Chụpcảnhhoànghôn Không phải lúc nào ra phố bạn cũng mang theo chiếc máy ảnh dSLR cồng kềnh và bất tiện nếu như mục đích của bạn chỉ là một chuyến dạo chơi ngắn. Trong trường hợp như thế này thì một chiếc dCam sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn không bỏ lỡ những cảnh đẹp vô tình bắt gặp. Ta đã nói khá nhiều về các phương tiện ít nhiều cao cấp và chuyên nghiệp, NTL muốn cùng bạn đi tìm những bức ảnh đẹp chỉ bằng các máy dCam phổ thông loại "Point&Shoot" mà thôi. Chủ đề của ngày hôm nay sẽ là cảnh hoànghôn trên sông. Có lẽ không ít lần bạn đã tự thắc mắc tại sao cảnh mặt trời lặn đẹp như thế mà khi vào ảnh lại rất nhạt nhẽo và sáng trưng? Câu trả lời nằm trong cách bạn chọn điểm đo sáng đấy. Không có gì phức tạp cả, NTL xin được cùng bạn xem xét ví dụ dưới đây. Địa điểm: Pont des Arts, sông Seine ở Paris Máy ảnh: Canon S400. Thời gian: khoảng 21h30 Tấm ảnh trên đây được chụp với cách mà có lẽ nhiều bạn vẫn hay áp dụng nghĩa là khuôn hình tự nhiên rồi bấm máy. Điều đầu tiên có thể nhận thấy ngay là con tầu và dòng không được đo sáng khá chính xác nhưng bầu trời lại bị thừa sáng và không có chi tiết. Thông số kỹ thuật: Tv( Shutter Speed ): 1/60 Av( Aperture Value ): 2.8 Exposure Compensation: 0 White balance: cloudy Trong tấm ảnh thứ hai này có lẽ điều làm bạn ngạc nhiên nhất là ở bầu trời có ánh sáng rất đẹp và nhiều chi tiết. Vậy chìa khoá của thành công nằm ở đâu? Bạn hãy xem các thông số kỹ thuật dưới đây: Tv( Shutter Speed ): 1/250 Av( Aperture Value ): 7.1 Exposure Compensation: -1 White balance: cloudy Bây giờ bạn hãy xem lại trên chiếc máy ảnh của mình nhé, trong chức năng đo sáng "Light Metering Method" hẳn bạn có thể tìm thấy các thuật ngữ sau: "Evaluative/ Center-weighted average/ Spot" tương đương với tiếng Việt là Đo sáng phức hợp/đo sáng Trung tâm/đo sáng Điểm. Có một số máy chỉ áp dụng hai loại kỹ thuật đầu tiên mà không có chế độ "Spot". Trong tấm ảnh thứ 1, NTL đã áp dụng chế độ đo sáng trung tâm vào con tầu và một phần của toà nhà phía sau. Máy ảnh dCam tính toán chỉ số Ev bằng kết quả của ánh sáng trong một vòng tròn nhỏ giữa trung tâm của khuôn ngắm. Kích thước của vòng tròn này có khác biệt giữa các loại máy dCam. Bằng mắt thường bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy bầu trời hoànghôn sáng hơn rất nhiều so với con tầu và dòng sông. Lúc này có một câu hỏi rất quan trọng: bạn muốn thể hiện điều gì trong bức ảnh? Nếu là con tầu thì bạn đã chọn cách đo sáng đúng (NTL sẽ nói đến cách hiệu chỉnh ánh sáng sau nhé). Lời khuyên bổ ích: để tránh bầu trời trắng xoá, không có chi tiết xuất hiện trong ảnh một cách rất vô duyên thì bạn có thể chúc máy ảnh xuống, tìm một yếu tố hấp dẫn làm tiền cảnh như một khóm hoa, bụi cây, người đi dạo như thế tấm ảnh của bạn sẽ rất cân bằng. Trong tấm ảnh thứ hai chắc bạn cũng đã thấy rõ chủ đề của nó là cảnh hoànghôn trên sông rồi. Vẫn dùng kỹ thuật đo sáng trung tâm (sẽ là chính xác hơn nếu bạn có khả năng do sáng Spot) nhưng lần này NTL hướng điểm đo sáng vào phía những đám mây xám trên bầu trời xa. Ánh sáng mạnh khiến cho máy ảnh đặt ở ISO 50 tự động khép sâu khâu độ ống kính hay nói đơn giản hơn là mạch cảm quang điện tử tự động nhận ít ánh sáng hơn. Như thế dòng sông và toà nhà sẽ trở nên tối do thiếu sáng. Hiệu quả mà ta đạt được ở đây là đường nét nổi bật của các khối nhà ven sông và độ tương phản mạnh của ánh mặt trời trên mặt nước sông. Một cảm giác hoànghôn thật sự. Thế nhưng do phương pháp đo sáng trung tâm áp dụng trên một diện vẫn còn rộng nên độ tương phản chưa được như ý muốn hay nói một cách khác là mầu đen chưa thật đen nên NTL đã hiệu chỉnh ánh sáng bằng chế độ "Exposure Compensation" -1Ev như bạn đã thấy trong thông số kỹ thuật. Trong trường hợp này nếu bạn dùng đo sáng điểm Spot thì có thể đo sáng vào một vùng ánh sáng mạnh gần mặt trời (bạn nên tránh nhìn thẳng vào mặt trời dù qua khuôn ngắm của máy ảnh nhé, rất có hại cho mắt) và kết quả sẽ tương đương. Tv( Shutter Speed ): 1/160 Av( Aperture Value ): 13 Metering Mode: Center-weighted averaging Exposure Compensation: 0 ISO Speed: 50 Focal Length: 22.2 mm Tấm ảnh trên đây NTL không dùng kỹ thuật hiệu chỉnh ánh sáng mà chỉ chọn vùng đo sáng mà thôi. Ảnh "mỳ ăn liền đấy"! Vậy nguyên tắc chung của việc chụp ảnh hoànghôn bằng máy dCam là: - Dùng chế độ đo sáng trung tâm (đo sáng điểm là chính xác nhất, nếu có) - Tránh đo sáng vào vùng ánh sáng thấp (bạn sẽ bị mất chi tiết trong vùng ánh sáng cao như bầu trời chẳng hạn) và ngay cả vùng ánh sáng quá cao (bạn sẽ không còn thấy rõ các chi tiết ở tiền cảnh nữa) - Chọn vùng ánh sáng cao trung bình để đo sáng, hiệu chỉnh thêm từ -1Ev đến -2Ev theo kết quả thử nghiệm. - Đặt chế độ cân bằng trắng "White Balance" ở "Cloudy" để tăng thêm độ bão hoà mầu sắc cho ảnh. Bạn cũng hoàn toàn có thể dùng chế độ hiệu quả mầu "Vivid" Chúc thành công và đợi ảnh chụp của các bạn nhé. . bằng các máy dCam phổ thông loại "Point&Shoot" mà thôi. Chủ đề của ngày hôm nay sẽ là cảnh hoàng hôn trên sông. Có lẽ không ít lần bạn đã tự thắc mắc tại sao cảnh mặt trời lặn đẹp. Chụp cảnh hoàng hôn Không phải lúc nào ra phố bạn cũng mang theo chiếc máy ảnh dSLR cồng kềnh và bất tiện. ảnh trên đây NTL không dùng kỹ thuật hiệu chỉnh ánh sáng mà chỉ chọn vùng đo sáng mà thôi. Ảnh "mỳ ăn liền đấy"! Vậy nguyên tắc chung của việc chụp ảnh hoàng hôn bằng máy dCam là: