1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Lab LPI

9 254 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠNG LINUX: LINUX SERVER] Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 1 LAB 2.1 Cài đặt Ubuntu Server và tương tác dòng lệnh cơ bản // 1. Cài Ubuntu Server - Tạo máy ảo mới với cấu hình như sau: Tên máy: UbuntuServer, RAM 384MB, HDD 8G, card mạng ở chế độ “Bridged Adapter” - Chọn file ubuntu-10.10-server-i386.iso làm ổ CDROM cho máy ảo. - Các bước cài Ubuntu server: a. Khởi động máy ảo từ file ISO Ubuntu Server b. Chọn tuỳ chọn “Install Ubuntu Server” và ấn Enter c. Trong hộp thoại [Choose Language] chọn “English”. d. Trong hộp thoại [Choose a country…] chọn “other”  “Asia”  “Viet Nam” e. Hộp thoại [Detect key board layout?] chọn “No” f. Hộp thoại [Original of Keyboard] chọn “USA” g. Hộp thoại [Keyboard layout] chọn “USA” Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠNG LINUX: LINUX SERVER] Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 2 h. Hộp thoại [Host name] gõ vào “UbuntuServer” i. Nếu máy giao tiếp được với Internet, trình cài đặt sẽ xác nhận về múi giờ hiện tại. Nếu múi giờ chưa đúng thì trong hộp thoại [Is this timezone correct?] ta chọn <No> và chọn lại múi giờ là “Ho Chi Minh” j. Trong bước [Partition disks] ta chọn ổ đĩa cứng đã tạo (8.6GB, Linux đặt tên là sda) k. Hệ thống sẽ hỏi “Bạn có muốn tạo bảng phân vùng mới trên ổ đĩa vật lý này hay không?”, ta chọn <Yes> l. Bước tiếp theo là tạo từng phân vùng trên ổ đĩa, để cho đơn giản, chúng ta chỉ tạo 2 phân vùng: Phân vùng ROOT (/) chứa toàn bộ cây thư mục của hệ thống và phân vùng swap là bộ nhớ ảo (giống như pagefile trong Windows)  Chọn vùng trống trên ổ đĩa (FREE SPACE), ấn Enter: Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠNG LINUX: LINUX SERVER] Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 3  Chọn “Create a new partition”:  Ấn định dung lượng cho phân vùng ROOT là 7GB, chọn <Continue>  Chọn loại là “Primary”  Chọn vị trí cho phần vùng là nằm ở phần đầu của ổ đĩa vật lý (“Beginning”)  Những thiết đặt chi tiết cho phân vùng sẽ hiện ra như hình bên dưới, ta chọn “Done setting up the partition” để hoàn tất việc tạo phân vùng.  Bây giờ ta sẽ thấy phân vùng vừa tạo và phần trống còn lại, làm lại tương tự cho phần 1.6GB FREE SPACE còn lại với loại là “logical” và mục “Use as:” ta chọn “swap area” Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠNG LINUX: LINUX SERVER] Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 4  Kết quả ta sẽ có các phân vùng như hình dưới đây, chọn “Finish partitioning…” để ghi lên đĩa cứng bảng phân vùng này, chọn <Yes> để xác nhận. m. Sau khi trình cài đặt copy hệ thống file vào ổ cứng xong sẽ yêu cầu người dùng nhập thông tin tài khoản  Trong ô “Full name for new user” nhập vào tên đầy đủ.  Trong ô “Username for your account” nhập tên đăng nhập, tên này dùng để đăng nhập và quản trị hệ thống sau này.  Nhập mật khẩu hai lần giống nhau, nếu password không đủ mạnh thì Ubuntu sẽ hỏi bạn có chấp nhận dùng password yếu hay không. n. Trong hộp thoại [Encrypt your home directory?] chọn <No> o. Nếu máy server truy cập mạng không thông qua Proxy thì tron bước [HTTP proxy information] chúng ta để trống và Enter p. Đợi một khoảng thời gian để trình cài đặt tiến hành cập nhật danh sách gói từ Server Repo của Ubuntu. q. Bước [How do you want to manage upgrades on this system] ta chọn “No automatic updates” Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠNG LINUX: LINUX SERVER] Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 5 r. Trong bước [Softwares selection], trình cài đặt sẽ hỏi các bộ phần mềm muốn cài lên server, tuy thuộc vào nhu cầu thực tế ta sẽ cài các gói thích hợp vào. Trong hệ thống bài lab này, chúng ta dùng Ubuntu Server như một môi trường tổng hợp dàng cho Server Web+Database, nên các gói cần cài sẽ là:  LAMP Server: Được viết tắt từ Linux Apache Mysql Php, gói LAMP là một giải pháp tổng hợp cho một server Web+Database, giải pháp này khá thông dụng và cho phép web động php chạy trên nền Apache có thể kết nối đến cơ sở dữ liệu MySQL. Và tất nhiên, tất cả chúng chạy trên Linux.  OpenSSH Server: Đây có thể nói là một dịch vụ cần thiết cho tất cả các Server Linux, chức năng chính của nó là dùng để quản trị từ xa qua kênh dữ liệu được mã hoá an toàn, dùng để thay thế cho phương thức telnet vốn không an toàn.  Để cài 2 gói trên, ta di chuyển dấu nháy đến tên gói và ấn phím Space. Cuối cùng ta chọn <Continue> để cài. s. Khi cài gói LAMP, hệ thống sẽ yêu cầu đặt password cho user quản trị (user root) của MySQL. Ta gõ password vào 2 lần, chú ý ghi nhớ password này. t. Bước cuối của quá trình cài đặt là ghi boot loader GRUB lên master boot record. Khi được hế thống xác nhận, ta chọn <Yes> để cài. u. Hoàn tất cài đặt và khởi động lại vào Ubuntu Server. Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠNG LINUX: LINUX SERVER] Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 6 - Bài tập: Học viên về nhà tự cài đặt lại bản Ubuntu Server, với yêu cầu phân vùng riêng biệt cho thư mục /home và thư mục /var, các bộ phần mềm cần cài là LAMP, OpenSSH. 2. Các thao các cơ bản sau khi cài đặt - Bài tập: Học viên tự thao tác các lệnh cơ bản như trong phần tóm lượt lý thuyết. - Cách xem thông tin IP và kết nối từ xa đến Server Ubuntu Linux: a. Xem IP bằng lệnh ifconfig b. Để kết nối và quản trị từ xa ta dùng ưng dụng Putty.exe chạy trong Windows hoặc lệnh ssh trong Linux. Khi chạy Putty, ta gõ IP hoặc tên miền của server vào ô “Host Name” và click “Open”, ngầm định thì dịch vụ SSH trên server lắng nghe ở cổng 22. Chương trình sẽ yêu cầu nhập username và password để đăng nhập vào server. Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠNG LINUX: LINUX SERVER] Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 7 c. Sau khi đăng nhập từ xa thì giao diện dòng lệnh hiện ra, thao tác giống như đang gõ trực tiếp trên máy server: - Cách kiểm tra hệ thống LAMP đã chạy trên server hay chưa: a. Hệ thống LAMP để chạy Web và database ngầm định sẽ được khởi động cùng với hệ điều hành Ubuntu Server. Để kiểm tra ở phía Server, ta có thể dùng lệnh pstree để xem cây các tiến trình, trong đó sẽ có Apache và MySQL như ảnh minh hoạ: Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠNG LINUX: LINUX SERVER] Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 8 b. Cách kiểm tra thứ 2 là từ phía client, tức là từ browser ta dùng một trình duyệt trỏ vào IP của server sẽ thấy trang thông báo “It works!” của Apache: - Thao tác cơ bản tiếp theo là khởi động lại dịch vụ mạng, thao tác này sẽ renew lại các địa chỉ IP của tất cả các card mạng được cấu hình DHCP. Trong chế độ user thông thường ta gõ lệnh: sudo /etc/init.d/networking restart - Thao tác cài đặt PhpMyAdmin trên Ubuntu Server: Đây là công cụ quản trị database MySQL thông qua giao diện Web khá dễ sử dụng và linh hoạt. Các bước cài đặt: Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠNG LINUX: LINUX SERVER] Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 9 a. Chạy lệnh sudo apt-get update để cập nhật danh sách gói từ Internet b. Chạy lệnh sudo apt-get install, hệ thống apt sẽ hỏi chúng ta có muốn download và cài đặt hay không, ấn Y và Enter, quá trình download sẽ bắt đầu. c. Chương trình cài đặt sẽ hỏi bạn dùng hệ thống Web server nào, ta chọn Apache. d. Màn hình tiếp theo hỏi chúng ta có muốn dùng công cụ dbconfig- common để cấu hình hay không, ta chọn <Yes> e. Chương trình sẽ hỏi password cho user root của MySQL, ta gõ vào password đã thiết đặt lúc cài Ubuntu Server. f. Sau đó chương trình yêu cầu tạo password cho phpmyadmin, ta gõ password 2 lần. Vậy là quá trình cài đặt đã hoàn tất. - Bài tập: Học viên dựa trên tài liệu tóm tắt lý thuyết, hãy xem và ghi lại thông tin về địa chỉ IP máy server của mình. Sau đó cấu hình lại IP của server là IP tĩnh với cùng cấu hình đã ghi nhận. / Kết thúc bài lab 2.1 / . soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 1 LAB 2 .1 Cài đặt Ubuntu Server và tương tác dòng lệnh cơ bản // 1. Cài Ubuntu Server - Tạo máy ảo mới với cấu hình như sau:. máy: UbuntuServer, RAM 384MB, HDD 8G, card mạng ở chế độ “Bridged Adapter” - Chọn file ubuntu -10 .10 -server-i386.iso làm ổ CDROM cho máy ảo. - Các bước cài Ubuntu server: a. Khởi động máy ảo. vùng.  Bây giờ ta sẽ thấy phân vùng vừa tạo và phần trống còn lại, làm lại tương tự cho phần 1. 6GB FREE SPACE còn lại với loại là “logical” và mục “Use as:” ta chọn “swap area” Ver 2.0

Ngày đăng: 22/06/2014, 11:23

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN