Tình cờ tìm thấy chút tài liệu mong rằng giúp được những ai đang học môn hìnhhọađể thi rong các trường nghệ thuật tạo hình, hìnhhọa là môn học cơbản nhằm rèn luyện nhận thức thẩm mỹ và kỹ năng thể hiện hình khối không gian. Hìnhhọa trong tiếng Pháp được chỉ rõ là hìnhvẽ theo mẫu khỏa thân, tức là lấy cơ thể hoàn mỹ của con người làm đối tượng nghiên cứu. Hìnhhọa là bộ môn nghệ thuật tạo hình dựa trên cơ sở nghiên cứu về luật xa gần và giải phẫu tạo hình, nhằm phản ánh tính chất chân thực của sự vật hiện tượng dưới nhận thức thẩm mỹ của họa sĩ thông qua hoạt động nghiên cứu mẫu tự nhiên. Làm thế nào để nhanh chóng nắm bắt và thể hiện được hình khối, không gian với tính chân thực của sự vật hiện tượng? Và sau đó là thể hiện nó thông qua nhận thức thẩm mỹ của họa sĩ? ZYTJPK085526 Bài hìnhhọa khi còn là sinh viên của tác giả bài viết Trên tinh thần kế thừa những giá trị sẵn có kết hợp với kinh nghiệm cá nhân, tôi mạnh dạn đưa ra một vài vấn đề kể như làm quà cho những bạn mới học vẽ (thực tình không dám “đánh trống qua cửa nhà sấm”). Dạy nghệ thuật nói chung và nghệ thuật tạo hình nói riêng (dù chỉ dừng lại ở mức cơ bản) theo tôi có thể chia làm hai ranh giới: Ranh giới thứ nhất là những vấn đề hữu ngôn, nghĩa là có thể phân tích, cắt nghĩa bằng ngôn ngữ nói hay viết; phần kia là cái phần mà người dạy cũng như người học khó lòng phát biểu bằng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết. Ở ranh giới thứ nhất tôi lại chia làm hai phần nữa: Một là: những vấn đề cụ thể hóa bằng ngôn ngữ nói hay viết. Ở phần này tôi xin được kéo lui từ hìnhhọavẽ người trở về với một bậc học thấp hơn, nghĩa là bắt đầu từ những khối cơbản – dù vậy theo tôi nó lại là bậc học có tính then chốt, nền tảng – ngàn dặm đường bắt đầu từ một bàn chân! Hai là: ứng dụng những tiếp thu ở phần một, giải quyết những quan hệ phức tạp hơn tế nhị hơn… tiến gần tới tác phẩm. Ở phần này tôi hoàn toàn không có ý định lấy việc nghiên cứu cơ thể hoàn mỹ của con người làm căn bản. Trên thực tế nếu người học đã tích lũy sâu sắc những nhận thức thông qua việc nghiên cứu ở phần 1 thì trong nghiên cứu hình họa, mẫu người chỉ là một trong những đối tượng cụ thể được đưa vào chương trình chứ không nhất thiết chỉ có mẫu người là duy nhất. Tuy vậy ở bài viết này tôi vẫn lấy cơ thể hoàn mỹ của con người làm đối tượng để bàn, như vậy chúng ta sẽ tiện liên hệ so sánh với những bài học hìnhhọacơbản trong nhà trường. Phần 1: HÌNH – KHỐI CƠBẢN Ở phần này người học phải làm quen với việc đưa một không gian ba chiều lên một không gian hai chiều sao cho ở không gian hai chiều nó cóvẻ giống như hay đồng dạng với không gian gốc (ba chiều). Xin lưu ý các bạn ở phần này có một vài vấn đề mà tôi đưa ra cóvẻ như ngược lại với những gì được xem là chuẩn mực lâu nay, tuy thế ý định của tôi không phải là phủ nhận nó, có chăng tôi chỉ muốn nó gần hơn, khoa học hơn đối với môn học có tiếng là rất khó dạy này. Trước khi đi vào khảo sát khối cơ bản, xin hỏi bạn đã chuẩn bị que đo, dây dọi chưa? người học vẽ bao giờ cũng có xu hướng muốn sử dụng que đo, dây dọi, nghĩa là cần ít nhất một sự trợ giúp. Bạn hãy ném hộ tôi que đo, dây dọi của bạn! Đó không phải là que đo, dây dọi mà nó là cái cân, là gông cùm khổ sai của bạn, nó không tốt như bạn tưởng, nó giúp đỡ bạn đôi chút, nhưng nó sẽ lấy đi của bạn rất nhiều! Nếu bạn muốn tiến sâu vào vào con đường sáng tác nghệ thuật này, thì việc sử dụng que đo, dây dọi đã phần nào tước đi của bạn những khả năng phát triển cảm giác ngay từ những bài học nhập môn. Bạn đã ném que đo, dây dọi đi rồi phải không? Bạn đã bước chân vào sa mạc rồi đấy! Bây giờ không ai khác chỉ duy nhất mỗi bạn phải trực diện với nó. Bình tĩnh! Bạn hãy bình tĩnh! Tôi biết bạn đang có trong tay rất nhiều phương tiện thừa đủ để xây dựng được một hìnhhọa vững vàng – Kiến thức vềhìnhcơ bản, hình đồng dạng, kiến thức về đường, điểm, hai đường thẳng song song, kiến thức về các góc vuông, tù, nhọn, góc 450, 300, 600, 150 v.v… mà bạn đã học ở trung học phổ thông bây giờ sẽ rất hữu ích cho bạn đấy… Giây phút lúng túng và sợ hãi ban đầu sẽ qua đi rất nhanh, bạn hãy mở rộng tất cả các giác quan của mình… bạncó thể thất bại, nhưng sau mỗi lần như vậy bạn đang nhích dần tới cảm thức tương quan của chính bạn (không nhờ vào ai khác, không nhờ vào que đo, dây dọi) cảm giác của bạn đang ngày trở nên chính xác hơn, hòa hợp hơn. Với bước khởi đầu như vậy bạn đã bắt đầu có được một cơ thể tráng kiện, một tinh thần kiên định, phấn chấn cho đường đua dài trước mặt! Có thể sẽ có ai đó hỏi: vậy sao lâu nay ở Châu Âu rồi cả ở Việt Nam nữa người ta đều sử dụng que đo, dây dọi mỗi khi vẽhình họa, tại sao họ vẫn có những hìnhhọatốt và cũng chính họ đã sáng tác được những tác phẩm bất hủ? bạn cứ việc nghe và tùy bạn tin hay không vào điều đó, chỉ xin lưu ý bạn đừng quên áp dụng thử cách vẽ không dùng que đo, dây dọi mà tôi vừa nói với bạn, nếu có thời gian bạn hãy thử tìm hiểu cách học và sự chống đối của những tài năng nghệ thuật với việc sử dụng que đo, dây dọi xem sao! 1. Vẽhình tròn như thế nào? Lâu nay bạn vẫn vẽhình tròn bằng cách bắt đầu từ một hình vuông phải không? Đừng quên là bạn đang học vẽhình tròn đấy nhé! Mục đích của bạn là rèn cảm thức tương quan vềhình tròn phải không nào? Cách vẽhình tròn bắt đầu từ một hình vuông rất tiện lợi cho những người mới nhập môn và những người có rất ít hay không có năng khiếu mỹ thuật. Tuy vậy nếu bạn muốn cóhình tròn mà không cần đến hiệu quả thông qua rèn luyện nghiên cứu bản chất của nó thì sao bạn không vẽhình tròn đó bằng compa có nhanh hơn không? Nói vậy có thể bạn sẽ tự ái và khó chịu rồi đấy, vì tôi biết bạn đang muốn trở thành họa sĩ cơ mà! Bạncó thể khó chịu nhưng cái cách mà bạn đang vẽ nghĩa là vẽhình tròn bắt đầu từ một hình vuông cũng đang vô hình đánh mất mỹ cảm của bạn nếu không muốn nói là phản tác dụng. Với cách vẽ ấy bạn chỉ cần chú ý phân chia sao cho các đoạn thật đều nhau – thay vì rèn luyện cảm nhận đường cong bạn chỉ học được mỗi việc phân phát đều đặn nhàm chán những đoạn thẳng mà thôi! ZYTJPK085526 Bài hìnhhọa khi còn là sinh viên của tác giả bài viết Trong khi đó, đểvẽhình tròn bắt đầu từ một điểm, người vẽ trước hết phải hình dung về một hình tròn trong tâm trí, từ đó hình tròn được vận lên cánh tay, các khớp tay, đầu ngón tay… và một cua tròn khép kín được thực hiện hiển thị nên hình tròn. Thông một đến hai vị trí và có dạng ô van hoặc quả trứng. Bây giờ bạn chỉ việc nắn sửa đôi chút, để nắn sửa cho nó sát thực buộc bạn phải bao quát tổng thể hình ô van hay quả trứng rồi so sánh vào trong với tâm của nó. Với cách làm việc như vậy, bạn đã làm quen với việc quan sát tổng thể, tránh được cách vẽ vụn vặt… Bốn phương, tám hướng, trái, phải, trong, ngoài đều được bạn suy xét - đó là thói quen tốt giúp cho năng lực bao quát của bạn phát triển. Ít nhiều bạn đã tiếp cận với khả năng truyền tình cảm trực tiếp từ tâm đến bề mặt bức vẽ. Ngoài ra hình tròn được vẽ theo cách trên bao giờ nét phác cũng có được vẻ đậm nhạt tự nhiên, liên tục, sung sức và trơn hoạt đúng như bản chất vốn có của nó. Chắc chắn một hình tròn như vậy sẽ giúp bạn tích lũy hoàn thiện những cảm thức thẩm mỹ đúng hướng. 2. Chiều hướng và tỉ lệ Cơ sở để xây dựng hìnhhọa trên bề mặt bức vẽ – không gian hai chiều – là dựa vào sự ổn định của trục đứng và trục ngang (tung và hoành). Người mới học vẽ tuy khả năng rèn luyện chưa cao nhưng thường vẽ đúng tỉ lệ một đoạn thẳng khi nó trùng với phương của trục tung hay hoành. Nhưng hầu như đa phần các bạn đều lúng túng với những đoạn hút ngắn của vật mẫu, để khắc phục bạncó thể tham khảo hìnhvẽ minh họa sau: Hình 1: Minh họa chiều hướng và tỉ lệ Trong không gian ta thấy: OA = OB = OC = R (bán kính) Trên mặt phẳng có: O’A’ > O’B’ > O’C’ Qua đó, bạncó thể tự rút cho mình những kinh nghiệm xác định chính xác tỉ lệ thực của một đoạn hút ngắn trong không gian. Chẳng hạn: giả thiết một người ngồi mẫu có hướng đùi trùng với hướng của OB và độ dài cũng bằng OB (OB = R) nhưng do bạn đã vẽ lệch hướng đùi đôi chút bây giờ hướng đùi của bạn không còn trùng với hướng OB mà là một hướng mới OB”, hãy quan sát trên mặt phẳng bạn sẽ thấy giá trị quy đổi của OB và OB” đều bằng O’B’. Giả thiết bạn dùng que đo và đo được O’B’ bằng một đầu và bạn vẫn tin tưởng vào sự chính xác nơi que đo của bạn mà để mất đi những khả năng bao quát khác, thì giá trị thực về chiều dài của đùi trên bức vẽ của bạn đã ngắn đi rất nhiều (ở đây que đo đã trở nên vô dụng). Và theo tôi đây cũng là lỗi cơbản mà bạn vẫn thường mắc phải. Ta có thể triển khai mô hình trên cho việc xây dựng những bộ phận khác nhạy cảm hơn; chẳng hạn từ cùi tay đến cổ tay, từ đầu xương đùi đến khớp gối v.v theo mô hình của khối chóp nón. Hình 2: A, B, C, D là những vị trí tương đối của đầu gối khi thay đổi hướng đùi Thực ra cấu trúc cơ thể con người hết sức tinh tế, một cử động nhỏ của đùi hay cánh tay đều kéo theo thay đổi vi tế của những bộ phận khác. Bởi vậy khi đưa ra những minh họa trên tôi chỉ mong cung cấp một khái niệm tương đối giúp bạnhình dung cụ thể hơn về không gian – Tuyệt nhiên cơ thể con người không thể đơn thuần xem như những mô hìnhhình học. Để xây dựng được một hìnhhọa vững vàng có người chỉ cần thuần túy cảm giác đã có thể có được bức vẽ sát thực đồng dạng với tỉ lệ vật mẫu. Dù vậy không phải ai cũng có được cảm giác tốt như vậy, hơn nữa việc học tập có một số vấn đề cũng cần được đúc kết như những quy luật. Người học vẽ hay có thói quen xuất phát bằng việc vẽ một chi tiết, bộ phận riêng lẻ nào đó, rồi vẽ lan dần sang các bộ phận khác. Cóbạnvẽ người mẫu bắt đầu bằng cách xây dựng riêng cái đầu sau đó từ tỉ lệ đầu vẽ lan dần tới thân người rồi chân tay… Tỉ lệ bảy hay tám đầu ở sách giải phẫu chỉ có tính chất gợi ý, định hướng đểbạncó cái nhìn chung vềcơ thể người chứ không dạy bạn lấy đầu làm chuẩn đểvẽ lan sang các bộ phận khác của cơ thể Bạn hãy quan sát không gian mẫu vẽ và tập trung cho nó một cái nhìn bao quát, vào lúc này không một chi tiết nào của mẫu được xem trọng hơn những chi tiết khác. Thường thì tổng thể mẫu bao giờ cũng có xu hướng muốn nội tiếp một hìnhcơbản nào đó. Người có kinh nghiệm sẽ bao quát tổng thể mẫu và dù cho nét phác đầu tiên của anh (chị) ta có bắt đầu từ một điểm nào đó riêng lẻ thì anh ta cũng đang dụng công để bắt được phom chung của mẫu. Bắt đầu từ tổng thể bạn không nên xem trọng bộ phận nào hơn hết, tất cả các tín hiệu thị giác nơi mẫu vẽ đều có giá trị soi chiếu quy ước lẫn nhau. Để xây dựng một điểm hay một bộ phận nào đó bạn phải so sánh đối chiếu nó với quan hệ tổng thể theo trục ngang, trục dọc, hướng chéo, trong, ngoài, mảng đặc, khoảng trống, mảng sáng, bóng tối… và đừng quên hãy để cho cảm nhận về tính chất đúng đắn của cấu trúc hình mẫu mà bạn đang vẽcó dịp điều hòa với những quan sát duy lý khoa học. 3. Nặng và nhẹ Nếu bạn chỉ gắng sức gia công máy móc về đối tượng vật mẫu mà không dành chỗ cho cảm giác của bạn phát huy chưa hẳn bạn đã nhận thức đúng đắn về quan hệ nặng nhẹ đúng như bản chất của vật mẫu. Khi bạnvẽ khối cầu và khối hộp là khi bạn đang đứng trước những vật mẫu có quan hệ nặng nhẹ rồi đấy. 4. Sáng, tối Khối cầu thông thường cho ta quy luật ánh sáng theo các bước sau: sáng – trung gian – tối – phản quang, tính chất chuyển đổi sắc độ chậm của khối cầu cho bạn cảm giác êm nhẹ, mềm mại và tuần hoàn… Ngược lại khối hộp cho quan hệ sáng tối đối lập, dứt khoát, khỏe khoắn, mạnh mẽ và đột ngột. Tuy vậy bạn phải liên tục suy tư về nó, vận dụng nó cho những bài học nâng cao về sau thì mới mong qua nó diễn đạt được những cung bậc tình cảm đúng như cảm xúc của mình. 5. Động và tĩnh Động tĩnh vốn chỉ là cấp độ trong quan hệ tương đối của tín hiệu thị giác đôi khi bạncó thể dựa vào động tĩnh mà xây dựng cho mình một hìnhhọa vững vàng. Động tĩnh còn có tác dụng rất lớn trong việc biểu cảm cảm xúc thẩm mỹ. Bạn hãy quan sát hìnhvẽ sau: Hình 3: Cấp độ động tĩnh thay đổi từ 1 đến 3 Kết luận: Sự thay đổi quan hệ giữa hai hình ở những điểm chạm cụ thể tạo nên thay đổi động tĩnh khác nhau. Tượng em bé cài lược của Vũ Cao Đàm sử dụng ba khối cơ bản: khối quả trứng ở đầu, khối trụ ở cổ, khối hộp ở bệ tượng. Sự thay đổi trục tự nhiên của ba khối này trong quan hệ tổng thể được khái quát như sau: Hìnhvẽ 4: Minh họa nhịp điệu tượng em bé cài lược của Vũ Cao Đàm Qua đó ta nhận thấy chiều hướng vận động cơbản của ba khối dẫn tới nhịp điệu tổng thể và cũng qua đó khối tượng toát lên mỹ cảm. 6. Đơn lẻ và tổ hợp: Khối cơbản khi đứng đơn lẻ hầu như khó lòng dấy lên một kích thích mỹ cảm, nhưng chỉ cần hai hoặc ba khối hộp hay khối cầu đặt cạnh nhau, chúng đã có thể tương tác cho nhau tạo nên một kích thích mỹ cảm nhất định. Broncuxi dựng “cột vô tận” cao trên 30m, với kết cấu duy nhất những khối quả trám đồng dạng cụt hai đầu, nối tiếp nhau trùng trùng, dâng lên vươn cao hòa vào trời xanh, thăng hoa vĩnh cửu, làm nên một tổng thể hoành tráng đúng như tên gọi của nó! Kiến trúc sư người Mỹ PERTER ELSENMAN đã dựng đài tưởng niệm HOLOCAUST ở BERLIN (đài tưởng niệm các nạn nhân do thái bị giết hại trong cuộc diệt chủng HOLOCAUST của phát xít Đức) gồm 2711 khối bê tông cao thấp khác nhau trên diện tích 10.000m2. Đứng trước những khối bê tông hình hộp này, người xem bị lạc vào một mê cung mà ở đó chỉ có sự câm lặng bao phủ, cảm giác bất lực được dồn nén đến tận cùng im lặng và ghê rợn. 7. Mảng đặc và khoảng trống Nhiều bạn khi vẽhìnhhọa thường chỉ quan tâm tới mảng đặc, nhưng lại bỏ qua khoảng trống, mà không biết rằng mối quan hệ giữa mảng đặc và khoảng trống là rất mật thiết. Khoảng trống nói chung có thể là những phần mặt tranh hoàn toàn trống rỗng không có hình… khi mà sự hiện diện của một chủ thể chiếm chỗ nổi bật trên nền giấy. Nói một cách khác, khi hìnhvẽ của bạn đang đóng vai trò choán chỗ và phần được chừa lại chính là khoảng trống. Khoảng trống xuất hiện song song ngay sau thao tác đưa một hình choán chỗ vào tranh… như một điều hiển nhiên và có lẽ vì vậy vô tình bạn đã không mấy quan tâm tới nó (người khoét cái lỗ tròn đầu tiên lên tượng trong nền điêu khắc hiện đại là Acsipencô người Nga. Ông nhận ra tác dụng của nó một cách tình cờ. Ông tự thuật như sau: “một hôm thân sinh tôi mua về hai chiếc lọ hoa hoàn toàn giống nhau, tiện tay, tôi đặt chúng cạnh nhau. Bỗng tôi, phát hiện ra một chiếc lọ thứ ba, trong suốt, vô thể chất, do khoảng không giữa hai chiếc lọ kia tạo thành. Đó là điểm xuất phát để tôi đi đến lý thuyết về một không gian trống rỗng được tượng trưng bằng sự vắng mặt của vật thể. Từ đó nhìn vào đâu tôi cũng thấy hư không gợi cho mình vô vàn những khối tượng và tôi đưa nó vào điêu khắc” – Dẫn theo Thái Bá Vân - Điêu khắc Đình làng). Lão Tử – Triết gia vĩ đại Trung Quốc nói: “Ba mươi sáu cái “bức” (nan hoa) quanh một cái “cốc” (trục) nhờ chỗ “không” mà “có” công dụng của cái xe. Nặn đất thó làm chén bát, nhờ chỗ “không” mà “có” công dụng của chén bát. Trổ cửa và cửa sổ để làm nhà nhờ chỗ “không” mà “có” công dụng của cái nhà. Cho nên “có” để làm điều lợi, “không” để làm công dụng”. Tinh thần “có” “không”, “thường hữu”, “thường vô” được các họa sĩ Trung Hoa xưa biểu đạt cực kỳ phong phú, tài tình trên cơ sở quan hệ giữa mảng đặc và khoảng trống. Những khoảng trống đầy biểu cảm là nơi gửi gắm hoài bão và tình cảm, tinh thần thanh khiết cao vợi của nhiều thế hệ họa sĩ Trung Hoa. Tuy vậy ở đây tôi chỉ giới thiệu với bạnvề những khoảng trống có giá trị hỗ trợ giúp cho bạn xây dựng được bài hìnhhọa vững vàng. Trước hết bạn cần đưa những khoảng trống trở về những hình thức đơn giản tới mức tối đa. Nghĩa là có xu hướng hình học như: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình thang, hình thoi…Và bây giờ bạn hãy để ý tới những khoảng trống được tạo ra bởi quan hệ giữa những hình đơn hay bộ phận cơ thể với nhau. Ví dụ: ở mẫu vẽcơbản bao gồm hai khối hộp và cầu này, nếu bạn chỉ dựng hình trên cơ sở quan sát tương quan tỉ lệ giữa hai khối cầu và hộp thì theo tôi, bạn vẫn cần so sánh tương quan tỉ lệ giữa hai khối này với phần khoảng trống, (phần được gạch đậm ở hìnhvẽ minh họa). Tỉ lệ giữa mảng đặc và khoảng trống ở bức vẽ của bạn phải có tính đồng bộ thống nhất và đồng dạng với tổng thể nơi mẫu vẽ. Đối với một hìnhhọa người, có thể bạn sẽ gặp nhiều khoảng trống hơn nữa, đó là những khoảng trống bị kẹp bởi hai hay ba bộ phận cơ thể. Quan sát ví dụ về khoảng trống trong bức vẽ phác hìnhhọa người mà tôi đưa ra ở đây, hẳn bạncó thể nhận thấy: quan sát và sử dụng những khoảng trống, đôi khi thay vì vẽ phần thực, tức là vẽ trực tiếp vào bộ phận cơ thể, thì bạncó thể vẽ ngược lại nghĩa là vẽ khoảng trống hoặc vẽ cùng lúc cả mảng đặc lẫn khoảng trống, sau đó vẽ khoảng trống (nếu nó tiện lợi cho việc nhìnvà so sánh tỉ lệ của hình), phần còn lại sẽ là mảng đặc. Với cách vẽ phối trợ xen kẽ không tách rời giữa mảng đặc và khoảng trống như vậy, đôi khi bạncó thể xây dựng được bức vẽhìnhhọa (dừng lại ở nét phác) đơn giản đến bất ngờ. Bạn cũng nên phối hợp nhiều khả năng quan sát khác phối hợp với nhau cho thật linh hoạt. Tuy nhiên tôi vẫn lưu ý bạn không nên bỏ qua cách nhìn những khoảng trống. Bởi chính nó sẽ gợi mở và dẫn dắt bạn khám phá điều hòa quan hệ giữa mảng đặc và khoảng trống ở một phạm vi rộng hơn với đầy đủ ý nghĩa của nó. Khối cầu và khối hộp Khoảng trống với hìnhhọa người 8. Tâm lý thị giác của hình Sẽ là thiếu sót khi chúng ta dựng hìnhhọa mà không hiểu biết về tâm lý thị giác của hình. Tác giả Nguyễn Quân đã có nhiều bài viết và có hẳn một cuốn “Tiếng nói của hình và sắc” qua đó tác giả phân tích kỹ tâm lý thị giác của hình. Chỉ tiếc (vì nhiều lý do) hình như những tài liệu này còn ít tới tay các em học sinh, sinh viên. Để tìm hiểu kỹ hơn các em có thể tìm đọc “Tiếng nói của hình và sắc” của Nguyễn Quân. ở đây (trong khuôn khổ bài viết) tôi chỉ có thể nói tới một cách sơ lược. - Hình vuông – Khối vuông tĩnh – Tạo ấn tượng về một cố kết vững vàng chắc chắn nhưng cũng nặng nề kém linh hoạt đôi khi lạnh lùng. - Hình chữ nhật đứng có hướng chuyển động chính là, trên dưới bởi vậy tạo cảm giác và ấn tượng tốtvề chiều cao, sự hướng thượng và thăng thiên. Tuy vậy do bị kéo dài theo trục đứng nên cũng có xu hướng không chắc chắn và dễ đổ vỡ. - Hình chữ nhật nằm ngang có xu hướng chuyển động mạnh về chiều nằm ngang, bởi vậy đôi khi có cảm giác bị đè bẹp, và cũng không chắc chắn. Tuy vậy nó tạo nên ấn tượng về sự thanh bình, nghỉ ngơi nếu quá đà có thể rơi vào cảm giác quên lãng. - Hình Tròn – Khối cầu: Chứa đựng cả hai đặc tính động và tĩnh, hình tròn cũng như khối cầu cho ta cảm giác nhẹ, nhỏ, có cảm giác nhỏ về thể tích. Đường tròn êm ái và gây cảm giác về nhục cảm. Khi có nhiều vòng tròn kết hợp còn tạo nên cảm giác màu mè. - Hình Ô van: Hình ô van năng động hơn hình tròn, nó gợi sự chuyển động. Khi bị doãng rộng nó tạo cảm giác uể oải. Khi bị kéo dài về chiều cao nó cũng tạo cảm giác về sự đổ vỡ. - Hình tam giác: Có cảm giác chắc chắn ổn cố đôi khi lạnh lùng nếu đó là tam giác đều. Hình tam giác chuyển động mạnh hơn về phía có góc nhọn nhỉnh hơn trong tổng thể. Hình tam giác có đáy trùng với phương nằm ngang tạo cảm giác trang nghiêm, nâng lên về tinh thần, sự cao sang, sự thăng thiên và tán dương. Hình tam giác ngược, hoặc hình thoi làm nảy sinh cảm giác không chắc chắn và mong manh. - Hình xoáy trôn ốc: Vô cùng năng động, có sức hút lớn và chuyển động mạnh mẽ, có khả năng tạo ảo giác nhưng cũng vì thế nó lại là hình không ổn định và bền vững. Các hìnhcơbản khi trục tự nhiên bị thay đổi thường trở nên động hơn so với trạng thái bình thường. Việc nắm được chiều hướng chuyển động và trạng thái động, tĩnh của hình không những giúp bạn trong việc xây dựng một bố cục cơbản cũng như trong những bước tìm hiểu sáng tạo mà còn hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình xây dựng một hình họacơ bản. 9. Cân bằng Từ tổ tiên xa xưa đến con người ngày nay đều sống trong môi trường tự nhiên có sự cân bằng. Dù cho điều kiện tự nhiên ngày nay có thể đã khác xưa, con người ngày nay cũng sáng tạo tự trang bị cho mình những phương tiện để cải thiện điều kiện sống đối với môi trường khắc nghiệt. Tuy vậy con người thực ra vẫn sống trọn trong môi trường có quy luật của tự nhiên. Tự nhiên bao giờ cũng có khả năng điều tiết tốt nhất đểcó sự cân bằng, sự cân bằng đó diễn ra qua chu kỳ của ngày và đêm, nóng và lạnh, thức và ngủ… Cũng xuất phát từ đó, trong môi trường cân bằng của tự nhiên – nhu cầu cân bằng xã hội và tự cân bằng của con người như một tất yếu. Lý luận Đông y vềcơbản lấy cân bằng và hài hòa âm dương làm căn bảnđể ngăn chặn và chữa trị đối với mọi biểu hiện bệnh lý. LEONARDO DA VINCI. Hìnhvẽ người Trong hội họa cũng vậy, bức vẽ của bạn bao giờ cũng đòi hỏi có sự cân bằng thị giác. Cơ sở cơbản của cân bằng thị giác là dựa vào trục tung và hoành. Điểm cân bằng của một bức vẽvề nguyên tắc thường ở giữa bức tranh. Vềcơbảncó 3 cách cân bằng và qua đó phát sinh hình thức thứ 4.Khi vẽ một bức tranh theo trục đứng (trục tung) tức là bức vẽ của bạn đang có xu hướng thiếu trục hoành, nhu cầu tự thân ở đây là bạn phải bổ sung cho nó thêm những đường hướng của trục hoành. Ngược lại khi bạnvẽ bức tranh trục ngang tức là bức vẽ của bạn đang có xu hướng thiếu đường hướng của trục tung, nhu cầu tự thân ở đây là bạn phải bổ sung cho nó những đường hướng theo trục tung. Kiểu cân bằng này bạn sẽ bắt gặp khá nhiều qua những họa phẩm của các họa sĩ Trung Hoa xưa. Kiểu cân bằng trên tạo nên những trạng thái tình cảm mực thước ổn cố, nhịp nhàng và hài hòa, hiếm khi nó tạo nên những bất ngờ năng động. Tôi tạm gọi đó là hình thức cân bằng ổn định có chu kỳ. Kiểu cân bằng thứ hai tôi sẽ giới thiệu sau đây tạo nên những bất ngờ về xử lý thông tin thị giác. Hình A - hai nhóm: tín hiệu thị giác (mảng, hình, khối, nét, màu sắc…) có xu hướng mất cân bằng rõ rệt. Để tạo nên sự cân bằng tương đối ta có thể xê dịch một trong hai nhóm hình vào gần hoặc rời xa vị trí trung tâm của bức vẽ và ở hình B là một khả năng cân bằng, tuy vậy xu hướng cân bằng vẫn chưa thật sự ổn định. Ta có thể đưa thêm hình hoặc tiếp tục xê dịch hai hình. Giả sử ta đưa thêm hình (hoặc nhóm tín hiệu thị giác) vào góc trái của khuôn hình (hình vẽ C), lúc này thay vì được cân bằng ta nhận thấy việc đưa thêm một hình vào góc trái khuôn hình đã tạo nên mất cân bằng trầm trọng. Bây giờ chuyển hình được đưa thêm này vào góc đáy bên phải khuôn hình ta nhận thấy khuôn hình lúc này đã có sự cân bằng cần thiết (hình D). Với đặc tính của lối cân bằng này tôi tạm gọi là: cân bằng động. Các họa sĩ hiện đại ưa dùng lối cân bằng này. Vì nó có khả năng tạo nên những xử lý khoáng đạt và bất ngờ. - Cân bằng theo chiều sâu: Là lối cân bằng giữa các nhóm thông tin thị giác thuộc các lớp theo chiều sâu của bức tranh. Sự choán chỗ nhóm hình hay mầu sắc… quá nhiều ở phía trước, trong khi hậu cảnh của nó quá trống vắng rất có thể sẽ cần đến nhu cầu cân bằng. - Lối cân bằng thứ tư: Có thể được sinh ra bởi khả năng phối hợp hài hòa từ 2 đến 3 khả năng cân bằng nói trên với những mức độ phối trợ khác nhau có thể sẽ tạo ra những bất ngờ nhất định về khả năng của sự cân bằng. 10. Điều hòa đậm nhạt – giải quyết chính phụ Những họa sĩ thuần thục có thể cùng lúc xử lý hàng loạt những thao tác như dựng hình, cân bằng, bố cục, lên đậm nhạt… nhưng bạn là người mới học vẽbạn không nên làm như vậy. Bạn hãy bóc tách để hoàn thiện từng phần một và tất nhiên sẽ có lúc bạn cần phải xâu chuỗi những thao tác đó sao cho nó gắn kết đồng bộ hữu cơ. Sau khi dựng hình xong, bạn cần phân chia hệ thống đậm nhạt. Bạn hãy dim mắt để làm mờ đi các bộ phận chi tiết và tìm những điểm nổi bật. Bạn hãy phân chia rõ hệ thống sáng tối và cả hệ thống phản quang (nếu có). Sau đó dùng chì (hay than) làm đậm sơ bộ toàn bộ hệ thống bên tối (và thường ưu tiên cho những bộ phận có độ đậm mạnh hơn được lên đậm trước). Khi có độ đậm ở mức trung bình bạn bắt đầu lên đậm cho hệ thống bên sáng (và cũng bắt đầu từ những bộ phận đậm nhất của hệ thống sáng). Mỗi khi lên đậm cho bên sáng bạn đừng quên thêm cho bên tối những độ đậm cần thiết đểcó được sự phân biệt hệ thống sáng tối. Tôi không gọi thao tác này là đánh bóng mà gọi là: điều hòa đậm nhạt. Bạn hãy suy nghĩ đến cách gọi đó. Bí quyết trong khi đánh bóng chính là điều hòa đậm nhật. Chỉ có thông qua điều hòa đậm nhạt bạn mới có được bức vẽcó hệ thống sáng tối trong trẻo và thuận mắt; Và cũng chỉ có thông qua điều hòa đậm nhạt bạn mới chủ động chọn vị trí hoặc bộ phận thích hợp làm điểm nhấn, điểm hút mắt hay nhóm chính cho bức vẽ. PIERRE PAUL PRUD'HON. Hìnhhọabán thân nữ. Than đen và than trắng trên giấy xám. 28x21,5cm Có thể bạn đã làm quen với việc giải quyết mối quan hệ chính phụ trong quá trình làm một bài tập bố cục người hoặc phong cảnh. Nhưng hầu như các bạn đã quên đặt vấn đề chính phụ và điều hòa đậm nhạt trên một bức vẽhình họa. Sở dĩ có điều này, có lẽ xuất phát từ hai cách nghĩ. Khi bạn tiến hành phác thảo bố cục, và khi bạn đứng trước một mẫu vẽ. Một bên, bạn phải chủ động đưa vào mặt tranh những nhân vật, cây cối, nhà cửa hoặc đồ vật… ngược lại khi đứng trước mẫu hìnhhọabạn thường bị rơi vào thế thụ động. Thực ra khi vẽhìnhhọa tất nhiên bạn vẫn cần bám sát mẫu, nhưng không để mình rơi vào thế thụ động bằng việc sao chép mẫu. Bạn hãy quan sát, so sánh hệ thống hình khối… rồi bắt đầu nét phác trên thế chủ động. Bạn hãy thử nhìn vào hai người (hoặc hai đồ vật) đứng gần nhau và cùng cách mắt bạn một khoảng xấp xỉ bằng nhau. Trước hết bạn hãy nhìn vào khoảng giữa (điểm chia đôi đoạn thẳng nối từ vị trí của người này tới vị trí của người kia) hai người. Bạn sẽ không nhìn thấy thật rõ người nào, cả hai đều hơi mờ phải không? Bây giờ thay vì cách nhìn trên bạn hãy hướng cái nhìn của bạn tập trung vào một người duy nhất. Bạn sẽ thấy rất rõ người này, còn người kia chỉ nhìn thấy rất mờ (như một dấu hiệu nhận biết) và không rõ một chi tiết nào. Với cách nhìn vào khoảng giữa hai nhân vật, nếu một trong hai người có những chi tiết như màu quần áo hoặc sự đối lập sáng tối mạnh sẽ gây sự chú ý của bạn hơn. Tình hình chung khi lên đậm nhạt cho bức hìnhhọa của bạn cũng vậy. Khi quan sát để lên khối cho một bộ phận cơ thể nào đó, tất nhiên bạn không thể không hướng cái nhìn của bạn tập trung vào vị trí bộ phận đó. Như đã nói ở trên, lúc này bạn sẽ thấy rất rõ tương quan sáng tối của bộ phận này. Bạn ghi nhận nó, rồi sau đó lên đậm nhạt cho bộ phận này đúng như tương quan mà bạn vừa quan sát được? Bạn đã mắc lỗi quan sát rất lớn ở điểm này. Nếu bạn tiếp tục xử lý như trên cho nhiều bộ phận khác, thì bức vẽ của bạn chỉ là sự lắp ghép những tương quan rõ nét như nhau, thành một tổng thể khô khan, cứng nhắc. Không gian trong hội họa phương Tây có thể liên hệ đơn giản như khi bạn đứng trước một khối cầu. Toàn bộ khối cầu chỉ duy nhất một điểm gần nhất với vị trí mắt nhìn của bạn. Những điểm còn lại đều không cùng vị trí. Qua đó có thể nói: không một điểm nào trên mẫu có đậm nhạt như nhau hay có tương quan sáng tối như nhau. Trong khi đó cơ thể con người hoặc tĩnh vật thì không phải bộ phận nào cũng có tương quan giống nhau. Chẳng hạn, tay và mặt bao giờ cũng có độ rắn chắc hơn ngực, đùi, không những thế nó còn có thể bị rám nắng. Vì vậy, tương quan về chất cũng như tương quan sáng tối của nó phải hoàn toàn khác biệt với ngực và đùi. Hai tay tuy có độ rắn chắc và mầu sắc như nhau, nhưng một tay đặt trong bóng tối còn tay kia đặt ngoài sáng lại tạo nên những tương quan hoàn toàn trái ngược. Gộp một vài vấn đề tôi vừa nêu trên, hẳn bạn đã thấy bức vẽhìnhhọa ở tình trạng mà tất cả các tương quan sáng tối tại mọi vị trí đều như nhau là hoàn toàn không thuận mắt. MICHALANGELO BUONARROTI. Phán xét cuối cùng (Trích đoạn). Nhà thờ Sistine. Nề họa Mỗi khi quan sát chi tiết quan hệ sáng tối của một bộ phận nào đó bạn nên ghi nhớ rằng: cái ấn tượng rõ ràng (mà bạn nhận được bởi sự chú tâm của cái nhìn mà bạn dành cho nó), chỉ có giá trị giúp bạn nhận biết và phân chia khối hình cho mạch lạc. Công việc tiếp theo, bạn phải dim mắt lại, rồi đưa chi tiết, bộ phận vừa quan sát vào tổng thể – từ tổng thể này (tức là áp dụng cái nhìn cùng lúc đồng bộ tổng thể), bạn sẽ có điều kiện nhận biết, so sánh cấp độ chênh lệch sáng tối của bộ phận với tổng thể. Qua đó bạncó thể phân vùng sáng tối với những tương quan mạnh nhẹ, chênh lệch khác nhau hợp lý. Với cách làm việc như vậy không những bạncó thể điều hòa đậm nhạt hợp lý mà còn có thể lựa chọn điểm nhấn mạnh, điểm buông thả và nhắc lại… để tạo dựng chính phụ cho bức vẽ. Khi bạn chưa thật vững tay, thì việc yêu cầu bức vẽ của bạncó chính phụ quả là đã hơi cao một chút. Tuy vậy bạn vẫn cần biết đến và tập tiếp cận với nó. Và có thời điểm bạn sẽ làm chủ được nó.ở mức sơ lược, trong khi dim mắt để so sánh tương quan đậm nhạt bạn đã nhận ra những vị trí, bộ phận, hay vùng có tương quan mạnh. Đồng thời bạn cũng nhận ra những vùng có tương quan thật nhẹ, rồi cả những vùng lặp lại tương quan mạnh, nhẹ nữa phải không? Những vùng có tương quan mạnh thường có khả năng hút mắt của bạn hơn cả. Căn cứ vào đó, bạn hãy chọn lựa một vị trí, bộ phận có sự gợi cảm thẩm mỹ và có sức thu hút cái nhìn của bạn hơn cả, miễn là vị trí này không ở quá gần 4 góc tranh và 4 cạnh hông của bức vẽ,. Thông thường, điểm nhấn này được đặt vào một trong 4 vị trí có lợi cho mắt nhìn (4 điểm này được xác định bằng cách đơn giản là bạn hãy chia mỗi cạnh hông của bức tranh làm 3 phần bằng nhau, rồi nối các điểm đó với nhau theo những đường song song với trục ngang và trục dọc, giao điểm của 4 đường này chính là 4 điểm cần tìm). Trong khi, bạn chủ động nhấn mạnh gây sự chú ý về phía bộ phận nào đó của bức vẽ thì tất nhiên bạn cũng cần gia giảm hay điều hòa đậm nhạt cho những vùng hoặc bộ phận khác. Qua đó ít nhiều bạn đã bước đầu làm quen với cách đặt vấn đề chính phụ trong khi vẽhình họa. Hy vọng bạn sẽ không dừng ở bước này mà tiến xa hơn ở những mức xử lý chính phụ phức tạp hơn nữa. 11. Bố cục Sẽ là thiếu sót khi bạnvẽhìnhhọa mà không đặt vấn đề bố cục. Tại sao phải bố cục? hiểu đơn giản thì bố cục giống như việc bạncố gắng tìm ngôn từ để diễn đạt cho người khác hiểu nội dung mà bạn muốn trao đổi. Nhưng vì ngôn ngữ của bạn không cố kết tập hợp thành những câu, những ý có nghĩa. Ngược lại lộn xộn, không tổ chức thì tất nhiên bạn không thể làm cho người đối chuyện có thể hiểu được nội dung bạn muốn trao đổi. Vậy bố cục là rất cần thiết Bố cục là sự phối hợp những tín hiệu thị giác (hình khối, màu, nét và các biến thể v.v…) từ dạng tự do đơn lẻ, đến phức tạp trở nên một tổng thể có sự phối hợp hài hòa và chủ động trong một không gian cụ thể, nhằm biểu lộ định hướng nhất định trạng thái tình cảm của nghệ sỹ. Có vô số kiểu bố cục, tuy vậy ta có thể nhóm chúng thành một vài loại bố cục cơbản như sau: - Bố cục đối xứng Kiểu bố cục này thường được tạo ra từ trục tự nhiên của hình ảnh. Trong khi các yếu tố phụ được phân chia ít nhiều đối xứng ở cả hai bên. Kiểu bố cục này thường được các họa sỹ Trung cổ ưa sử dụng. Nó tạo nên những giá trị có tính quyền lực, trang trọng… - Bố cục lệch tâm Bố cục này xuất phát điểm từ kiểu bố cục đối xứng, bằng cách xê dịch yếu tố được ưu tiên của hình ảnh lệch đôi chút khỏi trục tự nhiên. Cách bố cục này được các họa sỹ Phục Hưng sử dụng, sau đó được các họa sỹ ấn Tượng rất ưa dùng. Nó năng động và gần gũi, tự nhiên hơn hẳn so với bố cục đối xứng. - Bố cục chéo góc Bố cục chéo góc hết sức năng động. Chúng như kéo mắt người xem trượt xuống dốc hoặc vượt lên dốc tùy thuộc vào chiều chéo lên hay chéo xuống. Chẳng hạn bức “Maja khỏa thân” của F. Goya (1716 – 1828) được bố cục có xu hướng hút mắt người xem theo trục chéo đi lên. A.A.IVANOV. Hìnhhọa nữ. Cuối 1983-đầu 1984. Bút chì và than trên giấy Ngược lại bức vẽ “Ngụ ngôn về những người mù” – Bruegel Le Vieux (1525 – 1569) lại bố cục có xu hướng kéo mắt người xem theo trục chéo đi xuống. - Bố cục trục ngang Tình cảm ổn định, có điều kiện phối trợ với những hướng chéo lên nhất định tạo ấn tượng vui vẻ thanh thản và mạnh mẽ. Nếu phối trợ với những hướng chéo đi xuống tạo cảm giác đổ vỡ, u ám. - Bố cục tam giác Nếu bố cục nằm gọn trong tam giác thường gây cảm giác tôn nghiêm nhưng lạnh lùng. Ngược lại bố cục nằm tương đối trong hình tam giác, gây cảm giác đi lên thăng hoa và phấn chấn… - Bố cục tam giác đôi khi cũng gây nên những xung đột mạnh mẽ (bức chạm Chọi gà trong điều khắc Việt Nam. Ngoài ra còn có bố cục có xu hướng là hình tròn, bố cục có xu hướng là hình chữ nhật…những bố cục này bắt gặp khá nhiều ở mỹ thuật cổ Việt Nam… Tuy nhiên tất cả những hình thức bố cục trên sẽ trở nên vô cùng phong phú tùy thuộc vào sức sáng tạo của nghệ sỹ, mỗi chủ đề, mỗi họa sĩ đều có sở trường và ưa dùng những kiểu bố cục khác nhau. (Tiếp theo kỳ trước) Phạm Huy Hùng . bản. 9. Cân bằng Từ tổ tiên xa xưa đến con người ngày nay đều sống trong môi trường tự nhiên có sự cân bằng. Dù cho điều kiện tự nhiên ngày nay có thể đã khác xưa, con người ngày nay cũng sáng tạo. tới tác phẩm. Ở phần này tôi hoàn toàn không có ý định lấy việc nghiên cứu cơ thể hoàn mỹ của con người làm căn bản. Trên thực tế nếu người học đã tích lũy sâu sắc những nhận thức thông qua. nhất thiết chỉ có mẫu người là duy nhất. Tuy vậy ở bài viết này tôi vẫn lấy cơ thể hoàn mỹ của con người làm đối tượng để bàn, như vậy chúng ta sẽ tiện liên hệ so sánh với những bài học hình