Nguyễn Hà Đông (sinh năm 1985 tại Hà Nội) là nhà thiết kế trò chơi người Việt Nam. Anh là tác giả của trò chơi trên điện thoại thông minh nổi tiếng trên toàn cầu Flappy Bird từng được tải đến 23 triệu lượt mỗi ngày.1 Nguyễn Hà Đông tốt nghiệp kỹ sư Công nghệ thông tin chuyên ngành Hệ thống thông tin của Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 2012, anh thành lập.GEARS Studios và bắt đầu xuất bản các trò chơi dạng arcade trên điện thoại thông minh, phần lớn được thiết kế riêng cho iPhone. Trò chơi miễn phí Flappy Bird xuất bản tháng 05 năm 2013. Nó đã đạt 50 triệu lượt tải trên toàn thế giới cho đến khi được gỡ xuống trên iOS App Store và Google Play Store vào ngày 10 tháng 2 năm 2014.2 Anh thiết kế nhiều trò chơi khác trên iOS: Super Ball Juggling, và Shuriken Block. Các trò chơi của anh đều mang lối thiết kế đơn giản với đồ họa mĩ thuật pixel và chịu ảnh hưởng của phong cách truyện tranh Nhật Bản.
Những Nhà thiên tài trong mắt tôi 1: William Henry "Bill" Gates III (sinh ngày 28 tháng 10, 1955) [3] là mộtdoanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ mà ông cùng với Paul Allen đã sáng lập ra. Ông luôn có mặt trong danh sách những người giàu nhất trên thế giới. [4] và là người giàu nhất thế giới từ 1995 tới 2014, ngoại trừ tháng 3/2013, 3/2012, tháng 3/2011 (hạng 2) và 2008 khi ông chỉ xếp thứ ba. [5] Tháng 5 năm 2013, Bill Gates đã giành lại ngôi vị người giàu nhất thế giới. Gần đây, ông cũng là người giàu nhất thế giới với tài sản 77,8 tỉ đô la Mỹ. [6] Trong sự nghiệp ở Microsoft, Gates làm CEO và kiến trúc sư trưởng phần mềm định hướng cho sự phát triển của tập đoàn. Hiện tại, ông là cổ đông với tư cách cá nhân lớn nhất trong tập đoàn, nắm giữ trên 8 phần trăm cổ phiếu. [7] Ông cũng là tác giả và đồng tác giả của một số cuốn sách. Gates là một trong những doanh nhân nổi tiếng về cuộc cách mạng máy tính cá nhân. Mặc dù nhiều người ngưỡng mộ ông, nhiều đối thủ cạnh tranh đã chỉ trích những chiến thuật trong kinh doanh của ông, mà họ coi là cạnh tranh không lành mạnh hay độc quyền và công ty của ông đã phải chịu một số vụ kiện tụng. [8][9] Trong giai đoạn gần cuối của sự nghiệp, Gates đã theo đuổi một số nỗ lực từ thiện, quyên góp và ủng hộ một số tiền lớn cho các tổ chức từ thiện và nghiên cứu khoa học thông qua Quỹ Bill & Melinda Gates, được thành lập năm 2000. Gates đã thôi giữ chức giám đốc điều hành của Microsoft từ tháng 1 năm 2000 nhưng ông vẫn còn là chủ tịch và kiến trúc sư trưởng về phần mềm tại tập đoàn. Tháng 6 năm 2006, Gates thông báo ông sẽ chỉ giành một phần thời gian làm việc cho Microsoft và giành nhiều thời gian hơn cho Quỹ Bill & Melinda Gates. Bill dần dần chuyển vị trí kiến trúc sư trưởng sang cho Ray Ozzie, và vị trí giám đốc chiến lược và nghiên cứu sang cho Craig Mundie. Ngày làm việc toàn phần cuối cùng giành cho Microsoft của Gates là ngày 27 tháng 6 năm 2008. Ông vẫn còn giữ cương vị chủ tịch Microsoft nhưng không điều hành hoạt động tập đoàn. [10] …………………………………………………………………………………………… 2 .:steven job Steven Paul Jobs (24 tháng 2 năm 1955 - 5 tháng 10, 2011) là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ông là đồng sáng lập viên, [12] chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, [13][14] là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính. Trước đây ông từng là tổng giám đốc điều hành của xưởng phim hoạt hình Pixar; sau đó trở thành thành viên trong ban giám đốc của công ty Walt Disney năm 2006, sau khi Disney mua lại Pixar. Ông được công nhận là điều hành sản xuất của bộ phim Toy Story (1995). [15] Cuối những năm 1970, Steve Jobs cùng nhà đồng sáng lập Apple Steve Wozniak, Mike Markkula, [12] và một số người khác, thiết kế, phát triển và đưa ra thị trường một trong những dòng máy tính cá nhân thành công thương mại đầu tiên, dòng Apple II. Đầu những năm 1980, Jobs là một trong những người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng thương mại của giao diện người dùng điều khiển đồ họa bằng cách sử dụng chuột dẫn đến việc ra đờiMacintosh. [16] [17] Sau khi thất bại trong một cuộc đấu tranh quyền lực với ban giám đốc vào năm 1984, [18] [19] Jobs rút khỏi Apple và sáng lập NeXT, một công ty phát triển nền tảng máy tính chuyên về giáo dục và kinh doanh cao hơn. Việc Apple mua lại NeXT vào năm 1996 đưa Steve Jobs trở lại công ty mà ông là đồng sáng lập, sau đó làm việc ở đó trong vai trò tổng giám đốc điều hành từ năm 1997 cho đến năm 2011. Năm 1986, ông mua lại bộ phận đồ họa vi tính của công ty Lucasfilm, sau đó tách ra thành hãng phim hoạt hình Pixar. [20] Ông vẫn là tổng giám đốc điều hành và cổ đông lớn nắm 50,1% cổ phần của Pixar cho đến khi hãng Walt Disney mua lại vào năm 2006. [4] Do đó Jobs trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất nắm 7% cổ phần và là thành viên của Hội đồng quản trị của Disney. [21][22][23][24] Quá trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình ảnh biểu tượng mang phong cách riêng, nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Thung lũng Silicon, nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế và hiểu biết vai trò thiết yếu của tính thẩm mỹ trong việc thu hút công chúng. Công việc của ông thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm mà chức năng và tính thanh lịch của chúng đã thu hút những người ủng hộ hết mình. [25] Ngày 24 tháng 8 năm 2011, Steve Jobs tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của Apple. Trong thư từ chức, Jobs mạnh mẽ gửi gắm rằng Tim Cook là người kế nhiệm ông. Do yêu cầu này, Jobs được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple. [26][27] Ngày 5 tháng 10, 2011, Apple loan tin Steve Jobs đã qua đời ở tuổi 56. [28][29] …………………………………………………………………………………………… 3: Võ Đình Tuấn - một trong "100 thiên tài đương đại" Creator Synectics, một công ty tư vấn kinh doanh toàn cầu trụ sở tại Anh, vừa công bố danh sách "100 thiên tài đương thời thế giới". Trong danh sách có một nhà khoa học gốc Việt là tiến sĩ Võ Đình Tuấn, xếp hạng 43. Hiện ông là viện trưởng Viện Vật lý lượng tử Fitzpatrick của Đại học Duke (Bắc Carolina, Mỹ). Từ đồ chơi tự chế Tiến sĩ Võ Đình Tuấn sinh ở Việt Nam. Giống như nhiều nhà bác học nổi tiếng khác, khi còn nhỏ ông tự tạo ra những đồ chơi cho mình. Niềm say mê chế tạo không những là sở thích mà còn như một bản năng, luôn thúc đẩy ông học tập và vươn tới những chân trời khám phá. Năm 17 tuổi, từ Sài Gòn ông đi Thụy Sĩ du học. Ông tốt nghiệp cử nhân vật lý tại Trường Bách khoa liên bang Lausanne (1971), và bốn năm sau ông được trao bằng tiến sĩ hóa lý sinh (biophysical chemistry) tại Viện Kỹ thuật liên bang Zurich, Thụy Sĩ. Sau khi nhận bằng tiến sĩ, ông sang định cư tại Hoa Kỳ. Trang web của Cơ quan Thương hiệu và phát minh Hoa Kỳ (USPTO, trực thuộc Chính phủ Mỹ) cho biết bằng phát minh đầu tiên của Võ Đình Tuấn trao cho sáng chế "Băng dán cứu sinh" (1987) là một loại băng rất nhỏ và dễ sản xuất hàng loạt, dùng để gắn vào áo của công nhân khi họ làm việc trong những môi trường có nguy cơ cao, nhằm ghi lại các thông số của loại chất độc hại mà họ bị mắc phải trong quá trình lao động. Chỉ cần 11 giây người ta đã biết mình bị ngộ độc ở mức độ nào và chữa chạy ngay mà không cần phải đưa vào bệnh viện, rồi phải tốn thì giờ lấy máu, nước tiểu để xét nghiệm. Theo trang web của Hội Thanh niên sinh viên VN tại Nhật Bản (http://www.vysa.jp/), trong lĩnh vực y khoa, tiến sĩ Tuấn đã tìm ra sự biến đổi gen trong cơ thể người và nhờ đó phát minh ra những hệ thống chẩn đoán sử dụng việc khám phá các ADN gây bệnh tiểu đường và ung thư. Tất cả hệ thống của ông đều dựa trên phương pháp "Tia sáng đồng hành" (SL: synchronous luminesence) dễ ứng dụng, do các dữ kiện được ghi lại hiển thị và được đọc cùng lúc bằng tia laser và sợi quang. Nhờ vậy mà bệnh tật có thể được điều chỉnh kịp thời mà không cần phải uống thuốc Phương pháp của ông cũng được các công ty dược và tổ chức môi trường chấp nhận. Tới giảm nỗi đau con người Các viện nghiên cứu lớn đã sử dụng kỹ thuật của ông như Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ và hầu như tất cả bệnh viện của Mỹ đều áp dụng phương pháp và thiết bị chẩn đoáncủa ông. Đến nay ông có hơn 30 bằng sáng chế. Tiến sĩ Tuấn cho rằng những nghiên cứu của ông chỉ có mục đích đơn giản là góp phần làm giảm những nỗi đau của con người. "Cái khó nhất đối với bệnh nan y như ung thư hay AIDS chính là phát hiện ra nó”. Năm 2003, USPTO đã tôn vinh bốn nhà khoa học Mỹ, gốc Á trong đó có nhà bác học Võ Đình Tuấn. Bản thông cáo chính thức USPTO cho biết: "Các nhà khoa học này đã có những đóng góp to lớn vào thành tựu của khoa học và y khoa, nhất là những phát minh của họ đã giúp bệnh nhân chống lại nỗi đau tuyệt vọng của con người". Vào ngày 9-5-2002, nhân kỷ niệm tháng truyền thống của các dân tộc thiểu số châu Á tại Mỹ, bà J. C. Hayward - người phát ngôn của USTPO - cho rằng những phát minh của tiến sĩ Võ Đình Tuấn cùng các nhà khoa học khác đã góp phần làm cho nước Mỹ trở thành nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới. Điều đáng nói là Võ Đình Tuấn đều có tên trong cả hai danh sách được vinh danh năm 2002. Trong năm 2002, các trường tiểu học và trung học của Mỹ đều chiếu cuốn video về những nhà khoa học, trong đó có tiến sĩ Tuấn, cho các học sinh xem như một chương trình ngoại khóa. Bà Hayward nói: "Chủ yếu để thế hệ trẻ Hoa Kỳ nhớ đến những nhà bác học của các dân tộc và màu da khác nhau đã có những đóng góp to lớn không những cho xứ sở Hoa Kỳ mà còn cho toàn thế giới". Tiến sĩ Võ Đình Tuấn còn là viện sĩ Viện Hóa học Mỹ và là biên tập viên cũng như cố vấn của nhiều tạp chí quốc tế chuyên ngành. Ông đã đoạt năm giải thưởng nghiên cứu & phát triển (R&D) vào các năm 1981, 1987, 1992, 1994 và 1996; tác giả của hơn 300 công trình được in ấn trên các tạp chí khoa học. Ông cũng nhận được rất nhiều giải thưởng quốc tế khác. Hiện nay, nhà khoa học tài năng này đang nghiên cứu cải tiến những công nghệ mới để sản xuất những thiết bị y khoa hiện đại, có kích thước nhỏ và giá thành thấp nhằm góp phần nâng cao tính hiệu quả và tiết kiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Và những "thiên tài đương đại" khác Đứng đầu danh sách mà Creator Synetics công bố ngày 29-10 là nhà hóa học Thụy Sĩ Albert Hoffman (đã 101 tuổi, nổi tiếng thế giới như người phát minh ra LCD) và thiên tài máy tính người Anh Tim Berners - Lee (một trong những người sáng tạo ra mạng Internet). Ba người còn lại trong nhóm năm người đầu tiên là nhà đầu tư George Soros (Mỹ), Matt Groening (nhà làm phim hoạt hình châm biếm, Mỹ) và chính khách, cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela. Ngoài ra, danh sách cũng có những đại diện của Nga (nhà toán học Grigory Perelman đứng thứ 10 hay nhà chế tạo súng tự động nổi tiếng nhất thế giới Mikhail Kalashnikov ở vị trí 83), Brazil, Trung Quốc, Iran, Nhật Bản (nhà sáng chế robot Hiroshi Ishiguro), Ireland, Ba Lan, Đức, Canada, Philippines, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ấn Độ, New Zealand, Áo và Na Uy. Chỉ có 15 phụ nữ trong nhóm 100 thiên tài còn sống này, trong đó có Joan Rowling - tác giả cuốn Harry Potter(Anh) và nữ diễn viên Meryl Streep (Mỹ). Nhiều người trong danh sách là những nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực văn hóa cộng đồng, ví dụ như ca sĩ Paul McCartney (Mỹ) và nhạc sĩ David Bowie (Anh), đạo diễn Quentin Tarantino (Mỹ), nhà văn Stephen King (Mỹ). Theo danh sách này, Mỹ là nước có nhiều thiên tài đương đại nhất (43), tiếp đó là Anh (23), 13 nhân vật đến từ châu Âu và 11 từ châu Á, trong đó chỉ có một người châu Phi. Các báo Anh (Telegraph, Daily Mail) đưa tin này đã tự hào vương quốc Anh là nước có nhiều thiên tài đương đại tính theo bình quân đầu người nhất: cứ 2,5 triệu người Anh lại có một thiên tài đang còn sống. Mỹ xếp thứ hai với một thiên tài còn sống trên 6,9 triệu dân. "Giáo dục đi cùng con đến cuối cuộc đời" Trong một trả lời phỏng vấn đăng trên trang web của Trung tâm Lượng tử ánh sáng y sinh học của Viện Thí nghiệm quốc gia Oak Ridge (ORNL) ở bang Tennessee, khi được hỏi: "Từ khi nào ông quyết định trở thành nhà khoa học?", tiến sĩ Võ Đình Tuấn đáp: "Chính cha mẹ đã truyền cho tôi giá trị của giáo dục và niềm say mê khoa học. Cha thường nói với tôi rằng không giống của cải vật chất có thể mất bất cứ khi nào, giáo dục sẽ đi cùng con tới cuối cuộc đời, ngay tại trường đại học tôi đã cân nhắc nghiêm túc việc nghiên cứu". Theo lời ông, đó là vào đầu thập niên 1970, ngay sau cuộc "cách mạng sinh viên" năm 1968 tại Pháp và sau đó lan truyền khắp châu Âu. "Khi đó, sinh viên chúng tôi quan tâm tới rất nhiều đề tài, và chúng tôi thường đặt câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống cũng như chủ đích của sự tồn tại. Trong lớp, chúng tôi đọc sách vật lý và hóa học, nhưng ra khỏi lớp chúng tôi bị nhận chìm trong sách của Albert Camus, Jean-Paul Sartre (các nhà văn, triết gia Pháp, được coi là ủng hộ chủ nghĩa hiện sinh), Carl Jung (nhà tâm lý học Thụy Sĩ, nhà sáng lập tâm lý học phân tích), và Jiddu Krishnamurti (nhà văn, nhà hùng biện Ấn Độ). Hầu như ai trong chúng tôi cũng suy nghĩ và mộng mơ, thường rất ngây thơ và trong sáng, rằng ai đó trong chúng tôi sẽ "tái tạo thế giới". Trong một khía cạnh, "giai đoạn hiện sinh" trong đời sinh viên đó của tôi tiếp tục tác động tới suy nghĩ của tôi về nghiên cứu khoa học. Tôi tin là khoa học, đôi lúc cũng cần đặt câu hỏi về ý nghĩa của nó và phải cải tạo chính nó để làm mới nó từ những tín điều và khuôn mẫu cũ 4 Tỉ phú trò chơi Erno Rubik Thế giới đang đứng trước một "bệnh dịch" mới. Đó là sự lan truyền của trò chơi trí tuệ mới do cha đẻ của khối vuông rubik - ông Erno Rubik, 65 tuổi, người Hungary, sáng chế ra và bắt đầu được bán trên thị trường. Trò chơi mới này cũng mang tên rubik, nhưng là rubik 360Rubik 360 có cấu tạo hình quả cầu trong suốt, bên trong có chứa 2 quả cầu con khác. Bản chất của trò chơi này là phải xoay chỉnh các quả nhỏ bên trong sao cho các khối màu sắc của nó tng ứng, đồng điệu với những màu sắc trên quả cầu lớn bên ngoài. Giáo sư Erno Rubik nói về trò chơi do mình sáng chế: “360 - đây là trò chơi trí tuệ mới nhất và lôi cuốn nhất kể từ khi khối vuông rubik ra đời. Để chơi nó, cần phải có sự thông minh, tư duy hợp lý và sự nhanh nhẹn, khôn khéo”. Trò chơi sẽ làm nhức đầu nhiều người này vừa được bán ra thị trường tại Anh quốc với giá 18 bảng. Dự báo sẽ có khoảng 500 ngàn sản phẩm (tương đương 9 triệu bảng) được tiêu thụ. Đây mới chỉ là sự khởi đầu, còn theo giáo sư Erno Rubik, tuy đòi hỏi sự thông minh khéo léo nhưng rubik 360 có nguyên tắc chơi đơn giản hơn so với khối vuông rubik, vì thế nhiều khả năng nó sẽ bán được nhiều hơn. Thiên tài nghèo khó Cha đẻ của trò chơi rubik sinh ngày 13.7.1944 tại Budapest, Hungary. Mẹ của ông là nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp, còn bố là kỹ sư thiết kế ngành hàng không, làm việc tại nhà máy sản xuất máy bay. Cậu bé Erno Rubik lớn lên trong sự lãng mạn của người mẹ và sự tính toán khoa học chính xác của người bố. Erno rất thích khoa học công nghệ, bị cuốn hút bởi ngành thiết kế, nhưng viết lách cũng rất giỏi. Khi trưởng thành, Erno còn tự xuất bản tạp chí… Es jatek (…Và những trò chơi), chuyên đề cập đến các trò chơi trí tuệ, kể cả giải ô chữ. Vào năm 1974, khi phát minh ra khối vuông rubik ở tuổi 30, Erno đã bước qua ranh giới khác. Ông là người đầu tiên sáng chế ra trò chơi có không gian ba chiều với cách tư duy mà khó ai có thể nắm bắt được. Nhưng do cơ chế bao cấp tại Hungary thời đó, Erno khó mà phổ biến rộng “khối vuông kỳ diệu” của mình. May mắn là sau đó có một người Hungary khác đã nhìn thấy tiềm năng từ sức hấp dẫn của trò chơi này. Đó là Tibor Laczi - một người Hungary mang quốc tịch Đức. Ông ta là doanh nhân chuyên kinh doanh các sản phẩm mới của máy vi tính. Trong một lần đến Budapest, Laczi ngồi uống cà phê và nhìn thấy trong tay người hầu bàn một vật lạ (khối vuông rubik). Mặc dù phải bận rộn phục vụ khách hàng, nhưng anh ta liên tục xoay vật lạ đó. Vốn thích toán học, Laczi mượn thử vật lạ và bị mê hoặc ngay lập tức. Laczi hỏi người hầu bàn tên của vật lạ và có thể mua nó ở đâu. Sau đó ông ta đến Trung tâm Thương mại Konsumex (kiểu cửa hàng mậu dịch) để tìm cách đàm phán nhằm cung cấp trò chơi rubik sang phương Tây. Trong ngày này, Laczi lần đầu tiên gặp Erno Rubik. Sau này ông ta nhớ lại: “Khi Erno bước vào căn phòng, tự nhiên tôi có ý muốn đưa ông ấy ít tiền. Ông ấy trông như người nghèo, ăn mặc rất tồi tàn, miệng ngậm điếu thuốc lá loại rẻ tiền. Tuy vậy, tôi hiểu ngay rằng, mình đang gặp một thiên tài. Tôi nói với ông ấy, nếu hợp tác kinh doanh rubik chúng tôi sẽ kiếm được hàng triệu USD”. Có được chấp thuận sơ bộ từ phía Erno, ông Laczi không quăng tiền để quảng cáo trò chơi rubik ở Tây Đức, mà vội vã đến hội chợ đồ chơi ở Numberg, Đức với vài khối rubik trong túi. Ông ta đi dọc các gian hàng tại hội chợ để tìm kiếm đối tác. Hai ngày ròng rã không mang lại kết quả, nhưng dường như số phận lại chiều lòng những người có gốc gác Hungary. Tại đây, Laczi gặp một người Anh là Tom Kremer, có mẹ là người Hungary. Tom Kremer là chủ hãng Seven Towns Ltd, chuyên kinh doanh trò chơi và đồ chơi của nhiều nước tại London, Anh. Cũng như Laczi, Kremer rất thích trò chơi rubik và nhận thấy có thể phát triển kinh doanh mặt hàng này nên đồng ý hợp tác toàn diện. Theo thỏa thuận giữa hai bên, Laczi tháo vát sẽ trở lại Budapest để ký hợp đồng với Erno, còn Kremer thì bay đến Mỹ để lôi kéo sự chú ý của những người bên kia bờ đại dương với trò chơi trí tuệ này. Trải qua không ít khó khăn thử thách cuối cùng vào đầu năm 1980, rubik được ra mắt toàn thế giới tại các hội chợ ở London, Paris, New York và Numberg. Ngày 5.5.1980, rubik còn được giới thiệu tại Hollywood. Từ đây bắt đầu những ngày tháng huy hoàng của trò chơi trí tuệ này. Vị giáo sư tỉ phú Đến nay, trên toàn thế giới đã có khoảng 350 triệu khối vuông rubik được bán ra. Trong số này các sản phẩm lậu chiếm hơn một nửa. Người ta nói việc bán rubik của Hungary trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa là một trong những nguồn thu chính cho ngân sách quốc gia này. Do đơn đặt hàng quá nhiều, phía Hungary phải mở thêm nhà máy sản xuất rubik ở Hồng Kông, Đài Loan, Costa Rica và Brazil. Trong gần 40 năm qua, tiền bản quyền của Erno Rubik đối với trò chơi trí tuệ của ông đã giúp ông trở thành triệu phú (nếu không muốn nói là tỉ phú) đầu tiên trong khối các nước xã hội chủ nghĩa. Do trong bảng xếp hạng của tạp chí Forbes trước đây hầu như không có tên những người giàu của khối các quốc gia thuộc Khối quân sự Warszawa, nên khó có thể biết chính xác tài sản của Erno. Một vài nguồn tin cho biết tài sản của Erno vào khoảng 4 tỉ USD. Còn hãng Seven Towns Ltd., của Tom Kremer mỗi năm thu lợi 2,5 triệu USD tiền hoa hồng. Vào giữa những năm 1980, sự náo động xung quanh trò chơi rubik lắng dịu. Một phần vì xuất hiện nhiều trò chơi điện tử, phần khác do nhiều hãng ở châu Á cho ra đời những trò chơi tương tự. Nhân tình hình lắng dịu, giáo sư Erno thành lập phòng phát minh riêng của mình. Ông tập trung vào nghiên cứu, sáng chế ra nhiều trò chơi lô-gích khác. Chẳng hạn, ông sáng chế ra loại “rubik” hình con rắn có 3 góc có thể xoay để tạo nên những con vật khác nhau như rùa, chó, hay các hình thù như quả cầu, khẩu súng. Erno còn cải tiến khối vuông rubik khi thiết kế mỗi mặt có 4 hay 5 hàng các ô vuông thay cho 3 hàng như nguyên bản của nó. Đến đầu những năm 1990, Erno Rubik hợp tác với người bạn của mình là Janosch thành lập Học viện Kỹ thuật Hungary và hiện học viện này vẫn còn hoạt động. Trong cơ cấu của học viện, ông thành lập Quỹ rubik quốc tế nhằm giúp đỡ các nhà sáng chế trẻ. Erno được tặng thưởng Huy chương quốc gia của Cộng hòa nhân dân Hungary (năm 1983), giải thưởng mang tên nhà vật lý học Dennis Gabor (1995) và một số giải thưởng khác. Giải thưởng và danh tiếng tất nhiên là quan trọng. Nhưng với lao động trí óc cần phải có sự yên tĩnh. Vậy mà tại Hungary, bất cứ ai cũng biết đến Erno. Ông khó có cuộc sống tĩnh lặng thực sự. Có lẽ vì thế vào giữa những năm 1990, Erno qua Anh, đến một làng hẻo lánh để sinh sống, làm việc. Ông không tiếp bất cứ ai, dù đó là đồng nghiệp hay các nhà báo. Người ta đồn rằng, ông đang làm thơ giống như người mẹ của mình trước đây. Erno có thể bình tâm sáng tạo mà không cần kiếm tiền. Bởi theo luật quốc tế, bản quyền trò chơi rubik vẫn thuộc về ông trong vòng 70 năm sau khi ông qua đời. Tin tức về Erno hầu như không còn ai được nhắc đến trong một thời gian dài. Thế nhưng người ra vẫn âm thầm mong chờ Erno sẽ đem đến cho nhân loại một trò chơi trí tuệ mới. Và khi báo chí Anh loan truyền tin tức về rubik 360 thì mọi người biết rằng, điều kỳ diệu đã đến. Erno đã trở lại, trò chơi rubik đã trở lại qua hình thức mới với những kỳ vọng mới. : 5: Eduardo Saverin (sinh ngày 19 tháng 3 năm 1982 tại Sao Paulo, Braxin) [1] là doanh nhân người Mỹ gốc Braxin và là người đồng sáng lập Facebook cùng với Mark Zuckerberg, Dustin Moskovitz và Chris Hughes. [2] Người ta không biết Saverin sở hữu bao nhiêu cổ phần tại Facebook từ khi nó không phải là một công ty kinh doanh công khai, tuy nhiên nhà báo Allison Kade dự đoán rằng Saverin có thể sỡ hữu khoảng 5%, [3] trị giá khoảng 2,5 tỉ đô- la Mỹ vào ngày 4 tháng 1 năm 2011. [4] Eduardo Saverin sinh tại Sao Paulo, Braxin trong một gia đình Do Thái Braxin giàu có [5][6][7] và lớn lên tại Miami, Florida,Hoa Kỳ. Cha của Eduardo là một nhà tư bản công nghiệp làm việc trong ngành xuất khẩu, quần áo, hàng hải và kinh doanhbất động sản. [8] Eduardo học tại trường Gulliver Preparatory tại Miami, sau đó học đại học tại trường đại học Harvard, nơi Eduardo là thành viên của câu lạc bộ Phoenix S.K, và là chủ tịch của Hiệp hội đầu tư Harvard. Trong suốt thời gian học tại Harvard, Saverin kiếm được 300 000 đô-la Mỹ bởi những cuộc đầu tư chiến lược trong ngành công nghiệp dầu khí. [9] Vào năm 2006, Saverin tốt nghiệp magna cum laude từ trường đại học Harvard với bằng cử nhân kinh tế. Người ta cho rằng Saverin đang sống tạiSingapore. [10] Facebook[sửa | sửa mã nguồn] Trong năm học đầu tiên tại trường đại học Harvard, Saverin gặp người bạn cùng lớp học năm thứ hai có nhiều điểm chung là Mark Zuckerberg. Nhận thấy sự thiếu hụt một mạng xã hội dành cho sinh viên Harvard, hai người đã làm việc cùng nhau để tạo ra Facebook. Là người đồng sáng lập, Saverin giữ chức CFO và giám đốc điều hành kinh doanh. [11] Khi Facebook nhanh chóng lan rộng đến các trường đại học khắp nước Mỹ, những xung đột nội bộ và những quan điểm trái ngược giữa Zuckerberg và Saverin xuất hiện. Mùa hè tiếp theo, khi Saverin đang ở New York, Thefacebook chuyển hoạt động đếnCalifornia, trở thành doanh nghiệp mới nổi có sự tăng trưởng nhanh tại thung lũng Silicon. Sau khi những nhà đầu tư bên ngoài, chủ yếu là những nhà đầu tư mạo hiểm, đồng sáng lập Paypal Peter Thiel, đồng sáng lập Napster Sean Parker, giành quyền kiểm soát tài chính của công ty mới nổi đồng thời sự cần thiết phải có một nhóm đầu não và sự quay lại chức CEO của Mark Zuckerberg, sự liên quan và tầm ảnh hưởng trực tiếp của Saverin đã bị giảm bớt. Tháng 4 năm 2005, Zuckerberg đã giảm phần trăm cổ phần của Saverin ở Facebook từ 34% xuống còn khoảng 5%. [12] Vụ kiện của Saverin chống lại Facebook đã được giải quyết bên ngoài tòa án. Mặc dù những điều khoản của sự giải quyết đã bị giấu kín, công ty đã xác nhận rằng danh nghĩa của Saverin là người đồng sáng lập. Saverin đã kí một hợp đồng ký kết sẽ không tiếp tục kiện cáo sau khi vu kiện được giải quyết 6: Nhà đồng sáng lập Chad Hurley đăng ký thương hiệu, logo và tên miền YouTube đúng vào ngày lễ Valentine năm 2005. Chad Hurley – Nhà sáng lập Youtube – Ảnh: ST Trước ngày 14/02/2005, rất ít người biết đến tên “YouTube”. YouTube được sáng lập bởi các cựu nhân viên PayPal là Chad Hurley, Steve Chen và Jawed Karim. Ý tưởng về YouTube ra đời trong một bữa tiệc tối tại San Francisco khoảng 1 năm trước ngày ra mắt chính thức. YouTube ra mắt bản beta vào tháng 05/2005 Nhìn vào giao diện bản beta dưới đây, bạn sẽ thấy trang chủ của YouTube đã phát triển rất nhiều kể từ năm 2005 cho tới nay. 7: Nguyễn Hà Đông (sinh năm 1985 tại Hà Nội) là nhà thiết kế trò chơi ngườiViệt Nam. Anh là tác giả của trò chơi trên điện thoại thông minh nổi tiếng trên toàn cầu Flappy Bird từng được tải đến 2-3 triệu lượt mỗi ngày. [1] Nguyễn Hà Đông tốt nghiệp kỹ sư Công nghệ thông tin chuyên ngành Hệ thống thông tin của Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 2012, anh thành lập.GEARS Studios và bắt đầu xuất bản các trò chơi dạng arcade trên điện thoại thông minh, phần lớn được thiết kế riêng cho iPhone. Trò chơi miễn phí Flappy Bird xuất bản tháng 05 năm 2013. Nó đã đạt 50 triệu lượt tải trên toàn thế giới cho đến khi được gỡ xuống trên iOS App Store và Google Play Store vào ngày 10 tháng 2 năm 2014. [2] Anh thiết kế nhiều trò chơi khác trên iOS: Super Ball Juggling, và Shuriken Block. Các trò chơi của anh đều mang lối thiết kế đơn giản với đồ họa mĩ thuật pixel và chịu ảnh hưởng của phong cách truyện tranh Nhật Bản. . giới như người phát minh ra LCD) và thiên tài máy tính người Anh Tim Berners - Lee (một trong những người sáng tạo ra mạng Internet). Ba người còn lại trong nhóm năm người đầu tiên là nhà đầu. nữ trong nhóm 100 thiên tài còn sống này, trong đó có Joan Rowling - tác giả cuốn Harry Potter(Anh) và nữ diễn viên Meryl Streep (Mỹ). Nhiều người trong danh sách là những nhân vật nổi tiếng trong. quốc Anh là nước có nhiều thiên tài đương đại tính theo bình quân đầu người nhất: cứ 2,5 triệu người Anh lại có một thiên tài đang còn sống. Mỹ xếp thứ hai với một thiên tài còn sống trên 6,9 triệu