1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

án môn học ppt

11 140 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Đồ án môn học : Tổ chức sản xuất – tổ chức lao động LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế nước ta chuyển từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế mới tồn tại nhiều thành phần kinh tế cùng cạnh tranh và phát triển. Hiện nay với chủ trương của nhà nước là đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì nghành công nghiệp khai thác có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngoài một số ngành công nghiệp như dầu mỏ khí đốt năng lượng hạt nhân mới hình thành và phát triển chưa cao cho nên công nghiệp khai thác có ý nghĩa rất to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Than là một mặt hàng có giá trị xuất khẩu đem lại ngoại tệ cho đất nước và nó cũng là nguồn năng lượng quan trọng để phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng trong nước. Để phù hợp với nền kinh tế thị trường, hiện nay việc sản xuất kinh doanh được củng cố và phát triển hoàn thiện. Đối với công ty than Cao Sơn là một trong các công ty thuộc tổng công ty than Việt Nam khai thác bằng phương pháp lộ thiên, có trình độ cơ giới hóa cao, máy móc thiết bị hiện đại và đồng bộ, mặt khác sự đòi hỏi khắt khe của thị trường tiêu thụ, nhu cầu đời sống xã hội ngày càng cao do đó việc tự tìm cho mình một con đường đi đúng đắn với các biện pháp sản xuất kinh doanh tối ưu để tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường là vấn đề sống còn của công ty. Sản xuất kinh doanh có hiệu quả là mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào, một trong các yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh đó là nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm đi đôi với tiết kiệm chi phi sản xuất kinh doanh đó là nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm đi đôi với tiết kiệm chi phí sản xuất mà trong đó vật tư vật liệu là cơ bản. Mục tiêu của nghiên cứu này là lựa chọn phương án hoàn thiện công tác cung ứng vật tư kỹ thuật cho công ty than Cao Sơn nhằm xây dựng hệ thống chỉ tiêu cos chất lượng tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác, kế hoạch hóa góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian và trình độ bản thân nên bản đồ án này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Bởi vậy em rất mong nhận dược những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô và các bạn để hoàn thiện hơn chuyên đề mà em đang nghieen cứu. 1 PHẦN THỨ NHẤT TÌNH HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY THAN CAO SƠN 1.1 ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY THAN CAO SƠN 1.1.1: Loại hình doanh nghiệp Công ty than Cao Sơn là một trong các công ty thuộc Tổng công ty than Việt Nam. Văn phòng công ty cách thị xã khoảng 3km về phía Đông. Khu khai trường khai thác than rộng 9,8km2 cách trung tâm thị xã Cẩm Phả khoảng 15 km về phía Đông Bắc. Đây là khu công nghiệp chiếm 2/3 sản lượng than toàn quốc. Xung quanh khu vực khai trường của công ty đều là các công ty than thuộc tổng công ty than Việt Nam. Trụ sở công ty: phường Cẩm Sơn, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh Điện thoại: 033 862 210 – 033862337 Fax: 033 863 945 • Điều kiện tư nhiên a/ Địa hình: Công ty than Cao Sơn nằm trong địa hình phân cách mạnh, phía nam đỉnh cao sơn cao 436m, đây là đỉnh núi cao nhất trong vùng Hòn Gai – Cẩm Phả. Địa hình của công ty thấp dần về phía Bắc, trong khu vực khai thác hiện nay không tồn tại địa hình tự nhiên và thảm thực vật mà nó thay đổi thường xuyên theo tiến trình khai thác của công ty, đã làm mất cân bằng sinh thái trong khu vực và khu vực lân cận: Cây cối bị phá hủy, sông suối bị bồi lấp b/ Khí hậu Công ty than Cao Sơn nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, do gần biển nên khí hậu của công ty mang sắc thái duyên hải, được chia làm hai mùa rõ rệt -Mùa khô: Bắt đàu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu khô ráo mát mẻ, nhiệt độ trung bình 15°C, lượng bốc hơi 15mm/tháng. Lượng mưa lớn nhất lên đến 159,6mm/tháng. Mùa này thuận lợi cho việc khai thác song ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân do gió và mưa phùn, những ngày rét gió mùa nhiệt độ từ 3-5°C gây ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động. Tuy nhiên lượng mưa không đáng kể nên thuận lợi cho việc khai thác xuống sâu của công ty. - Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 10 khí hậu ẩm ướt nhiệt độ trung bình 27°C, lượng bốc hơi trung bình 4mm/tháng. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7, tháng 8, lượng mưa trung bình hằng năm 2040mm/năm, lượng mưa tối đa 250mm/ngày đêm. Mùa này có mưa rào, bão và áp thấp 2 nhiệt đới ảnh hưởng rất lớn đến quá trình khai thác đặc biệt là khai thác xuống sâu. c/ Địa tầng và hệ thống vỉa than Địa tầng công ty Cao Sơn nằm trong địa tầng chung của khu vục Khe Chàm bao gồm các thành phần tạo trầm tích nhóm triat thống thượng bậc Nori và các trầm tích đệ tứ. Địa tầng chứa than dày khoảng 1100m bao gồm các loại đá: cuội kết, sạn kết, sét than và các vỉa than xen kẽ. Công ty than Cao Sơn có 22 vỉa than, đánh số thứ tự V1 đến V22 trong đó V13, V14 có tính phân chum mạnh mẽ tạo ra các chùm vỉa. Chiều dày cụ thể được cho trong bảng sau: CHIỀU DÀY CÁC VỈA THAN 12-14 Tên vỉa chiều dày min(m) chiều dày max(m) chiều dày trung bình (m) Ghi chú 12 0,19 6,29 1,31 Tương đối ổn định 13-1 0,36 18,74 6,9 Tương đối ổn định 13-2 0,75 6,22 2,67 Tương đối ổn định 14-1 0,00 4,38 1,32 Không ổn định 14-2 0,77 11,00 4,19 Tương đối ổn định 14-4 0,91 5,5 2,59 Tương đối ổn định 14-5 1,07 26,24 10,52 Tương đối ổn định Riêng khu Bàng nâu vỉa 17 có chiều dày trung bình 8,05m nhưng không ổn định. Hiện nay công ty than Cao Sơn khai thác V14-5 đây là vỉa có diện phân bổ rộng, lien tục chiều dày ổn định. Đá vách V14-5 có đặc điểm là gồm các hạt thô, sáng màu và rắn chắc, màu sáng nằm gần như sát vỉa than tạo thành một lớp dày tồn tại gần như song song với V14-5. Tiếp xúc với vỉa than là một lớp sét mỏng(3-7m). Ở công ty than Cao Sơn qua các bản thiết kế đã thông qua: ngoài V14-5, V13-1 các vỉa này nằm cách nhau từ 30-50m theo phương thẳng đứng. d/ Cấu trúc địa chất Đất đá công ty than Cao Sơn có những đặc tính cơ lý sau: 3 TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA CÔNG TY THAN CAO SƠN Chỉ tiêu Đơn vị Cuội, sạn kết Cát kết Bội kết Cường độ kháng nén kg/cm3 1300 1300 800 Cường độ kháng kéo 86 119 132 Góc độ ma sát độ 32 31 35 Lực dính kết kg/cm3 470 462 490 Trọng lượng thể tích kg/cm3 2,52 2,52 2,67 1.1.2: Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ của công ty Công ty than Cao Sơn là doanh nghiệp khai thác than thuộc tổng công ty than Việt Nam vì thế loai sản phẩm mà doanh nghiệp đang khai thác là than và sản phẩm bán ra trên thị trường là sản phẩm than. Công ty than Cao Sơn khi khai thác than từ lòng đất vận chuyển than đến khâu sàng tuyển. Tại đây than sẽ được phân cấp thành các loại than khác nhau như than cục 4, cục 3, cám 4A, cám 5A, cám 5B và than cục xô. Loại sản phẩm của công ty rất đa dạng có nhiều loại phân cấp khác nhau để phục vụ cho các nhu cầu đòi hỏi chất lượng than và các kích cỡ hạt khác nhau. Các sản phẩm khác nhau về chất lượng như: chất bốc hàm lượng lưu huỳnh có trong các loại than khác nhau. Có sự phân cấp ra nhiều loại sản phẩm về than. Như vậy để đáp ứng được nhu cầu thị trường. Thị trường mà doanh nghiệp đang tham gia là thị trường mà doanh nghiệp cần sản phẩm than. Trong thị trường cạnh tranh hiện nay doanh nghiệp muốn phát triển được cần nắm bắt được thị trường hiện tại cần gì và làm sao sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng được thị trường đó để doanh nghiệp tồn tại và đi lên. Hiện nay nhu cầu về than trên thị trường chủ yếu cung cấp cho nhà máy điện, nhà máy giấy, xi măng cung cấp cho các hộ gia đình và bán cho thị trường nước ngoài. Chính vì thế muốn làm ăn có hiệu quả doanh nghiệp phải có những sản phẩm đa dạng để đáp ứng dduocj nhu cầu mà thị trường đề ra. Do vậy sản phẩm của doanh nghiệp phải có sự phân loại. Khi phân loại sản phẩm như vậy thực chất là doanh nghiệp muốn làm sao cho sản phẩm của mình bán ra đạt doanh thu cao nhất. việc phân loại sản phẩm mục đích cũng nhằm cạnh tranh được với các sản phẩm khác có cùng chức năng như sản phẩm của mình. Thị trường hiện nay than đang phải cạnh tranh với các mặt hàng khác có cùng mục đích sử dụng như dầu, khí đốt vì thế các doanh nghiệp khai thác than gặp rất nhiều khó khăn trong việc bán than do đó sản phẩm của doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng để có thể cạnh tranh với các mặt hàng khác nhau mà không bị các đơn vị khác lấy khách của mình. 4 1.1.3: Đặc điểm chung về tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Công ty than Cao Sơn với đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 3781 người. là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty than Việt Nam. Do tính đặc trưng của doanh nghiệp là khai thác than lộ thiên, khối lượng công việc trong năm cần thực hiện lớn mức độ đòi hỏi bộ máy quản lý tốt trình độ tổ chức và trình độ tay nghề công nhân phải cao. Do đó để hợp lý hóa công tác sản xuất, hiện nay công ty đang thực hiện chia thành 4 cấp quản lý: giám đốc→ quản đốc→đội trưởng→ tổ trưởng. Với hình thức quản lý như trên công ty áp dụng hình thức phân bổ theo ca sản xuất. Bộ máy quản lý tổ chức theo tuyến chức năng độc lập. Do vậy cơ sơ sản xuất chịu sự quản lý của nhiều bộ phận cấp trên, cũng như nhận được sự tham mưu, chỉ đạo của các phòng ban trong công ty. Hiện nay bộ máy quản lý công ty được chia làm các lĩnh vực chính sau: - Quản lý công nghệ và điều hành - Quản lý tài sản cố định và xây dựng cơ bản - Quản lý tài sản an ninh chính trị và xã hội - Quản lý hành chính sự nghiệp Do yêu cầu phát triển của công ty nhằm phù hợp với tình hình sản xuất của doanh nghiệp, cho đến nay tuy bộ máy quản lý công ty có phát triển them một số phòng ban, phân xưởng nhưng nhìn chung thì bộ máy quản lý của công ty tương đối hoàn thiện và hiệu quả. Tỷ lệ giữa cán bộ quản lý và công nhân sản xuất vẫn ở mức độ cho phép. Công ty không ngừng nghiên cứu hoàn thiện tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, hiện nay công ty có một đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ cao. 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp. 1.2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý Xuất phát từ quy trình công nghệ sản xuất và đặc thù của công ty mà tình hình tổ chức và quản lý của công ty theo cơ quan trực tuyến chức năng. 5 Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất được thể hiện như sau: 6 1.2.2: Hình thức tổ chức Cơ cấu quản lý các công trường, phân xưởng tuân theo nguyên tắc gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất trong nội bộ công ty. Với mô hình quản lý này cho thấy ở cấp công trường, phân xưởng đội xe đã có sự quản lý mang tính chất khoa học tạo ra khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của bộ phận mình. 1.2.3: Các mối liên hệ quản lý Từ sơ đồ trên cho thấy trong cơ cấu tổ chức quản lý của công ty phân theo trực tuyến chức năng, đứng đầu là giám đốc, sau đó là 3 phó giám đốc, kế toán trưởng, sau nữa là các phòng ban và bộ phận. Giám đốc chịu trách nhiệm trước tổng công ty và nhà nước trước mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Mối quan hệ giữa giám đốc và các đơn vị là quyền lực chỉ huy, dưới giám đốc còn có các phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực phụ trách của mình, giúp giám đốc quản lý về mọi mặt như kinh tế, kỹ thuật, sản xuất, vận tải, cơ điện của công ty. Còn đối với các phó giám đốc về công tác hành chính và tổng hợp điều hành công tác quản trị văn phòng. Thấp hơn còn có các phòng ban liên quan như: *. Phòng điều khiển sản xuất: trung tâm chỉ huy sản xuất là một đơn vị trong cơ cấu tổ chức của công ty, thay mặt giám đốc tổng việc ra mệnh lệnh chỉ huy triển khai thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo quy định, quản lý của công ty và cấp trên đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch tác nghiệp kỳ, tháng, quý và an toàn trong quá trình sản xuất của công ty. *. Phòng kỹ thuật: tham mưu cho giám đốc phó giám đốc kỹ thuật về phương hướng sản xuất, hướng dẫn kiểm tra quản lý kỹ thuật khai thác trên cơ sơ quy định điều lệ quy trình kỹ thuật. Đánh giá điều kiện kỹ thuật địa chất công trình, địa chất thủy văn ảnh hưởng tới công tác khai thác, quản lý bảo vệ tài nguyên trong biên giới công ty. *. Phòng cơ điện vận tải: trợ giúp giám đốc, phó giám đốc cơ điện vận tải về công tác cơ điện, vận tải. Kiểm tra việc thực hiện quy trình quy phạm kỹ thuật với các thiết bị xe máy ở các đơn vị sản xuất trong công ty, xây dựng mức năng suất thiết bị, định mức tiêu hao vật tư khoán cho các đơn vị trong công ty. *. Phòng trắc địa địa chất; KCS: có nhiệm vụ nghiên cứu báo cáo tình hình địa chất trong khu vực công ty, giám sát chất lượng sản phẩm từ khâu khai thác quy hoạch khai thác, chất lượng các sản phẩm tiêu thụ, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra có nhiệm vụ đo đạc tính toán khối lượng sản xuất của công ty, kiểm tra phương hướng của việc phát triển mở rộng khu vực sản xuất. 7 *. Phòng xây dựng cơ bản: tham mưu cho giám đốc, phó giám đốc phụ trách XDCB về công tác XDCB, gồm các dự án đầu tư mua sắm thiết bị, xây mới sửa chữa các công trình xây dựng hiện có, quản lý thẩm định thiết kế, dự toán các công trình xây lắp, tổ chức nghiệm thu quyết toán các công trình đã hoàn thành, các thiết bị mua mới, đảm bảo đúng quy định của nhà nước và của than Việt Nam. *. Phòng an toàn: theo dõi giám sát công tác an toàn lao động và bảo hộ lao động. Đánh giá các sự cố để làm giảm tác hại của chúng, đồng thời phát hiện các sự cố mới để ngăn chặn kịp thời *. Phòng tổ chức đào tạo: tham mưu cho giám đốc trong công tác sản xuất, tổ chức cán bộ công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công ty, nghiên cứu hoàn thành tổ chức sản xuất, tổ chức các đơn vị trong công ty. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức thi nâng bậc hằng năm cho công nhân kỹ thuật. *. Phòng kiểm toán: thực hiện thanh tra nội bộ theo pháp lệnh thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các công trường, phân xưởng, đội xe, phòng ban nghiệp vụ giúp cho giám đốc kiểm tra công tác hạch toán trong doanh nghiệp. *. Phòng kế hoạch: giúp cho giám đốc trong việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm, cân đối kế hoạch vật tư định mức cho các đơn vị trong công ty. Tổng hợp dự toán sửa chữa lớn các thiết bị, đề xuất các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng quản lý công tác và hiệu quả sản xuất kinh doanh. *. Phòng kế toán tài chính: thực hiện công tác kế toán thống kê theo quy định của kế toán thống kê doanh nghiệp. Thực hiện hạch toán các hoạt động sản cuất kinh doanh của công ty đảm bảo việc sử dụng vốn hợp lý đúng mục đích. Tổ chức kiểm tra giám sát hạch toán phân xưởng và hoạt động kinh tế của công ty. *. Phòng vật tư: giúp giám đốc trong công tac quản lý cung ứng cấp phát vật tư, nguyên nhiên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng mức tiêu hao vật tư kỹ thuật. *. Phòng bảo vệ: bảo vệ tài sản an ninh trật tự trong phạm vi quản lý của công ty, thực hiện bảo vệ sản xuất. *. Phòng y tế: bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Còn các công trường, phân xưởng có nhiệm vụ chính là sản xuất, chế biến và tiêu thụ than góp phần thúc đẩy công ty phát triển. Chế độ nguyên tắc quản lý của công ty là tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và chịu trách nhiệm từng lĩnh vực. Triệt để thực hiện chế độ một thủ trưởng trong toàn công ty và ở 8 từng đơn vị đứng đầu là giám đốc. Giám đốc sẽ phối hợp chặt chẽ với thường vụ đảng ủy chỉ đạo công ty thực hiện đúng chủ trương đường lối kế hoạch được giao. 1.2.4: Cải tiến bộ máy quản lý Với tình hình thị trường, điều kiện của công ty hiện nay thì bộ máy quản lý của công ty là tương đối hợp lý. Nếu cải tiến bộ máy quản lý có thể dẫn tới xáo trộn, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên bộ máy quản lý này còn có một số điểm bất hợp lý cần khắc phục, nếu điều kiện cho phép nên thay đổi đó là: Nên có phó giám đốc kinh tế, chỉ đạo hoạt động của các phòng KTTC, kế hoạch, vật tư. Kế toán trưởng sẽ đặt dưới quyền của phó giám đốc này. 1.3: Các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp 1.3.1: Các bộ phận sản xuất Công ty than Cao Sơn gồm có các bộ phận sản xuất sau: - Bộ phận sản xuất chính: là bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm chính cho doanh nghiệp. - Bộ phận sản xuất phụ: bộ phận này tuy không tác động trực tiếp lên đối tượng lao động tạo ra sản phẩm chính của doanh nghiệp, song nó cần thiết thường xuyên cho bộ phận sản xuất chính như sửa chữa máy móc thiết bị, cung cấp điện, thông tin… - Bộ phận sản xuất phụ trợ: Là một dạng đặc biệt của bộ phận sản xuất phụ trên cơ sở tận dụng nhân lực thừa và phế liệu của sản xuất như xưởng mộc, xưởng làm que hàn - Bộ phận phúc lợi văn hóa: chuyên chăm lo về mặt đời sống vật chất tinh thần cho người lao động nhằm góp phần tái sản xuất lao động, thúc đẩy sản xuất, xây dựng con người mới phát triển toàn diện - Bộ phận quản lý hành chính: bao gồm các cán bộ lãnh đạo và các phòng ban chức năng giúp việc. Nhiệm vụ của bộ phận này là thu thập và xử lý thông tin, dự đoán và ra quyết định về quản lý. 1.3.2. Cơ cấu bộ phận sản xuất chính Cơ cấu tổ chức sản xuất là hệ thống những bộ phận trong doanh nghiệp có liên quan mật thiết đến nhau nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách liên tục, đem lại hiệu quả kinh tế. Trong đó thì bộ phận sản xuất chính là bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm chính cho doanh nghiệp, đối tượng lao động phải trở thành sản phẩm chính. Cơ cấu bộ phận sản xuất chính của công ty than Cao Sơn: Dựa vào quy mô sản xuất của doanh nghiệp người ta chia bộ phận sản xuất chính thành các cơ cấu nhỏ a/. Phân xưởng sản xuất chính: 9 Là một của bộ phận sản xuất chính có đặc trưng là làm ra một sản phẩm hoặc thực hiện một công việc cụ thể nào đó có thể là sản phẩm cuối cùng cũng có thể là sản phẩm trung gian. Các phân xưởng có thể hình thành theo các cách sau: +/ Theo sản phẩm: mỗi phân xưởng có thể sản xuất ra một sản phẩm chính của doanh nghiệp nên thuận tiện cho công tác tổ chức, sản xuất và hạch toán kinh tế +/ Theo công nghệ sản xuất: trong dây chuyền sản xuất chia ra thành các khâu công nghệ từ đó có thể chia cơ cấu sản xuất chính thành các phân xưởng sản xuất chính theo dây chuyền sản xuất hoặc là theo khâu công nghệ b/ Ngành sản xuất Trong mỗi phân xưởng, người ta có thể tổ chức một cơ cấu thấp hơn gọi là ngành ( nó có thể có hoặc không có trong doanh nghiệp) Thông thường nó được tổ chức ở doanh nghiệp có quy mô lớn, ngành được xây dựng trên cơ sở chuyên môn hóa về công nghệ c/ Đơn vị sản xuất và tổ sản xuất Là tập thể những người lao động có chung một công việc và cùng hướng một thành quả, đơn vị sản xuất thường có quy mô lớn hơn tổ sản xuất. 1.3.3. Tổ chức sản xuất của bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất chính gồm có bóc đất đá và khai thác than Trong quá trình bóc đất đá đầu tiên người ta phải khoan sau đó nạp nổ mìn tiếp theo là bóc xúc đất đá vận chuyển ra bãi thải. Các công việc này làm tuần tự như trên nếu không ta sẽ không lấy được đất đá vì đối với mỏ khai thác khoáng sản thì đất đá rất cứng và không thể cứ thế mà xúc bốc xong vận tải để lấy than được mà ta phải khoan sau đó nổ mìn để tơi đất đá thì mới làm công việc tiếp theo được. Sau quá trình bóc đất đá rồi thì ta chuyển sang khâu khai thác than: quá trình khai thác than cũng phải tuần tự theo các bước để có sản phẩm mà ta mốn lấy được là than. Sau khi đã xúc bốc được lượng đất đá mang đi đổ ra bãi thải thì ta phải khoan vào than sau đó nổ mìn để khối than đó có kích thước mà ta có thể xúc bốc được và vận chuyển ra nơi cần thiết. 1.4. Tổ chức lao động 1.4.1. Chế độ công tác của doanh nghiệp Công ty than Cao Sơn làm việc theo hai chế độ - Khối chỉ đạo sản xuất thực hiện theo chế độ làm việc giờ hành chính: một ngày làm việc 8h chỉ nghỉ thứ 7 và chủ nhật - Khối công trường phân xưởng, tổ đội thực hiện tuần làm việc gián đoạn, ngày làm việc 3ca, nỗi ca 8h với lịch đảo ca nghịch ( 260x3x8 ). 10 [...]... thiết bị Cụ thể thì tuy nhiên công ty sản xuất than công việc làm liên tục nhưng luôn đảm bảo người lao động làm không quá 8h/ ngày, 48h trong một tuần Đối với nghề lao động đặc thù nghề đặc biệt nặng nhọc độc hại công ty thực hiện theo quy định của nhà nước và tổng công ty than Việt Nam Thời gian nghỉ luân phiên của giám đốc công ty ủy quyền cho đồng chí thủ trưởng đơn vị lập cho phù hợp với tình hình . rệt -Mùa khô: Bắt đàu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu khô ráo mát mẻ, nhiệt độ trung bình 15°C, lượng bốc hơi 15mm/tháng. Lượng mưa lớn nhất lên đến 159,6mm/tháng. Mùa này thuận lợi cho. mưa không đáng kể nên thuận lợi cho việc khai thác xuống sâu của công ty. - Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 10 khí hậu ẩm ướt nhiệt độ trung bình 27°C, lượng bốc hơi trung bình 4mm/tháng. Lượng. Đồ án môn học : Tổ chức sản xuất – tổ chức lao động LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế nước ta chuyển từ kế hoạch

Ngày đăng: 22/06/2014, 06:20

Xem thêm: án môn học ppt

w