Rau Xanh Trị Tiểu Đường pot

5 192 0
Rau Xanh Trị Tiểu Đường pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Rau Xanh Trị Tiểu Đường. Người bệnh tiểu đường thường được khuyến khích ăn nhiều rau xanh, nhưng dùng rau xanh trị tiểu đường có đúng không? Rau thanh nhiệt: Thân nhiệt người bệnh tiểu đường khá cao. Đông Y gọi tiểu đường do âm suy, âm suy sinh nội nhiệt cho nên cần thanh nhiệt. Đa số rau xanh có tính thanh nhiệt, kể cả rau hoang (còn gọi là rau tập tàng), cho nên có câu "Thập toàn đại bổ, tập tàng đại mát". Đông Y dùng nước luộc rau cải xanh để thanh nhiệt, gọi là "Độc thái thang". Nhuận tràng: Áp lực thẩm thấu giữa huyết tương và bên trong huyết cầu bằng nhau, tương đương dung dịch 9g NaCl/lít hoặc dung dịch 5% glucose. Trong bệnh đái đường, glucose-huyết tăng nên thẩm áp cũng tăng, cơ thể phải rút nước ở các nơi khác về máu, phân trở nên khô cứng và gây táo bón. Đông Y quan niệm rằng bệnh tiểu đường do âm suy, cơ thể khô ráo và táo bón. Rau chống táo bón với cơ chế:  Rau có nhiều nước.  Chất sợi hòa tan làm tăng thể tích phân.  Chất xơ độn vào trong tảng phân nên phân không khô cứng.  Chất nhầy làm phân trơn nhuận. Rau đay, rau mồng tơi có nhiều chất nhầy.  Người bệnh tiểu đường dùng thuốc xổ sẽ bị đau bụng. Rau có tính nhuận trường nhẹ nhưng đi cầu tự nhiên chứ không đau bụng. Lợi ích của chất xơ:  Theo tạp khí Y khoa Mỹ JAMA 10-1999, một cuộc khảo sát kéo dài 10 năm vào 3.000 thanh niên với thực đơn nhiều chất xơ, trên 10,5g/ngày, bệnh tiểu đường và tim mạch giảm rõ rệt. Các nhà khoa học khuyến cáo nên dùng thực phẩm có 20-30 chất xơ mỗi ngày.  Theo Nurses's Health Study, phụ nữ dùng 22,9g chất xơ/ngày giảm được 27% nguy cơ tiểu đường so với người chỉ dùng 11,5g chất xơ/ngày.  Mỗi ngày nên dùng trên 50g rau. Chống oxy hóa: Glucose-huyết cao mãn tính sản sinh nhiều gốc tự do, tăng tốc oxy hóa và lão hóa. Sự oxy hóa gây nhiều biến chứng quan trọng của bệnh tiểu đường. Tất cả rau xanh đều có lutein, một chất thuộc nhóm carotenoid chống oxy hóa. Ngoài ra còn có vitamin C, các flavonoid và saponin chống oxy hóa. Rau bó xôi có chỉ số chống oxy hóa ORAC (oxygen radical absorbace capacity) là 1.260, mạnh gấp đôi cam (750). Bông cải xanh Broccoli có ORAC = 890. Chất khoáng: Hầu hết rau đều có nhiều loại chất khoáng, bao gồm cả các chất khoáng vi lượng. Chất khoáng vi lượng chỉ có nhu cầu nhỏ nhưng lại rất cần thiết cho các phản ứng sinh hóa, đặc biệt tham gia các enzym chống oxy hóa như: SOD (superoxyd dismutase). Dùng nhiều khoáng vi lượng bị ngộ độc. Các khoa học gia khuyến cáo không dùng rau nào dài ngày, hãy thay đổi liên tục các loại rau để có đủ chất khoáng vi lượng mà lại không bị ngộ độc. Magiê, crom, kẽm, mangan có trong các loại rau đều hữu ích chống bệnh tiểu đường. Rau bó xôi có mangan, chất này tham gia cấu trúc enzym SOD (superoxyd dismutase), một enzym quan trọng trong quá trình chống oxy hóa. Các nhà khoa học đều xác nhận rằng bổ sung chất khoáng trong rau an toàn hơn dùng hóa chất tinh khiết (có trong các viên thuốc bổ). Rau có insulin? Insulin là protein. Rau có ít protein. Hiện nay chỉ mới thấy quả mướp đắng có một chất gần giống insulin. Cứ giả dụ rau có insulin thì cũng không có ích. Insulin bị thủy phân và mất tác dụng trong ống tiêu hóa. Ăn rau này vô ích vì không có insulin vào máu. Tiêm insulin là cách duy nhất trị bệnh tiểu đường. Không hề có thuốc insulin uống. Phải chăng rau này có khả năng giảm glucose-huyết, khác với có insulin. Khoa học đã xác định vài rau có khả năng giảm glucose-huyết như: đọt rau lang tím, rau mảnh bát, lá nhót Nhật… Hoặc giả có sự nhầm lẫn giữa insulin và inulin. Inulin là polymer của fructose, một chất glucid chứ không phải protein. Inulin có vị ngọt đắng và không có tác dụng hạ glucose-huyết. Rau ngót có nhiều inulin. Có nên ăn rau sam? Một vài tài liệu từ thập niên 1960 ghi rằng: "một vài loại rau sam" trị tiểu đường nhưng có tác dụng không ổn định. Rau sam (Portulaca oleracea) không làm giảm glucose-huyết. Phải chăng có sự lầm lẫn với rau sam đắng (rau đắng = cỏ tuột gà = Herpstis monniera). Chẳng những rau sam không làm giảm mà còn làm tăng glucose-huyết với những chất như: catecholamin, DOCA. An toàn nhất là người bệnh tiểu đường không nên ăn rau sam. . Rau Xanh Trị Tiểu Đường. Người bệnh tiểu đường thường được khuyến khích ăn nhiều rau xanh, nhưng dùng rau xanh trị tiểu đường có đúng không? Rau thanh nhiệt: Thân. nhiệt người bệnh tiểu đường khá cao. Đông Y gọi tiểu đường do âm suy, âm suy sinh nội nhiệt cho nên cần thanh nhiệt. Đa số rau xanh có tính thanh nhiệt, kể cả rau hoang (còn gọi là rau tập tàng),. glucose-huyết. Rau ngót có nhiều inulin. Có nên ăn rau sam? Một vài tài liệu từ thập niên 1960 ghi rằng: "một vài loại rau sam" trị tiểu đường nhưng có tác dụng không ổn định. Rau sam

Ngày đăng: 21/06/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan