- Đất nước lớn lên bằng sự nghiệp chiến đấu, hi sinh, bảo vệ bờ cõi, biên cương: “ Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc” và sự lao động cần cù lam lũ của con người “ H
Trang 1Đề 1: Hãy phân tích đoạn trích Đất Nước ( Trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm
Gợi ý dàn A- Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vị trí của đoạn trích
B Thân bài
I Phần một.( Từ đầu-> Làm nên đất nước muôn đời)
1 Cảm nhận về sự sinh thành và trường tồn của đất nước
- Đất nước có từ trước khi ta ra đời “ Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, một cách nói không xác định Sự thật thì cũng khó xác định và lí giải về sự ra đời của đất
nước chỉ nhận biết nó qua những câu chuyện kể và chắc là từ ngày đó “ đất nước
có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể
- Đất nước lớn lên bằng sự nghiệp chiến đấu, hi sinh, bảo vệ bờ cõi, biên cương: “
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc” và sự lao động cần cù lam
lũ của con người “ Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
- Đất nước cũng là nơi chứa đựng những tâm hồn người Việt sâu nặng nghĩa tình
“ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
2 Cảm nhận Đất nước từ nhiều phương diện khác nhau
- Đất nước, trước hết được cảm nhận từ những gì gần gũi nhất, thân thiết nhất
và cũng bình dị nhất trong đời sống tinh thần của con người: gắn với những câu
Trang 2chuyện cổ tích, với trầu cau, với sự lam lũ và tần tảo, với tình nghĩa thuỷ chung như gừng cay muối mặn của cha, của mẹ
- Đất Nước còn được cảm nhận từ phương diện địa lí Đất Nước là Nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc, là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi”, tức là núi non, sông nước
- Và cảm nhận từ phương diện lịch sử gắn với những huyền thoại về LạcLong
Quân và Âu Cơ, về đất Tổ Hùng Vương “ Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng” ( Cội nguồn của người Việt) Tất cả gợi lên một thời gian
đằng đẵng, một không gian mênh mông của lịch sử truyền thống
- Đất Nước cũng được cảm nhận như là sự thống nhất giữa các yếu tố lịch sử, địa lí qua các khía cạnh văn hoá, phong tục, truyền thống( mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa hế hệ này với thế hệ khác)
- Tác giả sử dụng các yếu tố của ca dao- dân ca, thần thoại một cách đầy sáng tạo và giọng điệu linh hoạt uyển chuyển dã dựng nên hình tượng đất nước vừa gần gũi, vừa mới mẻ đối với con người Việt Nam
3 Những lời nhắn nhủ đối với thế hệ trẻ Việt Nam
- Thông qua sự cảm nhận Đất nước từ nhiều phương diện Hình tượng đất nước hiện lên khá toàn diện, vừa là cái chung của dân tộc, vừa là cái riêng của mỗi người Từ đấy tạo dựng được sự nối tiếp của các thế hệ khác nhau:
“ Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Trang 3Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta”
Và: “Khi hai đứa cầm tay
Đất nước trong chún ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn to lớn ”
- Kết thúc phần này là đoạn thơ:
“ Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Làm nên Đất Nước muôn đời”
Đoạn thơ là lời thủ thỉ tâm tình với “em” mang tính chất riêng tư nhưng đồng thời cũng là lời nhắn nhủ chân thành đối với thế hệ trẻ: Đó là trách nhiệm đối với đất nước, dân tộc
II Phần hai: ( phần còn lại)- Sự tiếp tục triển khai sự cảm nhận về đất nước
ở phần một và tập trung làm nổi bật tư tưởng đất nước của nhân dân
- Tác giả nhấn mạnh quan niệm Đất Nước của Nhân dân Thực ra, đây cũng là tư
tưởng cốt lừi của cả đoạn trích, nhưng ở phần sau thỡ được triển khai trên hai hướng vừa khơi sâu, vừa phát hiện nhiều ý nghĩa mới
Trang 4- Nguyễn Khoa Điềm có sự phát hiện thú vị và độc đáo về đất nước trên các phương diện: địa lí, văn hoá, phong tục, muôn vàn những vẻ đẹp, theo tác giả, đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những người bỡnh thường, vô danh Đây là lí do vỡ sao khi núi về bốn nghỡn năm lịch sử của đất nước, nhà thơ không điểm tên các triều đại cùng bao nhân vật anh hùng trong sử sách mà nhấn mạnh đến lớp lớp những người vô danh:
Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghỡn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đó sống và chết Giản dị và bỡnh tõm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đó làm ra đất nước Túm lại, đoạn thơ là cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp
được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bỡnh diện: lịch sử - địa lí - văn hoá
Với cỏi nhỡn giàu suy tư, tư tưởng đất nước của nhân dân, do nhân dân làm ra
được tô đậm vµ biểu đạt bằng một giọng thơ trữ tỡnh - chính luận sâu lắng, thiết tha Nghệ thuật sử dụng nhuần nhị và sáng tạo các chất liệu văn hoá và văn học dân gian đem vào câu thơ hiện đại làm tăng thêm sức hấp dẫn của đoạn thơ
III.Kết bài(hstl)