Đọc kỹ những câuhỏi sau và tìm cách trả lời hoàn hảo nhất các câuhỏi chính là cách chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn xin việc của bạn. Tại sao chúng tôi phải nhận anh (chị)? Câuhỏi này thực chất là cơ hội để bạn có cơ hội quảng bá cho chính bạn. Chính vì thế hãy nói một cách ngắn gọn nhất, xúc tích nhất và ấn tượng nhất về năng lực, bằng cấp và khả năng của bạn trong công việc đó. Tuy nhiên nên nhớ đừng trả lời quá chung chung khái quát. Gần như tất cả mọi người khi nhận được câuhỏi này đều trả lời rằng họ rất chăm chỉ và tích cực. Đừng tự đơn giản mình đi. Hãy tạo ra dấu ấn của riêng mình bằng cách chỉ ra những ưu điểm đặc trưng của bạn. Tại sao anh (chị) muốn làm việc ở đây? Câuhỏi này thực ra là một công cụ để nhà tuyển dụng kiểm tra bạn đã tìm hiểu được gì về đơn vị của họ trước khi đến tham gia phỏng vấn. Nếu bạn không biết chắc chắn về công ty, về tiêu chí mục đích và vị trí của nó trong ngành nghề mà nó tham gia, tốt nhất là bạn không nên trả lời câuhỏi này. Trong trường hợp bạn đã nghiên cứu kỹ tất cả những yếu tố trên, thì đây chính là cơ hội để bạn "trình diễn" kinh nghiệm và trình độ của bạn với nhà tuyển dụng đấy. Điểm yếu lớn nhất của anh (chị) là gì? Cách hay nhất để trả lời câuhỏi này là hãy chỉ ra một cách thành thật nhất điểm yếu của bạn và đồng thời chỉ ra luôn cách thức mà bạn đã biến điểm yếu đó thành điểm mạnh của mình. Chẳng hạn nếu bạn từng yếu trong khâu tổ chức, lập kế hoạch, hãy chỉ ra cách mà bạn đã khắc phục nó, lập kế hoạch và kiểm soát thời gian của mình. Điều này thường chỉ cho nhà tuyển dụng thấy khả năng biết mình biết người cũng như năng lực của bạn trong việc cải thiện bản thân. Tại sao anh (chị) lại không tiếp tục công việc cũ? Phải cực kỳ cẩn thận khi trả lời câuhỏi này, dù công việc cũ trong mắt bạn có tồi tệ đến đâu. Hãy khôn khéo nhất trong khả năng bạn có thể. Nếu bạn tìm thấy những điểm tiêu cực trong công việc cũ, hãy nêu luôn cả những điểm tích cực của nó. Nên nhớ, phàn nàn không ngớt về công việc cũ không làm tăng điểm cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy mô tả một tình huống khó khăn nhất của anh (chị) và cách thức anh (chị) giải quyết nó? Thông thường các ứng cử viên thường rất "dị ứng" với câuhỏi này, nhất là với các ứng viên vừa rời ghế giảng đường và chưa có kinh nghiệm trong công việc. Thực chất câuhỏi này là để kiểm tra khả năng giải quyết một cách sâu sắc và thấu đáo vấn đề của bạn, bất kể đó là vấn đề gì. Thậm chí nếu như bạn chưa có đủ thời gian để giải quyết vấn đề đó, hãy vạch ra các bước, các thao tác mà bạn giải quyết vấn đề đó. Điều này chỉ ra rằng bạn là người đầy trách nhiệm và có khả năng giải quyết rắc rối của chính mình. Nhiệm vụ nào mà bạn cho là thực hiện thành công nhất? Bí quyết để trả lời câuhỏi này là nhấn mạnh vào những phần công việc mà bạn làm thành công nhất có liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Hãy luôn tâp trung vào những phần công việc mà công ty tuyển dụng đang cần và chỉ ra bạn có thể đáp ứng nó tốt đến mức nào. Bạn muốn nhận bao nhiêu tiền lương một tháng? Đây là câuhỏi khó nhất trong tất cả các câu hỏi, đặc biệt với những người ít kinh nghiệm. Để trả lời tốt câuhỏi này, trước khi đi phỏng vấn, bạn hãy tìm hiểu kỹ các thang bậc lương tương xứng với trình độ và kỹ năng của bạn để có thể đưa ra câu trả lời thích hợp nhất. Tốt nhất là làm sao để nhà tuyển dụng thấy được thiện chí của bạn, biết rằng bạn sẵn sàng đàm phán mức lương vào thời điểm hợp lý. Nếu như buộc phải đưa ra một câu trả lời chắc chắn, hãy đưa ra theo kiểu "khoảng" hơn là đưa ra một con số chính xác. Hãy nói về bản thân bạn? Nhiều người cho rằng câuhỏi này quá đơn giản, trong khi trên thực tế, đây là câuhỏi rất khó trả lời vì nó quá rộng. Quan trọng nhất là bạn hiểu rằng nhà tuyển dụng không quan tâm tới quê hương bạn như thế nào? Bạn nghỉ cuối tuần ra sao. Họ muốn biết về bạn, về khả năng của bạn. Chọn ra những điểm nổi bật về bạn, về kinh nghiệm trong công việc, những thành công từng có trong công việc…Tóm lại tất cả những yếu đó bằng câu chốt, bạn muốn được cống hiến cho công ty như một thành viên tích cực cho công ty. Hỏi: “Bạn có thể giới thiệu về bản thân mình không?” Câuhỏi này được sử dụng để đánh giá nhân cách, quá trình chuẩn bị, kỹ năng giao tiếp và khả năng suy nghĩ của bạn trên bước đường vào nghề. Hãy chuẩn bị sẳn một số thông tin về công việc mà bạn đã từng làm, những sở trường cá nhân, tóm tắt sơ lược quá trình tìm việc của bạn, nói về những kinh nghiệm mà bạn từng trải. Hỏi: “Tại sao bạn từ bỏ công việc cũ?” Câu trả lời tốt nhất là: “…để tìm một cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, nhiều thử thách trong công việc hơn, có trách nhiệm hơn và công việc đa dạng hơn…” Hỏi: “Tại sao bạn muốn nhận công việc này/tại sao bạn lại muốn làm việc tại công ty này?” Hãy nói những hiểu biết của bạn về công ty và nhấn mạnh rằng bạn cảm thấy khá phù hợp với vị trí cần tuyển. Hỏi: “Bạn sẽ làm gì để cống hiến cho công ty này?” Đây quả thực là một cơ hội để bạn ca ngợi chính mình, hãy đề cập đến những kỹ năng mà bạn có và những gì mà vị trí tuyển dụng của bạn yêu cầu. Ví dụ: “Tôi rất rành trong lĩnh vực bán hàng, làm việc nhóm rất tốt, khá nhạy bén khi tiếp cận một thị trường mới mẻ mà anh/chị đang mở rộng ở khu vực châu Á” Hỏi: “Bạn nghĩ gì về vị trí này?” Câuhỏi này được dùng để nhận biết xem bạn có quan tâm đến vị trí này không, bạn đã làm những gì để tìm hiểu về vị trí này, hãy lắng nghe người phỏngvấn bạn và bạn có thể tóm tắt lại các thông tin một cách rõ ràng và chính xác. Hỏi: “Bạn biết gì về công ty?” Câuhỏi này dùng để xem mức độ yêu thích của bạn đối với công việc và những hiểu biết của bạn về tổ chức và nền công nghiệp. Nói về những nghiên cứu mà bạn đã thực hiện trong lĩnh vực mà bạn yêu thích đối với công ty, quy mô của nó, khách hàng chính và tình trạng hiện tại, xem xét thật kỹ các nguồn thông tin mà bạn sở hữu. Hỏi: “Bạn có câuhỏi nào muốn hỏi không?” Hay “Bạn có thắc mắc gì về công ty không?” Luôn luôn chuẩn bị một câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng (người phỏngvấn bạn), hỏi về vị trí mà bạn đang quan tâm, muốn biết những thông tin chung về công ty. Nếu họ sẵn sàng trả lời những câuhỏi của bạn thì có nghĩa là họ biết rằng bạn đã nghĩ về vị trí mà bạn quan tâm rất nhiều và đã chuẩn bị khá kỹ càng cho cuộc phỏng vấn. Hỏi: “Bạn có tin tưởng vào sở trường của mình không?” Hãy chuẩn bị thật kỹ về câu trả lời cho những tình huống này, hãy cho họ thấy rằng những kinh nghiệm mà bạn đã từng trải thật sự sẽ giúp ích cho công việc hiện tại của bạn. Hỏi: “Điểm yếu của bạn là gì?” Chẳng ai lại muốn nêu ra điểm yếu của mình trong một tình huống phỏngvấn như thế này. Nhưng đây thực sự lại là một cơ hội để bạn có thể ghi điểm cho nhà tuyển dụng nếu bạn thật sự có được một câu trả lời khéo léo. Hãy nghĩ đến một điều gì đó có liên quan đến kinh nghiệm làm việc của bạn và hãy khéo léo biến nó thành một “điểm yếu” nhưng lại là một “điểm yếu ghi điểm”, chẳng hạn: “Đôi khi tôi cảm thấy mình rất khó chịu, đặc biệt là rất cầu kỳ trong công việc, nên thỉnh thoảng đòi hỏi ở đồng nghiệp quá cao để hoàn tất nhiệm vụ một cách hoàn hảo, điều này thỉnh thoảng khiến cho bạn bè tôi không mấy hài lòng”. Hỏi: “Tại sao bạn làm quá nhiều nghề?” Nếu thật sự bạn làm nhiều nghề khác nhau trong nhiều giai đoạn thì cứ việc miêu tả chi tiết cho nhà tuyển dụng của bạn biết về những công việc mà bạn đã từng làm, bạn đã học tập được những kinh nghiệm và kỹ năng gì, bạn đã được đi đâu chưa, đặc biệt là có được ra nước ngoài để tham gia một khóa đào tạo nào không… Hãy liên kết các kinh nghiệm trong quá khứ vào công việc hiện tại để nhà tuyển dụng thấy rằng những kinh nghiệm đó thật sự rất hữu ích cho họ. Hỏi: “bạn yêu thích công việc hiện tại hơn hay quá khứ hơn?” Đây là một câuhỏi đánh lừa bạn, mục tiêu của câuhỏi này là kiểm tra lại xem bạn có thật sự làm những công việc mà bạn nói trước đây không. Ngoài ra còn xem xét năng lực của bạn như thế nào và chú ý đến những kinh nghiệm mà sắp tới bạn sẽ trải nghiệm. Hỏi: “Bạn cảm thấy mình như thế nào so với 5 năm về trước?” Câuhỏi dạng này thường dùng để tìm hiểu về những ước vọng và các kế hoạch nghề nghiệp tương lai của bạn. Bạn nên trình bày cho nhà tuyển dụng thấy những mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong dài hạn và các mục tiêu này hoàn toàn thích hợp với vị trí mà công ty đang cần tuyển. Hỏi: “Bạn có thể cho tôi một số ví dụ về những kỹ năng quản lý, tổ chức và những việc làm mang tính sáng tạo của bạn trước đây?” Hãy nêu các ví dụ liên quan đến các năng lực và tính chất mà bạn sở hữu có liên quan đến nghề nghiệp hiện tại của bạn, thường thì nhà tuyển dụng sẽ tập trung hỏi bạn về một số lĩnh vực cụ thể. Hỏi: “Bạn chịu được áp lực công việc tốt chứ?” Câu trả lời hiển nhiên là “yes” và bạn cũng nên đưa ra một số ví dụ về những lần bạn phải đối đầu với áp lực công việc và bạn đã làm thế nào để vượt qua các khó khăn thử thách đó. Ngoài ra có đôi khi bạn sẽ phải gặp một số câuhỏi dạng như: “Hãy nói cho tôi nghe về một điều gì đó bất bình thường?” “Nói cho tôi nghe về những lần mà bạn phải đối đầu với những xung đột trong môi trường làm việc?” “Thường thì bạn giải quyết mâu thuẫn như thế nào, bằng cách nào?” Những câuhỏi về hành vi thường được thiết kế nhằm tìm hiểu về tất cả những thông tin về năng lực được yêu cầu cho vị trí mà nhà tuyển dụng cần tuyển. Nhớ thật kỹ những kinh nghiệm mà bạn có được trong công việc quá khứ và thật khéo léo khi đưa những kinh nghiệm này vào câu trả lời của bạn. Những câuhỏi không thích hợp: Trong trường hợp gặp phải những câuhỏi không phù hợp hoặc quá khác biệt thì bạn có quyền không trả lời những câuhỏi dạng này. Ví dụ: nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn xem bạn thường chăm sóc con cái như thế nào trong những lúc rãnh rỗi hoặc trong thời gian tìm kiếm một công việc nào đó. Họ muốn biết xem liệu những người đã có gia đình có thật sự làm việc hiệu quả hay không khi họ luôn dành phần lớn thời gian cho con cái của họ. Với những câuhỏi mang tính chất quá riêng tư, bạn hãy từ chối trả lời một cách thật lịch sự và chuyên nghiệp, chẳng hạn như một số gợi ý sau: “Tôi không nghĩ là chúng ta cần đề cập đến vấn đề này, có lẽ tôi nên tập trung vào một số vấn đề có liên quan đến nghề nghiệp và và vị trí tuyển dụng mà công ty yêu cầu thì tốt hơn”. “Tôi không hiểu câuhỏi này có gì liên quan đến vị trí cần tuyển dụng và năng lực làm việc của tôi trong guồng máy của công ty. Ông có thể nói rõ cho tôi biết là tại sao ông lại nghĩ điều này thật sự quan trọng, và tôi sẽ cung cấp cho ông những thông tin cần thiết có liên quan đến những điều ông yêu cầu”. Những câuhỏi hóc búa: Nếu bạn có một số vấn đề với sếp cũ chẳng hạn như bạn bị sếp cắt lương, quấy rối tình dục hay thậm chí là thường xảy ra một số xung đột với đồng nghiệp, hãy chuẩn bị thật kỹ phòng trường hợp nhà tuyển dụng hỏi bạn về các vấn đề này. Cách tốt nhất để đối phó với các câuhỏi dạng này là phải thật thà, quả quyết và tránh phê bình những đồng nghiệp cũ một cách quá đáng. Ví dụ: Trường hợp bạn bị sa thải, bạn có thể trả lời như sau nếu bị mắc vào một trong những câuhỏi hóc búa sau: “Họ yêu cầu tôi rời khỏi công ty, những lý do mà sếp tôi đưa ra không hợp lý với việc làm và quan điểm của tôi…” “Tôi không đồng ý với cách đánh giá của họ, tôi nghĩ rằng họ đã sa thải tôi vì những khác biệt cá nhân hơn là những vấn đề công việc, nếu suy xét cho kỹ về những khía cạnh công việc, thì ông sẽ thấy rằng tôi hoàn toàn không có một vấn đề gì nghiêm trọng cả, và tôi chắc rằng tình trạng trên sẽ không bao giờ xảy ra lần nữa”. Trường hợp bạn bị quấy rối hoặc mâu thuẫn với đồng nghiệp thì sau đây là gợi ý cho bạn: “Tôi đã quyết định rời khỏi công ty vì một số vấn đề cá nhân chứ không phải vì công việc”. Nếu có một vài vụ kiện tụng xảy ra, bạn có thể nói như sau: “Đã có một số vấn đề xảy ra liên quan đến vị trí của tôi và thật sự thì tôi không muốn thảo luận về nó nữa