61 3.1.1 Chính sách và định hướng của địa phương trong việc quy hoạch và mở rộng phát triển ngành điều của Bình Phước...---rnhninnnnrrrrdrdrtrrrrrrrree 61 3.1.2 Giải pháp vê quản lý Nhà
Trang 1
NGUYEN HONG NGOC
TiN DUNG NGAN HANG DOI VOI CAY DIEU
TREN DIA BAN TINH BINH PHUOC
LUAN VAN THAC SY KINH TE
.CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
- MA SO: 60.31.12 - a
NGUOI HUONG DAN KHOA HOC: NGND, PGS., TS NGO HUONG
TP HO CHI MINH NAM 2009
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các sô
liệu, nghiên cứu là trung thực và chưa được công bồ trong bắt kỳ công trình nghiên cứu nào khác; các số liệu, thông tin được trích dẫn trong
luận văn này đêu được chỉ rỏ nguôn gôc
‘TAC GIA
Trang 3_NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại | |
NHTM NN: Ngân hàng thương mại Nhà nước
NHTMCPE: Ngân hàng thương mại cỗ phần
TCTD: Tô chức tín dụng
UBND: Ủy ban nhân dân
TSDB: Tai san dam bao
Trang 4Bang 1.1: Dién tích trồng một số cây công nghiệp lâu năm eo
Bảng 1.2: Sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm cceHererirerde 9 Bang 2.1: So sánh đầu tư chỉ phí bình quân | ha điều với một số cây trồng khác 32
Bang 2.2: Dién biến điện tích, năng suất, sản lượng điều từ năm 2000 — 2008 34 Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển ngành điều ii 38 Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu phát triển công nghiệp chế biến điều đến 2020 40
Bảng 2.5: Tổng hợp nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Phước n8 P20 hi, 6)0/./200 ã0N8n0Ẽ08n88 43 Bang 2.6: Tổng hợp dư nợ cho vay của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ icni020 0s: ¡(610/01/2100 006086 44 Bang 2.7: Dư nợ phân theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 2005 đến 30/6/2009 ooy 7ớ7ớơ"i_ớỪờừ_ờừỪừờ.ẶẦ.ỚỢỚỢƠỜƠỜƠỪƠỪƠỪƠỪẳỲỪ”Ừ”ợơ”—Ứ—_—_—FKFŒỨKđƠŒEF‹IẠMA 45 "Bảng 2.8: Dư nợ phân theo ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 2005 đến 1/200 1220N008Ẻ858 46 Bảng 2.9: Nợ quá hạn của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 2005 đến 20052 2NẼBẼẺ88 48 Bảng 2 10: Giá trị tổng sản phẩm của ngành điều của Bình Phước mang lại (2005 -2008): ¬— 49 Bảng 2.11: Tổng giá trị thu ngân sách từ ngành điều của Bình Phước - mang lại (2005 - 21035007078 49 Bảng 2.12: Cho vay ngành điều của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 1051:6020 N88 veces
Bang 2.13: Chi phí đầu tư bình quân năm trồng mới + 2 nam KTCB 1 ha diéu 53
Trang 5CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA TÍN DỰNG NGẦN HÀNG ĐÓI VỚI CÂY ĐIÊU
TRÊN ĐỊA ;7 ty /:8:001/582-10/9 2 3 1.1 VỊ TRÍ CÂY ĐIÊU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC 3
1.1.1 Đặc điểm kinh tế của tỉnh Bình Phước " TH ng net HH th 3
1.1.2 Tỉnh hình sản xuất điều của Việt Nam và các nước trên thé giới _— $ 1.1.3 Vị trí cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước « Niên 7 1.1.4 Triển vọng phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước ‘9 1.2 LY LUAN CHUNG VE TIN DỤNG .àằcerrerrrrriee 11
1.2.1 Tin dung va chức năng của tín dụng ce«eerrnehirrrrrrerrrrrdrdriie 11
1.3 VAI TRO CUA TIN DUNG DOI VOI PHAT TRIEN KINH TE - XA
90h Ắ an 16
1.3.1 Tín dụng góp phần thúc đây phát triển kinh CO ceccecceccsssesseseseceutessseeseeseeers 17
1.3.2 Vai trò của tín dụng trong viện ổn định tiền tệ và giá cả Hy rvy vxa 17
1.3.3 Là công cụ thực hiện các chính sách xã hội: ceererree 17
1.3.4 Góp phần tạo ra sự chuyển dịch cơ câu khu vực của nên kinh tỄ 19
1.3.5 Tạo điều kiện hoạt động và nâng cao hiệu qủa sử dụng vôn của các doanh
1.3.6 Hoạt động tín dụng của các NHTM SÓP phần thay đổi câu trúc nội bộ các ngành kinh tế và làm thay đổi cơ cầu kinh VỀ Q.20 cv nnserserrrrrrrssrrrrrceeeevrer TỔ
1.4 VAI TRO CUA TIN DUNG NGAN HANG DO! VOI SU PHAT TRIEN CUA NGANH DIEU TINH BINH PHUGOC cc cccccceetereseneteeeeeeseneeeneen 21 1.4.1 Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn phục vụ cho việc phát triển
`
` HA f tc” 2 `
Trang 61.4.3 Tín dụng ngân hàng đối với cây điều, góp phần thúc đây phát triển kinh tế
và xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn reeeerrrrerrtrrtrrrrrrrie 23 1.4.4 Tín dụng ngân hàng đôi với cây điêu là động lực đề mở rông sản xuât và én định kinh tế - xã hội tại địa phƯƠng code s24
1.4.5 Góp phần bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái vào 25
Kết luận chương Ì: ccceeeennerrreeenrrtrtrrtrrsdtrrtrdtrtrtrdrrnnrdrrrrrnnrrirrd 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG THỜI GIAN QUA -ceeeneieeere 26 2.1 NHỮNG TIỀN ĐÈ ĐỀ PHÁT TRIÊN NGANH DIEU TREN DIA BAN
0/28:110/58322180/69 2 26
2.1.1 Những thuận lợi và khó khăn - thách thức hiện nay ieehhtng 26 2.1.2 Quan điểm và mục tiêu quy hoạch ngành điều của tỉnh Bình
ĐỈAn QUA ng tt tr tt1011111111001TTTng 34 2.1.5 Phương án quy hoạch ngành điêu của tỉnh eeeererrrrrrerrmrrrr 37 2.1.6 Dự báo tác động môi trường của ngành điều ieeeerrrrerrree 41 2.2 HOAT DONG NGAN HANG NOI CHUNG VA TIN DUNG NGAN HANG DOI VOI CAY DIEU TREN DIA BAN TINH BINH PHUGC THO! GIAN
Trang 7DIA BAN TỈNH BÌNH PHƯỚC .-ccneerrrrrrrrrrrdrrrrre 52 2.3.1 Phân tích hiệu quả kinh tế đầu tư đối với cây điều: ni 52
-2.3-1 Hiệu quả về mặt xã hội cccccennrrrreerrrrrrrd ¬_ 54
2.3.2 Hiệu quả đối với ngân hàng -ccceeerrerrrrrtrrrrrrrrrrrnrrie 55
2 4 NHONG HAN CHE TRONG VIEC CAP TIN DUNG NGAN HANG DOI
VOI CAY DIEU TAI BINH PHUGC esccessesssseeseeeessrneeennssessenssnnecnnnnnsnensanecs 56 2.4.1 Những hạn chế đối với các ngân hàng trén dja bam sees ssc 56
2.4.2 Những hạn chế từ phía khách hàng nnnnnerrrreerrrrrrrriooO
2.4.3 Những hạn chế đối với chính quyền địa phương -cenennrrmee 58 2.4.4 Những hạn chế đối với ngành điều tại địa phương c-ceeeehrrrrer 59
Kết luận chương 2: se crrrrerrrrrtrrrrrrtrrtritrrrrrrrdrrtdrdtdttrrrrnnnirr 60 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHAT TRIEN VA NANG CAO
TIN DUNG NGAN HANG DOI VOI CAY BIEU TREN DIA BAN TINH BINH
3.1 GIAT PHAP CHUNG - 61
3.1.1 Chính sách và định hướng của địa phương trong việc quy hoạch và mở rộng
phát triển ngành điều của Bình Phước -rnhninnnnrrrrdrdrtrrrrrrrree 61
3.1.2 Giải pháp vê quản lý Nhà nước của ngành ngân hàng trên địa bàn trong việc cấp tín dụng để phát triển cây 1 8 — ƠƠƯ 65 3.1.3 Xác định nhu cầu vốn để phát triển cây điều của tỉnh Bình Phước trong
Trang 83.2.1.2 Tranh thủ nguôn vốn rẻ từ trung ương, nguôn vôn uỷ thác của các tơ chức trong và ngồi nước eeeeeeesrrrrrrrrrtrtrtrrrrerrrtrrrre ¬— 70
3.2.1.3 Mở rộng và nâng cao chất lượng địch vụ ngân hằng .crccsc ¬ 71 3.2.2 Giải pháp về tín dụng đối với cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước: 72 3.2.2.1 Mở rộng cho vay theo dự án đối với cây điều ceccce« _—— 72 3.2.2.2 Phân kỳ hạn cho vay theo chu ky san xuất và thời vụ của cây điều một cách hợp lý: Vy hy ven TU ng ng uc V9 32 117111 1111111177714 73
3.2.2.3 Xây dựng chính sách tín dụng ngân hàng đối với cây điều trên địa bàn
tỉnh Bình Phước: - ¬ ¬ KH vn n3 xxx kg 74
3.2.2.4 Giải pháp về bảo đảm tiền vay đôi với ngành điều Bình Phước: 76 3.2.2.5 Nâng cao trình độ của cán bộ Ngân hàng: eiieerrrrerrrfirrrrr 77
3.2.2.6 Xây dựng tính cạnh tranh lành ` 78
-3.3 CÁC GIẢI PHÁP KHÁC: -.ccenrneerrrtrrerrrrree _— 78 3.3.1 Giải pháp về xây dựng thương hiệu hàng hóa cho ngành điều 78 3.3.2 Giải pháp về cải tiến khoa học công nghệ: - Nguy x1 g2 kh tren 999 80 3.3.3 Giải pháp thu mua hạt điều & tiêu thụ sản phẩm chế biến từ điều 82
3.3.4 Xây dựng sản giao dịch các sản phẩm từ điều cccsseirrrrrerriee 84
Trang 91 TINH CAP THIET CUA DE TAL
Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bình Phước đã có những bước
tiến đáng kể, nền kinh tế bắt đầu phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện
Trong quá trình đi lên đã phát huy được những lợi thể so sánh của tỉnh và có
những đóng góp ngày càng lớn và quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước
Bình Phước là một tỉnh nông nghiệp Trong đó, Cây điều được coi là một cây
chiến lược, chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh Tuy nhiên, so với vị trí, tiêm năng và lợi thế so sánh của tỉnh,
thì vẫn còn một số hạn chế, chưa phát huy hết nội lực để có thể phát triển nhanh,
hiệu quả và bền vững đối với cây điều trên địa bàn tỉnh Trong đó tín dụng ngân hàng cũng còn nhiều hạn chế cần được khắc phục
Do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Tín dụng ngân bàng đối với cây điều trên
địa bàn tỉnh Bình Phước” để làm luận văn Thạc sỹ kinh tế
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐÈ TÀI
- Phân tích rỏ hơn thực trạng, vai trò và lợi ích đem lại trong việc phát triển cây Điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- Đánh giá thực trạng tín dụng Ngân hàng đối với cây Điều trên địa ban tinh
Bình Phước để từ đó nhìn thấy rỏ hơn những mặt được và những mặt còn hạn chế trong việc đầu tư phát triển cây Điêu trên địa bàn tinh
- Đề xuất các giải pháp dé phát triển cây Điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước
3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐÈ TÀI
Trang 10Trong luận văn này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những tiền đề để phát
triển ngành điều và một số giải pháp tín dụng đối với cây điều trên địa bàn tỉnh
Bình Phước
4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu khả năng mở rộng tín dụng ngân hàng
đối với cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước theo hướng công nghiệp hóa, hiện
| dai hóa - | | |
- Giới hạn phạm vị nghiên cứu: chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng tin dụng
ngân hàng trong thời gian qua đối cới cây điều của tỉnh, qua đó tìm kiếm và đề _ xuất các giải pháp tín dụng ngân hàng đối với cây điều trên địa bàn tỉnh Bình
Phước trong thời gian tới
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, điều tra khảo sát thực tế Luận văn có tham khảo
"Và SỬ dụng một số số liệu trong thống kê, báo cáo để làm ro thêm nội dung
nghiên cứu của đề tài
6 KÉT CÁU CỦA LUẬN VĂN -
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được kết cầu thành 3 chương
Chương Í: vai trò của tín dụng ngân hàng đối với cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Chương 2: thực trạng tín dụng ngân hàng đối với cây điều trên địa bản tỉnh Bình Phước trong thời gian qua
Chương 3: một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao tín dụng ngân hàng
Trang 11TREN DJA BAN TINH BINH PHUOC
1.1 VI TRE CAY DIEU TREN DIA BAN TINH BINH PHUOC
1.1.1 Đặc điểm kinh tế của tỉnh Bình Phước
* Những tiền đề thuận lợi để phát triển kinh tế của Bình Phước
Bình Phước được tái lập tỉnh từ năm 1997 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Sông
Bé, đến nay đơn vị hành chính gồm có 7.huyện và 01 thị xã, với 99 xã, phường
và thị trấn Bình Phước là tỉnh năm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có
tiém nang kinh tế mạnh, có tốc độ phát trién kinh tế tương đối cao như (TP.HCM
Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh) Bình Phước có trục giao
thông chính là QL 13, QL 14 đi hết bề ngang và xuyên suốt chiều dài của tỉnh,
đây là một phần của mạnh lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia Từ
Bình Phước có thể đi lại, vận chuyển hàng hóa đến các vùng kính tế trong cả
nước khá thuận lợi, là điều kiện cho phép đây nhanh quá trình mở cửa và hòa nhập với sự phát triển kinh tế bên ngoài, nối liền Tp Hồ Chí Minh, với vùng
Đông Bắc Campuchia, Tây Nguyên giàu tiềm năng, là điều kiện thuận lợi giao
lưu thương mại, phát triển kinh tế — xã hội trong thời gian tới
Là một tỉnh khá giàu về tài nguyên đất đai, có gần 61,2% đất có chất lượng
cao, trong đó có trên 415 ngàn ha là đất đô Bazan chiếm 60,6%, đất kém chất
lượng chỉ có 1,0% tổng diện tích tự nhiên Đây là tư liệu sản xuất đặc biệt quan
trọng đối với nhiều ngành kinh tế nhất là đối với ngành nông-lâm nghiệp, cho
phép phát triển tốt các loại cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày như điều, cao su Kết hợp chế biến sẽ tạo ra sản phẩm có giá trị cao
Trang 12chiếm 46,5% diện tích; rừng và đất rừng là 336.770 ha, chiếm 48,99% diện tích
Đất đai, khí hậu của Bình Phước rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây
_ công nghiệp đài ngày mà đặc biệt là cây điều, cao su
Dân số Bình Phước khoản 850.000 người, trong đó chiếm khoản 20% là
đồng bào dân tộc ít người, Bình Phước có nguồn lao động dồi dào với hon 350.000 người trong độ tuôi từ 14 đến 40; chiếm trên 40% tổng số lao động hiện
CÓ, | |
Những nguồn lực trên phần lớn dừng lại ở dạng tiềm năng, cần có kế hoạch
và giải pháp khai thác tối ưu trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội tính Bình
Phước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Một trong những giải pháp quan trọng để khai thác các tiềm năng trên là mở rộng tín dụng ngân hàng đổi
với việc phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước
* Những khó khăn ảnh hướng đến phát triển kinh tế của tỉnh
Là một tỉnh nghèo ở miễn núi, điểm xuất phát để phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh.còn ở mức thấp, tiềm năng nông nghiệp vẫn chưa được khai thác hết,
thành phần kinh tế chủ yếu vẫn là kinh tế hộ cá thẻ mang nặng tính tự phát, thiếu
định hướng, chiến lược trong phát triển Giá cả một số nông sản chủ lực của tỉnh
thì không On định |
Công nghiệp tuy đã tăng trưởng nhanh nhưng chưa phát triển về chiều sâu,
chưa có chuyển biến lớn trong cơ cầu kinh tế; thương mại, dịch vụ chưa có sự
chuyên biến đáng kẻ, thu ngân sách hàng năm còn thấp, thất thu thuế ngoài khu
vực quốc doanh chưa được khắc phục, ngân sách còn bội chi lớn |
Trang 13_ khai thác có hiệu quả các tiềm năng đa dạng và phong phú, phát triển nên kinh tế
xã hội, từng bước đô thị hóa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.1.2 Tình hình sản xuất điều của Việt Nam và các nước trên thế giới
1.1.2.1 Khái quát tình hình ngành điều thế giới
Cây điều sinh trưởng và phát triển tốt ở những quốc gia thuộc khu vực cận
xích đạo, nơi có nhiệt độ và độ âm cao Các quốc gia trồng điều trên thế giới, gồm Việt Nam, Ấn độ, Brazin, các nước châu Phi như Bờ Biển Ngà, Tanzania,
Guinea Bissau, Benin, Nigeria, Mozambique, Senegal, Kenya
Trồng, chế biến và buôn bán (hạt và nhân điều) trên thế giới được tổ chức
nông lương của Liên hợp quốc (EAO) ghi nhân từ năm 1900; song khối lượng và
giá trị buôn bán các sản phẩm từ điều có năm 1962 (sau 62 năm) với số lượng
hạt 330.000 tấn và giá trị xuất khẩu 46,2 triệu USD Bốn mươi sáu năm sau
(2008) diện tích điều thu hoạch đã là 3,17 triệu ha, sản lượng hạt điều 1,52 triệu
tấn và tạo ra giá trị hàng hóa trên 2 tỷ USD Các nước dẫn đầu về sản xuất và chế
biến điều là Việt Nam, Ấn Độ, Brazin, Nigeria c
Việt Nam và Ấn Độ là những nước có sản lượng điều lớn nhất thế giới, năm 2008 Việt Nam dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều, với sản lượng xuất khẩu
lên tới hơn 167.000 tấn điều nhân (tương đương gần 650.000 tần điều thô) với
kim ngạch đạt 920 triệu USD |
Như vậy, ngành điều thế giới trong hơn 100 năm qua liên tục phát triển cả
trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu; song thị trường tăng trưởng mạnh từ năm
1975 đến nay do nhu cầu tiêu thụ hạt điều tăng và hiệu quả từ trồng, chế biến và
tiêu thụ đã mang lại lợi ích đáng kế cho nông dân, thương lái, doanh nghiệp tham
Trang 141.1.2.2 Khái quát tình hình ngành điều Việt Nam
Cây điều bắt đầu trồng ở Việt Nam từ thế kỷ XVI, nhưng ngành điều của nước ta mới được hình thành từ năm 1981, đây là sự khác biệt lớn khi đánh giá
ngành điều so với cây cao su, chè, cà phê đã có cách đây hơn 100 năm
Tuy nhiên, ngành điều Việt Nam chỉ phát triển mạnh từ những năm 1990
đến nay, tốc độ tăng trưởng nhanh về số lượng, từ hơn 20 doanh nghiệp chế biến năm 1990 đến nay đã tăng lên hơn 600 doanh nghiệp và cơ sở chế biến với tổng
công suất đạt 650.000 tấn nguyên liệu/năm Năm 1990 suất khâu 130 triệu USD, năm 2005 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 502 triệu USD và Việt Nam đã vươn lên trở thành nước chế biến và xuất khẩu nhân điều lớn thứ 2 thế giới và năm 2008
tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 920 triệu USD đứng đầu thế giới về giá trị xuất khẩu
Hiện nay, vùng nguyên liệu đã đạt trên 421.000 ha, trong đó diện tích cho
thu hoạch khoản 320.000 ha, với sản lượng hàng năm trên 450.000 tấn nguyên
liệu, đã có cuộc cách mạng về giống Cao sản, VIỆC chuyển giao tiễn bộ kỷ thuật
cho người trồng điều được chú trọng, trong những năm gân đây, đo Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam, nên chất lượng sản phẩm của nhân điều Việt Nam tốt hơn so với sản phân cùng loại của
Ấn Độ và Brazin |
Hat điều Việt Nam hiện có mặt trên 40 nước và vùng lãnh thể, các thị
trường xuất khẩu chính của điều Việt Nam là Mỹ (32%), EU (20%), Trung Quốc (17%) Hà Lan, Australia, Anh, Canada đang được tiếp tục mở rộng Nhiều nhà
nhập khẩu của EU, Mỹ đã đánh giá chất lượng nhân điều của Việt Nam là thơm,
Trang 15lao động, trong đó 300.000 lao động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, xuất
khẩu và 200.000 hộ nông dân trồng điều | |
1.1.3 Vj trí cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Bình Phước là một tỉnh nông nghiệp với các loại cây trồng chủ lực như cao su, điều, cà phê, tiêu Trong đó cây điều là một loại cây chiến lược trong tiến
trình phát triển kinh tế của tỉnh, đã được tỉnh Bình Phước phê duyệt phát triển
thành loại cây trồng chủ lực của địa phương quy hoạch đến năm 2020 trong đó:
Quan điểm quy hoạch của tỉnh: xác định vùng sản xuất điều tập trung nhằm
đảm bảo cung cấp đủ và ổn định nguồn nguyên liệu có chất lượng cao, cung cấp
cho các nhà máy chế biến hạt điều đóng trên địa bàn của tỉnh, nhằm tạo tiền đề cho các dự án đầu tư về gióng cải tạo vườn điều, đồng thời tạo điều kiện thuận
lợi để chuyển giao khoa học kỷ thuật, vốn sân xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm
cho người dân trồng điều Phát triển cây điều theo hướng công nghiệp hiện đại, với bước đi phù hợp, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, đồng thời nâng cao - chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị `
trường xuất khẩu nhân điều và tiêu thụ trong nước
Đó là những tiền đề thuận lợi để phát triển cây điều trên địa ban tinh Binh “Phước
Vi tri cay điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời gian qua:
Cây điều là cây chiến lược đã được tỉnh lựa chọn để phát triển kinh tế địa phương
Tĩnh đến năm 2008 theo số liệu thống kê của Hiệp hội cây điều Việt nam,
điện tích trồng điều của Việt Nam là khoản 421.000 ha, với sản lượng ước đạt
Trang 16điều lớn nhất cả nước; đất đai màu mỡ, phân lớn là đất đỏ Bazan và có khí hậu
rất thích hợp cho việc phát triển cây điều; nhờ đó mà năng suất điều của Bình Phước đạt cao nhất cả nước (bình quân 1,28 tắn/ha) Trong khi đó năng suất bình
quân của cả nước là 1,0 tắn/ha |
Cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện nay đã không còn bị coi là cây
_ Xóa đói, giảm nghèo nữa, mà là một cây chiến lược nằm trong mục tiêu xây dựng
một nền nông nghiệp phát triển bền vững, tăng trưởng liên tục, tạo ra sản phẩm
chất lượng cao, thực phẩm sạch an toàn
Trong nhiều năm gần đây, cây điều trên địa bàn tỉnh đã trở thành một loại
cây chủ lực của kinh tế địa phương, nó tạo ra giá trị xuất khẩu lớn, người dân có
thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống và góp phần dn định kinh tế —
xã hội
So sánh về điện tích và sản lượng cây điều với các cây trồng lâu năm khác
như cao su, tiêu, cà phê
Trang 17
Diện tích và sản lượng điều qua các năm luôn chiếm khoản 50% so với các loại cây công nghiệp lâu năm khác trên địa bàn tỉnh, với tong gid trị sản lượng
đạt trên 1.840 tỷ đồng, chiếm 31,7% giá trị sản xuất nông nghiệp trong toàn tỉnh
Điều đó, cho thấy vị trí của cây điều trên địa bàn tỉnh là rất quan trọng trong việc
phát triển kinh tế địa phương trong thời gian qua, cũng như hướng mở rộng và
phát triển trong những năm tiếp theo theo chủ trương quy hoạch của tỉnh đến
năm 2029
1.1.4 Triển vọng phát triển cây điều trên địa bàn tính Bình Phước
Cây điều dé trồng, vốn đầu tư thấp, tính chịu hạn cao, có giá trị thực phẩm cao, vừa sản xuất được dầu từ vỏ hạt điều, phục vụ cho nhu cầu trong nước và
xuất khẩu; phát triển cây điều ở Bình Phước là rất thuận lợi với điều kiện đất đai và khí hậu Cây điều có thể kết hợp trồng xen canh với cây ca cao mang lại giá
trị kinh tế cao
Bình Phước hiện có trên 157.526 ha điều, trong đó trên 131.866 ha điều đang cho trái với với sản lượng hạt điều đạt trên 154.077 tắn/năm, là tỉnh có diện
tích, sản lượng và chất lượng điều đứng đầu so với cả nước
Nhận thức rỏ nguồn lợi ngày càng lớn mà cây điều mang lại cho người dân
Trang 18nghiệp - phát triển nông thôn đã xây dựng, quy hoạch ngành điều của tỉnh giai
đoạn 2006 đến 2020 đó là tiền đề thuận lợi để tạo động lực phát triển cây điều tại địa phương Trong đó, có những giải pháp tích cực như thâm canh vườn điều đê
đạt năng suất, sản lượng cao và giá trị lớn; cụ thể tích cực chuyển giao khoa học kỷ thuật nông nghiệp đến tận hộ nông dân thông qua hoạt động khuyến nông,
khuyên lâm; khuyến khích nông dân mở rộng diện tích điều cao sản chất lượng
tốt với nhiều ưu điểm vượt trội thay cho các gióng điều kém chất lượng trước
đây |
Đáng chú ý gần đây để nâng cao hiệu quả kinh tế từ vườn điều chuyên canh,
tỉnh Bình Phước đang triển khai dự án trồng ca cao xen đưới tán điều cho triển
vọng tốt Việc trồng ca cao xen dưới tán điều đang mở ra triển vọng mới về mô
hình thâm canh vườn điều hiệu quả, bền vững và cho những sản phẩm hàng hóa
chất lượng cao Tỉnh Bình Phước đã có kế hoạch mở rộng diện tích trồng ca cao
xen vườn điều lên 7.000 ha vào năm 2015, riêng trong năm 2008 đã cung ứng cho nông dân trên 500.000 cây ca cao giống
Về phía ngành thương mại dịch vụ cũng đang có kế hoạch xây đựng thương
hiệu cho cây điều trước mắt đối với những sản phẩm chủ lực như: hạt điều nhân và kẹo hạt điều Đây là những triễn vọng nhằm giúp cây điều Bình Phước phát triển bền vững, tạo động lực cho địa phương đi lên xây dựng quê hương giàu
dep |
Nguồn lao động đổi đào, cần cù chịa khó là điều kiện thuận lợi cho việc
"trồng và chăm sóc cây điều Các sản phẩm chế biến từ hạt điều như: nhân điều,
dầu vỏ hạt điều có giá thành thấp được xác định là sản phẩm hàng hóa xuất khẩu
có lợi thế cạnh tranh cao |
Hiện nay trên địa bàn có nhiều mô hình nông dân trồng điều năng suất cao đạt trên 2 tấn/ha là cơ sở để phát huy và nhân rộng ra toàn tỉnh đem lại hiệu quả
Trang 191.2 LÝ LUAN CHUNG VE TIN DUNG:
1.2.1 Tín đụng và chức năng của tín dụng
1.2.1.1 Khái niệm về tín dụng và sự phát triển của tín dụng
* Khái niện tín dụng -
Từ khi xã hội có sự phân công lao động và xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì tín dụng cũng xuất hiện Cùng với sự tan rả của chế
độ công sản nguyên thủy, quan hệ sản xuất ra đời, phân hóa xã hội thành người
giàu và người nghèo, của cải ngày càng tập trung vào những người quyền lực,
làm cho họ trở nên giàu có, trong khi đó nhiều người khác thu nhập thấp lại rất
cần vốn Đề giải quyết mâu thuần trên, quan hệ tín dụng ra đời
Thuật ngữ tín dụng xuất phát từ chữ La tỉnh là Credo, trong tiếng Anh gọi là
Credit với ý nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm; việc một bên bằng sự tin tưởng g1ao
cho bên kia sử dụng hiện vật, tiền bạc của mình và đổi lại là sự cam kết của bên
kia sẽ hoàn trả lại đủ tài sản, vốn bằng hoặc lớn hơn sau một thời gian nhất định
Vậy là một quan hệ kinh tế làm dịch chuyển quyên sở hữu tạm thời trên cơ sở tin
tưởng được hình thành, hay nói cách khác quan hé tin dung đã được thiết lập
Vay tin dung 1a gi? Có nhiều định nghĩa khác nhau về tín dụng:
Theo đân gian Việt Nam: tín dụng là quan hệ vay mượn
Theo Mác: tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng sau một thời gian nhất định lại quay về với một lượng
giá trị lớn hơn lượng gia tri ban dau
Theo quan điểm kinh tế học hiện đại: tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa
hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên chuyên giao một cách vô điều kiện theo thời hạn đã
thỏa thuận
Trang 2012121997: Cấp tín dụng là việc tô chức tín đụng thỏa thuận để khách hàng sử
dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay,
chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác
Như vậy có nhiều khái niệm về tín dụng Tuy nhiên ở đây chúng ta có thể
khái niệm tổng quát lại về tín dụng ngân hàng là gì: Tín dụng ngân hàng là sự -
giao dịch về tài sản, trong đó ngân hàng cho vay vén đối với các chủ thể cần vốn
trong nên kinh tế theo sự thỏa thuận và cam kết hoàn trả vốn cùng lãi cho ngân
hàng |
* Sự phát triển của tín dụng
_~ Từ tín dụng thương mại đến tín dụng ngân hàng -_
Tín dụng thương mại là việc các nhà sản xuất, nhà thương nghiệp bán chịu hàng hóa cho nhau; nhưng nó thường diễn ra theo một chiều, nên phát sinh nhiều
hạn chế như: nhà sản xuất phải đợi khi nhà thương nghiệp thu được tiền trả cho
nhà sản xuất mới có tiền để tái đầu tư Do đó để việc sản xuất liên tục thì người
bán chịu phải di vay Nhu vay tin dụng thương mại là nên tảng của tín dụng ngân
hàng và nó có mối quan hệ gắn bó với nhau, tín dụng thương mại là cơ sở để tín
dụng ngân hàng phát triển và tín đụng ngân hàng là bước phát triển cao hơn,
Hoàn thiện hơn của quan hệ tín dụng trong nên kinh tế thị trường
- Từ tín dụng nặng lãi đến tín dụng cạnh tranh hoàn hảo
Tín dụng nặng lãi ra đời từ chế độ phong kiến, thực chất là sự bốc lột của địa |
chủ đối với người nông dân Tuy nhiên đến ngày nay tín dụng nặng lãi vẫn còn
tồn tại trong xã hội với quy mô nhỏ lẻ ở vùng xa XÔI, hẻo lánh hoặc các tô chức
phi luật pháp như băng đáng xã hội đen Vì lý do nào đó họ không thể vay mượn
được trên thị trường cạnh tranh |
Tín dụng ngày nay phát triển ở mức độ hoàn hảo nhờ hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính khác, nhờ hệ thống này mà tất cả những nguồn vốn nhỏ lẻ
Trang 21động được nguồn vốn lớn, tăng dư nợ cho vay và phát triển mạnh các dịch vụ thì phải có những chính sách cạnh tranh hoàn hảo và điều đó càng có nhiều lợi ich
hơn cho khách hàng
- Từ tín dụng ngân hàng đến thị trường tài chính _
Sự phát triển của hệ thống ngân hàng góp phần thúc đây nên kinh tế phát
triển ở mức độ cao Đến một mức nào đó nó lại phát sinh mâu thuần ở chê là: lãi
suất ngân hàng chiếm phần lớn lợi nhuận của doanh nghiệp Do đó các tập đoàn
kinh tế lớn họ thành lập các tổ chức tài chính phi ngân hàng, nhằm mục đích
cung cấp vốn cho các công ty con, các chỉ nhánh của tập đoàn, để giảm bớt chỉ phí lãi vay và kinh doanh hiệu quả hơn; các quỹ đầu tư cũng được thành lập để -
nâng cao lơi tức của các chủ thể cho vay, quỹ đầu tư quản lý hộ tài sản cho vay
của công chúng, đầu tư vào thị trường tài chính làm cho lợi tức của người cho
vay cao hơn là gửi vào ngân hàng
Các ngân hàng cũng tham gia hoạt động trên thị trường tải chính, để giải tỏa các nguồn vốn dư thừa mà ngân hàng không thể tiêu thụ hết qua hoạt động tín
đụng thông thường của mình
Ngày nay các ngân hàng thường hoạt động trên cả hai lĩnh vực vừa gắn bó
với khách hàng truyền thống, vừa hoạt động kinh doanh các giấy tờ có giá trực
tiếp trên thị trường tài chính
- Từ tín đụng trong nước đến tín dụng quốc tế
Với sự phát triển của kinh tế thị trường, nó thúc đây sự phát triển sản xuất
kinh doanh ngày càng trở nên quốc tế hóa hơn, các doanh nghiệp ngày càng mở
rộng sản xuất kinh doanh ra các nước trên thế giới Do đó mà nhu cầu về giao
dịch, vay mượn giữa doanh nghiệp với ngân hàng ngày càng được mở rộng hơn,
vươn xa hơn ra các nước trên thế giới
Trước kia, một định chế tài chính chỉ cho vay bằng nội tệ, thì ngày nay
Trang 22trước kia chỉ được vay tiền của ngân hàng trong nước, thì ngày nay họ có thể vay tiền của các ngân hàng nước ngoài
1.2.1.2 Chức năng của tín dụng:
Trong nên kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng có 3 chức năng chủ yếu là:
chức năng tập trung và phân phối lại tiền tệ, là chức năng cơ bản của tín dụng,
nhờ chức năng này mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa tứ nơi
thừa sang nơi thiếu để sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế Chức năng tạo tiền,
chức năng này góp phần thiết thực giải quyết nhanh chóng các mối quan hệ kinh
tế, tạo điều kiện lưu thông nhanh hàng hóa, dịch vụ thúc đây phát triển kinh tế —
xã hội Chức năng phản ánh các hoạt động kinh tế, là hệ quả của hai chức năng ` trên, nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển hoạt động kinh tế nói chung, hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng, nâng cao hiệu quả
hạch toán kinh tế
* Chức năng tập trung và phân phối:
Đây là chức năng quan trọng nhất của tín dụng, nhờ vào chức năng này nó
tập hop được tất cả các nguồn vốn nhàn rỗi trong nên kinh tế để phân phối lại
cho các tổ chức, cá nhân có nhu câu vốn dưới hình thức cho vay đề phát triển sản
xuất kinh doanh và các nhu cầu khác về phục vụ đời sống chức năng tập trung
và phân phối nó như mạch máu lưu thông trong nền kinh tế, tạo thành đòng chảy
từ nơi thừa vốn đến các nơi có nhu cầu vốn, góp phần thúc đây nhanh quá trinh
phat triển nền kinh tế
Trong phạm vi toàn bộ nên kinh tế phân phối lại vốn đưới hình thức tín dụng
được thực hiện bằng hai cách: phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp
- Phân phối trực tiếp: là phân phối lại vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử
Trang 23- Phân phối gián tiếp: thông qua các trung gian tải chính như ngân hàng,
công ty tài chính, quỹ tín dụng phân phối gián tiếp ngày nay nó có vị trí rất
quan trọng chỉ phối toàn bộ nên kinh tế và ngày càng thu hẹp phân phối trực tiếp
Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả là hai quá trình
thống nhất trong sự vận hành của hệ thống tín dụng Tín dụng là cầu nối trung
gian giữa cung ~ cầu vốn tiền tệ trong nên kinh tế; xét tại một thời điểm cụ thể
hay cả một quá trình khách quan, bao giờ cũng xuất hiện nơi thừa, nơi thiếu vốn
tiền tệ tạm thời Với chức năng này của tín dụng trực tiếp tham gia điều tiết các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức, cá nhân sang các doanh nghiệp, hộ
gia đình, cá nhân đang có nhu cầu cần vốn sự điều tiết này là tạm thời và có tính
chất hoàn trá
Trong nên kinh tế thị trường, việc đa dạng hóa các hình thức tín dụng, nó tạo
điều kiện linh hoạt thu hút vốn tạm thời nhàn rỗi và phân phối vốn một cách có
hiệu quả hơn cho sự phát triển nền kinh tế,
* Chức năng tạo tiền, tạo phương tiện thanh toán cho nền kinh tế:
Tín dụng luôn làm tăng lượng tiền cho nền kinh tế, khi một khoản tín dụng được cấp, điều đó cũng có nghĩa là một lượng tiền được cung cấp ra cho nên
kinh tế, các ngân hàng thương mại cũng có thể cấp tín dụng trên số dư tiền gửi
của khách hàng, như vậy tín dụng lúc này nó cũng tạo thêm phương tiện thanh toán cho nền kinh tế Ngân hàng thương mại không có chức năng tạo tiền mà
Ngân hàng thương mại thông qua chức năng của tín dụng để tạo thêm phương tiện thanh toán,
Khi nền kinh tế thị trường phát triển thì chức năng tạo tiền của tín đụng càng
phát triển rỏ hơn |
Thông qua nghiệp vụ trung gian thanh toán, ngân hang có điêu kiện tăng cường vai trò kiểm soát bằng đồng tiền đối với các đơn vị kinh tế Vì mọi quá
Trang 24khoản tiền gửi hoặc tiền vay tại ngân hàng
* Chức năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản:
Tín dụng thực chất là tạo ra thanh khoản cho nên kinh tế đưới dạng bên cho
vay cung cấp cho bên đi vay một khoản tiền tệ để thanh toán một một giá trị
hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó
Khi một khoản thặng dư tài chính chưa được sử dụng, thì nó ở vị trí là tiên cất trữ, khi nó được đưa ra để cho vay thì nó trở thành phương tiện lưu thông hay
phương tiện thanh toán của nền kinh tế |
Nhờ tín đụng mà nhu cầu thanh khoản của xã hội được thỏa mãn đây đủ hơn, khi các chủ thể thừa thanh khoản tạm thời cho các chủ thé thiểu thanh khoản vay
dé đáp ứng nhu cầu thanh toán |
Chức năng thanh khoản là chức năng cỗ xưa nhất của tín dụng, nó xuất phát
từ chỗ những nhà kinh doanh muốn có được một khoản tiền để trả nợ cho một
doanh nghiệp hay cá nhân khác, nên họ đến ngân hàng để xin cấp một khoản tín
dụng, khoản tin dụng này được chuyền vào tài khoản của người thụ hưởng để trả
nợ của người xin vay Khi món tín dụng đáo hạn, người xin vay phải nộp vào ngân hàng để trả nợ gốc và lãi, khi đó quan hệ tín dụng được chấm dứt; cứ như vậy mà tín dụng ngân hàng ngày càng tạo tính thanh khoản càng lớn cho nên
- kinh tế
1.3 VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG ĐÓI VỚI VIỆC PHÁT TRIEN KINH TE VÀ XÃ HỘI:
Tín dụng có vai trò hết sức quan trọng góp phần thúc đây sự phát triên của nền kinh tế, lưu thông hàng hóa, xã hội hóa sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và là công cụ gián tiếp để Nhà nước điều tiết các chính sách kinh tế,
Trang 251.3.1 Tín dụng góp phần thúc đây phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và
ỗn định xã hội |
Trong nền kinh tế thị trường có nhiều kênh khác nhau cung ứng vốn cho nên
kinh tế Tuy nhiên tín dụng ngân hàng cho đến nay vẫn là kênh chủ yếu cung ứng
vốn cho nền kinh tế, thông qua tín đụng ngân hàng mà các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức kinh tế tìm kiếm nguồn vốn tín dụng ngân hàng là một trong
những công cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu cho nền kinh tế, là cầu nối
giữa tiết kiệm và đầu tư, nó làm tăng hiệu suất sử dụng đồng vốn, tăng tốc độ chu
chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội, mở rộng chỉ tiêu trong công chúng Tắt cả
các tác động trên của tín dụng ngân hàng nó tạo thành hợp lực thúc đây mạnh mẻ
sự phát triển của nên kinh tế |
Tín đụng ngân hàng góp phần giải quyết việc làm, ôn định đời sông và trật
tự xã hội, thúc đây sự phát triển của nên kinh tế Tín dụng ngân hàng cung ứng
lượng tiền ra cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ
thất nghiệp góp phần nâng cao mức sống của người lao động, thúc đây phát triển
kinh tế và ổn định xã hội |
1.3.2 Vai trò của tín dụng trong việc ỗn định tiền tệ và giá cả
Ngân hàng Nhà nước có thể thông qua các công cụ lãi suất để điều tiết tăng
_ hoặc giảm khối lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, gắn chặt khối lượng tiền với giá trị hàng hóa, dịch vụ đang lưu thông trong nền kinh tế, nhờ vậy góp phân
ổn định gia tri tiền tệ Mặc khác tín dụng là công cụ cung ứng vốn cho nền kinh
tế, cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp mở rộng sản suất kinh doanh,
đoanh nghiệp chủ động tạo ra được nhiều sản phẩm giá cả cạnh tranh, hàng hóa
ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội Chính nhờ đó
mà tín dụng ngân hàng góp phần làm ổn định giá cả thị trường trọng nền kinh tế 1.3.3 Là công cụ thực hiện các chính sách xã hội:
Trang 26hoàn lại từ ngân sách Nhà nước hoặc các tổ chức khác Tuy nhiên, nó có nhiều
hạn chế như nguồn vốn có hạn vì không được tái tục và do tính chất khơng hồn
trả nên để dẫn đến việc sử dụng vốn đó cũng không hiệu quả Do đó để khắc
phục những hạn chế này phương thức tài trợ khơng hồn lại ngày cảng bị hạn
chế và được thay thế bởi phương thức tài trợ có hoàn lại của tín dụng nhằm đuy trì nguồn cung cấp tải chính và có điều kiện mở rông tín dụng chính sách Chẳng
hạn việc tài trợ vốn cho các đối tượng chính sách như hộ nghèo, học sinh sinh
viên, cho vay giải quyết việc làm với lãi suất thấp, thông qua phương thức tài
trợ này, các mục tiêu chính sách xã hội được đáp ứng một cách chủ động và hiệu
quả hơn Các đối tượng chính sách buộc phải quan tâm đến việc sử dụng vốn
hiệu quả và có trách nhiệm hơn để đảm bảo hoàn trả vốn đúng hạn và nhờ đó mà
kỷ năng, năng suất lao động của họ cũng hiệu quả hơn, đó là mục đích của việc sử dụng phương thức tài trợ các mục tiêu chính sách bang tín dụng Nói khác đi, thông qua việc cấp tín dụng cho người nông dân, trong đó có người nghèo sẽ tạo
điều kiện cho người nông dân tự thân lập nghiệp, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập và ôn định đời sống, chính trị - xã hội
Trên thực tế, những chương trình tín dụng: như cho vay phát triển nghề
truyền thống, cho vay đi lao động xuất khẩu, cho vay tạo việc làm vv của các
tổ chức tín dụng đã khẳng định được vai trò quan trọng của nó trong việc giải
quyết công ăn việc làm, tạo điều kiện tích luỹ cho bản thân các cá nhân và gia
đình và qua đó góp phần ôn định trật tự chính trị - xã hội
Bên cạnh đó các chương trình tín dụng học tập, dạng như cho vay sinh viên, cho vay du học, đã tạo điều kiện cho các sinh viên vay trang trải chỉ phí trong
quá trình học tập, tạo điều kiện cho những học sinh học giỏi nhưng có hoàn cảnh
khó khăn về kinh tế đã được tham gia vào các chương trình đào tạo bậc cao, phát huy tài năng sau này cho đất nước Đây là một khía cạnh thể hiện vai trò của tín
Trang 271.3.4 Thông qua thu hút và đầu tư vốn, họat động tín dụng của các NHTM
đã góp phân tạo ra sự chuyển dịch cơ cầu khu vực của nên kinh tế,
Để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững luôn cần duy trì tương quan
kinh tế hợp lý giữa các vùng lãnh thổ, chẳng hạn như giữa thành thị và nông
thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa các vùng sản xuất và tiêu thụ Thông
thường giữa các vùng kinh tế luôn có sự khác biệt khá lớn về cơ cầu ngành, cơ cầu nguồn lực, cơ cầu về sử dụng công nghệ, cơ cấu sản xuất và tiêu thụ
_ Cơ cấu này sẽ thay đổi đi khi có sự tham gia của tín dụng thông qua quá
trình làm thay đổi cơ câu phân bổ nguồn lực tài chính giữa các vùng miễn và
‘trong nội bộ từng vùng, miền Trên thực tế điều này được minh họa khá rõ nét
qua việc phát huy vai trò của tín dụng đối với sự hình thành các khu công nghiệp
tập trung và phi tập trung, đối với sự bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
ở nông thôn , đối với sự hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp 1.3.5 Hoạt động tín dụng của các NHTM góp phần tạo điều kiện hoạt động
và nâng cao hiệu qúa sử dụng vốn của các doanh nghiệp
Tín dụng luôn có chức năng giám sát bằng đồng tiền Sự giám sát là đễ đâm
bảo hiệu quả của đồng vốn cho vay, đảm bảo tiền cho vay không bị mất mát và
có khả năng sinh lời cao, chắc chắn Các tô chức tín đụng dù thuộc loại hình nào
đều cần phải định hướng đầu tư tin dung vào các dự án, các kế hoạch kinh doanh
của các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có sức cạnh tranh lớn Vốn tín dụng sẽ
được ưu tiên đầu tư cho các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh giải
quyết thoả đáng mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra Như vậy, để có thể tiếp cận
và nhận được các nguồn tín dụng, đòi hỏi các doanh nghiệp, cá nhân phải tính
toán, cân nhắc các dự án trước khi xin vay Phải tiết kiệm chỉ phí, tăng vòng quay vốn, tăng năng suất lao động để hạ giá thành sản phẩm Kết quả chung là khi
từng doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sử
Trang 28kinh tế thị trường, tổ chức tín dụng còn phải thường xuyên cạnh tranh với nhau ở
những mức độ khác nhau, nên các sản phẩm dịch vụ ra đời ngày càng đa dạng,
phong phú và phù hợp với các nhu cầu của doanh nghiệp và cá nhân Vi thể, các
tổ chức và cá nhân khi tạm thời thừa vốn sẵn sảng gửi vào tổ chức tín dụng để
thu lợi từ đồng vốn hiện có, còn các doanh nghiệp vay vốn sẽ có vốn sử dụng vào các đự án đầu tư có hiệu quả Kết quả đồng vốn của doanh nghiệp, cá nhân
và tô chức tín dụng đều thu được hiệu quả cao hơn và như vậy vốn của toàn bộ
nên kinh tê cũng được sử dụng hiệu quả hơn,
1.3.6 Thông qua thu hút và đầu tư vốn cho các tỗ chức kinh tế, thuộc từng
ngành kinh tế, hoạt động tín dụng của các NHTM góp phan thay đổi cấu
trúc nội bộ các ngănh kinh tế và làm thay đổi cơ cầu kinh tê
Chúng ta biết rằng cơ cầu kinh tế ngành là loại cơ cấu kinh tế quan trọng
nhất và là yếu tố quyết định nhất nên tác động của tín dụng vào chuyển dịch
CCKT ngành là có ý nghĩa rõ nét và bao trùm nhất Tín dụng góp phần hình thành các vùng trọng điểm như các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao, các vùng công nông nghiệp kết hợp, thay đôi cơ cầu cây con vv để thúc
đây chuyển dịch cơ cầu ngành, chẳng hạn: ngành nông nghiệp thông qua cho vay
thu mua lương thực, thực phẩm để chế biến và xuất khâu, tín dụng đã tạo điều
kiên khai thông thị trường cho sản phẩm nông nghiệp, kích thích nông nghiệp
phát triển: Nhờ cho vay trung và dài hạn đã hình thành và mở rộng các vùng
trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, vùng nuôi trồng thủy sản có hiệu quả và năng suất cao, phát triển ngành nghề và kinh tế trang trại vv hoặc đối với ngành công
nghiệp, thông qua tín dụng thúc đây quá trình sắp xếp lại lực lượng các doanh nghiệp hiện có, phát triển các doanh nghiệp công nghiệp mới, phát triển các
Trang 291.4 VAI TRO CUA TIN DUNG NGAN HANG DOI VOI SỰ PHAT TRIEN
CUANGANH DIEU TINH BINH PHUOC | |
Bình Phước là một tỉnh miền núi, nằm ở khu vực miền đông nam bộ, thuộc
vùng kinh tế trọng điểm phía nam (gôm thành phố Hô Chỉ Minh, Bình dương, Bình Phước, Đồng Nai, Vũng Tàu, Long An và Tây Ninh) trong tiên trình 12 năm hình thành và phát triển, Bình Phước đã từng bước lớn mạnh cùng với những
tỉnh khác trong khu vực miền Đông Nam Bộ và đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ, trong đó ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ cao theo
hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả, đã hình
thành các vùng sản xuất tập trung, quy mộ lớn đối với các loại cây trồng chủ lực
như Điều, Cao su đứng hàng đầu cả nước, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế
của tỉnh nên sản xuất nông nghiệp tăng liên tục với tốc độ phát triển khá cao Giá
trị sản xuất ngành nông nghiệp từ 980 tỷ đồng năm 1997 đã tăng và đạt 3.627 tỷ
đồng vào năm 2008, tức tăng 3,9 lần so với 10 năm trước, đạt được kết quả đó là
nhờ hoạt động ngân hàng đã đóng góp một phần hết sức quan trọng
1.4.1 Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn phục vụ cho việc phát
triển ngành điều có hiệu quả
Trong nên kinh tế thị trường các yếu tô sản xuất được coi là vốn Đó là vốn
tài nguyên thiên nhiên, vốn nhân lực, vốn tiền tệ các nguồn vốn đó đều có tầm
quan trọng đối với quá trình sản xuất, tái sản xuất phát triển Vốn tiền tệ (phan
lớn là vốn tín dụng ngân hàng) có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển
nền kinh tế Nhất là đối với tỉnh mới được tái lập như Bình Phước, nhu cầu về
vốn để phát triển mở rông sản xuất kinh đoanh là rất lớn, thông qua kênh tín
dụng ngân hàng, thời gian qua nguồn vốn ngân hàng trên địa bàn đã góp phần
quan trọng trong việc mở rộng phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn
Tiến trình phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bình Phước nói
Trang 30con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đó là một tất yếu khách quan, Đề
ngành điều của Bình Phước thực hiện được công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì
phải có những bước đi và trình tự phát triển một cách phù hợp Trong tiến trình
phát triển đó, tất yếu phải hướng đến một nhân tô quan trọng đó là nguồn vốn để
ổn định đầu tư và mở rộng phát triển ngành điều của Bình Phước, ngoài nguồn
vốn tự lực của người trồng điều thì rất cần nguồn vốn ngoại lực để thúc đây phát
triển ngành điều tốt hơn Các nguồn ngoại lực như vốn tài trợ từ Nhà nước, vốn vay trong nước và nước ngoài Tuy nhiên, nguồn vốn từ Nhà nước thì rất hạn
chế, vay nước ngoài cũng không phải để Do đó nguồn tài trợ chính cho việc phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh hiện nay theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa vẫn chủ yêu là nguồn tín dụng ngân hàng, nguồn vốn này sẽ kích thích việc sử dụng vốn có hiệu quả để đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay của khách
hàng |
Mặt khác với chức năng của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, do
đó nó đã tập trung được các nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội để đầu tư vào các đự án có hiệu quả của ngành điều Chính vì thế, từ việc đầu tư vốn của ngân hang đã
thúc đây các hộ gia đình sản xuất trông điều, các doanh nghiệp chế biến, sản xuất điều làm ăn có hiệu quả và qua đó ngày càng tích lũy được vốn để tái sản xuất
mở rộng, đây nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành điều trên địa |
bàn tỉnh Bình Phước ˆ _ |
1.4.2 Nhờ vào tín dụng ngân hàng mà khai thác tốt về đất đai, lao động và
giải quyết việc làm một cách hiệu quả trong phát triển ngành điều
Bình Phước là tỉnh có nguồn tài nguyên đất đai phì nhiêu, đất có chất lượng trung bình trở lên phù hợp với việc phát triển cây điều; vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa có lượng mưa trung bình hàng năm lớn bình quân từ 2.045 — 2.315 mm, _ phân hóa theo mùa, chị phối mạnh mẽ đến sản suất nông nghiệp Đây chính là
Trang 31Với những tiềm năng về đất đai, khí hậu, điều kiện tự nhiên sẵn có, kết hợp
với chính sách của Nhà nước và tiến trình quy hoạch tổng thể của tỉnh trong việc phát triển cây điều, các điều kiện khác như gióng cây trồng, ứng dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất, phát triển thương hiệu, thị trường và được đầu tự đúng mức vốn tín dụng ngân hàng, kết hợp chặt chẻ các nguồn vốn khác, thì tiềm năng
về cây điều của cả nước nói chung và của tỉnh Bình Phước nói riêng sẽ được
khai thác một cách có hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội, góp phần tích lũy
_vến cho nền kinh tế, đây mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp nơng thơn
Ngồi ra, hiện nay lao động trong nông nghiệp, nông thôn nói chung và
Bình Phước nói riêng nguồn lao động còn rất dôi đào Nếu không có đủ vốn để
đầu tư sử dụng đất đai một cách hợp lý thì sẽ gây nhiều lãng phí cho xã hội, tiêm
năng to lớn của cây điều chỉ có thể phát triển bền vững khi có sự dau tu hop lý
của nguồn tín dụng ngân hàng Trong thời gian qua ngành ngân hàng trên địa bàn
cũng đã có nhiều đóng góp đáng kể cho việc phát triển cây điều trên địa bàn như đây mạnh cho vay hộ sản xuất và các doanh nghiệp chế biển kinh doanh điều,
đầu tư cải tạo gióng cây trồng .tận dụng được sức lao động của xã hội, nâng cao
hiệu quả sử dụng đất đai, tận dụng được ưu thế về khí hậu thời tiết tạo được
thêm nhiều của cải, vật chất cho xã hội Tuy nhiên tín dụng ngân hàng đầu tư
vào cây điều vẫn còn nhiều hạn chế
1.4.3 Tín dụng ngân hàng đối với cây điều, góp phần thúc đây phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn
Đối với nền kinh tế của tỉnh thì cây điều hiện nay được coi là một cây chiến
lược, chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh Mặc khác, Bình Phước là tỉnh có trên 20% dân tộc thiểu số, nên cây điều -
_ cũng được tỉnh xác định là cây giúp đồng bào dân tộc thiểu số xóa đói giảm
nghèo, có nguồn thu nhập ổn định, nâng cao đời sống Bởi vì, cây điều là cay dé
Trang 32dân bình thường là có thể thực hiện được Tuy nhiên người nông dân thì không
có đủ vốn để canh tác trên quy mô lớn, do vậy cần có sự hỗ trợ vốn từ hệ thống
ngân hàng
Thông qua đầu tư vốn tín dụng, Ngân hàng đã tạo điều kiện cho người dân
vay vốn để đầu tư, mở rông sản xuất, mạnh đạn ứng dụng gióng mới cho năng suất cao, Ứng dụng khoa học, kỷ thuật tiên tiến vào sản xuất, chế biến và bảo
quân điều để sản xuất có hiệu quả Từ đó, vừa góp phân xóa đói, giảm nghèo,
hạn chế những tiêu cực trong xã hội, duy trì được trận tự an ninh nông thôn, vừa
làm cho người dân có điều kiện tích lũy vốn, từng bước cải thiện đời sống ở
nông thôn | | |
1.4.4 Tin dung ngan hang đối với cây điều là động lực để nông dân nâng cao hiệu quả sẵn xuất, tích lũy và ôn định kinh tế - xã hội
Nền kinh tế xã hội của Bình Phước là kinh tế nông nghiệp gắn liền với vùng nông thôn rộng lớn, tiềm năng đổi đào nhưng chưa được khai thác hết Có dân số 848.330 người, trong đó dân tộc kinh 691.587 người, còn lại là dân tộc thiểu số 156.743 người, đa phần là nông dân, có trình độ văn hóa thấp Những yếu tổ đó
phù hợp cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Để khai thác có hiệu
quả tiềm năng và thế mạnh của Bình Phước, tỉnh cũng đã chủ trương phát triển
nông nghiệp theo hướng công nghiệp hiện đại, mà trong đó chú trọng đến một số cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như cao su, điều tạo ra nhiều
việc làm, thu nhập và ôn định đời sống của người dan
Trong đó, tín đụng ngân hàng đối với cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời gian qua là một động lực để nông dân không ngừng nâng cao trình độ sản
xuất kinh doanh, tăng cường hạch toán kinh tế, tiếp cận nhanh với cơ chế thị
trường, đưa đến một kết quả tất yếu là nâng cao thu nhập và sức mua, từ đó tác
động mạnh đến tâm lý tiết kiệm tiêu dùng, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất kinh
Trang 33nguyên tắc cho vay phải đảm bảo thu hồi được cả gốc và lãi đúng hạn, đồng thời
vốn vay phải sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, đã buộc các hộ nông dân
trồng điều phải hạch toán kinh tế, tiết kiệm chỉ phí, thời gian lao động dé san
xuất kinh doanh có lãi, cũng từ đó góp phần đưa kinh tế nông nghiệp, nông thôn
tiếp cận nhanh dần với sự vận hành của kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường,
Như vậy, thông qua tín dụng ngân hàng đối với cây điều tại vùng nông thôn Bình Phước nó giúp cho đại bộ phận hộ gia đình tại địa phương nâng cao trình độ sản
xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, ôn định đời sống, duy trì trật
tự an ninh nông thôn |
1.4.5 Góp phần bão vệ môi trường và cân bằng sinh thái
Diện tích đất nông nghiệp và vùng nông thôn của Bình Phước là rộng lớn,
chiếm đa số diện tích đất của tỉnh Việc đầu tư nguồn vốn ngân hàng cho phát
triển cây điều tại địa phương ngoài mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người dân; nó có một ý nghĩa nữa hết sức quan trọng đó là duy
trì, phát triển và bảo vệ môi trường thiên nhiên Bởi vì, cây điều hoàn toàn có thể thay thế cây rừng phủ xanh đổi trọc, chong xói mòn Vấn đề đặt ra là phải có quy hoạch tổng thể việc xây dựng, cơ cấu phát triển vùng trồng điều hợp lý, vừa có hiệu quả kinh tế cao, vừa tránh được sự hủy hoại môi trường
TÓM TẮT CHƯƠNG 1:
Trong chương 1 này, Luận văn đã nêu khái niệm tín dụng, các chức năng
của tín dụng ngân hàng, trình bày một số nét cơ bản của vai trò tín dụng ngân
hàng Đánh giá tình hình phát triển ngành điều của Việt Nam so với các nước trên thế giới, qua đó dé thay được vị trí cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã góp phần quan trọng đối với ngành điều Việt Nam nói chung và kinh tế địa
phương nói riệng Việc đề cập những van đề này là cơ sở lý luận cần thiết để
đánh giá đúng vai trò tín dụng ngân hàng đối với cây điều của tỉnh Bình Phước,
Trang 34| CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Những tiền đề để phát triển ngành điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước
2.1.1 Những thuận lợi và khó khăn - thách thức hiện nay
2.1.1.1 Thuận lợi và lợi thế đối với phát triển ngành điều tỉnh Bình Phước
Diện tích điều hiện có trồng ở vùng có điều kiện khí hậu thích hợp và có khả
năng đạt năng suất và chất lượng điều hạt cao, giá thành thấp, nhân điều chế biến
xuất khẩu có sức cạnh tranh cao |
Các cơ sở công nghiệp chế biến điều đã và đang cải tiến công nghệ, thiết bị chế tạo trong nước, cho phép ngành điều cơ giới hóa, tự động hóa với mức đầu
tư thấp hơn so với thiết bị nhập khẩu, nên các cơ sở chế biến có cơ hội tiếp cận
nhanh thị trường
Hạt điều có giá thành thấp, chất lượng khá cao, nhân điều thô xuất khâu đã có uy tín trên thị trường thế giới Một khi làm tốt khâu quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường Xúc tiến thương mại, sẽ tạo sức cạnh tranh cao |
- hơn với bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO
Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình phát triển ngành điều, nhất là khoa
học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật sẽ được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất, chế
biến điều, đồng thời với nhận thức và hiểu biết về điều sâu sắc hơn, sẽ là yếu tô
quan trọng để ngành điều tăng trưởng bền vững hơn
Các sản phẩm chế biến từ hạt điều như: nhân điều, dầu vỏ hạt điều của Việt
Nam được xác định là sản phẩm hàng hóa xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh cao
- khi Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới, nên sẽ được Nhà nước, các doanh
Trang 35Những mô hình trồng điều năng suất cao (> 2 tấn hạt/ha), các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu điều có chứng chỉ quản lý chất lượng (ISO 9001 — 2000,
ISO 9001 — 2001, .) sẽ được phát huy và nhân rộng trong toàn ngành hàng
2.1.1.2 khó khăn và thách thức
Khí hậu - thời tiết đã và sẽ diễn biến phức tạp, sâu bệnh gây hại điều van luôn là khó khăn thường trực đối với ngành điều
Đất hiện đang trồng điều sẽ bị thu hẹp diện tích do chuyển sang xây dựng
các khu công nghiệp, đô thị, đật ở nông thôn, đất chuyên dùng khác; mặt khác,
một số điện tích đất bazan hoặc đất xám đang trồng điều có tầng day > 1 m, muc
nước ngầm <1 m, độ dếc <8° sẽ được nông hộ, trang trại chuyển sang các hệ thống canh tác khác hiệu quả cao hơn điểu (chủ yếu là trồng cao su) Do vậy, điện tích trồng điều đến 2010 và 2020 có nguy cơ bị thu hẹp
Điều là cây lâu năm (1 năm trồng mới, 2 năm KTCPB và thời kỳ kinh doanh
> 20 năm, thậm chí có cây 50 năm vẫn cho năng suất cao) nên việc chặt bỏ vườn điều giống cũ chất lượng kém để trồng mới điều ghép năng suất cao đối
với nông hộ là một trở ngại lớn, không thê diễn ra trên diện rộng, cần có thời
gian 10 — 15 nam
Vốn đầu tư vay trung hạn cho nông hộ, trang trại trồng điều thiếu vốn trầm
trọng
EAO sẽ hỗ trợ giúp cho một số nước Châu Phi phát triển điều và Campuchia cũng có quỹ đất lớn thích hợp cho phát triển sản xuất điều sẽ cạnh tranh với điều:
Việt Nam; song 2 quốc gia là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất với điều Việt Nam
chính là Án Độ và Brazil |
Các doanh nghiệp chế biến xuất khâu điều quy mô nhỏ sẽ khó có cơ hội tiếp
Trang 36nghệ, kỹ năng quản lý, tiếp cận thị trường,
Một thách thức rất lớn trong chế biến điều là lạm đụng lao động sống, trong
khi thị trường lao động đang có xu hướng chuyển dịch sang các ngành có thu
nhập cao và ổn định Tình trạng khan hiếm lao động đối với các doanh nghiệp
chế biến điều ở các tỉnh có khu công nghiệp tập trung và dịch vụ phát triển là rất
lớn Một số cơ sở chế biến điều có thể phải đóng cửa hoặc đi chuyển nơi khác do khó thuê lao động và giá thuê nhân công cao, dẫn đến chế biến điều khơng hoặc Ít có lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp
Các rào cản kỹ thuật trong thương mại (Technical Barries to Trade ~ TBT)
như: quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, đặc biệt là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm, là một yêu cầu bắt buộc phải có, nhất là các sản phẩm xuất khẩu Đây cũng được xem là một thách thức đối với xuất khâu điều trong giai đoạn hiện
nay
2.1.2 Mục tiêu quy hoạch ngành điều của tỉnh Bình Phước
2.1.2.1 Về quy hoạch
Xác định vùng sản xuất điều tập trung nhằm đảm bảo cung cấp đủ và ổn
định nguồn nguyên liệu có chất lượng cao, cung cấp cho các nhà máy chế biến
hạt điều đóng trên địa bàn tỉnh Nhằm tạo tiền đề cho các dự án đầu tư về giống, cải tạo vườn điều, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để chuyển giao khoa học kỹ
thuật, vốn sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm cho người dân trồng điều trong tỉnh
Xây dựng phương án sản xuất tiên tiến nhằm mang lại hiệu quả cao cho
người dân trồng điều trong vùng quy hoạch | Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện thành công phương án sản xuất, đồng
Trang 37thu nhập, giải quyết công ăn việc làm
Phát triển ngành điều bền vững, trên cơ sở phát huy đầy đủ hiệu quả mối
liên kết chặt chẽ giữa lân xuất — thu mua - chế biến và tiêu thụ
Phát triển công nghiệp chế biến điều theo hướng công nghiệp hiện đại với
bước đi phù hợp, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến đồng thời với nâng cao chất
lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường -
xuất khẩu nhân điều và tiêu thụ trong nước
2.1.2.2 Mục tiêu quy hoạch _ 8 Muc tiéu chung
Tạo bước đột phá về sản xuất - thu mua — chế biến và tiêu thụ; nâng cao
hiệu quả và tăng giá trị sản xuất điều từ 23% năm 2008 lên khoảng 33% trong
tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp vào năm 2010
Chú động kiểm soát sản lượng, chất lượng khắc phục tỉnh trạng gian lận thương mại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng,
đảm bảo thương hiệu điều Bình Phước trên thị trường trong và ngoài nước; Xây dựng các vùng sản xuất tập trung, sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng
cao, giá thành hợp lý- (hấp), có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm;
Khai thác triệt để các lợi thế đất đai, lao động, giống để nâng cao, giữ vững
tốc độ phát triển ngành điều
Phát triển sản xuất, chế biến điều trong thời gian tới phải đảm bảo khai thác tốt nhất cả 3 lợi ích: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của cả nước
Áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng
Trang 38biến và thị trường tiêu thụ
Phát triển công nghiệp chế biến theo hướng công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến với bước đi phù hợp, nâng cao chất lượng và đa dang hoá sản phẩm, đám bảo năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế |
Huy động nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế, nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ, giống và quy trình canh tác
* Mục tiêu cụ thé (Theo phé duyét quy hoach nganh điều của tỉnh Bình
Phước giai đoạn 2006 — 2020) |
Mục tiêu từ 2007-2010:
Về sản xuất giảm diện tích từ 171.723 ha năm 2007 xuống còn 165.092 ba (giảm 6.631 ha) vào năm 2010; năng suất điều tăng từ 1,28 tần/ha năm 2007 lên
1,5 tấn/ha năm 2010; sản lượng hạt điều tăng từ 153.602 tấn năm 2007 lên
240.852 tấn vào năm 2010; chế biến giữ nguyên công suất hiện trạng năm 2006 -
(130.100 tắn/năm); giá frị sản xuất điều tăng từ 239 (660.306 triệu đồng) năm
2006 lên khoảng 33% (1.545 ty đồng) trong tổng gid trị sản xuất của ngành
nông nghiệp vào năm 2010 |
Muc tiêu đến năm 2015 và năm 2020
Năm 2015:
Về sản xuất: điện tích tong số: 149.012 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là:
136.786 ha; năng suất điều trung bình đạt: 1,85 tắn/ha Đối với vùng năng suất
cao dat 1,88 tấn/ha; sản lượng hat điều đạt: 257.312 tấn; chế biến gift nguyen công suất hiện trạng năm 2006 (130.100 tân/năm); giá tri san xuất điều đạt: 2.574
tỷ đồng: tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành điều đạt 260 triệu USD
Năm 2020:
Trang 39_]là: 130.800 ha; năng suất điều trung bình đạt: 2,21 tấn/ha Đối với vùng năng suất cao đạt 2,55 tấn/ha; sản lượng hạt điều đạt: 288.764 tấn; chế biến giữ
nguyên công suất hiện trạng năm 2006 (130.100 tấn/năm); giá trị sản xuất điều đạt: 2.887 tỷ đồng Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành điều đạt 292 triệu USD
2.1.3 Hiệu quả của cây điều so với các cây trồng khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Cây điều có điều kiện thích nghỉ rộng, yêu cầu về chất lượng đất và thé
nhưỡng không cao Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, kế cả những nơi
có tầng canh tác móng và độ dốc lớn
Là loại cây trồng có yêu cầu về kỹ thuật canh tác không cao (dễ trồng), phù hợp với điều kiện của nông đân nói chung va dân tộc thiểu số nói riêng ở vùng
sâu, vùng xa có co so ha tang va dan tri thấp
Là cây công nghiệp lâu năm nhưng thời gian kiến thiết cơ bản không dài như các loại cây trồng khác (đặc biệt là so với cây cao su), cây điều cho thu
hoạch bắt đầu từ năm thứ 3 đối với điều trồng hạt và năm thứ 2 đối với giống
điều ghép Trong thời gian kiến thiết cơ bản, người dân có thé trồng các cây hàng
năm như đậu đỗ, bắp, khoai mì
Xét về lợi ích về mặt xã hội cây điễu có lợi thể lớn cho những vùng sâu vùng xa có cơ sở hạ tang, trinh dé dan tri thốp và đặc biệt là đối với đông bào
dân tốc thiểu số Với các lý do sau:
_Cây điều là cây trồng yêu cầu về đầu tư không cao
Yêu cầu về kỹ thuật canh tác không cao, để trồng, đễ thu hoạch, dé bảo quản và dễ tiêu thụ
Đặc biệt là loại cây trồng không cần tưới nước, yêu cầu đầu tư thâm canh -
Trang 40Cây điều không được chọn trồng trên đất có tưới và nếu có trồng cũng
không thể cạnh tranh với các hệ thống canh tác khác (cà phê, hề tiêu, cây ăn quả,
_ trồng cỏ nuôi bò thịt, ), nên không xem xét sức cạnh tranh của các cây trằng
được tưới so với cây điêu
Cây điều rất ít bị cạnh tranh với cây khác trong điều kiện canh tác nhờ nước
mưa, bởi phần lớn điện tích trồng điều ở các loại đất nghèo định đưỡng, giữ nước kém, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, nơi đặc biệt
` khó khăn
Tuy nhiên, trên một số diện tích đất lâm phân mới được trồng điều, nhất là ở rừng sản xuất hoặc rừng phòng hộ vẫn có thể trồng một số cây không cân tưới
như: cao su, bắp, khoai mỳ hoặc cây rừng Kết quả điều tra các cây trồng có thé cạnh tranh với điều tổng hợp trình bày ở bảng sau
Bảng 2.1: So sánh đầu tư chỉ phí bình quân 1 ba điều với một số cây trồng khác
ok Cay Bap Khoai
HANG MUC DVT Diéu | Cao su rừng | (Ngô) | mỳ (Sin)
1 Suất đầu tư trồng mới Ì và KTCB 1000đ | 6.284) 27.500} 9.500 2 Chỉ phí sản xuât hàng | „ 4.363| 10.034} 233| 6.050) 4.185 nam : 3 Năng suất bình quân | Tấn/ha 1,5 1,25| 10,00; 4,00 15,00 4 Tổng giá trị sản lượng | 1000đ | 15.000} 34.375) 3.500| 8.800 7.500
5 Lãi trước thuê " 10.637| 24.341 | 1.170} 2.790 3.375
6 Tỷ suất lợi nhuận % 2422| 243 30 46 82
8, Gia tr xuat khâu (đã USD 1.451.2 2.315,00 820,0
qua chê biên) 5
(Nguồn: từ Sở nông nghiệp tỉnh Bình Phước)
Qua bảng so sánh cho phép sơ bộ đánh giá: Trồng cây điều đem lại hiệu quả