Tuyệtchiêu PR: Hãy kể những câu chuyện thú vị Hãy xem 2 doanh nhân trẻ Tyson Toussant và Tim Coombs đã sử dụng chiêu thức gì để PR cho thương hiệu vải may quần áo được làm từ nhựa tái chế của mình. Tyson Toussant và Tim Coombs đã phát minh ra một loại vải may quần áo được làm từ nhựa tái chế. Tuy nhiên, suốt trong một thời gian dài, sản phẩm độc đáo này của họ lại không tìm được khách hàng. Hãy xem 2 doanh nhân trẻ đã sử dụng chiêu thức gì để PR cho thương hiệu của mình. Chốt được khách hàng đầu tiên có thể khiến bạn say đến ngất ngây giống như trường hợp của Tyson Toussant và Tim Coombs, đồng sáng lập công ty dệt Return Textiles, một công ty theo trào lưu xanh có trụ sở tại New York. Hai anh bạn cựu đồng môn có tư tưởng hướng ngoại này đã dành ra 6 năm để làm ra sợi sinh học Bionic Yarn, một nguyên liệu thay thế bền như sợi vải bạt nhưng mềm mại hơn. Loại sợi này được tạo ra từ nguyên liệu lấy từ các chai nhựa tái chế sau đó được phủ một lớp sợi vải polyester và sau cùng được phủ một lớp sợi vải bông (cotton). Timberland cho biết sợi sinh học Bionic Yarn dai và khô nhanh hơn sợi vải bạt đến 30% và mùa xuân này công ty sẽ ra mắt một dây chuyền sản phẩm gồm 80 đôi ủng, áo khoác và giày chơi quần vợt được làm từ sợi sinh học. Coombs cho biết: "Chúng tôi muốn xây dựng một thương hiệu gắn với chất lượng cao giống như Gore-Tex. Tạo ra sợi vải bằng cách vùi xuống đất để làm co chúng lại là một cách làm hay và nếu làm đúng cách, nó có thể tạo ra được một phong trào”. Nói thường dễ hơn làm. Bốn năm trước, Toussant và Coombs đã từng không bán được hàng. Vì thế, khi Cole Haan, chuyên gia sản xuất giày cao cấp của hãng Nike đặt hàng 2743,2 mét sợi sinh học Bionic Yarn với mức giá 12 đôla một mét để phục vụ cho dây chuyền sản xuất túi xách mới, đôi bạn này đã gần như vồ ngay lấy hợp đồng này. Coombs nhớ lại: "Chúng tôi vô cùng phấn khích vì đã có được một khách hàng". Hai anh bạn trẻ đã phấn khích đến nỗi không cần xem đến thỏa thuận trong đó nêu cụ thể Cole Haan sẽ quảng cáo sợi vải thế nào. Các quảng cáo của Cole Haan có hình ảnh ngôi sao quần vợt Maria Sharapova đã không đề cập đến sợi sinh học Bionic Yarn hoặc là chiếc túi được làm từ loại nguyên liệu thân thiện với môi trường. Những tờ mác bằng vải có in thông tin hướng dẫn bảo quản và sử dụng sản phẩm đính kèm chiếc túi có đề cập đến sợi sinh học Bionic Yarn nhưng chỉ rất vắn tắt. Khi những chiếc túi được bán hết vèo chỉ trong một vài tháng, Toussant và Coombs mới biết rằng họ đã để lỡ cơ hội gây sự chú ý với các khách hàng bởi sau đó công ty trên đã ngừng dây chuyền sản xuất đó. Đôi bạn đã dành cả năm ngoái để vẽ nên câu chuyện về sợi sinh học Bionic Yarn và quy trình sản xuất ra nó (kể từ khi được cấp bằng sáng chế). Cũng năm đó rapper Pharrell Williams đã đầu tư một khoản tiền lên đến 6 con số để mua 30% cổ phần của công ty - một khoản tiền vừa đủ để công ty thuê các chuyên gia thiết kế đồ họa tạo ra các brochure thú vị và một trang web mới có các biểu đồ đầy màu sắc về quá trình sản xuất sợi sinh học này. Thử thách tiếp theo: tìm những khách hàng có ảnh hưởng sẵn lòng quảng bá cho thương hiệu sinh học Bionic. Timberland, nam ca sĩ có giọng hát ổn định và được nhiều người hâm mộ là một sự lựa chọn hoàn hảo. Sau khi tập trung phát triển công ty được khoảng một năm, Toussant và Coombs đã bàn bạc trước với nhóm thiết kế nguyên vật liệu và Timberland đã yêu cầu cung cấp các mẫu sản phẩm gồm 40 màu sắc in trên những tấm vải có 4 độ dày khác nhau. Coombs cho hay: "Đó quả là cơn ác mộng với nhà máy của chúng tôi.” Anh này đã phải cố xoay được khoản vay trị giá 200.000 đôla từ một nhà đầu tư công nghệ xanh giấu tên để có đủ nguyên liệu thô phục vụ cho đơn hàng này. Một phần của chiến dịch "Reinvent Canvas" là Timberland đồng ý đưa Bionic lên mặt trước của mác đính kèm sản phẩm và trả tiền phí trưng bày quy trình sản xuất sợi vải sinh học tại các cửa hàng. Năm 2010 Return Textiles đã thu được 1,3 triệu đô-la tiền doanh số bán hàng với 1,7 triệu chai nhựa được sử dụng làm nguyên liệu. Toussant và Coombs dự kiến sẽ đạt được doanh thu nhiều gấp ba trong năm 2011 này nhờ hợp tác với ca sĩ Timberland và một số thương vụ nhỏ với các công ty sản xuất trang phục thể thao của Italia - công ty Moncler và công ty bán lẻ Topshop có trụ sở ở London. Toussant cho rằng: "Bạn cần những đối tác muốn kể câu chuyện của bạn để khách hàng có thể hiểu nó và tìm đến với bạn”. . Tuyệt chiêu PR: Hãy kể những câu chuyện thú vị Hãy xem 2 doanh nhân trẻ Tyson Toussant và Tim Coombs đã sử dụng chiêu thức gì để PR cho thương hiệu vải may quần. độc đáo này của họ lại không tìm được khách hàng. Hãy xem 2 doanh nhân trẻ đã sử dụng chiêu thức gì để PR cho thương hiệu của mình. Chốt được khách hàng đầu tiên có thể khiến bạn say đến