LÝTHUYẾTCHUNGVỀ PHÉP CHIẾUBẢNĐỒ 2.1. Lýthuyếtchungvềphépchiếubảnđồ 2.1.1. Những khái niệm cơ bảnvề sự biểu thị bề mặt quả đất lên mặt phẳng Nhiệm vụ chủ yếu của toán bảnđồ là nghiên cứu những vấn đề biểu thị bề mặt thực dụng của trái đất được nhận là mặt elipxôit quay và trục ngắn trùng với trục quay của trái đất. Trong một số trường hợp, bề mặt thực dụng được nhận là mặt cầu. Phép chiếubảnđồ là sự ánh xạ bề mặt elipxôit hoặc mặt cầu trái đất trên mặt phẳng theo một quy luật xác định. Quy luật toán học đó xác định sự phụ thuộc hàm số giữa toạ độ địa lý , (hoặc toạ độ khác) của điểm trên mặt elipxôit hay mặt cầu trái đất và toạ độ vuông góc x, y (hoặc toạ độ khác) của điểm tương ứng trên mặt phẳng. Phương trình chung của phépchiếubảnđồ có dạng sau , , 2 1 fy fx (1) Các hàm f 1 , f 2 phải thoả mãn các điều kiện: đơn vị, liên tục hữu hạn trong phạm vi của bề mặt cần biểu thị. Tính chất của phépchiếu thì phụ thuộc vào tính chất và đặc trưng của các hàm f 1 và f 2 . Có vô số các hàm khác nhau, dođó tồn tại vô số các phépchiếu khác nhau. Mỗi phépchiếu thì tương ứng với một mạng lưới bảnđồ xác định (các đường kinh tuyến và vĩ tuyến được vẽ trên mặt phẳng), đó chính là mạng lưới cơ sở của các bảnđồ cần thành lập. Từ (1) nếu khử sẽ nhận được các phương trình của đường kinh tuyến trên mặt phẳng (bản đồ): 0,, 1 yxF Tương tự, từ (1) nếu khử nhận được phương trình của vĩ tuyến: 0,, 2 yxF Bề mặt elipxôit và mặt cầu đều không triển khai thành mặt phẳng được, cho nên biểu thị các bề mặt đó lên mặt phẳng trong bất kỳ phépchiếu nào thì cũng đều có biến dạng: biến dạng diện tích, biến dạng góc và biến dạng độ dài. Nhưng có những phépchiếu mà không có biến dạng diện tích (gọi là phépchiếu đồng diện tích) trên đó chỉ có biến dạng góc và biến dạng độ dài. Trên mọi phépchiếu đều có biến dạng độ dài, biến dạng độ dài chỉ không tồn tại trên một số điểm hoặc một số đường nào đó của mỗi phép chiếu. Những phépchiếu không có biến dạng góc gọi là phương pháp đồng góc. Để tìm hiểu và nghiên cứu về biến dạng của phép chiếubảnđồ trước hết cần giới thiệu một số khái niệm cơ bản sau đây: - Tỷ lệ chính: Mỗi bảnđồ đều có tỷ lệ chính. Tỷ lệ chính đó là mức độ thu nhỏ của bề mặt elipxôit hoặc mặt cầu trái đất khi biểu thị lên mặt phẳng. Tỷ lệ chính thường được ghi trên bản đồ. Tỷ lệ chính chỉ được đảm bảo ở tại những điểm và những đường không có biến dạng độ dài. Khi nghiên cứu biến dạng của phép chiếubảnđồ thì tỷ lệ chính ta coi là 1:1 - Tỷ lệ độ dài cục bộ: là tỷ lệ giữa độ dài ' s d của đoạn vô cùng bé trên mặt phẳng và độ dài s d của đoạn vô cùng bé tương ứng trên mặt elipxôit hoặc mặt cầu trái đất. ds ds' (2) - Biến dạng độ dài ( ) được đánh giá bằng hiệu số giữa tỷ lệ độ dài và 1, thường được biểu đạt bằng số phần trăm: 1 hay là 1001 % Rõ ràng là khi 1 , tức là ss dd ' thì 0 , tại đó không có biến dạng độ dài. - Tỷ lệ diện tích cục bộ: Đó là tỷ số giữa diện tích vô cùng bé dF’ trên bảnđồ và diện tích vô cùng bé tương ứng trên mặt elipxôit hoặc mặt cầu: dF dF P ' (3) - Biến dạng diện tích: Là hiệu số của tỷ lệ diện tích P và 1, tức là: v p = P -1; hay là v p = (P – 1)100% - Biến dạng góc ( U ) được tính bằng hiệu số giữa đại lượng góc (u’) trên phépchiếu và đại lượng góc (u) trên mặt elipxôit hoặc mặt cầu: ∆ = ′ − 2.1.2. Tỷ lệ bảnđồ và độ chính xác của bản đồBảnđồ là hình vẽ thu nhỏ toàn bộ hoặc một phần mặt đất lên giấy phẳng theo một tỷ lệ nhất định. Để sử dụng bảnđồ có hiệu quả cần phải nắm rõ tỷ lệ bảnđồ và độ chính xác của nó. . LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2.1. Lý thuyết chung về phép chiếu bản đồ 2.1.1. Những khái niệm cơ bản về sự biểu thị bề mặt quả đất lên mặt phẳng Nhiệm vụ chủ yếu của toán bản. gọi là phương pháp đồng góc. Để tìm hiểu và nghiên cứu về biến dạng của phép chiếu bản đồ trước hết cần giới thiệu một số khái niệm cơ bản sau đây: - Tỷ lệ chính: Mỗi bản đồ đều có tỷ lệ chính giữa đại lượng góc (u’) trên phép chiếu và đại lượng góc (u) trên mặt elipxôit hoặc mặt cầu: ∆ = ′ − 2.1.2. Tỷ lệ bản đồ và độ chính xác của bản đồ Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ toàn bộ