. trên đất liền. Câu 28. Giới hạn sinh thái là: A. khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể tồn tại, phát triển ổn định theo thời gian. B. khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu. C. khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi. D. khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất. Câu 29. Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh: A. cấu trúc tuổi của quần thể. B. kiểu phân bố cá thể của quần thể. C. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể. D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Câu 30. Trong cùng một thuỷ vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau. B. tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao. C. thỏa mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu thụ. D. tăng tính đa dạng sinh học trong ao. Câu 31. Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể: A. cá rô phi và cá chép. C. chim sâu và sâu đo. B. ếch đồng và chim sẻ. D. tôm và tép. Câu 32. Trong hệ sinh thái, lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ: A. động vật ăn thịt và con mồi. B. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. C. giữa thực vật với động vật. D. dinh dưỡng và sự chuyển hoá năng lượng. II. PHẦN RIÊNG (8 câu) Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó (phần A hoặc B) A. Theo chương trình Chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40) Câu 33. Bệnh ung thư máu ác tính ở người là dạng đột biến? A. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. Mất đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. Câu 34. Nhân tố tiên hóa chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể? A. Di – nhập gen. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Đột biến. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 35. Người ta có thể “kéo” tơ nhện từ sữa của những con dê. Đây là kết quả của việc tạo giống nhờ: A. Phương pháp cấy truyền phôi. B. Phương pháp lai xa và đa bội hoá. C. Phương pháp nhân bản vô tính. D. Công nghệ gen. Trang 3/5 Câu 36. Quan hệ hợp tác giữa hai hay nhiều loài trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại: A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Ức chế - cảm nhiễm. D. Kí sinh. Câu 37. Trong sản xuất nông nghiệp, người ta sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ sinh vật gây hại. Đây là ứng dụng của hiện tượng: A. Cộng sinh. B. Hỗ trợ. C. Khống chế sinh học. D. Cạnh tranh. Câu 38. Lai xa và đa bội hóa thường được áp dụng với đối tượng: A. Động vật. B. Vi sinh vật. C. Thực vật. D. Nấm. Câu 39. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể ba ở loài này? A. 24 B. 12 C. 48. D. 6. Câu 40. Cho chuỗi thức ăn: Ngô → Sâu ăn lá ngô → Chim sâu → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, loài có năng lượng tích lũy cao nhất là: A. Sâu ăn lá ngô. B. Chim sâu. C. Đại bàng. D. Ngô. B. Theo chương trình Nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48) Câu 41: Theo quan niệm tiến hóa Đacuy, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là: A. quần xã. B. quần thể. C. tế bào. D. cá thể. Câu 42: Tín hiệu chính để diều khiển nhịp điệu sinh học ở động vật là? A. Nhiệt độ. B. Độ ẩm. D. Không khí. C. Độ dài chiếu sáng. Câu 43: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng nuclêôtit A/G = 2/3. Tổng số nuclêôtit của gen là 2500. Số nucleotit từng loại của gen là: A. A = T = 750; G = X = 500. B. A = T = 650; G = X = 450. C. A = T = 500; G = X = 750. D. A = T = 450; G = X = 650. Câu 44: Trong tiến hóa, cơ quan tương tự phản ánh: A. Sự suy giảm. B. Tiến hóa song song. C. Sự đồng quy. D. Sự phân li. Câu 45: Tế bào nhận trong kĩ thuật di truyền thường là: A. Thực vật. B. Động vật. C. Vi khuẩn. D. Nấm. Câu 46: Quan sát một tháp số lượng có thể biết được thông tin nào sau đây? A. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng. B. Số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. C. Khối lượng sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. Trang 4/5 D. Năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp ở mỗi bậc dinh dưỡng. Câu 47: Các quần xã sinh vật vùng lạnh hoạt động theo chu kỳ: A. Mùa. B. Ngày đêm. C. Nhiều năm. D. Tuần trăng. Câu 48: Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3'GAA5'. Mạch bổ sung của gen này là: A. 5'XUU3'. B. 5'XTT3'. C. 5'GTT3'. D. 5'XAA3'. HẾT (Giám thị không giải thích gì thêm) Trang 5/5 . SƠN TRƯỜNG THPT PÁC KHUÔNG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm có: 48 câu trắc nghiệm) Họ và tên thí sinh: ……………………………………. vật. D. Vi sinh vật. Câu 26. Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là A. bằng chứng địa lí sinh vật học. B. bằng chứng phôi sinh học. C. bằng chứng giải phẩu học so sánh cũng không có hại: A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Ức chế - cảm nhiễm. D. Kí sinh. Câu 37. Trong sản xuất nông nghiệp, người ta sử dụng các loài thi n địch để phòng trừ sinh vật gây hại. Đây là