Cácbàithuốcchữa phì đạituyếntiềnliệtTuyếntiềnliệt nằm bao quanh phần trên cùng của niệu đạo. Khi tuyến tiềnliệt khoẻ mạnh, không gây ra vấn đề gì, nhưng nếu rối loạn xảy ra trong tuyến tiền liệt, mô trong tuyến này sẽ phồng lên hoặc lớn lên gây chèn ép niệu đạo và ảnh hưởng đến khả năng tiểu tiện. Có 3 loại rối loạn có thể ảnh hưởng đến tuyếntiềnliệt là viêm, phìđại lành tính và ung thư, trong đó phìđại lành tính là hay gặp hơn cả. Mộc thông Theo y học cổ truyền, ở người bình thường tiểu tiện thông lợi do sự khí hoá của tam tiêu và có liên quan các tạng tỳ, phế, thận. Thuỷ dịch nhờ sự vận hoá của tỳ, sự tuyên phát và thúc giáng của phế đưa xuống thận, thông qua khí hoá của thận mà có sự phân thanh giáng trọc, chất thanh được đưa lên để đi nuôi dưỡng cơ thể, chất trọc đưa xuống bàng quang để tống ra ngoài. Nếu không “vận hành” theo đúng quy trình như vậy sẽ xuất hiện chứng long bế. Các biểu hiện của chứng này là dòng nước tiểu yếu, bí tiểu, tiểu tiện ngắt quãng, nước tiểu nhỏ giọt khi tiểu tiện xong, tiểu nhiều vào ban đêm, không thể tiểu hết nước tiểu trong bàng quang… có thể dẫn đến tái nhiễm khuẩn bàng quang và hại thận do nước tiểu ứ đọng (tồn lưu) ở bàng quang. Y học cổ truyền chia chứng long bế ra các thể khác nhau, tuỳ thể mà chữa trị theo cácbàithuốc khác nhau. Thể thận âm bất túc: Tiểu tiện nhỏ giọt không thông lợi, đau lưng ù tai, lòng bàn tay, bàn chân nóng, gò má đỏ, miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu ít. Bài thuốc: thục địa hoàng 15g, hoài sơn 9g, phục linh 9g, đan bì 9g, trạch tả 9g, sơn thù nhục 6g, ngưu tất 9g, sơn từ cô 6g, xa tiền tử 15g (bọc sắc), hạ khô thảo 30g. Sắc uống ngày 1 thang. Thể thấp nhiệt: Tiểu tiện không thông lợi, nước tiểu vàng, bụng dưới trướng đau, đạitiện táo, miệng đắng và dính, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt. Bài thuốc: biển súc 9g, cù mạch 9g, sơn chi 12g, đại hoàng 3g (cho sau), mộc thông 9g, xa tiền tử 15g (bọc sắc), cam thảo 6g, phục linh 9g, tỳ giải 12g, thương truật 9g. Sắc uống ngày 1 thang. Thể ứ trệ: Tiểu tiện nhỏ giọt, đái dắt hoặc bí tiểu, tia nước tiểu nhỏ không mạnh, bụng dưới trướng đầy, chất lưỡi tím tối hoặc có ban, điểm ứ huyết. Bài thuốc: đại hoàng 3g (cho sau), đương quy vĩ 12g, sinh địa 12g, sơn xuyên giáp 9g, đào nhân 9g, biển súc 9g, cù mạch 9g, ngưu tất 9g, hoàng kỳ 15g. Sắc uống ngày 1 thang. Thể trung khí hạ hãm: Lượng tiểu ít mà không thông, người mệt mỏi, ăn không ngon, đoản hơi, đoản khí, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Bài thuốc: đẳng sâm 15g, chích hoàng kỳ 15g, bạch truật 10g, chích cam thảo 6g, trần bì 6g, thăng ma 9g, sài hồ 9g, tỳ giải 9g, biển súc 9g, mộc thông 9g. Sắc uống ngày 1 thang. Thể tỳ thận đều hư: Tiểu tiện dắt, đi không hết bãi, tia nước tiểu không mạnh, lưng gối mỏi yếu, sắc mặt trắng bệch, tinh thần mệt mỏi, chân tay lạnh, chất lưỡi bệu nhạt có vết ấn răng. Bài thuốc: đẳng sâm 15g, chích hoàng kỳ 15g, trạch tả 15g, nhục quế 3g (cho sau), phục linh 12g, xa tiền tử 15g (bọc sắc), xuyên sơn giáp 15g, đào nhân 12g, hồng hoa 12g, vương bất lưu hành 9g. Sắc uống ngày 1 thang. . Các bài thuốc chữa phì đại tuyến tiền liệt Tuyến tiền liệt nằm bao quanh phần trên cùng của niệu đạo. Khi tuyến tiền liệt khoẻ mạnh, không gây ra vấn đề. trong tuyến tiền liệt, mô trong tuyến này sẽ phồng lên hoặc lớn lên gây chèn ép niệu đạo và ảnh hưởng đến khả năng tiểu tiện. Có 3 loại rối loạn có thể ảnh hưởng đến tuyến tiền liệt là viêm, phì. đọng (tồn lưu) ở bàng quang. Y học cổ truyền chia chứng long bế ra các thể khác nhau, tuỳ thể mà chữa trị theo các bài thuốc khác nhau. Thể thận âm bất túc: Tiểu tiện nhỏ giọt không thông