Chọn máy ảnh pot

26 280 0
Chọn máy ảnh pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chọn máy ảnh Ngay lập tức NTL muốn nói với các bạn rằng không phải ai có máy ảnh thì cũng đều là nhiếp ảnh gia cả. Nó giống như việc ngay bây giờ nếu có ai đó tặng bạn một chiếc Ferrary thì bạn cũng không thể ngay lập tức trở thành Schumacher! Tất cả đòi hỏi một quá trình học hỏi và rèn luyện không ngơi nghỉ. Ta không nên nhầm lẫn giữa việc thật sự sáng tạo trong chụp ảnh có tư duy với những hình ảnh chụp theo kiểu may rủi của khách du lịch. Và cho dù bạn đang sử dụng chiếc dSLR hiện đại nhất trên thế giới thì cũng không được quên rằng chất lượng hình ảnh kỹ thuật số vẫn chưa đạt được sự tinh tế của phim cổ điển đâu nhé. Tuy nhiên với một chiếc dCam trong tay bạn hoàn toàn có thể mơ ước chụp được những tấm ảnh đẹp chứ không phải lúc nào cũng cần phải tiêu đi vài nghìn USD cho mục đích này mà đôi khi nó lại trở thành phản tác dụng. Có một vài điều nhỏ nữa mà NTL muốn nói với những bạn nào mới hôm nay bước chân vào thế giới của những hình ảnh số đầy hấp dẫn này: 1. Bạn không nhất thiết phải hiểu cấu tạo điện tử và cách xử lý kỹ thuật số trong máy ảnh để có thể sử dụng chúng. Điều này giống như không cần biết cấu tạo xe ô-tô vẫn có thể lái xe ngon lành. 2. Máy ảnh đắt tiền không 100% đồng nghĩa với ảnh đẹp 3. Số lượng "pixels" nhiều hơn không có nghĩa là ảnh sẽ đẹp hơn. Nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa. 4. Máy ảnh BCam có zoom cực mạnh không phải lúc nào cũng là niềm tự hào của chủ nhân mặc dù nó được trang bị thêm cả hệ thống chống rung cho hinh ảnh, rất có ích nhất là khi chụp ở vị trí télé. 5. Không thể đòi hỏi chất lượng ảnh cao, tốc độ thao tác nhanh với loại máy ảnh dCam nhỏ. 6. Máy ảnh dSLR không đồng nghĩa với việc ảnh sẽ tự động đẹp hơn. 7. Việc bạn có môt chiếc máy ảnh dSLR tốt nhất không quan trọng bằng việc bạn biết khai thác nó để chụp ảnh đẹp. 8. Hiện tại, không phải ống kính nào tốt với SLR thì cũng sẽ cho ảnh đẹp với dSLR 9. Những gì bạn "nhìn" thấy trên màn hình máy tính không phải bao giờ cũng giống với ảnh "in" ra trên giấy đâu nhé. 10. Cuối cùng, nên biết mình mua máy ảnh dùng để làm gì? chụp cái gì? Thông tin kỹ thuật là để biết cách khai thác triệt để ưu, nhược điểm của máy chứ không dùng để khoe. Để có thể chụp được ảnh đẹp thì điều đầu tiên cần biết là hiểu và nắm vững cách sử dụng các chức năng của máy ảnh số. Bởi vì nó là một lĩnh vực chuyên ngành nên không phải lúc nào cũng dễ hiểu với tất cả mọi người, ngay cả với những người rất thành thạo ngôn ngữ được sử dụng trong sách hướng dẫn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về cấu tạo của một chiếc máy ảnh kỹ thuật số. Cầm một chiếc dCam hay BCam trên tay ta có thể quan sát thấy cấu tạo chính của chúng bao gồm một thân máy ảnh có khuôn ngắm, màn hình LCD và một chiếc ống kính. Với đa số các máy dCam, sau khi ta bấm nút ON/OFF về vị trí ON thì ống kính sẽ nhô ra và sẵn sàng hoạt động. Trên bề mặt phía trước của ống kính, tại viền của ống kính thường có các thông số kỹ thuật của chiếc ống kính này, chẳng hạn: dCam Canon A95: "Canon Zoom Lens 3x; 7,8 - 23,4 mm 1: 2,8-4,9" Trong "Specifications" của máy ảnh, Canon đã đưa thông tin về tiêu cự tương đương với khổ phim 35mm là 38-114mm. Khẩu độ ống kính của nó thay đổi từ f/2,8 ở vị trí ống kính góc rộng Wide, đến f/4,9 ở vị trí tele T. Điều mà chúng ta cùng quan tâm tại đây chính là thông số "tương đương" này. Các giá trị "7,8 - 23,4 mm" là thông số vật lý cấu tạo của ống kính trước khi được nhân thêm với hệ số hoán đổi của Sensor. Lý do: kích thước của mạch cảm quang điện tử Sensor bé hơn kích thước của phim (24x36mm). Vậy các thông số của ống kính giúp ta điều gì? Rất đơn giản, nó cho ta biết góc "nhìn" của ống kính rộng hay hẹp. Khi chụp ảnh phong cảnh hoặc một đám đông thì vị trí ống kính góc rộng sẽ rất thích hợp với một góc nhìn lớn, cho phép lấy được nhiều cảnh. Ngược lại, khi ta muốn chụp một chi tiết, kiến trúc chẳng hạn, ở trên cao thì góc nhìn hẹp của vị trí ống kính Tele sẽ rất hữu ích. Ống kính zoom có lợi thế là bạn có thể thay đổi tiêu cự của ống kính cho phù hợp với khuôn hình lựa chọn mà không cần phải thay đổi vị trí đứng chụp ảnh. Thế còn chỉ số "3x" của zoom? Nếu bạn lấy 114 mm: 38 mm thì sẽ tìm được giá trị này đấy. Sự khác biệt lớn nhất của máy ảnh số là việc phim ảnh thông thường đã được thay thế bằng mạch cảm quang điện tử Sensor. Trong một chiếc máy ảnh dCam và BCam thì Sensor đảm nhận công việc của tất cả các thao tác kỹ thuật từ đo sáng, canh nét tới xử lý hình ảnh. Điều này giải thích tốc độ xử lý chậm của các dòng máy này. Thông số nổi tiếng nhất mà ai cũng biết về máy ảnh số chính là số lượng "pixel" của sensor thông qua ký hiệu "Mpix". Trong ví dụ trên đây máy ảnh dCam Canon A95 có "5 Mpix". Điều này nói lên cái gì? Thứ nhất nó cho ta biết rằng ảnh chụp ở 5 Mpix có thể phóng to lên khổ ảnh A4 với chất lượng khá tốt. Thứ hai nó cho ta biết rằng ảnh chụp ở 5 Mpix sẽ được thể hiện chi tiết kỹ lưỡng hơn là ảnh chụp tại 3 Mpix chẳng hạn. Xin được nhắc lại là riêng số lượng pixel không quyết định chất lượng của một tấm ảnh số. Với tấm hình này bạn hoàn toàn có thể hình dung ra cấu tạo của một chiếc máy ảnh số, trên nguyên lý chung. Máy ảnh BCam Minolta Dîmage 7. Với các máy ảnh chụp phim thì để khuôn hình ta dùng khuôn ngắm trên thân máy ảnh. Các máy ảnh số dCam và BCam vẫn duy trì khả năng này nhưng chất lượng của các khuôn ngắm rất kém và thường không bao phủ hết trường ảnh thực. Các khuôn hình điện tử của máy BCam chỉ cho phép khuôn hình chung chung chứ không thể thao tác chính xác. Chính vì thế mà máy ảnh số được trang bị thêm một màn hình tinh thể lỏng LCD để trợ giúp việc khuôn hình. Hình ảnh mà bạn nhìn thấy trên LCD sẽ là hình ảnh được ghi lại trong tấm ảnh số. Nhược điểm của màn hình LCD là rất khó nhìn khi trời nắng to và nó hiển thị mầu không chính xác. Bạn không nên tin tưởng vào kết quả ảnh hiện thị trên LCD, cách tốt nhất là xem lại trên màn hình máy tính đã được căn mầu chuẩn. Chú thích: ảnh minh họa có nguồn từ site Dpreview. Nhiếp ảnh, nếu nói theo nghĩa gốc từ lúc nó mới được phát minh, "héliographie", là "viết bằng ánh sáng" (écriture avec le soleil) điều này giúp ta hiểu được tầm quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh. Bỏ qua những định nghĩa hàn lâm ta có thể hiểu rằng hình ảnh thu được trên sensor của máy ảnh được tạo nên bởi một lượng ánh sáng nhất định đi qua ống kính máy ảnh, trong một thời gian nhất định. Yếu tố thứ nhất "lượng ánh sáng" được khống chế bởi các lam kim loại - diaphrams, nằm trong ống kính mà trị số quen thuộc của nó thường được thấy là "f" hoặc "F" - khẩu độ ống kính. Thực chất các lam kim loại này có nhiệm vụ tạo một lỗ mở trên thấu kính với một đường đính xác định. Trong các sách về nhiếp ảnh ta hay thấy viết "f:8" hoặc "f/8". Ký hiệu của chức năng chỉnh khẩu độ ống kính trên máy ảnh thường hay được thấy viết "Av" hoặc "A". Yếu tố thứ hai "thời gian" thường được biểu thị bằng "1/giây", ví dụ 1/250 giây. Đây là thời gian để thao tác một kiểu ảnh tương ứng với một khẩu độ ống kính "F". Bộ phận điều khiển tốc độ chụp ảnh gọi là "ổ trập" của máy ảnh - shutter. Cặp giá trị F và tốc độ luôn đi liền với nhau và gắn bó mật thiết trong từng thay đổi nhỏ. Ký hiệu của chức năng chỉnh tốc độ chụp trên máy ảnh thường hay được thấy viết "Tv" hoặc "S" Trong các máy ảnh dCam và BCam không có hệ thống cơ khí riêng biệt để điều chỉnh tốc độ chụp ảnh. Chính sensor của máy ảnh đảm nhiệm chức năng này theo nguyên tắc nhị phân "đóng/mở". Một yếu tố nữa có ảnh hưởng tới việc thao tác chụp ảnh đó là độ nhạy "ISO". Đây là một chuẩn quốc tế rất thông dụng mà khi ra cửa hàng mua phim bạn thường được hỏi là chọn loại phim nào? ISO 100? ISO 200? Khi bạn tăng độ nhạy ISO nghĩa là bạn muốn tăng tốc độ chụp ảnh với cùng một khẩu độ ống kính "F" cố định. Hoặc ngược lại, bạn muốn khép sâu hơn khẩu độ ống kính với một tốc độ chụp ảnh cố định. Độ nhạy càng thấp thì ảnh càng mịn và độ nhạy càng cao ảnh càng nhiều hạt. Trong lĩnh vực kỹ thuật số điều này được hiểu là ISO càng cao ảnh càng có nhiều "nhiễu" - noise. Với các máy ảnh dCam & BCam bạn thường gặp độ nhạy từ ISO 50, 100, 200, 400, 800 nhưng do kích thước hạn chế của sensor nên ảnh sẽ bị nhiễu rất mạnh với các ISO lớn hơn 200. Vì thế khuyến cáo đầu tiên của NTL với các bạn đang dùng dCam & BCam là: nên hạn chế ISO ở 200. Nếu tốc độ chụp ảnh tương ứng với ISO 200, trong điều kiện ánh sáng cụ [...]... thước ảnh vì chúng sẽ làm giảm chất lượng ảnh của bạn Thông thường các máy ảnh 6 Mpix cho phép in ảnh tới khổ 30x40 với chất lượng có thể chấp nhận được, các máy ảnh 5 Mpix cho phép in ảnh tới khổ 20x25, các máy ảnh nhỏ hơn 4 Mpix chỉ nên in ở khổ 13x18 Các máy BCam 8 Mpix cũng chỉ in đẹp tại 30x40 mặc dù bạn có thể đề nghị phóng ra khổ 40x50cm chẳng hạn Ta sẽ quay lại các thao tác cho việc in ảnh sau... chuẩn quốc tế về cấu trúc ảnh phổ thông nhất, TIFF là tiêu chuẩn của công nghiệp thiết kế, in ấn còn RAW là cấu trúc ảnh đặc trưng của từng nhà sản xuất máy ảnh Thế sự khác nhau giữa các cấu trúc ảnh này gì và ưu nhược điểm của chúng? NTL muốn lưu ý các bạn rằng chỉ có các máy dCam cao cấp và BCam mới có thể có cả 3 cấu trúc này Thông thường các máy dCam dùng cấu trúc ảnh JPEG, các máy BCam có thêm RAW... đã được giải quyết Câu hỏi thường gặp của nhiều người sử dụng máy dCam là tại sao mình chụp ảnh không đẹp mặc dù máy mua rất đắt tiền hay đây là một trong những loại máy tốt nhất rồi? Giống như đối với máy ảnh cơ, bạn có một chiếc máy tốt nhưng còn cần phải biết khai thác tối đa khả năng của chúng nữa Có một người bạn đã hỏi tôi rằng máy ảnh Leica dạo trước khuôn ngắm lệch tâm, tiêu cự không tự động... dài tính theo "inch" của mỗi cạnh ảnh (1 inch = 2,54cm) Một thắc mắc rất phổ biến nữa là khi in ảnh kỹ thuật số ngoài Lab nhiều bạn cho rằng nhất thiết phải chỉnh kích thước của ảnh theo đúng khổ ảnh mà mình muốn in, ví dụ 10x15cm Điều này là chưa chính xác Vấn đề mà bạn quan tấm nhất khi in ảnh là tỉ lệ của hai cạnh của tấm ảnh Thông thường các máy dCam & BCam cho ảnh với tỉ lệ 4:3 (giống như TV) trong... cho mầu trung tính, WB trời nhiều mây cho ảnh có tông ấm, WB trong bóng râm tăng sắc độ mầu lên rất mạnh, WB đèn vàng sẽ khử rất nhiều mầu vàng trong ảnh Ghi nhớ: cặp thông số khẩu độ ống kính "F" và tốc độ chụp ảnh 1/giây gắn liền với độ nhạy ISO Tài liệu tham khảo chuyên sâu:  Độ nét sâu của trường ảnh DOF  Tốc độ chụp ảnh Khi bạn mới chuyển từ dùng máy ảnh chụp phim "compact" sang dùng dCam &... hơn về quá trình này ta có thể thiết lập sơ đồ hoạt động căn bản của máy ảnh kỹ thuật số dCam & BCam như sau: Vật ảnh > Ống kính > Sensor > Hệ thống xử lý ảnh của dCam & BCam > Hình ảnh lưu trên Thẻ nhớ Trên thế giới hiện tại có rất nhiều loại thẻ nhớ, mỗi hãng chế tạo ưu tiên chọn loại thẻ nhớ chuyên dụng cho các gam máy ảnh của mình tùy theo chiến lược phát triển của họ Điều này không hề có nghĩa... giữa kỹ thuật số hình ảnh động và tĩnh (Still) mà thôi IMAGE CAPTURE DEVICE - Mạch điện tử cảm quang Có 3 loại tất cả: CCD, CMOS, LBCAST Total Pixels Approx - Đây là tổng số điểm ảnh (tính tương đối) của máy ảnh LENS - Ống kính Focal Length - Tiêu cự 35mm film equivalent: - Tính tương đương với máy ảnh cơ Digital Zoom - Zoom kỹ thuật số, một khả năng mới nhưng chất lượng hình ảnh thường rất xấu Focusing... độ chụp ảnh Shooting Modes Auto, Creative (P (tự động hoàn toàn), Av (Ưu tiên khẩu độ sáng), Tv (ưu tiên tốc độ chụp), M (chỉnh theo kỹ thuật cá nhân), Custom 1, Custom 2 (cá nhân hoá)), Image - Các chế độ chụp đặt sẵn trong máy( Portrait (chân dung), Landscape (phong cảnh), Night Scene (chụp buổi tối), Stitch Assist (chụp ảnh quang cảnh rộng với chức năng ghép nhiều hình ảnh để tạo nên một ảnh duy... White (đen trắng) IMAGE STORAGE - Thiết bị lưu trữ ảnh Storage Media - Ở đây bạn sẽ có thông tin đầy đủ về loại "card" tương thích, kích thước ảnh, trọng lượng ảnh Các thông tin kỹ thuật trên đây được lấy dựa theo máy ảnh Canon PowerShot G5, trên máy của bạn có thể sẽ không có một số tính năng đã nêu trên đây Điều quan trọng là bạn hiểu rõ ràng chiếc máy mà mình đang sử dụng Và chúng mình lại tiếp tục... cạnh của giấy ảnh ngoài Lab là 3:2 (ở châu Âu đã có loại giấy ảnh chuyên dụng 4:3 từ rất lâu rồi) Vấn đề nằm ở chố là nếu như bạn giữ nguyên tỉ lệ "Ratio" ảnh 4:3 thì khi in trên giấy 3:2 sẽ có một viền trắng ở bên cạnh ảnhmấy giải pháp để xử lý vấn đề này: hoặc bạn tự khuôn lại hình theo tỉ lệ 3:2 bằng các phần mềm xử lý ảnh kiểu PS CS, ACDsee 7.0 hoặc bạn đề nghị Lab chủ động "xén" ảnh của mình . tạo của một chiếc máy ảnh số, trên nguyên lý chung. Máy ảnh BCam Minolta Dîmage 7. Với các máy ảnh chụp phim thì để khuôn hình ta dùng khuôn ngắm trên thân máy ảnh. Các máy ảnh số dCam và BCam. hinh ảnh, rất có ích nhất là khi chụp ở vị trí télé. 5. Không thể đòi hỏi chất lượng ảnh cao, tốc độ thao tác nhanh với loại máy ảnh dCam nhỏ. 6. Máy ảnh dSLR không đồng nghĩa với việc ảnh. Mpix cho phép in ảnh tới khổ 30x40 với chất lượng có thể chấp nhận được, các máy ảnh 5 Mpix cho phép in ảnh tới khổ 20x25, các máy ảnh nhỏ hơn 4 Mpix chỉ nên in ở khổ 13x18. Các máy BCam 8 Mpix

Ngày đăng: 22/06/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan