1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học "Sản xuất, tiêu thụ lúa gạo ở Nghệ An: Những vấn đề cần quan tâm" ppt

4 628 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 149,67 KB

Nội dung

Sản xuất, tiêu thụ lúa gạo Nghệ An: Những vấn đề cần quan tâm Nghệ An có khoảng 104.000ha đất trồng lúa, diện tích gieo cấy hàng năm cả 3 vụ khoảng 185.000ha, trong đó có 170.000ha lúa nước và 15.500ha lúa rẫy, diện tích được tưới nước chủ động hàng năm khoảng 165.000ha. Một số năm gần đây (2006-2010), năng suất lúa của tỉnh luôn đạt ổn định từ 59,55-62,82 tạ/ha (vụ xuân), 36,38-42,30 tạ/ha (vụ mùa); tổng sản lượng bình quân đạt 900.000 tấn thóc/năm. Theo đó, nếu cân đối lương thực (gạo) trên địa bàn nội tỉnh thì không những tự túc đủ mà còn có lương thực làm hàng hóa. Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất tiêu thụ gạo hàng hóa lâu nay vẫn chưa được đầu tư đúng mức và còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, ngoài Công ty TNHH Vĩnh Hòa (Yên Thành) đã hình thành được hệ thống sản xuất thu mua lúa, chế biến tiêu thụ gạo với quy mô khoảng vài nghìn tấn/năm thì sản lượng thóc dư thừa còn lại chủ yếu được nông dân xay xát thủ công để bán chợ, hoặc bán thóc qua thương lái. Việc chưa hình thành được các tổ chức (công ty, các liên doanh, liên kết) sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ lúa gạo là một nguyên nhân làm ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư phát triển sản xuất. Trên cơ sở kết quả sản xuất lúa gạo ổn định của một số năm gần đây và xu thế nông nghiệp hàng hóa đang phát triển, có thể khẳng định rằng sản xuất lúa gạo hàng hóa Nghệ An là một tiềm năng cần phải được khai thác để phát huy hiệu quả của nghề trồng lúa. Muốn vậy, cần xác định rõ phương hướng sản xuất, định hướng thị trường và các giải pháp tổ chức chỉ đạo thực hiện. Về phương hướng sản xuất:Sản xuất lúa gạo hàng hóa phải nằm trong kế hoạch sản xuất lúa và lương thực nói chung trong chương trình đảm bảo an ninh lương thực, trong đó dành một phần để đầu tư sản xuất lúa chất lượng (và chất lượng cao) và đầu tư trên những vùng có đủ điều kiện sản xuất lúa hàng hóa, ưu tiên đầu tư vào những vùng đã dư thừa lương thực. Việc tổ chức sản xuất phải gắn với thị trường, phải thực hiện tốt liên hoàn các biện pháp kỹ thuật cho từng giống lúa và phải thực hiện quy trình sản xuất lúa gạo an toàn theo hướng Viet GAP, Global GAP, đảm bảo cho việc đầu tư sản xuất lúa gạo hàng hóa đạt hiệu quả kinh tế cao. Về định hướng thị trường: Trước hết là chiếm lĩnh thị trường nội tỉnh, sau đó mới vươn lên tham gia gia thị thường quốc tế (xuất khẩu). Nghệ An có khoảng gần 1 triệu người thuộc diện phi nông nghiệp, đây là một thị trường lớn cho lúa gạo của tỉnh với nhu cầu gạo trên 100.000 tấn/năm (tương đương 200.000 tấn thóc). Tuy nhiên, hiện nay khối dân cư này phần lớn tiêu thụ gạo từ ngoài vào, kể cả gạo Thái Lan với giá tiêu thụ cao hơn giá địa phương từ 30-50%. Trước mắt phải tổ chức khai thác tốt thị trường này sau đó mới có đủ điều kiện, rút kinh nghiệm vươn ra thị trường quốc tế. Về một số giải pháp tổ chức chỉ đạo sản xuất chủ yếu: - Về quy hoạch: Quy hoạch sản xuất lúa hàng hóa phải gắn với quy hoạch sản xuất lúa nước của tỉnh, phải chi tiết cho từng vùng và phải quản lý chặt chẽ để hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao, thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Vùng quy hoạch sản xuất lúa hàng hóa còn phải là vùng nông dân có kinh nghiệm sản xuất, có kiến thức về kinh tế hàng hóa. Để có sản lượng lúa hàng hóa phục vụ định hướng thị trường đã xác định, trước mắt một năm cần gieo cấy khoảng 40.000ha lúa chất lượng (tương đương 20.000ha diện tích canh tác). Diện tích này nên bố trí tập trung huyện Yên Thành, các xã vùng lúa huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Đô Lương và một ít huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn trên vùng đất 2 lúa ngoài đê. - Sử dụng bộ giống tốt và xây dựng hệ thống sản xuất cung ứng giống lúa chất lượng, đảm bảo đủ và chủ động cho nhu cầu sản xuất, quản lý tốt việc thực hiện cơ cấu giống, chất lượng giống để ổn định sản xuất cho các vùng. Hiện nay công tác khảo nghiệm đã xác định được 1 số giống lúa chất lượng, kể cả lúa lai (Nghi Hương 2308, Syn6, BTE11 ) và lúa thuần (hương thơm 1, bắc thơm 7, AC5, TL6, PC6 ) cho kết quả tốt và thực sự đã tham gia vào sản xuất lúa hàng hóa có hiệu quả nhưng việc sản xuất, cung ứng giống còn bất cập, cơ cấu bố trí tùy tiện. Ngành giống phải tiếp tục đẩy nhanh công tác khảo nghiệm để luôn có giống ưu thế hơn, các địa phương phải xem xét thật kỹ để sử dụng giống chất lượng bố trí sản xuất thành vùng tập trung để vừa dễ chỉ đạo vừa dễ quản lý sản xuất, quản lý sản phẩm. Một vùng tập trung chỉ nên sử dụng không quá 2 giống. Tỉnh đang tiếp tục thực hiện chương trình giống cây trồng (đã phê duyệt đến 2015) ưu tiên đầu tư cho việc khảo nghiệm, sản xuất giống chất lượng và chất lượng cao. - Ưu tiên đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất lúa chất lượng và chất lượng cao, nhất là hệ thống tưới tiêu, đường giao thông và đưa cơ giới vào sản xuất. - Việc tăng cường đầu tư thâm canh cần kết hợp chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp sản xuất lúa gạo an toàn theo hướng Viet GAP, Global GAP để nâng cao chất lượng gạo. - Tổ chức tốt hệ thống khép kín sản xuất - thu mua lúa - chế biến gạo - tiêu thụ để xây dựng thương hiệu gạo Nghệ An. Thiết nghĩ đây là hình thức tổ chức sản xuất rất hiệu quả giúp nông dân có thu nhập ổn định, yên tâm đầu tư sản xuất. Cần có sự đầu tư của các doanh nghiệp trong dựng phương án tiêu thụ ổn định trên cơ sở đó đầu tư hỗ trợ nông dân sản xuất theo phương thức liên doanh, liên kết với cơ chế thu mua sản phẩm hợp lý cũng như đầu tư các dây chuyền xay xát, đánh bóng, tuyển gạo tiến tiến (khoảng 200.000tấn/năm cho toàn tỉnh) để nâng cao giá trị lúa gạo. - Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ sản xuất lúa gạo hàng hóa, không nên quan niệm đây là đầu tư hỗ trợ sản xuất kinh doanh mà thực chất là đầu tư hỗ trợ nông dân, góp phần giải quyết việc làm, an sinh xã hội. Việc đầu tư nên hướng vào các mục tiêu xây dựng hệ thống nghiên cứu, khảo nghiệm giống cây trồng, nâng cấp cải tạo cơ sở hạ tầng vùng sản xuất lúa chất lượng cao, tập huấn đào tạo tay nghề cho nông dân. Đồng thời, các ngân hàng cũng cần có chính sách cho vay hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và các doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuất với quan điểm là phát triển một nghề mới. Sản xuất lúa gạo hàng hóa Nghệ An là một tiềm năng cần được khai thác. Đây là hướng phát huy hiệu quả nghề trồng lúa, trước mắt là sản xuất lúa gạo chất lượng phục vụ nhu cầu nội tỉnh và tiếp theo là vươn lên tham gia xuất khẩu. Việc đầu tư phát triển sản xuất trước hết phải huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp kinh doanh buôn bán lúa gạo, sự hỗ trợ của nhà nước và sự nỗ lực của nông dân. Tổ chức tốt việc sản xuất lúa gạo hàng hóa Nghệ An hàng năm sẽ giúp giảm được một nguồn tiền lớn chi cho việc nhập khẩu gạo, nông dân có thêm việc làm và thu nhập, hình thành một nghề sản xuất mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn./. . Sản xuất, tiêu thụ lúa gạo ở Nghệ An: Những vấn đề cần quan tâm Nghệ An có khoảng 104.000ha đất trồng lúa, diện tích gieo cấy hàng năm cả 3 vụ khoảng 185.000ha, trong đó có 170.000ha lúa nước. còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, ngoài Công ty TNHH Vĩnh Hòa (Yên Thành) đã hình thành được hệ thống sản xuất thu mua lúa, chế biến tiêu thụ gạo với quy. xuất lúa gạo an toàn theo hướng Viet GAP, Global GAP để nâng cao chất lượng gạo. - Tổ chức tốt hệ thống khép kín sản xuất - thu mua lúa - chế biến gạo - tiêu thụ để xây dựng thương hiệu gạo Nghệ

Ngày đăng: 22/06/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w