Sâu đục thân bướm hai chấm Scirpophaga incertulas Walker Gây hại trong suốt tời kỳ sinh trưởng của lúa kể cả giai mạ.. thích hợp trong điều kiện ấm, nóng và ẩm độ cao nên ở miền Nam và
Trang 1Sâu đục thân bướm hai chấm
Scirpophaga incertulas Walker
Gây hại trong suốt tời kỳ sinh trưởng của lúa ( kể cả giai mạ) thích hợp trong điều kiện ấm, nóng và ẩm độ cao nên ở miền Nam và miền Trung sâu
có thể gây hại trong tất cả các vụ lúa Tại các tỉnh phía Bắc, những năm mùa đông rét đậm kéo dài, vụ mùa khô hạn thường phát sịnh nặng Một năm có 6 -7 lứa, quan trọng nhất là lứa 2 (tháng 5) và lứa 5 (tháng 9) gây bông bạc Lúa xuân muộn và mùa chính vụ bị hại nặng hơn cả
Trang 2* PHÒNG TRỪ
- Dùng giống chống chịu
- Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp
- Cày lật gốc rạ phơI ải hoặc làm dầm (ngâm nước) sau thu hoạch diệt nhộng
- Ngắt dảnh héo, ngắt ổ trứng, bẫy đèn đồng loạt bắt bướm
- Mật độ ổ trứng từ 0,5-0,7 ổ/m2 (lúa đẻ nhánh) hoặc 0,2- 0,3 ổ trứng/m2 (lúa sắp trỗ) cần phòng trừ bằng thuốc hóa học
Trang 3Phun các loại thuốc:
Padan 95SP, Regent 800WP sau khi bướm độ 5-7 ngày
Dùng thuốc Basudin 10G, Diaphos 10G trộn với đất bột, rắc khi có dảnh héo hoặc lúa sắp trỗ Khi rắc thuốc chú ý ruộng phải có nước
Sâu cuốn lá nhỏ
Medinalis Guenee
Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ thường phát sinh nặng
* Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ
Trang 4- Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại là nơi trú ngụ qua đông
- Cấy dày vừa phải Chăm sóc bón phân hợp lý
- Bẫy đèn diệt bướm Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng Khi sâu non có mật độ 9-12 con/m2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh), 6-9 con/m2 (lúa làm đòng) cần phun thuốc
Trang 5- Dùng các loại thuốc Padan 95SP, Regent 800WP, Sumithion 50EC, Karate 2.5EC phun khi sâu còn tuổi 1-2, sâu đã lớn cần phá bao lá trước khi phun mới có hiệu quả
Sâu cuốn lá lớn
Parnara guttata Bremer et Grey
Thường gây hại lúc lúa đứng cái; vùng truntg du và miền núi bị hại nặng hơn đồng bằng Những năm mưa nhiều, thời tiết mát mẻ, sâu phát sinh nặng
Trang 6* PHÒNG TRỪ
Gieo cấy mật độ vừa phải; chăm sóc bón phân hợp lý Ruộng bị hại nặng có thể dùng rào tre kéo phá vỡ tổ rồi phun thuốc Regent 800WG, Padan 95SP hoặc Karate 25EC để diệt sâu non Sau khi phun thuốc chăm sóc tốt để lúa nhanh hồi phục
Trang 7Sâu năn hại lúa
Pachydiplosis oryzae Wood- Mason
Sâu năn thường phát sinh thành dịch Khi trời
âm u, mưa nhiều, nhiệt độ từ 22-250C, ẩm
độ từ 80-90% Muỗi năn phá hại chủ yếu thời kỳ mạ đã lớn và lúa cấy mới bén chân Lúa mùa bị hại nặng hơn lúa xuân;mùa sớm
bị hại nặng hơn mùa chính vụ
* PHÒNG TRỪ
- Sử dụng các giống kháng sâu năn
- Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại
- Điều chỉnh thời vụ lệch pha với thời gian phát sinh gây hại của sâu năn
- Bón phân cân đối, đặc biệt tăng lượng phân lân để hạn chế sâu năn
- Dùng bẫy đèn diệt muỗi
Trang 8- Bảo vệ ong ký sinh là thiên địch của sâu năn
-Ruộng chớm bị sâu năn cần kịp thời tháo nước phơi ruộng hạn chế sự lây lan phát triển của sâu
- Dùng thuốc dạng hạt như Vibasu 10H, Basudin 10H hoặc Furadan 3G trộn với đất bột rắc theo từng ổ để diệt sâu non