Truông Dong - một thời khói lửa docx

6 143 0
Truông Dong - một thời khói lửa docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Truông Dong - một thời khói lửa Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968, máy bay Mỹ càng tăng cường đánh phá miền Bắc ác liệt, nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam. Lúc này, các cầu lớn trên đường số 1 như cầu Hoàng Mai, cầu Bùng, cầu Cấm… đều bị phá huỷ chưa thể khắc phục được nên tuyến đường này gần như bị tê liệt, xe cộ không qua lại được. Ở Đô Lương cầu Ba Ra cũng bị phá từ năm 1965, nên những đoàn xe vào Nam qua đất lửa Nghệ An lúc này chỉ còn cách là đi theo đường 15 từ Nghĩa Đàn, Tân Kỳ xuống Giang Sơn rẽ đường 25, đến đường 30 qua Truông Bồn vào Nam Đàn… vượt bến phà vào Hà Tĩnh. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968, máy bay Mỹ càng tăng cường đánh phá miền Bắc ác liệt, nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam. Lúc này, các cầu lớn trên đường số 1 như cầu Hoàng Mai, cầu Bùng, cầu Cấm… đều bị phá huỷ chưa thể khắc phục được nên tuyến đường này gần như bị tê liệt, xe cộ không qua lại được. Ở Đô Lương cầu Ba Ra cũng bị phá từ năm 1965, nên những đoàn xe vào Nam qua đất lửa Nghệ An lúc này chỉ còn cách là đi theo đường 15 từ Nghĩa Đàn, Tân Kỳ xuống Giang Sơn rẽ đường 25, đến đường 30 qua Truông Bồn vào Nam Đàn… vượt bến phà vào Hà Tĩnh. Trên tuyến đường đó, cùng với Truông Bồn, đoạn Giang Sơn - Truông Dong cũng là điểm nóng mà mọi đoàn xe đều phải đi qua và nơi đây cũng phải chịu sự đánh phá rất ác liệt của máy bay địch. Hai đơn vị mạnh của Đội 63 TNXP Nghệ An được điều động chốt giữ đảm bảo giao thông trên đoạn đường này. Phía Nam truông và đoạn đường 15 A thuộc xã Giang Sơn được giao cho đơn vị 307, do đồng chí Cần làm Đại đội trưởng đóng ở xã Giang Sơn. Còn phần đường chủ yếu qua truông và phía bắc do Đơn vị 328 của chúng tôi đảm nhận. Đại đội 328 lúc này với quân số gần 170 người, hơn 80% là nữ, chủ yếu thuộc 4 huyện: Anh Sơn, Yên Thành, Diễn Châu và Thanh Chương mới từ Nhân Sơn (làm ở Truông Bồn) được điều lên đây. Vì ở xa nhà dân, chúng tôi phải làm lán ở ngay trong rừng rậm của truông phía Nam khe Cấy. Điều đáng nói là mặc dầu phần đông đơn vị là nữ nhưng tất cả lán trại đều được làm với quy mô khá chắc chắn. Mọi nhà đều có đủ cột văng xà kèo và nằm khuất hoàn toàn dưới bóng cây. Lúc này trên địa bàn Khu IV, chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đang diễn ra vô cùng ác liệt. Ban ngày máy bay địch bay lượn kiểm soát gắt gao tuyến đường, ném bom bắn phá thường xuyên nên mọi hoạt động giao thông đều diễn ra ban đêm. Hơn nữa, đã nhiều tháng không mưa, với khối lượng xe cộ qua lại lớn, tuyến đường đã không còn giữ được bề mặt mà lượng đất bột đã phủ dày khắp từ đầu đến cuối, có nhiều nơi sâu đến trên dưới một gang! Có thể hình dung rằng cứ mỗi lần xe cộ đi qua là cả một vùng trời chìm ngập trong khói bụi và đương nhiên những chiến sĩ TNXP bám đường ở đây, từ tháng này qua tháng khác đã phải hứng chịu không biết bao nhiêu là bụi đường. Nhiều đêm máy bay địch còn thả pháo sáng nhưng do bụi bay mù mịt liên tục nên không phát hiện được gì, cây cối hai bên đường cũng phủ đầy bụi. Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông, Đơn vị 328 chia làm hai ca: ca đầu làm từ 18 giờ đến 24 giờ đêm và từ nửa đêm đến 6 giờ sáng là nhiệm vụ của ca thứ hai. Điều vất vả chung là cứ mỗi lần ra đường về, từ cán bộ cho đến chiến sĩ lại lo giặt ngay quần áo để kịp khô có mà thay đổi cho những ngày sau. Việc làm ban đêm cũng có những chuyện vui buồn đáng nói, nhất là vấn đề nhặt được “của rơi”. Có hôm Tiểu đội 8 của đồng chí Yên nửa đêm trên đường về gặp một chiếc xắc cốt và một chiếc mũ cối có gắn sao nằm bên đường. Chờ một hồi lâu không thấy ai xuất hiện. Hơn nữa thời gian này trên đường thỉnh thoảng cũng có người chết, không biết chủ nhân của chiếc xắc có còn nữa hay không nên các chị đưa về nhà và sáng hôm sau báo cáo ban chỉ huy đơn vị. Mở ra bên trong có đủ giấy tờ sổ sách của một cán bộ quản lý đơn vị bộ đội và số tiền mặt gần 2000 đồng (khi đó phụ cấp mỗi chiến sĩ TNXP một tháng là 5 đồng). Đơn vị đã cử hai người mang lên nộp cho công an huyện Tân Kỳ. Một chuyện nữa xảy ra trước đó không lâu khi đơn vị còn làm ở Truông Bồn. Sớm hôm ấy, Tiểu đội 7 của đồng chí Huệ đi làm về, bỗng nghe có tiếng trẻ khóc trong bụi mua rậm gần đường. Mấy người tìm vào thấy một bé gái mới sinh được bọc lót bằng tấm áo cũ, phía dưới em nằm có hai mét vải phíp màu đen còn mới. Giở ra bên trong có bức thư với nội dung trình bày hoàn cảnh người mẹ không thể nuôi con được, lời cảm ơn và đôi điều căn dặn với người nuôi cháu về sau (Thật là một người mẹ chu đáo!). Đưa cháu về đến đầu làng thì gặp ngay hai người phụ nữ: một già, một trẻ và các chị đã trao lại tất cả cho họ. Trên tuyến đường Truông Dong năm 1968, hai bên còn là rừng nguyên sinh rậm rạp nên nhiều đoàn xe qua đây nếu gặp thời điểm gần sáng thường phải dừng lại để chọn nơi trú ẩn trước khi trời sáng hẳn. Không biết do phán đoán hay có sự chỉ điểm (vì cuối tháng trước đã có một ngày đơn vị được huy động truy tìm biệt kích) nên thời gian về sau, ban ngày máy bay địch cứ theo các đường mòn từ đường cái quan rẽ vào bắn rốc két, ném bom xuống các vùng rừng rậm hai bên và không ít đoàn xe đã bị trúng bom đạn. Tình hình đó đặt đơn vị chúng tôi vào tình thế thường xuyên bị đe dọa nhưng vì nhiệm vụ đòi hỏi phải bám trụ. Do đó, để đảm bảo an toàn, đơn vị phải bỏ nhiều công sức kiên cố hệ thống hầm hào và cử tổ cảnh giới thường trực suốt cả ngày đêm. Ngày 27/5/1968, đúng ba năm thành lập Đại đội 328 và cũng là ngày thành lập Tổng đội TNXP chống Mỹ cứu nước Nghệ An, cách đơn vị không xa bên kia đường, buổi sáng đã có đoàn xe bị bắn trúng cháy mất một chiếc và trước đó bốn ngày cũng đã xẩy ra hiện tượng tương tự. Do đó, Ban chỉ huy đơn vị phải yêu cầu các tiểu đội gấp rút huy động anh em tiếp tục đào hầm sâu hơn và thông xuống khe để khi có sự cố rút xuống lòng khe, đi sâu vào phía trong. Khoảng 14 giờ rưỡi, các tiểu đội đang triển khai công việc thì ba chiếc máy bay phản lực F105 từ phía Đông bay lên. Có tiếng kẻng báo động, nhưng vì đang đào đất dưới hầm, anh em nghĩ như mọi lần không ai để ý lắm. Bỗng nhiên cả ba chiếc cùng vòng lại và mấy phát rốc két bắn vào khu vực Tiểu đội 1 của đồng chí Hùng, đất đá bắn tung lên và trạm gác bốc cháy… Theo lệnh của đồng chí chỉ huy, mọi người theo đường hào rút xuống lòng khe. Một tốp ba chiếc nữa xuất hiện, chúng bay lượn nhiều vòng rồi một loạt bom nổ phía ngoài đường rẽ vào khu vực đơn vị, tiếp đến có mấy loạt rốc két bắn vào khu vực Tiểu đội 4 của đồng chí Thuỷ. Nhiều người còn trông thấy và nghe cả tiếng rung của nhiều quả bom nổ chậm ném xuống phía Bắc đường đi vào. Tiếng còi báo động liên tục vang lên, các đồng chí trong tổ tự vệ dưới sự chỉ huy của đồng chí Đàn, dùng súng trường bắn xối xả nhưng vì chúng bay cao nên không mấy hiệu quả. Vì không phải là lần đầu phải hứng chịu bom đạn, khi đơn vị còn làm đường xế ở cầu Phương Tích, rồi cầu Om… cũng đã mấy lần bị ném bom xuống gần hiện trường, nên các đồng chí lính cũ vẫn bình tĩnh, chỉ có mấy người lính mới tỏ ra lo ngại, họ níu lấy tay, lấy áo người khác theo lòng khe chạy vào phía trong. Đoàn chúng tôi đi sau cùng có khoảng 30 người, chủ yếu là nữ đang cúi sát, chật vật theo lòng khe tiến bước thì bất ngờ một loạt bom nữa nổ bên cạnh… Thật không may là trong đoàn, chỉ cách tôi vài người, đồng chí Nguyễn Thị Thoả đã hy sinh khi bị một mảnh bom lấy mất một phần lưng, hai người khác bị thương ở chân tay nhưng không nặng lắm. Tiếng kêu khóc vang lên, nhưng vì muốn thoát khỏi khu vực nguy hiểm, chúng tôi dìu các đồng chí bị thương tiếp tục cố chạy vào phía trong. Sau khi oanh tạc khu vực đóng quân của đơn vị, dường như không phát hiện được gì quan trọng, lại bị đạn pháo bộ đội ta bắn trả kịch liệt, mấy chiếc máy bay phản lực cũng phải tháo chạy. Tin đồng chí Thoả mất nhanh chóng lan ra, ai cũng buồn, không khí đau thương bao trùm cả đơn vị. Một số đồng chí tỏ ra giao động, hoang mang, Ban chỉ huy phải phân công chị Duyệt, Đại đội phó và đồng chí Thị, Bí thư chi đoàn đưa anh em sơ tán lên vùng đồng bào Vĩnh Linh ở phía Tây đường. Bốn người chúng tôi còn lại gồm: đồng chí Giáp, Đại đội trưởng; đồng chí Hoè, Đại đội phó, Bí thư chi bộ; anh Liêu y tá và tôi lúc này là Thường vụ chi đoàn cùng quay trở lại đường cũ… Nhìn thấy đồng chí Thoả nằm sóng soài bên bờ khe, áo ngoài và áo lót đều bay hết chỉ còn một vòng áo lót ở cổ, ruột gan trào cả ra ngoài… chị Hoè đau lòng bật lên tiếng khóc: “Tội em lắm Thoả ơi!” làm mọi người sững sờ, nước mắt trào ra và hình ảnh thương tâm đó đã theo mỗi chúng tôi suốt cả cuộc đời… Vì trong không khí khẩn trương, chúng tôi không kịp tìm mua hương và chỉ biết làm theo lệnh của đồng chí y tá là người lớn tuổi hơn lúc này. Vài lời khấn sơ qua, chúng tôi khiêng em nằm lên trành rồi bốn người bốn bên đưa thi hài đi xa về phía trong, đặt nằm lên một phiến đá to bằng phẳng bên cạnh hố nước sâu, nơi mà ngày thường chị em vẫn vào đây tắm giặt. Đến chiều, máy bay địch còn xuất hiện vài lần nhưng hầu hết anh em đã chuyển sang vị trí mới. Tối hôm đó đơn vị không ra đường được, ở nơi mới đến, đồng bào Vĩnh Linh (và cả người Nam Đàn chuyển lên) sống rất thưa, nhà cửa cũng đơn sơ chật chội nên phần lớn vẫn phải che tạm cành lá nằm ngủ bên mép rừng. Bộ phận bên nơi ở cũ thì khẩn trương tiến hành đóng ghép quan tài và khoảng 21 giờ rưỡi lễ tang mới được tiến hành. Trong không khí đau buồn, thương tiếc, mấy chục người có đủ đại diện Tiểu đội 3 của đồng chí Thoả, đồng hương xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn cùng Ban chỉ huy đơn vị và Chi đoàn thanh niên, những người thân đã long trọng tiễn đưa đồng chí Nguyễn Thị Thoả về nơi yên nghỉ ở chân đồi phía Bắc cách chỗ đơn vị cũ không xa. Liệt sĩ Nguyễn Thị Thoả, người con gái Tường Sơn hiền lành, chất phác có mái tóc dài, nước da trắng, sinh ra trong một gia đình neo đơn, cha mất sớm phải nghỉ học từ cuối cấp 1, được mọi người yêu mến đã vĩnh biệt chúng ta khi tuổi đời vừa mới hai mươi! Trong lễ truy điệu đơn giản mà cảm động tổ chức vào chiều hôm sau, Đại đội trưởng Nguyễn Bá Giáp đã đánh giá cao quá trình phấn đấu lao động và học tập của đồng chí Thoả, một đoàn viên ưu tú, luôn xung phong gương mẫu trong mọi công việc và kêu gọi mọi người biến đau thương thành hành động, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ trong hoàn cảnh khó khăn lúc này. Ba ngày sau, đồng chí Nguyễn Văn Trí, Đội phó Đội 63 xuống thăm đơn vị và ra viếng mộ đồng chí Thoả. Nhiều bó hoa rừng và các nén hương đã được đặt và cắm lên mộ. Thắp hương xong, đồng chí rút mảnh giấy đã viết sẵn từ túi áo với dòng chữ như khẩu hiệu tô đậm: “Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm” dán lên tấm bia gỗ mà đồng chí Hoành cùng Tiểu đội 2 (nam) chỉ kịp khắc có hai dòng họ tên và ngày tháng năm mất. Trước nỗi đau thương, mất mát, mọi người hình như bằng lòng với dòng chứ ấy và lặng lẽ ra về sau khi nghe đồng chí Cẩm Lê, Phó bí thư Chi đoàn khẽ đọc mấy câu thơ của Hoàng Cát: Em đã vào mênh mông và mãi mãi Đã thành mưa, thành nắng thiên nhiên, Thành hoa nở, thành cây xanh lặng lẽ, Em đã thành ngày. Em đã thành đêm Các bài viết cùng số . Truông Dong - một thời khói lửa Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968, máy bay Mỹ càng tăng. về sau (Thật là một người mẹ chu đáo!). Đưa cháu về đến đầu làng thì gặp ngay hai người phụ nữ: một già, một trẻ và các chị đã trao lại tất cả cho họ. Trên tuyến đường Truông Dong năm 1968,. đồng chí Yên nửa đêm trên đường về gặp một chiếc xắc cốt và một chiếc mũ cối có gắn sao nằm bên đường. Chờ một hồi lâu không thấy ai xuất hiện. Hơn nữa thời gian này trên đường thỉnh thoảng

Ngày đăng: 22/06/2014, 06:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan