1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cán bộ quản lý giáo dục xây dựng phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng trường thpt lê quý đôn tp tân an tỉnh long an năm học 2017 2018

31 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Phong Cách Lãnh Đạo Của Hiệu Trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn
Tác giả Nguyễn Phúc Thảm
Trường học Trường THPT Lê Quý Đôn
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2017-2018
Thành phố Tân An
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 10,32 MB

Nội dung

Trang 1

lon | [< Ve BỘ GIÁO ĐỤC VÀ ĐÀO TẠO ©

TRUONG CAN BO QUAN LY GIAO DUC TP.HO CHi MINH

TIEU LUAN CUOI KHOA

Lớp bồi dưỡng CBQLGD Trung Học Long An

Tên tiểu luận:

| XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN THÀNH PHÓ TÂN AN TỈNH

LONG AN

NĂM HỌC 2017-2018

Học viên: NGUYÊN PHÚC THẢM Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Quý Đôn

TP Tan An, Tinh Long an

LONG AN, THANG 11/2017

Trang 2

LOI CAM ON

Đề hoàn thành khóa học và tiểu luận này, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thay - Cô trong Ban giám hiệu, quý Thây - Cô trực tiếp giảng dạy của TRƯỜNG

CAN BO QUAN LI GIAO DUC TP HO CHI MINH đã tạo điều kiện thuận lợi và tận

tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi và tập thê lớp BÔI DƯỠNG CÁN BO QUAN

LÝ TRUNG HỌC LONG AN khóa 2017-2018 trong quá trình học tập, và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Long An, Lãnh đạo trường THPT Lê Quý Đôn và Trung tâm GDNN-GDTX TP Tân An đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi được tham gia và hoàn thành khóa học này, chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, chia sẽ những kinh nghiệm quý báu để giúp tơi hồn thành nhiệm vụ

Dù bản thân đã rất cố gắng song tiểu luận vẫn không tránh khỏi những thiếu sót

Vì vậy, rất mong được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô

Trang 3

MUC LUC

1 Ly do chon dé tai š000/01610700038000139171010010093013039901000001404001400001500604009200104000/-.00/000000/00190/191004710/0/010000.0 1

Oe 1

1.2 Lý do Wy WAN cc ccceccccccecccesseseeseccsseecesseeseesecsecessesseuseeseseceseesen 2 LẠ, Tử ñb HHNG[EN.: ana sua baesLisuovbesDsstagllskẨftuddỄid0 33 d8 BỊH Bì 8 884 4

2 Phân tích tình hình thực tế về phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn trong quản lý năm học 2017 - 2018

2.1.Giới thiệu khái quát về Trường THPT Lê Quý Đôn - 25+ 25552 5

2.2.Thực trạng vấn đề về phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng Trường THPT Lê

Uny Don trong quan win HỢC 201 7= 6U To giasai dạ túng dã LG IASbDLIGGERGGESEAEEEARIBES 6

2.3.Những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn để đổi mới phong cách lãnh đạo

€0ñ F11106 T6 TIẾT lí L7 ElỂ Geeeeeeeneseeennnarenrntetnedsnsksotosregunntovooeoeoetirorroa se 7

2.4 Kinh nghiệm thực tế của Hiệu trưởng Những thành công và chưa thành công của Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn trong việc vận dụng phong cách lãnh đạo

ñ tftT nữ tt HớteraseeaabeenttrrtttttotitttnGaGDRTGIUNHUAGSDENNNGSEUOOEGEEGERESGISRREDGRMSGR 10

3 Kế hoạch hành động để đổi mới phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng Trường

THPT Lê Quý Đôn - - - GG (G1120 nọ ve 16

4 Kết luận và kiến nghị - ¿<6 St S333 13 3K E71 111 3111111111111 cecrrkg 23

SO ee 23

Í+.3 Kiến neht concn nna one ne inne 23

Trang 4

DANH MUC CHU VIET TAT Ký hiệu Nội dung viết tắt PCLĐ Phong cách lãnh đạo CB Cán bộ CBQL Cán bộ quản lý THPT Trung học phố thông | GV Giáo viên HS Hoc sinh HT Hiệu trưởng CNTN Công nghệ thông tin PPDH Phương pháp dạy học NV Nhân viên

GDĐT Giáo dục đào tạo

CNV Công nhân viên

Trang 5

1 LY DO CHON DE TAI 1.1 Lý do pháp lý

Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động

lực quan trọng thúc đây sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện

để phát huy nguồn lực con người Đây là trách nhiệm của toàn Đảng toàn dân, trong

đó nhà giáo và người CBQL giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò rất quan trọng

Để đáp ứng được yêu cầu đó, đòi hỏi những người làm nghề giáo dục phải có tâm huyết, mà trước hết phải kể đến người đứng đầu trong đơn vị là Hiệu trưởng cần phải

có tâm và tầm, phải có phương pháp lãnh đạo phù hợp, nhằm điều hành mọi hoạt động

trong nhà trường một cách có hiệu quả

Điều 19 của Điều lệ trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường

phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT

ngày 28 tháng 3 năm 2011) quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trong vai trò quản lý nhà trường, cụ thể:

Xây dựng bộ máy nhà trường; Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường: Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường: Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và hội đồng tư vấn trong nhà trường; Quản lý giáo viên, nhân viên; Quản lý chuyên môn; Phân công công tác, kiểm tra, đánh giá, xếp loại; Quản lý HS và các hoạt động của HS do nhà trường tổ chức; Quản lý tài chính, tài sản nhà trường: Thực hiện

các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với GV, nhân viên và HS; Tổ chức thực hiện

quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường, thực hiện công tác xã hội hóa GD của nhà trường; Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường: Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của

pháp luật

Trong bối cảnh hiện nay, người Hiệu trưởng giữ vai trò rất quan trọng trong

việc điều hành, quản lý công việc - là người chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước

và cấp trên về việc đảm bảo chất lượng GD của trường mình Mọi sự thành bại của nhà

trường đều chịu ảnh hưởng bởi PCLĐ của người Hiệu trưởng

Để thực hiện được mục tiêu đó, Hiệu trưởng phải chủ động thu hút và tập hợp

lực lượng tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ nhà trường với những

nội dung và hình thức phù hợp.Muốn vậy, Hiệu trưởng cần phải xây dựng lề lối và

phương pháp làm việc khoa học đó chính là xây dựng PCLĐ hiệu quả của người Hiệu

Trang 6

1.2 Lý do lý luận

PCLĐ của người CBỌL giáo dục là kiểu hoạt động đặc thù của người quản lý

giáo dục được hình thành trên cơ sở của sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố tâm lý chủ

quan của người quản lý trong ngành GD với yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống

quản lý Đó là cách thức mà theo đó người lãnh đạo cư xử với người dưới quyền và phạm vi các vấn đề thuộc thâm quyên của họ

Có nhiều loại PCLĐ:

- Dựa vào tiêu chí hành vi người lãnh đạo quan tâm đến công việc và quan tâm

đến con người, chúng ta có 4 loại PCLĐ sau:

+ PCLĐ quan tâm đến công việc cao và con người cao; + PCLĐ quan tâm đến công việc cao và con người thấp; + PCLĐ quan tâm đến công việc thấp và con người cao;

+ PCLĐ quan tâm đến công việc thấp và con người thấp

- Dựa vào tiêu chí mức độ trưởng thành của cấp dưới đòi hỏi người lãnh đạo phải có hành vi phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của họ, ta có 4 PCLĐ:

+ Phong cách chỉ đạo: thường áp dụng đối với những nhân viên mới, chưa có

kinh nghiệm;

+ Phong cách hướng dẫn, tư vấn: Người lãnh đạo giải thích các quyết định, gần gũi nhân viên để giám sát, giúp đỡ và động viên họ

+ Phong cách hỗ trợ: Người lãnh đạo gan gti, trao đổi vấn đề với nhân viên, khai thông vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi cho cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ

+ Phong cách ủy quyền: Người lãnh đạo giao nhiệm vụ và mở rộng quyền cho nhân viên đề họ tự giải quyết vấn đề được phân công

- Dựa vào tiêu chí tính chất của mối quan hệ giữa người lãnh đạo và cấp dưới, ta có 3 loại PCLĐ: PCLĐ dân chủ, PCLĐ độc đoán và PCLD tu do

+ PCLĐ dân chú: Nhà quản lý ra quyết định sau khi bàn bạc, trao đổi và tham

khảo ý kiến của cấp dưới

* Ưu điểm: Khai thác tối đa được các nguồn lực của tập thể (mọi thành viên được phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong việc bàn bạc xây dựng các dự án,

các kế hoạch, cũng như góp phần vào việc đề xuất các quyết định và các giải pháp

Trang 7

điều kiện cho mọi người găn bó, đoàn kết, hỗ trợ, tin tưởng lẫn nhau; quyết định của

người lãnh đạo luôn được mọi người chấp nhận ủng hộ và làm theo

* Nhược điểm: Kém hiệu quả khi tập thể có trình độ phát triển thấp, như: các

thành viên chưa tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình, chưa thống nhất mục tiêu của tập thể, chưa ủng hộ người lãnh đạo đơn vị, chưa có sự đoàn kết hỗ trợ nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ chung giữa các thành viên; kém hiệu quả trong những trường

hợp khẩn cấp đòi hỏi cần có quyết định ngay để giải quyết vấn đề; trong một số trường

hợp nó sẽ không đảm bảo được tính bí mật của công việc lễ ra cần phải có; trong nhiều

trường hợp nếu người lãnh đạo thiếu tính quyết đoán sẽ dễ dẫn tới việc theo đuôi cấp

dưới, thỏa hiệp vô nguyên tắc

* Điều kiện áp dụng đối với PCLĐ: Nhân viên làm việc nề nếp, tính kỷ luật

cao; nhà lãnh đạo có năng lực tư duy và năng lực chuyên môn cao; có khả năng tô

chức, điều hành và kiểm soát tốt; phải thực sự điềm tĩnh

+ PCLĐ độc đoán: Nhà quản lý ra các quyết định mà không cần tham khảo ý kiến của người đưới quyên

* Ưu điểm: Có thể mang lại hiệu quả nhất định trong những tình huống đặc

biệt, khẩn cấp cần có những quyết định ngay, hoặc khi quản lý những tập thể đang ở

giai đoạn rất thấp, nội bộ đang tan rã, rất nhiều phần tử chống đối hoặc trong các đơn vị mà nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm hay thiếu những kỹ năng cần thiết để

hồn thành cơng việc

* Nhược điểm: Quyết định có tính áp đặt của nhà lãnh đạo nên ít điược cAp dưới chấp nhận, đồng tình, thậm chí có thể dẫn đến sự chống đối của một số thành viên; không thu hút được trí tuệ của các thành viên và sự tham gia của họ trong việc ra quyết

định và giải quyết các vấn đề của tập thể; không phát huy được sự sáng tạo, kinh

nghiệm và năng lực của những người dưới quyền; hạn chế tinh thần trách nhiệm của cấp dưới, đưa họ tới tình trang thụ động, ở lại; tạo ra một bầu không khí tâm lý căng

thắng trong tập thể, dễ hình thành những cách ứng xử dối trá, đối phó; dễ dẫn đến sự

mất đoàn kết trong nội bộ; tăng thêm bộ máy quan liêu trong tổ chức và thúc đây quá

trình hình thành các nhóm không chính thức trong tập thể

* Điều kiện áp dụng đối với PCLĐ độc đoán: Tổ chức mới hình thành, chưa đi

vào ồn định nề nếp hoạt động: tổ chức đang trong tình trạng trì trệ, thiếu kỷ luật, tính tự giác của nhân viên thấp; công việc cần giải quyết mang tính cấp bách; trình độ nhân

viên thấp, chưa có kinh nghiệm; Cấp trên chưa tin tưởng cấp dưới

Trang 8

mà họ cho là tốt nhất Nhà lãnh đạo chủ yếu tạo điều kiện cho cấp dưới hoàn thành

nhiệm vụ Thông tin sử dụng theo chiều ngang

* Uu diém: Phat huy cao nhât khả năng chủ động, sáng tạo của nhân viên

* Nhược điêm: Hiệu quả công việc lệ thuộc vào năng lực của cán bộ, giáo viên và nhân viên

* Điêu kiện áp dụng đôi với PCLĐ tự do: nhân viên có năng lực, có tính tự giác, tự chủ và độc lập cao

Ngoài các phong cách trên, theo Weberr (1905) còn có:

- PCLĐ quan liêu: đây là phong cách tách rời quyền hành khỏi quyền lợivà nguyện vọng tập thể, xem thường thực chất sự việc, trốn tránh trách nhiệm làm việc không theo nguyên tắc và những quy định của pháp luật, đùn đây trách nhiệm, hậu quả xâu cho câp trên hoặc câp dưới, duy tri dang cap, dac quyên, đặc lợi

- Phong cách lãnh đạo uy tín: đây là loại phong cách dựa trên uy tín của người lãnh đạo quản lý Các thành viên trong tổ chức sẽ đạt được sự tự tin trong công việc từ uy tín và sự lôi cuốn của người lãnh đạo

Mỗi PCLĐ trên đều có những mặt tích cực và hạn chế riêng của nó Vì vậy đòi

hỏi mỗi người lãnh đạo phải tùy thuộc vào tính chất của sự việc, tình huống và đối tượng mà vận dụng loại PCLĐ nào cho có hiệu quả nhất để đem lại hiệu quả trong công tác quản lý Do đó, nghiên cứu lý luận để xây dựng PCLĐ phù hợp cho Hiệu

trưởng Trường THPT Lê Quy Đơn cư ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng

và phát triển nhà trường trong thời gian tới

1.3 Lý do thực tiễn

Thực tế trong những năm qua, Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn nhờ có sự kết hợp đúng đắn giữa tính nguyên tắc và tính linh hoạt trong giải quyết công việc, phù hợp với khả năng phát triển của tập thê sư phạm nhà trường nên nhà trường đã đạt

được một số kết quả nhất định Tuy nhiên, đôi khi do Hiệu trưởng thiếu sự mềm déo,

linh hoạt trong quá trình xử lý công việc hoặc còn quá cứng nhắc nên công tác quản lý

của Hiệu trưởng chưa đạt hiệu quả như mong muốn

Qua thực tế cũng như qua học tập chuyên đề PCLĐ, tôi rất tâm đắc và muốn

tìm tòi, khám phá, nghiên cứu chuyên đề “Phong cách lãnh đạo”, bởi tôi nhận thấy

Trang 9

dựng phong cách lãnh dạo của Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn TP Tân

An — Tinh Long An năm học 2017 — 2018” để nghiên cứu, nhằm góp phần xây dựng

PCLĐ hiệu quả của người Hiệu trưởng, từng bước xây dựng nhà trường ngày càng

phát triển hơn

2 PHAN TICH TÌNH HÌNH THUC TE VE PHONG CACH LANH DAO CUA HIEU TRUONG TRUONG THPT LE QUY DON, TP TAN AN, TINH LONG AN

2.1 Giới thiệu khái quát về trường THPT Lê Quý Đôn

Trường THPT Lê Quý Đôn thành lập từ năm 1990 đến nay đã trải qua 25 năm

xây dựng và phát triển Hiện nay, nhà trường luôn được sự ủng hộ, quan tâm của cấp

ủy Đảng, chính quyền, Sở Giáo Dục và đào tạo Long An, cùng các ngành, các cấp thuộc địa bàn thành phố Tân An Bên cạnh đó, cùng với sự phấn đấu không ngừng của các thế hệ thầy và trò nhà trường mang tên nhà Bác học Lê Quý Đôn đã tạo nên sức

mạnh tổng hợp, ngày càng khắng định vị thế, uy tín trong tỉnh Nhà trường luôn đạt

danh hiệu lao động tiên tiến hoặc lao động tiên tiến xuất sắc do có các thành tích về chất lượng giáo dục như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh, cấp quốc gia cũng như hiệu quả đào tạo được tính trong các kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông (năm qua là tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia) hằng năm Ngoài ra, cơng

tác đồn thể trong nhà trường như Đoàn thanh niên, Cơng Đồn, Hội liên hiệp thanh

niên luôn đạt vững mạnh xuất sắc Trường THPT Lê Quý Đôn đã trở thành một trong

những nơi đáng tin cậy của nhân dân thành phố Tân An và của tỉnh I.ong An về công

tác giáo dục tri thức khoa học cũng như đạo đức học sinh Trường THIPT Lê Quý Dôn năm 2014 - 2015 đạt chuẩn Quốc gia vol day đủ cơ sở vật chất giảng dạy về diện tích,

trang thiết bị, đội ngũ CB - GV - CNV đạt chuẩn

Trường THPT Lê Quý Đôn gồm 4 khối: khối hành chánh, khối phòng thực hành

và 2 khối phòng học Cụ thể:

- Khối phòng học có 30 phòng

- Khối phòng thực hành: 9 phòng gồm các phòng tin học (03), phòng thực hành

môn lý (01), phòng thực hành môn hóa (01), phòng thực hành môn sinh (01), phòng công nghệ (01), phòng thực hành tiếng Anh (02)

- Khối phòng hành chánh: phòng hành chánh (01), phòng Chi bộ - Cơng đồn -

Khuyến học (01) phòng truyền thống (01), văn phòng Đoàn trường (01), phòng Y tế

(01), phòng giáo viên (01), thư viện điện tử (01), thư viện và phòng đọc (01), phòng

làm việc của Hiệu trưởng (01), phòng làm việc của các Phó hiệu trưởng (03), hội

Trang 10

Ngoài ra trường còn có: nhà xe học sinh và giáo viên, nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh, nhà kho, căn tin

Trường có l1 thư viện đạt chuân với nhiêu sách, tai liệu tham khảo phục vụ tôt cho nhu cầu của giáo viên và học sinh

Năm học vừa qua, trường có tổng số cán bộ giáo viên, công nhân viên là 95, trong đó có: + Cán bộ quản lý là 04; + GV: 79 đạt tỷ lệ 2,19 gv/lớp; + Nhân viên: 12; + Tổng số tổ bộ môn là 7 và 1 tổ văn phòng

Nam học 2017 — 2018 trường có 36 lớp với tổng số học sinh là 1445 Khối 10: 12 lớp với số lượng 477 học sinh; Khối 11: 11 lớp với số lượng 425 học sinh; Khối 12: 13

lớp 543 học sinh

Trong đó : Thực hiện theo nghị quyết số 265/2016/QĐ-HĐND ngày 26/4/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án xây dựng trường THPT phát triển

theo định hướng chất lượng cao giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Long An:

Khối 10: 06 lớp Chất lượng cao (210 HS); 06 lớp cơ bản (267 HS) Khối 11: 05 lớp Chất lượng cao (175HS); 06 lớp cơ bản (250)

2.2 Thực trạng về phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng Trường THPT Lê

Quý Đôn

Tuy mới được bổ nhiệm Hiệu trưởng từ năm học 2013-2014 đến nay nhưng HT

Trường THPT I,ê Quý Đôn đã quan sát, tìm hiểu và đánh giá tình hình thực tế của nhà trường dé từ đó xây dựng cho mình một PCLD tương đối khoa học và hiệu quả Đó là việc sử dụng đan xen, hài hòa giữa PCLĐ dân chủ, tự do và quyết đoán tùy vào tình huống, đối tượng và mục tiêu quản lý cụ thể

PCLĐ chủ đạo của HT Trường THPT Lê Quý Đôn là PCLĐ dân chủ Số lượng

GV lớn tuổi chiếm 60% Đây là những người giàu kinh nghiệm và tự tin Nhằm tạo sự

thu hút và quan tâm của nhiều người, họ sẽ đưa ra nhiều ý kiến phù hợp với tình hình

Trang 11

nghiệm Bên cạnh những ưu điểm trên thì quá trình lãnh đạo theo phong cách lãnh đạo dân chủ đã gây tốn kém nhiều thời gian, nhiều ý kiến tham gia sẽ có những ý kiến

trái chhiều nhau dễ xảy ra một sô xung đột nên HT thường kết hợp với phong cách độc

đoán đề đưa ra quyết định cuối cùng

Ngoài ra, HT cũng sử dụng PCLĐ độc đoán, được thể hiện trong việc chỉ đạo chuyên môn, phân công nhiệm vụ các thành viên ban lãnh đạo, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ

phó chuyên môn, xây dựng chỉ tiêu trong kế hoạch chiến lược của nhà trường, xây

dựng văn hóa nhà trường, kế hoạch phối hợp với Ban đại diện cha mẹ hoc sinh, xy ©

dựng quy chế làm việc trong đơn vị, trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược “Xây

dựng Trường THPT Lê Quý Đôn thành trường chất lượng cao” vì nó giúp giải quyết

công việc nhanh chóng dựa trên cơ sở kinh nghiệm bản thân HT.Tuy nhiên quá trình

lãnh đạo theo phong cách lãnh đạo độc đoán đã gây nên nhiều thắc mắc không tập trung được sự sáng tạo và kinh nghiệm của cấp dưới, không kích thích được mọi người trong tô chức làm việc một cách nhiệt tình năng nô

Hiệu trưởng đã PCLĐ tự do đôi khi cũng được HT sử dụng Điều này được thê hiện rõ khi HT giao quyền cho các phó HT chuyên môn và cơ sở vật chất chịu trách

nhiệm chính ở lĩnh vực mình quản lý như: khoán việc, xây dựng phân phối chương

trình giảng dạy bộ môn, kế hoạch, chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi hay phụ đạo học sinh yếu kém, kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa

2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức trong việc xây dựng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn

2.3.1 Điểm mạnh

- Về bản thân:

+ Được học tập lớp bồi dưỡng CBQL, nên tôi hiểu rõ ưu nhược điểm của từng loại PCLĐ; từ đó có thể vận dụng một cách linh hoạt trong công tác quản lý ở trường phô thông đem lại hiệu quả cao trong công việc

+ Tính tình vui vẻ, hoạt bát, hòa đồng nên sẽ thuận lợi trong việc tim hiểu, nắm bắt đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh sống của từng giáo viên trong đơn vị, cũng như dễ dàng nắm bắt các thế mạnh và điểm yếu của từng người dé từ đó nắm bắt và xử lí các

thông tin kịp thời

+ Trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề, yêu nghề, yêu trường Có thâm niên công tác nhiều năm, gắn bó với trường nhiều năm

Trang 12

nguồn lực của tập thể, mọi thành viên trong tập thể được phát huy tính chủ động, độc

lap, sang tạo trong việc bàn bạc xây dựng các kế hoạch cũng như tham mưu các giải pháp thực hiện của nhà trường đồng thời còn tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người

thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công

- Về tập thé su pham

+ Đội ngũ giáo viên 100% đạt chuẩn; trên chuẩn có 08/95 tỉ lệ 8,4%

+ Năng lực chuyên môn kỹ năng sư phạm tốt, đa số giáo viên đều lớn tuổi có kinh

nghiệm giảng dạy, có ý thức phấn đấu, nhiệt tình với công việc đáp ứng được yêu cầu

đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện

+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên trẻ đều có năng lực chuyên môn tốt, nhiệt tình, năng nỗ trong công tác, và có tinh thần cầu tiến, ln giữ gìn đồn kết nội bộ

+ HS của trường có ý thức, hạnh kiểm khá tốt, có ý chí vươn lên trong học tập 2.3.2 Điểm yếu

- Về bản thân

+ Bản thân còn trẻ, tuổi đời, tuổi nghề còn ít nên chưa có nhiều kinh nghiệm

quản lý, do đó sẽ gặp không ít khó khăn trong công tác tại cơ quan

+ Là người sống thiên về tình cảm nên đôi khi giải quyết công việc còn nề nang, dẫn đến hiệu quả công việc chưa đạt được như mục tiêu đề ra

- Về tập thể sư phạm

+ Một số giáo viên trẻ tuổi còn thiêu kinh nghiệm trong công tác

+ Một số GV lớn tuổi chưa thành thạo về CNTT nên dành nhiều thời gian đầu tư

cho nghiên cứu chuyên môn, bồi dưỡng học sinh giỏi nên chưa thật sự chú trọng việc ứng

dụng CNTT đổi mới PPDH

+ Một số it giáo viên còn chú trọng đến lợi ích cá nhân, chưa hòa mình vào tập

thể, chưa thể hiện hết năng lực, chưa tâm huyết với nghề, ngại tham gia các hoạt động do nhà trường tô chức

+ Kết quả học tập của HS chưa cao dơ điểm tuyển đầu vào còn thấp nên đòi hỏi

GV và HS đều phải nỗ lực nhiều nên gây không ít áp lực cho cả tập thé

+ HS còn vi phạm nội quy nhà trường, lối sống sinh hoạt vui chơi của một số học sinh chưa tốt như nghiện game, tụ tập liêu lỏng với bạn bè xấu, còn gây gỗ đánh

Trang 13

+ Số HS bỏ học trong hè, HS bỏ học 2015-2016; 2016-2017 vẫn còn; năng lực

học tập tiếng anh của HS còn yếu

2.3.3 Thời cơ

Được sự quan tâm sâu sát của Huyện Uy, UBND thanh phố Tân An và Sở GD&DT Long An

Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các ban ngành, Đoàn thể trong công tác giáo dục HS nhằm hạn chế tình trạng HS bỏ học

Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục

HS và hỗ trợ kinh phí cho việc bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, tặng học bổng cho

HS nghèo, HS có hoàn cảnh khó khăn

Được đầu tư và hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập

từ nguồn kinh phí của đề án xây dựng trường THPT theo định hướng trường chất

lượng cao giai đoạn 2016 — 2020

2.3.4 Thách thức

Trường đóng trên địa bàn thành phố Tân An, trung tâm kinh tế của tỉnh, bên

cạnh sự phát triển về mọi mặt của đời sống còn tồn tại mặt trái của xã hội như: các tệ

nạn xã hội, nhiều thói hư tật xấu, lối sống ích kỉ, vô cảm sống vì danh lợi, thiếu tôn

trọng đối với người khác xâm nhập vào cả môi trường học đường ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi của cả người dạy và người học

Một số HS xuất thân từ gia đình nông dân hoặc không có nghề nghiệp ổn định

chỉ làm thuê, sống trọ nên cuộc sống còn nhiều khó khăn, có thu nhập thấp, cha mẹ Ít quan tâm đến việc học tập của con cái, thường giao khoán trách nhiệm cho nhà trường

nên không tránh khỏi việc HS bỏ học để phụ giúp gia đình, gây khó khăn trong việc duy trì sỉ số

Một số em rơi vào hoàn cảnh gia đình bố mẹ thường xuyên mâu thuẫn với nhau nên thiếu sự quan tâm từ phía gia đình tới việc học cũng như rèn luyện đạo đức của

các em Các em phải chịu tổn thương rất lớn về tỉnh thần, thiếu tập trung trong việc

học, đôi khi còn có những biểu hiện tiêu cực, chống phá các hoạt động của nhà trường

đề thể hiện cá tính

Trang 14

đi học nhưng không tới trường mà vào tiệm Inftrent, la cà dọc đường, nhậu nhẹt bê tha hoặc hết giờ học, học sinh không về nhà mà còn tụ tập đi chơi, mà bố mẹ

không để ý nên ảnh hưởng rất nhiều đến công tác phối hợp giáo dục học sinh

Học sinh ở lứa tuổi tâm lý đang phát triển nên thích tìm hiểu, thích giao lưu,

thích thể hiện mình, thích khăng định mình trone khi đó kiến thức về xã hội, pháp

luật còn hạn chế nên dễ dẫn đến vi phạm nội quy, pháp luật, đạo đức

Không có nguồn (xã hội hóa) chi phụ cấp theo hệ số cho cán bộ quản lí, giáo

viên, nhân viên theo Đề án xây dựng trường THPT theo định hướng chất lượng cao

2.4 Kinh nghiệm thực tế của Hiệu trưởng Những thành công và chưa thành công của Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn trong việc vận dụng phong cách lãnh đạo để quản lý nhà trường:

2.4.1 Phân tích môi trường lãnh đạo của trường THPT Lê Quý Đôn

Trình độ phát triển của tập thể ở giai đoạn 3- giai đoạn hợp nhất.Hầu hết các thành viên trong tập thể đều có khả năng tự quản và tự giác cao, họ thường có thái độ

tích cực đối với các nhiệm vụ của tập thể cũng như đối với những yêu cầu của người

lãnh đạo Sự cách biệt giữa các nhóm trong tập thể đã giảm dần theo hướng tích cực Mọi yêu cầu của tập thể được thành viên thực hiện tốt, họ thường tích cực tham gia đóng góp ý kiến Bầu không khí tâm lí tập thể lành mạnh được phát triển, mối quan hệ hợp tác và tương trợ giữa các thành viên đang thực sự được hình thành và phát trién Trong giai đoạn này, người quân lí không những áp dụng phong cách dân chủ mà còn có thể sử dụng phong cách độc đoán và phong cách tự do

Đối với phong cách lãnh đạo dân chủ: Người lãnh đạo dựa chủ yếu vào uy tín cá nhân để đưa ra tác động đến người dưới quyền, tạo sự thu hút đông đảo tập thể sư phạm nhà trường tham gia vào việc thảo luận và lựa chọn các phương án quyết định cũng như gải quyết nhiệm vụ tập thể Công việc được phân công giải quyết và đánh giá trên cơ sở có sự tham gia của tập thể Hiệu trưởng luôn lắng nghe ý kiến của tập

thể trước khi đưa ra quyết định

VD: Khi đưa ra tiêu chuẩn bình xét danh hiệu thi đua cá nhân vào cuối năm, Hiệu trưởng phối hợp với cơng đồn thường đưa ra trước tập thể lấy ý kiến của moi người, cho mọi người bàn bạc và đưa ra các phương án thực hiện hiệu trưởng luôn

lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực thế của nhà trường

Trang 15

Ưu điểm: Với cách làm này của Hiệu trưởng sẽ phát huy tối đa được các nguồn lực của tập thể, giúp giáo viên thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình và giúp

họ tham gia hữu hiệu vào việc đề xuất các quyết định

Hạn chế: Gây tốn kém thời gian Trong rất nhiều trường hợp việc bàn bạc kéo

dài mà không đi tới được quyết định trong khi thời gian giải quyết nhiệm vụ không

được kéo dài Ví dụ vào dịp hè năm 2016-2017 trường tổ chức đi tham quan học tập

cho giáo viên ở đây thì cứ cuộc họp hội đồng nào cũng đưa ra bàn rồi mỗi người một

ý, không ai giống ai vì sở thích và nhu cầu mỗi người khác nhau về địa điểm tham quan, phương tiện đi lại, kinh phí từ đâu, mỗi giáo viên phải đóng bao nhiêu Ban đầu

là HT quyết định lấy quỹ phúc lợi để hỗ trợ cho giáo viên và quyết định đi sau khi kết thúc học kì 2, nhưng cuối cùng sở GD không đồng ý phải đổi ngày đi vì phải ôn thi tốt

nghiệp cho học sinh khối 12 và không được sử dụng quỹ phúc lợi giáo viên phải tự

đóng tiền để tham quan, làm cho giáo viên cảm thấy hoang mang và cuối cùng giáo viên không ai đăng kí tham quan ngoài ban giám hiệu nhà trường Vì thế trong trường

hợp này hiệu trưởng sử dụng phong cách dân chủ thì chưa đủ mà cần phải nghiên cứu

kĩ nắm bắt kịp thời quy định của ngành và kết hợp phong cách lãnh đạo độc đoán có nghĩa là hiệu trưởng phải đưa ra phương án tốt nhất và yêu cầu mọi người thực hiện

Đối với phong cách độc đoán: Khi phân công nhiệm vụ HT thường nắm bắt các

thông tin, quan hệ trong nhà trường được thực hiện một chiều từ HT, tập trung quyền

lực vào tay một mình hiệu trưởng Cấp trẻn chỉ cung cấp thông tin cần thiết tôi thiểu

để thực hiện nhiệm vụ Các quyết định dựa vào kinh nghiệm, uy tín, chức trách để đưa ra các quyết định không thảo luận, không bàn bạc

VD: Trong công tác phân công chuyên môn, cụ thể là phân công chủ nhiệm khối

12, HT quyết định chỉ phân công cho giáo viên bộ mơn văn, tốn, anh văn 3 môn

chính THPT dạy khối 12 dẫn đến tình trạng giáo viên bộ môn đó phải chủ nhiệm nhiều

năm liền, rập khuôn, máy móc, vì vậy những giáo viên còn lại cảm thấy không được tin tưởng, không phát huy tính sáng tạo của bản thân

Ưu điểm: Giải quyết công việc nhanh chóng trên cơ sở kinh nghiệm và ý chí cá nhân của người lãnh đạo, không có sự tham gia của tập thé

Hạn chế: Không tập trung sự sáng tạo kinh nghiệm của người dưới quyên, hiệu quả làm việc không cao, không kích thích được mọi người trong tô chức làm việc.Tập thể nhà trường đã ở giai đoạn 3 giai đoạn hợp nhất này thì các nguyên tắc, quy tắc

Trang 16

trong tập thể đã được công nhận thì phong cách lãnh đạo độc đoán, biểu hiện ở chỗ các quyết định do người lãnh đạo đưa ra không thể thực hiện được Nên trong trường hợp

này HT phải sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ mới phù hợp

Ngoài ra hiệu trưởng còn sử dụng phong cách lãnh đạo tự do thường giao hết

quyên hạn và trách nhiệm cho mọi người và các thành viên được phép hành động tự do

theo đều ho nghĩ, theo cách thức mà họ cho là tốt nhất

VD: HT chỉ đạo cho các tổ trưởng lập kế hoạch và xây dựng phân phối chương trình giảng dạy bộ môn, kế hoạch, chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi hay phụ đạo học sinh yếu kém, kế hoạch tô chức các hoạt động ngoại khóa .kết quả là mỗi tổ thực hiện một nhiệm vụ khác nhau và cho ra kết quả khác nhau, có tổ đạt hiệu qua cao nhưng có tổ lại đạt kết quả chưa mong muốn

Ưu điểm: Phát huy tối đa năng lực của người dưới quyền, bầu không khí tổ chức thoải mái

Hạn chế: dẫn đến hỗn loạn do thiếu các chỉ dẫn của người lãnh đạo nên năng suất

hiệu quả công việc chưa cao 2.4.2 Đánh giá chung

Qua nhận định tình hình thực tế về những thành công và những mặt còn hạn chế của HT trường THPT Lê Quý Đôn Nhìn chung hiệu trưởng vận dụng tương đối tốt

phong cách lãnh đạo dân chủ, phù hợp với đa số tình huống cụ thể, được cấp dưới

nhiệt tình hưởng ứng cùng xây dựng tập thẻ sư phạm phát triển bền vững

Thời gian vừa qua công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn đã đạt được những hiệu quả nhất định Đó là do Hiệu trưởng đã áp dụng PCLĐ phù hợp, phát huy được vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong đơn vị, tạo sự đoàn kết thông

nhất trong nhà trường, xây dựng bầu không khí phấn khởi, cởi mở, mọi thành viên trong nhà trường luôn có tinh thần học hỏi, cầu tiến, phát huy tính chủ động, sáng tạo, độc lập giúp cho các thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhằm nâng cao

chất lượng giáo dục trong nhà trường

Bên cạnh đó Hiệu trưởng đã phối hợp linh hoạt các PCLĐ như ủy quyền giao nhiệm vụ một số công việc, phân công các thành viên phụ trách các phong trào như:

thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian, thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi đã đem lại hiệu quả cao Có được những kết quả như vậy là do có sự phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên và sự động viên kịp thời, hỗ trợ nhiệt tình cũng như sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo nhà trường và sự nỗ lực của từng cá nhân Tuy nhiên, cũng còn một sô hạn chê trong quá trình lãnh đạo như đôi lúc thiêu sự đôn đôc,

Trang 17

nhắc nhở, kiểm tra giám sát thường xuyên khi giao việc nên một số thành viên chưa

nhiệt tình nên hiệu quả công việc chưa cao Đôi khi Hiệu trưởng sử dụng PCLĐ dân chủ chưa thật sự phù hợp nên làm cho một số công việc không còn mang tính bí mật, thiếu sự quyết đoán mà chỉ lẫy ý kiến tập thể để thực hiện công việc

Nhìn chung trong thời gian vừa qua, Hiệu trưởng nhà trường đã vận dụng được

các PCLĐ phù hợp với tình hình đơn vị, với đặc điểm tâm lý của từng cá nhân, phát

huy được năng lực, sở trường của họ Nhưng đôi khi do thiếu sự mềm dẻo, linh hoạt

trong xử lý công việc nên dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao

Từ những ưu điểm và hạn chế còn tôn tại, tôi thiết nghĩ muốn xây dựng nhà

trường phát triển toàn diện thì người Hiệu trưởng phải có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý nhạy bén, linh hoạt, phải xây dựng PCLĐ phù hợp với môi trường lãnh đạo hiện tại như là phong cách chủ đạo nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất

2.4.3 Bài học kinh nghiệm

Hiệu trưởng đã xây dựng cho tập thể sư phạm trong nhà trường phong cách làm

việc mới làm việc luôn đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc tập thể nhưng

phải quyết đoán, dám chịu trách nhiệm

Hiệu trưởng cần tìm hiểu các nguyện vọng, những đề xuất trong công tác của

giáo viên, chứ không chỉ đơn thuần nắm các đề xuất do Tổ trưởng Tổ chuyên môn đưa

lên Cần chú ý lắng nghe các ý kiến đề xuất của nhiều giáo viên trước khi đưa ra một

quyết định nào đó, biết cách chú ý lắng nghe tức là biết cách giảm bớt thời gian nói

của mình Hiệu trưởng cần dành thời gian cho giáo viên được nói, được bày tỏ nguyện vọng, chia sẻ sự quan tâm của họ đối với sự phát triển chung của trường học Hiệu

trưởng cần làm cho giáo viên trong trường cảm thấy họ đang làm việc có hiệu quả, cần

chú ý tạo điều kiện giúp giáo viên phát triển các kỹ năng giảng dạy để giáo viên có thể tự mình giảng dạy tốt, Hiệu trưởng không nên làm thay cho giáo viên bất kỳ việc gì

Những điều hiệu trưởng nên làm là hãy niềm nở và lịch thiệp, hãy tươi cười với

mọi người, hãy cố gắng duy trì tỉnh thần phấn khởi của mình và của những người xung

quanh, hãy chào hỏi đồng nghiệp khi đến nơi làm việc, có cách xưng hô phù hợp để

duy trì quan hệ công tác bình thường và kỷ luật lao động tốt, hãy biểu hiện lòng chân

thành với mọi người, hãy đến với nhân viên bằng tấm lòng, chú trọng tính văn hóa, nhân văn trong quản lý, hãy tin tưởng vào nhân viên, giáo viên Sử dụng con người trước tiên phải tin tưởng, tôn trọng và trao quyền day đủ cho họ, hãy đối xử với mọi

Trang 18

người một cách công bang, hay sử dụng người đúng năng lực, trình độ chuyên môn

của họ

Hiệu trưởng phải hết sức quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng người tài, tạo điều

kiện cho cấp dưới được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, để họ hoàn

thành tốt nhiệm vụ cũng chính là hoàn thành tốt vai trò, chức trách của nhà quản lý

Khi nhận xét một vấn đề gì đó cần nói ưu điểm của họ trước, sau đó mới nêu khuyết

điểm, không phê bình người cấp dưới khi có mặt người thứ ba, chỉ cảnh cáo phê bình

trước tập thể sau khi góp ý nhiều lần mà người đó vẫn không tiến bộ Khi nhân viên

mắc lỗi đến mức bị thi hành kỷ luật thì nhà quản lý cần tìm hiểu nguyên nhân khách

quan và chủ quan, xem xét quá trình công tác, xem xét lỗi lầm đó là hiện tượng hay

bản chất Cần thận trọng khi quyết định hình thức kỷ luật đối với một người bởi vì điều đó sẽ có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần, danh dự của họ

Khi giao tiếp với cấp trên cần lưu ý: Hãy tuân thủ trật tự trong hệ thống quản lý, tôn trọng người lãnh đạo, không được vượt cấp trong hệ thống quản lý Phải giữ mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, thủ trưởng cũng như đồng nghiệp của mình Hãy làm tốt công tác của mình, tinh thông trong công việc của mình nhưng đừng tỏ ra kiêu

ngạo Trong công việc cần chăm chỉ, thật thà Cần có năng lực phối hợp với các đồng nghiệp khác để hoàn thành nhiệm vụ Cần phản hồi thường xuyên với lãnh đạo về việc thực hiện công việc của mình băng cách thực hiện nghiêm chế độ báo cáo thỉnh thị

theo yêu cầu của thủ trưởng Quý trọng thời gian của người quản lý, khi báo cáo công việc nên trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể Hãy học hỏi những phong cách và những kinh nghiệm tốt của người lãnh đạo

Những điều Hiệu trưởng không nên làm: Không nên đối xử thiên vị đối với một

nhân viên hay giáo viên nào trong trường, không nên giành công của người khác,

không nên đỗ lỗi cho người khác, không nên giành hết quyền lợi cho mình, không nên

có ác cảm đối với nhân viên hay giáo viên (trước đó có vi phạm điều gì đó)

Những sai lầm Hiệu trưởng cần tránh: Luôn cho mình là quan trọng, là trung tâm

chú ý Nếu điều này xảy ra sẽ dẫn đến dập tắt sáng kiến, gây khó khăn cho sự phát triển những tư tưởng, sáng tạo Cần tránh tính cố chấp, không thừa nhận sai lầm,

không chú ý đến những ý kiến đối lập vì muốn giữ thể diện dù đã đề ra quyết định sai

lâm

Trang 19

3 KE HOACH HANH DONG DU KIEN THUC HIEN TRONG NAM HOC

2017-2018

Qua quá trình tham gia học tập lớp Bồi dưỡng cán bộ Quản lý THPT Long An

2017, kinh nghiệm đi thực tế tại trường THPT Tân Phong tại Thành Phố Hồ Chí Minh, cũng như sau khi tìm hiểu (hực tế tại Trường THPT Lê Quý Đôn, cùng với những kiến

thức đã học về chuyên đề “Phong cách lãnh đạo”, tôi đề ra kế hoạch hành động cho

bản thân, kế hoạch dự kiến thực hiện từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018

trong năm học 2017- 2018 tại Trường THPT Lê Quý Đôn, cụ thể như sau:

Trang 20

Kế hoạch hành động dự kiến thực hiện trong năm học 2017 — 2018

Tên công | Kếtquả/ | Người/ | Điều kiện Cách thức | Khó khăn | Hướng

việc mục tiêu đơn vị thực hiện thực hiện / rủi ro khắc

cần đạt thực phục

hiện, phối hợp

1 - Hiểu sâu|- Hiệu |- Tracứutài|- Tự nghin|- Thiếu|- Tim

Tìm hiểu | hơn về từng | trưởng, | liệu cứu, tìm hiểu |nguồn tài | hiểu thêm

ẩn vẫn aes PCLĐ |các pho Than kiko thực tê liệu thông HD

đề lý luận |nhăm lựa | Hiệu trên mạng |- Trao đổi với | - Không bó | đua nhiều

về PCLĐ ni ah DƯỜNg - *Pham khẩn đồng nghiệp trí được —_— ĐỂ

HH HD lạ IV oe dụng trong | nhân viên| viện “` „Hư Ít -_ thủ Tranh thời don vi thu vién gian nhàn

roi

Di - Có kiến|- Hiệu|- Tham gia|- Học đầy đủ | - Công | - Sắp xếp

Ren |thức sâu, | trưởng các lớp bồi |lcác lớp bồi | việc nhiều, | công việc

luyện rộng vê các dưỡng dưỡng chính KHUNG sắp | khoa học phẩm lĩnh vực - Thể hiện trỊ xép được | Luôn tự

chất đạo |- Nâng cao qua việc giải | - Rèn kỹ năng thời gian yêu cầu

đức, học | năng lực quyết công | giao tiép nhẹ |- Bản thân |cao đối tập nâng | quản lý, uy việ hàng |nhàng xử lý | thiếu quyết |với bản

cao trình |tín của bản ngày, qua | khéo léo, linh | tâm thân

độ thân giao tiếp | hoạt nhạy bén |_ xự lý

chuyên une XỬ VỚI công việc

ấn dong theo thói

năng lực nghiệp quen

quản lý

Trang 21

Cach thire Kho khan

Tên công | Kết quả / Người/ | Điều kiện Hướng

việc mục tiêu đơn vị thực hiện thực hiện / rủi ro khắc cần đạt thực phục

hiện, phối hợp

3 - Tạo được|- Hiệu|- Thể hiện|- Tạo không |- Một vài |- Thuyết

Tyna | SH đồng | trưởng qua việc tiếp | khí làm việc |cá nhân | phục

trường thuận cao, |_ Tập thể xúc, làm | vui vẻ, gân gũi ohm phục | băng lý lẽ

làm việc ag bộ đoàn | nha Tiệp, giao | _ Quan tâm thêu hợp |và hành thân KẾ _= trường tp hang giúp đỡ, động tác DNE cụ

thiện, gần | thân phân ngày viên các thành the

gũi đối | Khởi viên xử công |- Tạo lòng bằng với | tin nhằm nhân phát huy viên |tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên

4 - Xác định|- Hiệu|- Điều tra|- Họp hội đồng |- Cả nể, |- Làm tốt

Tim hidu giai đoạn | trưởng, qua phiếu | tư vấn đánh giá |công tác

trình độ phát BIẾN các phó in dò ý |_ Các tổ trưởng theo cảm |tư tưởng

phát triển của tập thê | Hiệu kiên HHẦN xét ede tinh, trong đội

cua tap | 54 phạm để | trưởng, _|- Xac dinh | thanh viên tổ | Không ngũ cốt thể sư có phong | các tô qua mức độ | mình Cùng thực |cán vê

phạm nhà cách lãnh | trưởng, hoàn thành |_ Tổng hợp kết chât mục tiêu

HH hop = pm sáo don wo thé, hoc thái độ làm đã ts qua phiếu thăm = VIỆC

Trang 22

Tên công | Kết qua / Người / | Điều kiện Cách thức Khó khăn | Hướng việc mục tiêu đơn vị thực hiện thực hiện / rúi ro khắc

cần đạt thực phục hiện,

phối hợp

đúng việc

5 - Tao diéu | - Hiệu |- Qua cách | - Mọi người - Khi Hiệu | - Tạo

Xây dựng | kiện cho tập trưởng am việc được quyền | trưởng điều kiện PCLĐ thé đóng Ì_ cán bộ, hàng ngày, | tham gia ý kiên | quyết đoán |cho tập dân chủ | SỐP Ý kiến, giáo viên, qua việc | - Thống nhất ý |công việc |thể đóng

kết hợp a huy | nhan viên | quyết định | kiến tập thể khi sẽ có một gÓp ý

với phong quyên dân th công việc thấy phùhợp |sô ý kiên | kiên, phát

nành chủ của các trường - Đôi lúc Hiệu không tấn may

quyét cá nhân trường sẵn thành quyên

đoán |- Xây dựng quyết — đốn Cu,

được phong những cơng của các

cách dân việc cần thiết SN THỀN,

chi, — biết Những ý Kiến - Xây

lắng nghe ý chưa phù hợp dựng

kiến cần giải thích được

Trang 23

Tên công | Kétqua/ | Ngwoi/ | Didukién | CAdchthie | Kho khan | Huong

viéc mục tiêu đơn vị thực hiện thực hiện / rủi ro khắc cần đạt thực phục

hiện,

phối hợp

nhiệm

6 - Nâng cao |- Hiệu | - Thời gian |- Tự sưu tầm, |- Bản thân|- Nâng

Rèn năng lực | trưởng - Các tài liệu nghiên cứu tài | Hiệu cao năng

luyện kỹ quản lý, làm | _ Các phó | tham khảo liệu trưởng lực quản năng đàm co sở cho Hiệu XI Luôn có ý chưa mạnh lý làm cơ

phán, kỹ THẬP lựa trưởng tt: via bon thức vận dụng dạn ied " cho năng lắng chọn PCLĐ Xa các kỹ năng dụng các |việc lựa

nghe, dân , chủ, trên trong quá kỹ năng | chọn thuyết quyêt đoán trình quản lý này trong | PCLD

phục và hiệu quả quản lý dân chủ,

kỹ năng quyêt

ra quyết đoán hiệu

định quả

T - Giúp nhân | - Hiệu |- Quan tâm |- Tìm hiểu | - Thông tin | - Thu Quan tâm viên an tâm | trưởng đến chế độ | hồn cảnh gia | khơng đây | nhận

đến đời công tác phôi hợp |chính sách | đình, đời sông | đủ, thiêu | thông tin sống vật |- Tạo được với Công | cho nhận của nhân viên | tính khách isang qua

chất, tinh | long tin vào | đoàn và [viên Thê|_ = biên pháp | đua phần

than, tam |kha nang tO trudng | hign qua | cham lo nhân |- Các biện nguồn tư nguyện | lãnh đạo của ghryln việc thực | viên có hoàn pháp nae

vọng của | Hiệu trưởng môn hiện KHIỂN cảnh khó khăn | không kịp nhau

oa = — - Trao đổi trực ie không | - ae

vién, tiếp hoặc thông phù hợp nhân viên

qua tổ chức | - Các thành a “Watt Công đoàn và |viên ngại ating Hibs tổ chuyên môn | chia sẻ ˆ Tạo

Trang 24

Tén cong | Kết qua / Người/ | Điều kiện Cáchthức | Khó khăn Hướng

việc mục tiêu đơn vị thực hiện thực hiện / rủi ro khắc cần đạt thực phục hiện, phối hợp được lòng tin vào khả năng lãnh đạo của Hiệu trưởng

8 - Thiết lập|- Hiéu|- Có đầy đủ|- BGH xây |- Nội dung | - Nội

Xây dựng moi quan hệ | trưởng văn bản dựng và thống | kế hoạch |dung kế

mối quan tôt với các |_ các phó pháp lý _ nội dung, — hoạch

hệ với lực lượng Hiên - Có nôi kê hoạch huy | thuyêt phải có chí tt nhằm huy trưỡng, dung, kế động các | phục tính quyền địa động, khai ae hoach cu nguôn lực - Khong thuyét

phuong = mọi đoàn thể thể - Tham mưu và |được sự phục, khả và các lực nguôn ne tur 7 Pec xe tim su đồng đồng thuận thi cao

lượng |SÔNE dong |= Cae Gor | thuận từ chính | từ chính |- Sử dụng

khác để chăm lo rác có ` lực quyền địa | quyền địa | tốt kỹ

en sự phát | liên quan lượng trdne phương về các | phương và | năng triển của nhà sẽ Tu van đề liên | các lực | thuyết

Trang 25

Tên công | Kết quả / Người / Điều kiện Cách thức Khó khăn Hướng việc mục tiêu đơn vị thực hiện thực hiện / rủi ro khắc

cần đạt thực - phục hiện,

phối hợp

0, - Nhằm xây|- Hiệu|- Thể hiện|- Bình tnh|- Một số|- Thuyết

T mi bỗ dựng một | trưởng qua cach | trong xử lý |thành viên | phục

phong PCLĐ phù ang Bi giải | công việc chưa mạnh bang lý lẽ cách độc hợp với thực quyêt công |_ Để mọi người dạn ĐH nhăm tạo

đoán, té, tạo sự việ hàng cùng tham gia gia ý kiên |lòng tin

quan liêu, đoàn kết, ngày ý kiến để đi on tap chuyén phat huy đến thống nhất thê,

quyền dan chủ ở

don Vi

10 - Đạt được | - Hiệu | - Thông qua |- Đưa ra bàn |- Sẽ có ý |- Dua ra

Hơn | SỰ đồng | trưởng các buổi họp | bạc để đi đến|kiến bất bàn bạc, đồng KHUẬP, thông | _ các phó ban lãnh | thông nhât | đơng KHỊNE

thuận, HH đồn Hiệu đạo trong các cuộc nhât thống két trong trưởng họp chung

nhất ban lãnh Thiêu sô

trong ban đạo Bia tùng

lãnh đạo đa sô

nhà

trường

11 Nhằm -Hiệu - Có ýthực |- Xây dựng |- Thực |- Nhận

TỔ chức đánh giá | trưởng cao trong ning yên niga a, thức

sơ, tốn g us nhuge | _ Pho viéc tu phé | cau cu thé | tong két | dung ý kết việc điêm Rút hiệu bình và tự cho vite SƠ, | SƠ sài, | nghĩa ihe kinh — | trưởng đánh giá tông kết hình thức | của Tin

dụng HÿHIỆN0 ae _ pe |- Ludn co |- Thống nhất |- Không SO; KHHẸ

phong có sự điêu ngũ sất thái độ cầu trong lãnh | có ý kiến ket

Trang 26

Tên công | Kétqua/ | Người/ | Điều kiện Cáchthức | Khó khăn | Hướng

việc mục tiêu đơn vị thực hiện thực hiện / rủi ro khắc cần đạt thực phục

hiện

phối hợp

cách chỉnh kịp | cán thị đạo về nội |góp ý từ |- Có

Trang 27

4 KET LUAN VA KIEN NGHI 4.1 Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề lý luận về PCLĐ, tôi nhận thấy mỗi

phong cách đều có ưu, nhược điểm riêng Một người lãnh đạo muốn thành công phải có

cách ứng xử linh hoạt, mềm dẻo, khéo léo các loại PCLĐ; phải biết lựa chọn cho mình

PCLĐ phù hợp với tập thể, với từng cá nhân, với tình huống cụ thể và hơn hết là phải phù

hợp với tính cách của người lãnh đạo

Trước những yêu câu câp bách về việc đổi mới và nâng cao chât lượng GD trong giai đoạn hiện nay, vai trò của người lãnh đạo nhà trường càng trở nên quan trọng hơn

bao giờ hết Người lãnh đạo nhà trường - người HT là người đóng vai trò quyết định

trong việc dẫn dắt, định hướng, chỉ đạo và xây dựng mối quan hệ giữa những thành viên

trong tập thể sư phạm nhà trường cùng thống nhất thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng

GD Dé thực hiện thành công vai trò này, người HT vừa phải có tâm và có tài Để trở

thành một người lãnh đạo giỏi thì người HT phải xây dựng cho mình một PCLĐ tích cực,

phù hợp để tạo uy tín, sáng tạo trong công việc nhằm thu hút mọi người cùng tham gia thực hiện mục tiêu chung của nhà trường

PCLĐ không phải tự nhiên mà có, mà đó là kết quả của cả một quá trình không

ngừng phấn đấu của người HT Đề thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý của người Hiệu trưởng

nhăm nâng cao chất lượng dạy và học cũng như từng bước nâng cao uy tín và tạo thương hiệu của nhà trường đối với địa phương và cha mẹ học sinh, tôi nghĩ rằng PCLĐ mà người HT Trường THPT Lê Quý Đôn phải hướng tới xây dựng đó là PCLĐ dân chủ,

quyết đoán và tự chịu trách nhiệm làm chủ đạo Đồng thời phải ứng xử phù hợp với môi trường lãnh đạo đó là: phù hợp với đặc điểm tâm lý của cấp dưới, phù hợp với tình huống

quản lý cụ thể, phù hợp với trình độ phát triển của tập thể sư phạm nhà trường Có như thế mới có thể đưa nhà trường vào nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng GD, giữ vững uy tín, niềm tin của tập thể nhà trường và bên ngoài xã hội

4.2 Kiến nghị

4.2.1 Đối với Bộ GDĐT

Nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho HT, Bộ GDĐT cần biên soạn thêm

nhiều tài liệu liên quan đến PCLĐ của HT, triển khai trong ngành để HT nghiên cứu vận dụng vào tình hình thực tế ở từng đơn vị

Trang 28

4.2.2 Đối với Sở GDĐT Long An

Cần tổ chức thêm các lớp tập huấn về công tác quản lý để nâng cao năng lực lãnh

đạo cho HT: Cần có kế hoạch tô chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho đội ngũ kế

thừa trước khi được bổ nhiệm làm quản lý để họ có thời gian nghiên cứu nhằm vận dụng

một cách hiệu quả khi nhận nhiệm vụ; Tổ chức các buổi giao lưu, nhân rộng gương điển

hình, trao đôi, học hỏi kinh nghiệm lãnh đạo thành công của các HT ở các đơn vị nhằm

góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh nhà

4.2.3 Đối với chính quyên địa phương và các lực lượng xã hội khác

Cần quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp với nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục

Trang 29

TAI LIEU THAM KHAO

Bộ Giáo dục và đào tạo - Quy định chuẩn Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở,

trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học - Ban hành kèm

theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2009

Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường trung học phố thông và

trường phổ thông có nhiều cấp học

Trường Cán bộ quản lý Giáo dục TP HCM (2013), Tài liệu bồi dưỡng Cán bộ

quản lý trường phổ thông

Nguyễn Hữu Lam (1997) — Nghệ thuật lãnh đạo - NXB Giáo dục

Trang 30

5À) NGĂN BO QUAN LY GIAO DUC TP HO CHI MINH

⁄ Mr

i ee: N

fof ? mR HUONG \ 3

il VĂN BỘ &\ PHIẾU ĐĂNG KÝ

\ Wư: NGHỊP bài U THUC TE VA VIET TIEU LUẬN ts at HEM) NI

s 1S _ `

- Họ tên: ve uc Tham - Nam sinh: 1986

- Lớp bôi dưỡng CBQL: Truong Trung hoc Long An - Khoa: (2017-2018) - lên co sơ nghiên cứu (trường xã huyện tình):

Trường THPT Lê Quý Đôn - TP Tân An -Tinh Long An

- Thời gian nghiên cứu thực tế và viết tiêu luận: 3 tuần, từ 03/10 đến 25/10/17

- Dễ tài tiêu luan (HV đăng ký 2 dé tai thuộc 2 2 chuyên đề khác nhau và làm đề

tài được duyệt):

| DE TAI I: Xây đựng phong cach | ảnh đạo của Hiệu trương trường TT PT Li é Quy Don

Ngày đăng: 06/01/2024, 08:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w