1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Lưu ý khi thay nước cho cây thủy sinh pptx

5 374 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 136,27 KB

Nội dung

Lưu ý khi thay nước cho cây thủy sinh Cây thủy sinh là loài cây không thể thiếu được trong cấu trúc bể thủy sinh: bể - nướccây - cá. Cũng giống như các khâu khác trồng và cắt tỉa cât thủy sinh là cả nghệ thuật, cần sự khéo léo, tỉ mỉ của người chơi. Cây thủy sinh vốn là loài cây mọc và phát triển khá nhanh. Cho nên khâu cắt tỉa chúng là khá cần thiết, không kém những thành phần khác trong bể thủy sinh. Cây thủy sinh là thành phần quan trọng tạo nên bố cục hài hòa và cân bằng của bể thủy sinh. Trước khi thực hiện công việc trồng và cắt tỉa cây thủy sinh, thao tác đầu tiên là bạn chuẩn bị các dụng cụ phụ trợ như: một cái kéo tỉa dài và bén, một cái nhíp dài (rất cần cho việc cắm cây xuống nền). Trồng cây thủy sinh bạn cũng nên chú ý đến một số kỹ thuật cơ bản như: trồng cây ngay trước khi châm nước vào hồ (bạn chỉ cần cho nước vào vừa đủ phủ cao hơn nền vài phân để giữ ẩm cho cây khi trồng, bằng cách này nước hồ của bạn sẽ mau trong hơn. Tại vì sau khi trồng cây bạn phải châm nước vào hết sức nhẹ nhàng? Bạn nên nhớ kỹ thao tác này bởi vì nếu bạn đổ nước mạnh vào cây sau khi mới được trồng xong dễ khiến cây dễ bị xót, có thể làm cây yếu hoặc chết trog vài ngày tới. Đối với mỗi loại cây thủy sinh đòi hỏi cách cắt tỉa chăm sóc khác nhau phù thuộc vào đặc tính riêng của từng loài cây. Sau đây là kinh nghiệm cắt tỉa cho một số cây thủy sinh hay được ưa chuộng: 1) Rêu cảnh (moss): dùng kéo cắt tỉa nhẹ nhàng. Nhưng chú ý vì là rêu nên trong quá trình cắt bạn chú ý kết hợp vừa cắt vừa vớt rêu ra ngay khỏi bể. Nếu bạn cứ cắt tỉa luôn tay không vớt chúng ra ngoài thì rất dễ rêu nổi khắp bể, khiến môi trường bể thủy sinh không sạch, ảnh hưởng đến các thành phần khác, đặc biệt là cá cảnh. 2) Cây thân đốt thì nên cắt ngay đốt, cuống, phần gần gốc. Ngay những chỗ cắt sau này sẽ mọc những tược, đọt mới. Bạn có thể cắm lại những ngọn đã cắt tỉa gần gốc cũ để tạo bụi lớn nếu muốn. 3) Cây mọc thành thảm sau một thời gian sẽ mọc rất dày đặc, chen chúc nhau cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng. Nên thỉnh thoảng cắt tỉa bớt lá và các rễ ngang nảy cây con này, tránh việc chúng mọc quá dầy và triệt tiêu lẫn nhau gây chết phần bị che phủ bên dưới gây hư cả thảm cây. 4) Anubias là loại cây khỏe và lá tồn tại rất lâu. Nhưng lá của chúng rất dễ bị nhiễm rêu hại. Khi nào thấy bất cứ lá nào bị vàng, đốm bệnh hay bị rêu hại bám thì phải cắt bỏ ngay. Lá mới sẽ nhanh chóng thế chỗ. Nếu bụi cây quá to, bạn có thể tỉa bớt thân rễ (rhizome) của nó (tách ra những bụi nhỏ) và trồng lại nơi khác. 5) Các loại súng (súng tiger xanh và đỏ) cũng có thể mọc cao lên mặt nước (nếu thiếu sáng), nên cắt bỏ sát gốc những lá này để chúng không che sáng những cây khác. 6) Các loại dương sỉ cũng cần được cắt tỉa để lọai bỏ những lá già xấu xí sần sùi (do nảy cây con trên lá). Cũng nên cắt bỏ bớt những thân rễ phụ nếu chúng ảnh hưởng đến vẻ đẹp của bụi cây mẹ. 7) Những cây họ Crypts thỉnh thỏang cũng cần phải cắt tỉa. Quan trọng là phải cắt bỏ tòan bộ lá già, lá hư từ (sát) gốc. Nếu không phần còn chừa lại của những lá đó cũng sẽ nhanh chóng rữa chết gây bẩn hồ. Một số lưu ý khi cắt tỉa: 1) Cắt tỉa và thay nước tránh tiến hành đồng thời, khi cắt tỉa xong cây thường bị tổn thương, sẽ ngừng thời gian sinh trưởng trong một thời gian ngắn, nếu đồng thời thay nước, chất nước sẽ sản sinh biến hóa làm rối loạn cây. 2) Khi cắt tỉa, cố gắng tránh cắt tỉa toàn bộ các cây trong bể, nếu làm như vậy các cây trong bể sẽ ngừng sinh trưởng một thời gian, trong thời gian chưa hồi phục, phải tiến hành điều chỉnh điều kiện môi trường trong bể như việc tăng cường ánh sáng và khí CO2, phân bón cho cây phải giảm thiểu để tránh thời gian cây không hấp thụ được sẽ tạo điều kiện cho các loại rong hấp thụ các chất dinh dưỡng còn thừa sẽ sinh sôi. 3) Nhổ cây khi cắt tỉa, phải dọn sạch những rễ già lưu lại ở đáy, để tránh thối rữa làm biến hóa chất nước (sản sinh khí amoniac và axit kali nitrat). 4) Khi cắt tỉa cố gắng loại bỏ những lá già, để lại những lá mới. . Lưu ý khi thay nước cho cây thủy sinh Cây thủy sinh là loài cây không thể thiếu được trong cấu trúc bể thủy sinh: bể - nước – cây - cá. Cũng giống như các khâu khác trồng và cắt tỉa cât thủy. khác trong bể thủy sinh. Cây thủy sinh là thành phần quan trọng tạo nên bố cục hài hòa và cân bằng của bể thủy sinh. Trước khi thực hiện công việc trồng và cắt tỉa cây thủy sinh, thao tác. nhíp dài (rất cần cho việc cắm cây xuống nền). Trồng cây thủy sinh bạn cũng nên chú ý đến một số kỹ thuật cơ bản như: trồng cây ngay trước khi châm nước vào hồ (bạn chỉ cần cho nước vào vừa đủ

Ngày đăng: 21/06/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN