1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tinh thái bình pot

24 213 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tinh thái bình Tỉnh Thái Bình nằm ở phía đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, từ 20º17´ vĩ Bắc đến 20º49´ vĩ Bắc, từ 106º06´ kinh Đông đến 106°39´ kinh Đông, diện tích tự nhiên 1546 km² (năm 2003) Thái Bình là một miền quê sông nước, được bao bọc bởi ba dòng sông lớn: Phía tây và tây nam là sông Hồng, giáp hai tỉnh Hà Nam và Nam Định; Phía Bắc là sông Luộc, giáp hai tỉnh Hưng Yên và Hải Hương; Phía đông là sông Hóa, giáp Thành phố Hải Phòng; Phía đông là biển cả mênh mông với trên 50 km bờ biển trong vịnh Bắc Bộ. Cùng với ba con sông lớn bao quanh, được thông nguồn với gần 70 km con sông lớn nhỏ, mảnh đất Thái Bình như một hòn đảo nổi và lại một chiếc võng được đan bằng các dòng sông. Với vị trí đó, Thái Bình là một vùng đất phì nhiêu được phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Thủy văn Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên hàng năm đón nhận một lượng mưa lớn (1.700-2.200mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con sông lớn, đó là các chỉ lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển Sông ngòi Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên hàng năm đón nhận một lượng mưa lớn (1.700-2.200mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con sông lớn, đó là các chỉ lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển. Mặt khác, do quá trình sản xuất nông nghiệp, trải qua nhiều thế hệ,người ta đã tạo ra hệ thống sông ngòi dày đặc. Tổng chiều dài các con sông, ngòi của Thái Bình lên tới 8492km, mật độ bình quân từ 5-6km/km2. Hướng dòng chảy của các con sông đa số theo hướng tây bắc xuống đông nam. Phía bắc, đông bắc Thái Bình còn chịu ảnh hưởng của sông Thái Bình. Hệ Thống sông ngoài đê: Thái Bình được bao bọc và chia cắt bởi các con sông chính sau: Phía tây, tây nam và phía nam (đoạn ngã ba sông Luộc đến cửa Ba Lạt) có sông Hồng chảy uốn khúc, quanh co, là nguồn cung cấp nước và phù sa chính cho Thái Bình. Phía tây bắc là sông Luộc (một chỉ lưu của sông Hồng), đây là sông cung cấp nước cho các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà. Phía đông bắc là sông Hóa chảy ra cửa sông Thái Bình Sông Trà Lý (một chỉ lưu của sông Hồng) bắt nguồn từ sông Hồng chảy ra biển, chia đôi Thái Bình thành hai khu: Khu bắc và khu nam Sông Diêm Hộ, chảy qua một phần huyện Đông Hưng và chia đôi huyện Thái Thụy (phần Thụy Anh, phần Thái Ninh cũ) và chảy ra biển thông qua cống Trà Linh Có thể nói Thái Bình như một vùng đất "cù lao" ba bề là song, một bề là biển. Hệ thống sông trong đê: Ngoài hệ thống sông ngoài đê. Thái Bình còn có hệ thống sông ngòi trong đê chằng chịt chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng và sinh hoạt của người dân. Sau đây là một số sông nội bộ của tỉnh: Khu vực bắc Thái Bình: Sông Tiên Hưng: Vốn là con sông tự nhiên chạy uốn quanh các huyện Hưng Hà và Đông Hưng. Sông dài 51km, rộng 50-100m, tưới tiêu cho các vùng đất ven sông và là đường giao thông thủy quan trọng của vùng này. Sông Sa Lung: Sông đào, khởi công từ năm 1896 đến năm 1900 thì, dài khoảng 40km, chảy qua các phủ huyện Hưng Nhân, Duyên Hà (nay là Hưng Hà) Tiên Hưng, Đông Quan (nay là huyện Đông Hưng), Thái Ninh nay là huyện Thái Thụy. Sông Quỳnh Côi: Còn gọi là sông Yên Lộng hay sông Bến Hiệp. Đây là con sông đào xuyên qua một phần huyện Quỳnh Phụ, xuôi xuống Đông Hưng, có chiều dài khoảng 15 km, bắt đầu từ cống Bến Hiệp nối với sông Tiên Hưng ở xã Liên Giang. Sông Đại Nẫm: Cũng là con sông chạy qua huyện Quỳnh Phụ, dài 16km, bắt nguồn từ cống Đại Nẫm nối với Diêm Hộ. Sông Diêm Hộ: Là con sông tiêu nước quan trọng nhất trong hệ thống thủy nông ở khu vực bắc Thái Bình. Hầu hết các con sông nội đồng trong khu vực đều đổ ra sông Diêm Hộ. Khi chưa có cống Trà Linh, sông Diêm Hộ trở thành con sông trong đê với chức năng chính là tiêu úng cho các huyện phía bắc Thái Bình. Sông Thuyền Quan: Là con sông đào, nối với sông Tiên Hưng ở ranh giới xã Đông Giang - Đông Kính, với sông Sa Lung ở xã Đông Vinh, với sông Trà Lý ở ranh giới xã Đông Lĩnh (Đông Hưng) - Thái Hà (Thái Thụy) dài 9km. Sông Hệ: Nối sông Hóa với sông Diêm Hộ, dài 12km, chạy qua mấy xã thuộc Quỳnh Phụ, Thái Bình. * Khu vực nam Thái Bình Sông Cự Lâm: Chảy từ sông Trà Lý ở xã Xuân Hòa qua các xã Hiệp Hòa, Song Lãng, Minh Lãng, Minh Quang, nối với sông Vĩnh Trà ở Thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư. Đoạn sông này dài 14km. Sông Búng: Chảy qua các xã Hiệp Hòa, Việt Hùng, Dũng Nghĩa, Tân Lập, nối sông Trà Lý với sông Hồng, dài khoảng 13km. Sông Bạch: Chảy từ cống Nạng (sông Trà Lý) ở ranh giới xã Tân hòa, Phúc Thành uốn lượn qua Tân Phong, Tân Bình (Vũ Thư), phường Tiền Phong, xã Phú Xuân, nối với sông Vĩnh Trà ở phường Phú Khánh Thành phố Thái Bình. Sông Kiến Giang: Là con sông đào gồm nhiều đoạn khác nhau. Dòng chính nối từ sông Vĩnh Trà ở Thành phố Thái Bình, qua một số xã ở huyện Vũ Thư rồi chảy qua huyện Kiến Xương, Tiền Hải, đổ vào Sông Lân, dài 30km. Đây là con sông quan trọng cho việc tưới tiêu đồng ruộng phía nam Thái Bình và là đường vận tải thủy quan trọng trong khu vực. Có thể nói, nó là xương sống của hệ thống thủy lợi khu nam Thái Bình. Nó có hệ thống sông ngòi, mương máng nối với sông Hồng, sông Trà Lý thông qua các cống. Hầu hết các con sông khác trong khu vực đều có mối liên hệ với sông Kiến Giang, như sông Nguyệt lâm, Dực Dương Sông Kiến Giang là con sông tương đối đẹp, một nơi có đôi bờ là điểm quần tụ dân cư đông đúc, trù phú, làng mạc xanh tươi. Sông Nguyệt Lâm: Là sông đào đi từ cống Nguyệt Lâm, lấy nước từ sông Hồng (xã Vũ Bình, huyện Vũ Thư), nối với sông Kiến Giang ở xã Hòa Bình, huyện Kiến Xương chiều dài 13km. Sông Dực Dương: Cũng là sông đào đi từ cống Dực Dương, lấy nước sông Trà Lý, tại vị trí xã Trà Giang, nối sông Kiến Giang ở xã Bình Minh huyện Kiến Xương dài 13km. Sông Hương: Nối sông Hồng với sông Kiến Giang, từ xã Bình Thanh huyện Kiến Xương đến đến xã Phương Công huyện Tiền Hải. Sông Lân: Trước kia là một nhánh của sông Hồng đổ ra biển. Hiện nay nó trở thành con sông trong đê, chạy từ ranh giới xã Hồng Tiến (huyện Kiến Xương) - Nam Hải (Tiền Hải) chảy ròng ra biển. Từ ngày đắp đê, xây dựng cống Lân, nó trở thành con sông nội đồng. Con sông này tưới tiêu nước cho huyện Kiến Xương và Tiền Hải. Cống Lân làm nhiệm vụ ngăn nước mặn và tiêu nước mỗi khi ngập úng nội đồng, đồng thời điều tiết tưới tiêu cho khu vực nam Thái Bình. Sông Long Hầu: Nối sông Trà Lý với sông Kiến Giang từ xã Đông Quý đến xã Đông Lâm (Tiền Hải). Quá trình hình thành các con sông lớn nhỏ của Thái Bình là sự kết hợp giữa sự phát triển tự nhiên và nhu cầu hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Các con sông tự nhiên được hình thành do quá trình vận động của các dòng chảy, bắt đầu từ thượng nguồn, về phía hạ lưu hướng dòng chảy luôn thay đổi do sông uốn khúc nhiều. Sông Hồng trước đây thường hay thay đổi dòng chảy. Từ khi hình thành hệ thống đê điều, dòng chảy của sông Hồng ổn định gần như diện mạo hôm nay. Hệ thống sông trong đê là kết quả quá trình chinh phục của con người, nhằm hạn chế tác hại của thiên tai, tận dụng các điều kiện tự nhiên để tưới tiêu trong nông nghiệp. Trải qua nhiều thập niên, người nông dân Thái Bình liên tục cải tạo, khơi sâu, nắn dòng các con sông nội đồng với mục đích tưới tiêu thuận lợi và một phần phục vu vận tải đường thủy. Ao, hồ, đầm Trên địa bàn Thái Bình không có các hồ, đầm lớn, chủ yếu là các ao nhỏ, nằm xen kẽ với làng xóm hoặc ven đê, ven biển do lấy đất đắp đê hoặc do vỡ đê tạo thành các điểm trũng tích nước. Các ao hồ nhỏ nằm rải rác, xen kẽ các khu dân cư là kết quả của quá trình tạo lập đất ở. Xưa kia, đất được bồi đắp không bằng phẳng, chỗ cao chỗ thấp, người ta đào ao lấy đất đăp nền nhà, tạo thành vườn tược, và tận dụng nguồn nước từ ao hồ quanh nhà để lấy nước sinh hoạt. Vì vậy phần lớn làng xóm, cư dân của Thái Bình (nhà cửa, ruộng vườn) đều gần với ao đầm. Tổng diện tích ao hồ gần 6.575ha, chiếm 4,25% đất đai của tỉnh. Các ao hồ của Thái Bình thường có diện tích không lớn (khoảng 200-300m2). Những năm gần đây, diện tích một số ao hồ được cải tạo, có xu hướng tập trung thành quy mô trang trại để nuôi tôm cá theo quy trình bán công nghiệp. Bước đầu một số ao hồ nuôi tôm cá đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là các vùng nuôi tôm ở các ao đầm ven biển (tôm sú, tôm rảo ) Biển Biển Thái Bình nằm trong vùng biển vịnh Bắc Bộ, là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn thông với Thái Bình Dương qua các eo biển rộng. Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía tây bắc biển Đông, thực ra là phần lục địa bị chìm dưới nước biển do đó biển nông, nơi sâu nhất không quá 200m. Nước ngầm Thái Bình là bộ phận của tam giác châu thổ sông Hồng, thuộc trầm tích bờ rời Đệ Tứ có nguồn gốc song - biển hỗn hợp. Xét về mặt tổng thể thì trầm tích này có khả năng chứa nước rất lớn, mực nước ngầm nông, dễ khai thác. Theo tài liệu nghiên cứu về địa chất và thủy văn, vùng này có sự phân đới thủy địa hóa theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng như sau: Phân đới thủy hóa theo phương nằm ngang: Phân đới thủy hóa theo phương nằm ngang, lấy sông Trà Lý chảy qua giữa tỉnh làm ranh giới: Phía bắc sông Trà Lý gồm các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ và một số xã thuộc huyện Thái Thụy gần khu vực sông Hóa, nằm trong đới nước ngọt có tổng độ khoáng hóa dao động từ 300-500mg/l. Các tầng chứa nước ngọt rất tốt. Phía nam sông Trà Lý bao gồm các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, phần lớn huyện Thái Thụy và Thành phố Thái Bình nằm trong đới nước mặn. Các lỗ khoan cho thấy, nước khoan lên có tổng độ khoáng hóa dao động trong khoảng 600-2.500mg/l, nước thuộc loại Clorua Natri. Do bị nhiễm mặn nên không đạt tiêu chuẩn dùng cho nước sinh hoạt. - Phân đới thủy hóa theo phương thẳng đứng Phân đới thủy hóa theo phương thẳng đứng từ mặt đất đến độ sâu 140m bao gồm các tầng cách nước và chứa nước sau: + Tầng chứa nước nghèo thuộc hệ tầng Thái Bình + Tầng cách nước thuộc hệ tầng Hải Hưng II + Tầng chứa ít nước thuộc hệ tầng Hải Hưng II + Tầng cách nước thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc I + Tầng chứa nước lỗ hổng thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc II + Tầng chứa nước trong trầm tích cát - cuội- sỏi hệ Hà Nội Tài nguyên ngước, khả năng khai thác và hiện trạng sử dụng Tài nguyên nước mặt Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nước tham gia vào quá trình hoạt động sống của giới động, thực vật và con người, quyết định sức khỏe cộng đồng, năng suất mùa màng. Trong công nghiệp, nước cũng không thể thiếu trong các ngành sản xuất hóa chất, chế biến nông sản, chế biến dược Nước có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, vì vậy cần khai thác sử dụng, nước một cách khoa học để phục vụ cuộc sống cộng đồng. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước dựa trên đặc tính phân bố trong không gian và theo tính chất thủy động lực. Tài nguyên nước trong dòng chảy mặt ở Thái Bình rất phong phú. Mật độ sông ngòi dày đặc chứa và lưu thông một lượng nước mặt khổng lồ. Nguồn cung cấp hàng tỷ m3 từ các con sông lớn như sông Hồng, sông Trà Lý, sông Thái Bình, cộng vào đó là lượng nước mưa nhận được hàng năm cũng rất lớn (hàng tỉ tấn). Đây là điều kiện thuận lợi để cư dân sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất ở mọi nơi trong tỉnh. Các dòng chảy mặt đã được sử dụng tưới tiêu cho đồng ruộng thông qua hệ thống thủy lợi: mương, máng tưới tiêu, hệ thống cống tự chảy Trên hệ thống đê sông lớn có rất nhiều cống lấy nước từ các con sông tưới cho đồng ruộng, nguồn nước lấy từ sông Hồng, sông Trà Lý, sông Thái Bình , đem lại nguồn nước tưới cho đồng ruộng về theo đó cung cấp một lượng phù sa đáng kể, giúp cho đồng ruộng của Thái Bình ngày càng thêm màu mỡ. Dòng chảy mặt của các con sông nội đồng ngoài tác dụng tưới cho đồng ruộng, phục vụ sinh hoạt của cư dân, còn mang theo các chất thải ở thể lỏng chảy ra biển Đông (nước thải sinh hoạt, nước thau chua, rửa mặn đồng ruộng). Hệ thống dòng chảy mặt, nhất là hệ thống sông ngòi nội đồng chảy quanh co, ngang dọc trên đất Thái Bình làm thành cảnh quan, tạo ra một khung cảnh sông nước, đồng ruộng, vườn cây trái, hài hòa, yên bình, thơ mộng. Tuy vậy, những năm gần đây do việc sử dụng nguồn tài nguyên nước mặt ở một số nơi không hợp lý và khoa học, việc sử dụng nước mặt thiếu ý thức của một bộ phận dân cư đã dẫn đến việc nguồn nước mặt ở một số nơi bị ô nhiễm, chất lượng nước ở những nơi này thường kém, không đủ tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Vì vậy, cần phải giáo dục trong cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn nước, tài nguyên nước mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Để bảo vệ tốt tài nguyên nước mặt, ngoài giáo dục cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn nước, cần phải có các biện pháp đồng bộ: - Quản lý chặt chẽ các nguồn nước thải công nghiệp, nước sinh hoạt (nhất thiết phải qua xử lý các chất độc hại trước khi đổ ra hệ thống sông ngòi. - Khơi thông các dòng chảy bằng biện pháp nạo vét các dòng sông nội đồng thường xuyên. Hạn chế việc lấn chiếm các hệ thống sông ngòi gây cản trở dòng chảy. - Phối hợp điều tiết dòng chảy thông qua hệ thống tưới tiêu thật nhịp nhàng và khoa học. - Rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt ở các khu đông dân cư, cần gom xử lý, không vứt bừa bãi xuống các dòng sông gây ô nhiễm, làm tắc nghẽn dòng chảy. - Trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và phải kiểm tra chặt chẽ, không để thuốc bảo vệ thực vật làm ô nhiễm nguồn nước mặt. - Các nguồn nước dùng trong sinh hoạt của cộng đồng cần được xử lý, đảm bảo nước sạch cho sinh hoạt. Tài nguyên nước ngầm Như trên đã cho thấy, tài nguyên nước ngầm tầng mặt và tầng sâu của Thái Bình tương đối phong phú, song đa phần không thể sử dụng ngay được cho sinh hoạt. Các tầng chứa nước nông đều có hàm lượng sắt cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép; Để dùng được phải qua xử lý, khử bớt sắt mới đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Hầu hết các giếng khoan đã có biểu hiện ô nhiễm các chất hữu cơ do tàn tích của các loài thực vật, có xuất hiện các ion độc hại như NH4, NO2, P04, S Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích cát - cuội- sỏi hệ tầng Hà Nội sâu 80-140m có khả năng chứa nước lớn, có giá trị cung cấp cả về số lượng lẫn chất lượng cho những trạm xử lý và cung cấp nước trung bình và nhỏ. Do tầng chứa nước ở dưới sâu nên khả năng gây ô nhiễm nguồn nước trong tầng này được bảo vệ bởi các tầng chứa nước phía trên. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi khai thác và sử dụng, cần lưu ý biện pháp bảo vệ và khai thác với mức độ hợp lý. Nước ngầm tầng mặt của Thái Bình, về mùa khô chỉ đào sâu xuống 1-1,5m, mùa mưa chỉ đào sâu chưa đến 1m. Tuy nhiên, đây chỉ là nước ngầm trên mặt, nếu đào sâu xuống sẽ gặp nước mặn và chua, độ trong không đảm bảo, không thể dùng trong sinh hoạt ngay được mà cần phải xử lý. Càng sâu trong đất liền (Quỳnh Phụ, Hưng Hà) thì mức độ mặn, chua giảm hơn. ài nguyên đất Đất đai Thái Bình được hình thành về cơ bản là do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông lớn: Sông Hồng, sông Trà Lý (1 chỉ lưu của sông Hồng), sông Luộc (cũng là một chi nhánh của sông Hồng), sông Thái Bình Sự bồi tụ được tiến hành từ từ trong thời gian dài, tạo ra một châu thổ khá bằng phẳng, độ cao trên dưới 2m so với mực nước biển. Đất là tổng hợp các yếu tố tự nhiên: Địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, các loài sinh vật (thực vật) và có sự tác động tích cực của con người. Đất Thái Bình được thành tạo từ các trầm tích phù sa cổ, phù sa mới và xác các loài thực vật trôi dạt từ thượng nguồn về, cây cối mọc lên hình thành sự trao đổi chất hai chiều giữa cây và đất. Đất cung cấp cho cây nguồn dinh dưỡng khoáng, cây sau một thời gian sinh trưởng, chu kỳ sống thì trả lại cho đất xác của chúng, làm cho đất ngày càng màu mỡ. Khí hậu nhiệt đới ẩm, làm cho quá trình phong hóa trong lưu vực diễn ra mạnh. Mưa tập trung theo mùa mang theo khối lượng phù sa lớn từ thượng nguồn về bồi tụ cho đồng bằng Thái Bình. Sự nóng, ẩm, mưa nhiều, mực nước ngầm cao làm cho quá trình phân hủy chất hữu cơ mạnh, tạo thêm độ phì cho đất. Bàn tay và sức lao động sáng tạo của con người đã cải tạo đất bằng nhiều biện pháp khác nhau: (Thủy lợi, chọn đối tượng trồng trọt phù hợp với từng loại đất) thâm canh làm cho tính chất hóa lý của đất được cải thiện, dẫn đến mùa màng bội thu. Trong qua trình bồi tụ, tuy nói là địa hình Thái Bình bằng phẳng, song thực vật phù sa bồi tụ tạo nên địa hình chỗ cao, chỗ thấp khác nhau, sự chênh lệch độ cao của các vùng không lớn. Các vùng có độ cao từ 0,3m hoặc thấp hơn đã hình thành các vùng ngập nước quanh năm, những vùng này đất bị yếm khí. Các khoáng chất có trong đất: Fe, Mg bị khử ôxy, tan và chảy theo dòng nước rồi tụ lại thành tầng gley trong đất. Diện tích này chiếm tỷ lệ không nhiều. Vùng đất ven biển chịu tác động của thủy triều, nước mặn thường thâm nhập vào đất liền thông qua các cửa sông, cửa cống tiêu nước, làm cho đất bị nhiễm mặn. Vùng này bao gồm các xã ven biển của hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải. Nếu đào sâu xuống khoảng 1-3m, thường gặp nước hơi mặn (nước lợ). * Các loại đất Quy luật bồi đắp và tác động của con người làm cho đất Thái Bình phân hóa ra các loại sau: - Đất phù sa trung tính không được bồi đắp hàng năm: Phân bố ở các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Vũ Thư. Phần lớn ở độ cao 1-2m, thoát ảnh hưởng của thủy triều do hệ thống thủy lợi tốt và nước ngọt từ các sông đưa về, ngăn chặn mặt ngầm. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nặng, có màu nâu đỏ, phản ứng pH 4,5-5. Đây là loại đất có dinh dưỡng khá. Chế độ nước ngầm tầng nông tương đối ổn định, ít bị nhiễm mặn. - Đất nhiễm mặn ít: Kéo dài thành dải ven biển của các huyện Thái Thụy, Tiền Hải. Độ mặn chính ở đây do ảnh hưởng của nước biển ngầm và kênh rạch ven biển. Mức độ nhiễm mặn thay đổi theo mùa lũ - cạn, ở các độ sâu khác nhau. Nhưng phần lớn nước ngầm tầng nông bị nhiễm mặn. Một phần mặn do hơi nước từ biển đưa vào cũng làm mặn ngay từ bề mặt. Đất mặn có hàm lượng hữu cơ cao, dinh dưỡng khá. Tuy nhiên, độ mặn là yếu tố khống chế sản xuất. Đất thường chưa ổn định, phân tầng chưa rõ rệt, thường có tầng hữu cơ là xác thực vật. - Đất nhiễm mặn nhiều: Là các loại đất có độ muối trên 0.5%, màu xám thường bị gley mạnh. Mực nước ngầm cao và thường nhiễm mặn ngay từ bề mặt. Chúng phân bố ở ven biển và các cửa sông, các đầm nuôi thủy sản, bãi triều. Thông thường nền nước ngọt ở đây dưới 50m. - Đất cát: Các cồn cát trong đất liền có tuổi Q³IV và cồn ngoài bãi triều mới hình thành. Cồn cát cao và thô, nước mặn ảnh hưởng rất ít đến tầng mặt. Đất ở đây thường nghèo dinh dưỡng, hơi chua. Tùy thuộc vào độ cao mà đất cát biển cũng phân hóa ra loại đất cát đã được ngọt hóa và loại nhiễm mặn. Các cồn cát cao trong nội địa đã được ngọt hóa và đất không bị nhiễm mặn, là đất thổ cư và trồng hoa màu vào mùa khô. Đất thường không chứa lớp xác thực vật bên dưới. Đi sâu vào tìm hiểu về các loại đất của Thái Bình có các loại: - Đất ven biển - Đất mặn và chua mặn - Đất ngoài đê - Đất nội đồng không nhiễm mặn Đất ven biển Đất ven biển chia thành 2 loại: Đất ven biển và cửa sông: Diện tích khoảng 120ha, nằm dọc theo bờ biển từ cửa sông Hồng đến cửa sông Thái Bình. Đây là diện tích phù sa mới được bồi đắp. Mặt đất phẳng, dốc thoải ra phía biển, trơ trọi, độ cao 25-30cm. Các bãi này thường là cát nhiễm mặn, hạt mịn. Hiện nay, các bãi này đã được trồng trọt một số cây ngập mặn để tạo điều kiện cho phù sa lắng đọng và chắn sóng biển, bảo vệ đê điều. Cồn cát ven biển: Các cồn cát này được hình thành do được bồi tụ sớm hơn vùng bãi. Tác động của sóng, gió đưa cát từ phía biển vào bờ, tích tụ lại, dần dần dồn lại thành cồn cao. Các cồn cát này có khoảng 100ha, tập trung ở các xã Thụy Lương, Thụy Hải, Thái Đô (Thái Thụy), Đông Hoàng, Đông Long (Tiền Hải) Đất mặn và chua mặn Loại đất này gồm nhiều loại, căn cứ vào độ chua, độ mặn, có thể chia ra thành các loại: Đất mặn: Là đất nằm ngoài đê biển và vùng phục cận trong đê. Đất này được bồi đắp do phù sa mịn tạo thành các vùng đất thịt nhẹ (bao gồm các vùng muối, bãi lầy trồng sú vẹt). Diện tích khoảng 200ha. Đất nhiễm mặn: Khoảng 1.373,5ha, chiếm 1,25 diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Loại đất này chủ yếu ở các cửa sông và bãi bồi gần cửa sông. Huyện Thái Thụy, có 854,6ha. Tiền Hải có 518,8ha. Các diện tích đất nhiễm mặn thường nằm ngoài đê, do ảnh hưởng của thủy triều theo các cửa sông tràn vào gây nên. Diện tích này thường chỉ canh tác một vụ. Mùa khô hanh nước sông thấp, nước biển ngấm sâu, khi nước bốc hơi, một lượng muối nổi lên mặt đất. Mùa mưa, các con sông dâng cao, dòng chảy mạnh, phần nào lấn át thủy triều; Đồng thời nước sông dâng cao lên đã rửa mặn cho đất, vì thế có thể trồng cấy được vào vụ mùa. Loại đất này là phù sa mới được bồi tụ có độ pH từ trung tính đến kiềm yếu. Thành phần cơ giới của đất là hạt, có kích thước từ 0,02-0,2mm. Đất mặn do ảnh hưởng của mạch nước ngầm: Chiếm 2.977,5ha, bằng 2,7% tổng số đất tự nhiên của tỉnh. Loại đất này thường ở nơi thấp (độ cao từ 0,25- 0,50m). Nguyên nhân gây mặn là do mạch nước ngầm ở độ sâu 0,8-1m(tầng cát) gây nên, loại đất này có nhiều ở huyện Tiền Hải. Nồng độ Ca trong đất vào khoảng 0,1-0,2%, tổng số muối tan khoảng 3%. Lượng muối này thay đổi theo mùa. Mùa khô hanh, lượng muối trong đất tăng, mùa mưa lượng muối trong đất giảm. Đất ít mặn: Diện tích khá lớn, khoảng 13.290,0ha (chiếm12,36% diện tích toàn tỉnh). Đất này có ở các huyện Tiền Hải, Thái Thụy, Đông Hưng, Kiến Xương, Quỳnh Phụ. Đó là loại đất trước kia cũng bị nhiễm mặn nhưng do quá trình canh tác, cải tạo lâu ngày, độ mặn giảm. Hơn nữa, biển lùi xa dần nên sức thẩm thấu của nước biển yếu đi, các mạch nước ngầm từ phía đất liền đẩy nước mặn do quá trình bồi đắp còn tồn đọng ra phía biển làm cho độ mặn giảm đáng kể. Một nguyên nhân nữa khiến cho độ mặn ở vùng này giảm là do nước mặn (nước mưa, nước thải trong canh tác nông nghiệp) theo các hệ thống thủy lợi tiêu chảy ra biển. Đất mặn chua Chiếm diện tích nhỏ, khoảng 918.8ha, nằm rải rác ở các địa phương ven biển thuộc Thái Thụy, Tiền Hải Loại đất này có độ mặn và độ chua cao là do nguyên nhân chúng nằm sát chân đê biển thường xuyên ngập nước, chịu sự thẩm thấu của nước biển, đồng thời do quá trình rửa trôi ở các vùng khác đem về, đọng lại ở đây. Đất chua mặn [...]... với vùng giữa, vùng này bao gồm phía đông nam huyện Thái Thụy, các xã ven biển của huyện Tiền Hải Sông Trà Lý chạy dài từ tây bắc xuống đông nam chia Thái Bình thành hai khu: Khu bắc Thái Bình, gồm các huyện Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy Khu Nam Thái Bình, gồm phần lớn thành phố Thái Bình; Các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải Khu bắc Thái Bình: Có địa hình cao ven sông Hồng, sông Luộc, thấp... việc sử dụng đất canh tác của Thái Bình được phân bổ như sau: - Thành phố Thái Bình: 2.424ha - Huyện Quỳnh Phụ: 13.584ha - Huyện Hưng Hà: 13.223ha - Huyện Đông Hưng: 13.831ha - Huyện Vũ Thư: 12.083ha - Huyện Kiến Xương: 13.870ha - Huyện Tiền Hải: 12.746ha - Huyện Thái Thụy: 15.015ha Khí hậu Thái Bình mang tính chất cơ bản là nhiệt đới ẩm gió mùa Thái Bình có nhiệt độ trung bình 23º-24ºC, tổng nhiệt độ... 80-90% Gió mùa mang đến Thái Bình một mùa đông lạnh mưa ít, một mùa hạ nóng mưa nhiều và hai thời kỳ chuyển tiếp ngắn Khí hậu Thái Bình mang tính chất cơ bản là nhiệt đới ẩm gió mùa Thái Bình có nhiệt độ trung bình 23º-24ºC, tổng nhiệt độ hoạt động trong năm đạt 84008500ºC, số giờ nắng từ 1600-1800h, tổng lượng mưa trong năm 1700-2200mm, độ ẩm không khí từ 80-90% Gió mùa mang đến Thái Bình một mùa đông lạnh... bằng nằm sát biển, khí hậu Thái Bình được điều hòa bởi hơi ẩm từ vịnh Bắc Bộ tràn vào Gió mùa đông bắc qua vịnh Bắc Bộ tràn vào Gió mùa đông bắc qua vịnh Bắc Bộ vào Thái Bình làm tăng độ ẩm so với những nơi khác nằm xa biển Vùng áp thấp trên đồng bằng Bắc Bộ về mùa hè hút gió biển bào làm bớt tính khô nóng ở Thái Bình Sự điều hòa của biển làm cho biên độ nhiệt tuyệt đối ở Thái Bình thấp hơn ở Hà Nội 5ºC... đồng thẳng cánh cò bay và quanh năm tươi tốt như ngày hôm nay Thái Bình trở thành một trọng điểm lúa nước nằm trong vựa lúa của đồng bằng Bắc Bộ và cả nước Thái Bình nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ trừ một phần nhỏ nằm về phía đông bắc (phía đông huyện Quỳnh Phụ, phía Bắc huyện Thái Thụy) chịu ảnh hưởng của cả hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình Phần còn lại chịu ảnh hưởng của hệ thống Sông Hồng, tức... Ngay trong phạm vi tỉnh, sự điều hòa nhiệt ẩm ở vùng ven biển Thái Thụy, Tiền Hải rõ rệt hơn những vùng xa biển Biên độ nhiệt trung bình trong năm ở Diêm Điền là 12,8ºC, còn ở thành phố Thái Bình là 13,1ºC Tuy nhiên do diện tích nhỏ, gọn và địa hình tương đối bằng phẳng nên sự phân hóa theo lãnh thổ tỉnh không rõ rệt Nền địa hình Thái Bình là đồng bằng được hình thành cách đây không lâu Đường bờ biển... 100-200 năm trở lại đây Nền địa hình Thái Bình là đồng bằng được hình thành cách đây không lâu Đường bờ biển hiện nay chỉ mới được bồi đắp trong vòng 100-200 năm trở lại đây Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1-2m so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam Tỉnh Thái Bình nằm trong đồng bằng Bắc bộ, có... diện tích đất bình quân đầu người thấp (đất chật, người đông), vì thế nông dân Thái Bình đã tận dụng mọi diện tích đất đai hiện có thể phục vụ việc canh tác tạo ra sản phẩm nhằm duy trì và nâng cao đời sống Theo số liệu của Cục Thống kê năm 2000, diện tích đất tự nhiên Thái Bình là 154,224%ha, đất nông nghiệp là 96,567ha chiếm 62,6% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Dân số 1.801.000 người bình quân gần... tác không hợp lý, đất bị xói mòn, rửa trôi Phía đông Bắc tỉnh: Quỳnh Phụ, Thái Thụy ảnh hưởng của phù sa sông Thái Bình; Vùng này có phản ứng chua; Song nhìn chung đất có độ phì cao, giàu mùn, đạm, lượng kali khá tốt, đất tốt Đất phù sa không bồi, gley trung bình hoặc mạnh chiếm diện tích 41.704ha, bằng 38.4% đất tự nhiên của Thái Bình Loại đất này có ở Quỳnh Phụ, Hưng Hà,Vũ Thư, Đông Hưng và rải rác... cao dần lên ở dải đất ven biển (từ cửa sông Trà Lý đến cửa sông Thái Bình và một dải đất cao phía nam sông Hóa Khu nam Thái Bình có đặc điểm địa hình cao ở phía tây bắc, nơi ngã ba sông Hồng và sông Trà Lý rồi dốc dần về phía đông nam Thấp nhất là đoạn giữa và cao dần lên ở đoạn cuối ven biển Các khu vực địa hình Có thể chia địa hình Thái Bình thành các khu nhỏ như sau: Loại hình ven sông Loại hình đất . bắc xuống đông nam chia Thái Bình thành hai khu: Khu bắc Thái Bình, gồm các huyện Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy. Khu Nam Thái Bình, gồm phần lớn thành phố Thái Bình; Các huyện Vũ Thư,. Đông Lĩnh (Đông Hưng) - Thái Hà (Thái Thụy) dài 9km. Sông Hệ: Nối sông Hóa với sông Diêm Hộ, dài 12km, chạy qua mấy xã thuộc Quỳnh Phụ, Thái Bình. * Khu vực nam Thái Bình Sông Cự Lâm: Chảy từ. 13.870ha - Huyện Tiền Hải: 12.746ha - Huyện Thái Thụy: 15.015ha Khí hậu Thái Bình mang tính chất cơ bản là nhiệt đới ẩm gió mùa. Thái Bình có nhiệt độ trung bình 23º-24ºC, tổng nhiệt độ hoạt động

Ngày đăng: 22/06/2014, 09:20

Xem thêm: Tinh thái bình pot

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w