1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) qlnn đối với hoạt động quan hệ quốc tế của giáo hội công giáo việt nam

202 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Quan Hệ Quốc Tế Của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam
Tác giả Phan Thị Mỹ Bình
Người hướng dẫn PGS. TS. Hoàng Văn Chức, PGS. TS. Nguyễn Thanh Xuân
Trường học Học viện hành chính quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 202
Dung lượng 329,85 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN (16)
    • 1.1. Công trình nghiên cứu về Giáo hội Công giáo Việt Nam (16)
    • 1.2. Công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về tôn giáo (20)
    • 1.3. Công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế và quản lý nhà nước về (25)
    • 1.4. Những kết quả đạt đƣợc và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu (29)
      • 1.4.1. Những kết quả đạt được (29)
      • 1.4.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu (30)
  • Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO (34)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (34)
      • 2.1.1. Những khái niệm có liên quan (34)
      • 2.1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo (39)
      • 2.1.3. Chủ thể, khách thể, đối tượng và phương pháp quản lý (45)
    • 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng và yêu cầu khách quan trong quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo (52)
      • 2.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam (52)
      • 2.2.2. Yêu cầu khách quan quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo (55)
    • 2.3. Những bài học kinh nghiệm cho quản lý nhà nước đối với quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam (57)
      • 2.3.1. Về quan hệ giữa Nhà nước và giáo hội (57)
      • 2.3.2. Về quan hệ với Tòa thánh Vatican (63)
      • 2.3.3. Bài học cho Việt Nam (66)
  • Chương 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM (70)
    • 3.1. Khái quát về Giáo hội Công giáo Việt Nam (70)
      • 3.1.1. Quá trình du nhập và phát triển (70)
      • 3.1.2. Tổ chức Giáo hội Công giáo Việt Nam (73)
      • 3.1.3. Đặc điểm Giáo hội Công giáo Việt Nam (75)
    • 3.2. Thực trạng quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam (78)
      • 3.2.1. Với Tòa thánh Vatican (78)
      • 3.2.2. Với một số Giáo hội Công giáo trên thế giới (85)
      • 3.2.4. Quan hệ giữa Tòa thánh Vatican với Nhà nước Việt Nam có liên (88)
      • 3.2.5. Thực tiễn quan hệ quốc tế của Nhà nước Việt Nam và quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo Việt Nam thời gian vừa qua (94)
    • 3.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam (98)
      • 3.3.1. Xây dựng hệ thống pháp luật về quan hệ quốc tế của tôn giáo (98)
      • 3.3.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức (102)
      • 3.3.3. Tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo (104)
      • 3.3.4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật (112)
      • 3.3.5. Quản lý hoạt động quan hệ quốc tế cụ thể (113)
    • 3.4. Nhận xét về thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam (125)
      • 3.4.1. Những kết quả đạt được (125)
      • 3.4.2. Những hạn chế (126)
      • 3.4.3. Nguyên nhân (129)
  • Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM (135)
    • 4.1.1. Mở rộng quan hệ quốc tế và đối thoại liên tôn giáo (135)
    • 4.1.2. Phát triển đạo gắn với hoạt động xã hội (136)
    • 4.1.3. Lợi dụng quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam của các thế lực thù địch (137)
    • 4.2. Phương hướng quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam trong thời gian tới (138)
      • 4.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo (138)
      • 4.2.2. Quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước về tôn giáo và Công giáo (141)
      • 4.2.3. Đường lối đối ngoại của Đảng về tôn giáo (147)
    • 4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam (149)
      • 4.3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến thể chế, chính sách (149)
      • 4.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức (152)
      • 4.3.3. Nhóm giải pháp về đối ngoại tôn giáo (157)
      • 4.3.4. Nhóm giải pháp về công tác vận động quần chúng (162)
      • 4.3.5. Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo 154 4.3.6. Nhóm giải pháp về thủ tục hành chính (165)
    • 4.4. Khuyến nghị (169)
      • 4.4.1. Đối với Chính phủ (169)
      • 4.4.2. Đối với Bộ Nội vụ và Ban Tôn giáo Chính phủ (169)
      • 4.4.3. Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (169)
  • KẾT LUẬN...................................................................................................... 161 (172)

Nội dung

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Công trình nghiên cứu về Giáo hội Công giáo Việt Nam

Công giáo là một trong các tôn giáo lớn ở Việt Nam được du nhập từ thế kỷ XV, vì vậy có nhiều học giả nghiên cứu về Công giáo và Giáo hội Công giáo Việt Nam ở nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, hiện nay các học giả nghiên cứu về Công giáo Việt Nam chủ yếu dưới các hình thức lịch sử truyền giáo và quá trình du nhập, phát triển, cụ thể:

- Tác phẩm “Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam” (Quyển 1: các thừa sai dòng Tên 1615-1665) của Linh mục Nguyễn Hồng do NXB Hiện tại xuất bản năm 1959 viết lịch sử truyền giáo ở Việt Nam từ thế kỷ XVI đến năm 1665 Quá trình truyền giáo vào Việt Nam có nhiều đoàn truyền giáo khác nhau với những dòng thánh khác ở các khu vực vùng miền Trong các đoàn truyền giáo đến Việt Nam thì người có đóng góp lớn cho Giáo hội Công giáo Việt Nam là Cha Đắc-Lộ người Bồ Đào Nha Tác giả có đánh giá những thành công của 50 năm truyền giáo ở xứ Nam và 37 năm truyền giáo ở xứ Bắc.

- Tác phẩm “Giáo hội Công giáo ở Việt Nam” do một Giáo sư Sử học (sách không ghi rõ tên tác giả) biên soạn năm 1997 của nhà in Veritas gồm 3 quyển viết về lịch sử Giáo hội Công giáo ở Việt Nam chia làm 4 thời kỳ: Thời kỳ mở đường và đặt nền móng từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII; Thời kỳ xây dựng và tổ chức từ giữa thế kỷ XVII sang đầu thế kỷ XIX; Thời vươn lên trong thử thách và đau thương thế kỷ XIX; Thời kiến thiết và tiến tới trưởng thành cuối thế kỷ XIX và trong thế kỷ XX.

- Tác phẩm “Sự du nhập của Thiên Chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ

XVII đến thế kỷ XIX” của Nguyễn Văn Kiệm (2001) do Hội khoa học lịch sử Việt

Nam, Trung tâm Unesco bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc xuất bản Tác phẩm nói về quá trình truyền bá và phát triển Công giáo (Thiên Chúa) vào Việt Nam từ năm1533-1874; chính sách của Nhà nước phong kiến nhà Nguyễn đối với Công giáo và các nhận định, đánh giá của tác giả về các chính sách của nhà nước Việt Nam đối với Công giáo thời bấy giờ.

- Trương Bá Cần là một linh mục của Giáo hội Công giáo Việt Nam, ông nghiên cứu về Giáo hội Công giáo Việt Nam có viết 3 tập về “Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam” của NXB Tôn giáo, hiện nay mới xuất bản được tập 1 và 2.

Tập 1: Thời kỳ khai phá và hình thành (từ khởi thủy cho tới cuối thế kỷ XVIII) Tác giả tập trung nói về công cuộc truyền giáo ở Việt Nam với các thừa sai dòng Tên từ năm 1615 đến 1665 ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài Ở Đàng Trong công cuộc truyền giáo bắt đầu “18/1/1615 xuất phát từ Ma Cao, một đoàn truyền giáo do linh mục Fracesco Buzomi dẫn đầu đã đặt chân lên Đà Nẵng”

[16, tr.12] Truyền giáo thời kỳ này chia làm ba giai đoạn Giai đoạn 1615-1639 với thừa sai Buzomi, giai đoạn 1640-1645 với thừa sai Rhodes, giai đoạn 1645-

1665 sau thừa sai Rhodes Đàng Ngoài, công cuộc tuyền giáo bắt đầu từ năm 1626-1665 cũng chia làm ba giai đoạn: 1627-1630, 1931-1647, 1648-1665 Thời kỳ đầu công cuộc truyền giáo chưa gây được ảnh hưởng, đặc biệt ngày 9 tháng 7 năm 1645 linh mục Alexandre De Rhodes bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Đàng Trong Tuy nhiên sau đó công cuộc truyền giáo có phát triển hơn “Từ khi linh mục Rhodes bị trục xuất (7/1645) cho tới khi linh mục Saccano tới (2/1646) cũng có tiến triển” [16, tr.96] Thời kỳ này Công giáo Việt Nam đã có mối quan hệ với

Tòa thánh Roma “13/7/1626 linh mục Buzomi báo cáo về Roma là các thừa sai Đàng Trong đã cử linh mục Rhodes tới Đàng Ngoài ngõ hầu bắt đầu mở cuộc truyền giáo trong xứ này” [16, tr 112] Năm 1651 Tòa thánh Roma đã cho in 2 cuốn của linh mục Rhodes: Phép giảng tám ngày và Tự điển Việt - Bồ - La Đồng thời khi truyền giáo có tiến triển, linh mục Rhodes đã có đề xuất với Tòa thánh Roma về tổ chức của tôn giáo này “Công cuộc truyền giáo của Dòng Tên (1615-

1665) đã phát triển tới mức đòi hỏi phải có một cơ cấu và nhân sự phù hợp” [16, tr.199] Ngày 29 tháng 7 năm 1658 Đức Alexandre VII ký sắc phong Pallu làm giám mục cai quản Đàng Ngoài và Lambert làm giám mục cai quản Đàng Trong.

Tổ chức Giáo hội Công giáo Việt Nam được hình thành chặt chẽ từ trên xuống dưới (giám mục, linh mục, quản hạt/quản xứ).

Tập 2: Thời kỳ thử thách và phát triển (từ đầu thế kỷ XIX đến mùa thu năm 1945) Tác giả tập trung nói về công cuộc phát triển đạo với hai giai đoạn nổi bật: dưới triều Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và giai đoạn Pháp xâm lược Việt Nam Dưới triều Gia Long, Công giáo không được tạo điều kiện phát triển. Đến Triều Vua Minh Mạng, Công giáo còn bị cấm bằng Chỉ dụ cấm đạo ngày 6 tháng 1 năm 1833 Tuy nhiên dưới thời Vua Thiệu Trị mặc dù không có thiện cảm với Công giáo nhưng không tỏ ra tàn bạo với Công giáo Những người Công giáo bị tù đày dưới triều Minh Mạng đều được trả tự do Giai đoạn này tác giả đã nêu lên mối quan hệ ngoại giao và quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội: “Chính sách ngoại giao của Vua Minh Mạng và Vua Gia Long là không muốn đặt quan hệ chính thức với bất kỳ nước nào” [17, tr 45] “Tòa thánh không cho Nhà Vua được bổ nhiệm giám mục ở Đông Đàng Ngoài thì Nhà Vua cho biết, qua các Bộ trưởng của mình, rằng bao lâu Tòa thánh không cho Nhà Vua được đặc ân theo yêu cầu, thì Nhà Vua sẽ không cấp cho các Đại diện tông tòa ở khu vực này sự tài trợ như trước” [17, tr.40] Giai đoạn Pháp xâm lược Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 1858 đàn áp, bóc lột và nô dịch người dân thậm tệ trong khi đó lại tạo điều kiện cho Công giáo phát triển Đặc biệt với Hòa ước Giáp Tuất ngày 15 tháng 3 năm 1874 cho phép tự do tôn giáo, tín đồ Công giáo “được đi thi và ra làm quan” [17, tr 244] Đến năm 1945 chấp dứt thời kỳ Pháp thuộc “Công giáo Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc đã phát triển như chưa từng thấy trước đó” [17, tr 765].

Chính vì xâm lược của Pháp mà Việt Nam nghĩ rằng “Vì Công giáo mà Pháp xâm chiếm Việt Nam, vì Công giáo mà Việt Nam mất nước” [17, tr 193] “Hình ảnh Công giáo phi dân tộc theo ngoại bang vẫn tồn tại mãi trong tâm trí người Việt Nam cho tới Cách mạng tháng 8 năm 1945” [17, tr 295] Điều này cho đến nay đã ảnh hưởng tới nhận thức của người Việt Nam, vẫn còn mặc cảm với quá khứ, dè dặt, thận trọng trong quan hệ Nhà nước và Giáo hội.

- Tác phẩm: “Lịch sử Giáo hội Công giáo” của linh mục Bùi Đức Sinh doNXB Veritas phát hành năm 2009 đã trình bày quá trình hình thành và phát triển và truyền giáo của Giáo hội Công giáo từ thời nguyên thủy cho đến Giáo hội thời công đồng Vatican II Trong đó tác giả dành một chương viết về Giáo hội Công giáo Việt Nam từ thời mở đường và đặt nền móng cho đến năm 1960.

- Thời gian gần đây tác giả Nguyễn Hồng Dương có nghiên cứu về Giáo hội Công giáo Việt Nam với 4 tác phẩm:

+ Tác phẩm “Công giáo Việt Nam một số vấn đề nghiên cứu” của NXB

Từ điển bách khoa năm 2008 của nhiều tác giả trong đó Nguyễn Hồng Dương (chủ biên) đã mang đến cho độc giả một cách nhìn khái quát về Công giáo ở Việt

Nam Nội dung tác phẩm trình bày những nét cơ bản của Công giáo như: tổ chức xứ họ đạo Công giáo từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, đường hướng của Công giáo Việt Nam, Công giáo ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng Nai Trong tác phẩm có trình bày về một số hoạt động quốc tế của Giáo hội Công giáo từ năm 1975 đến năm 2000 với 3 nội dung: tín đồ, cá nhân Công giáo tham gia hoạt động ở nước ngoài, người nước ngoài thăm và làm việc với Giáo hội Công giáo Việt Nam, mối quan hệ giữa Việt Nam và Vatican có quan hệ đến Giáo hội Công giáo Việt Nam Tác giả cũng đã có nhận xét và đánh giá về mối QHQT của Công giáo Việt Nam.

+ Tác phẩm: “Tổ chức xứ, họ đạo Công giáo ở Việt Nam lịch sử - hiện tại và những vấn đề đặt ra” do NXB Khoa học xã hội xuất bản năm 2011 viết về Công giáo Việt Nam nhưng tập trung ở quá trình hình thành xứ, họ đạo và tổ chức xứ, họ đạo ở khu vực miền Bắc, Nam bộ, vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ thế kỷ XVII cho đến hiện nay Từ đó tác giả có đưa ra nhận xét, đánh giá và đề xuất một số giải pháp để quản lý tốt vấn đề tôn giáo ở xứ, họ đạo.

Công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về tôn giáo

Về quan điểm của Mác, Ăng-ghen, Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo.

- PGS Nguyễn Đức Sự đã tuyển chọn và biên soạn cuốn “Mác - Ăng- ghen, Lê-nin bàn về tôn giáo” của NXB Tôn giáo (2001) tạo nên một cái nhìn liên tục và đầy đủ những di sản tư tưởng quí báu của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong lĩnh vực này Trong tác phẩm này, tác giả khái quát hai nội dung:

+ Phần trích tuyển từ các tác phẩm của C Mác và Ăng-ghen gồm: góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen; Về vấn đề Do thái, Tuyên ngôn Đảng cộng sản, Luận cương về Phoi-ơ-bắc; Những sự kiện ở Trung Quốc; Chống Đuy-rinh; Biện chứng của tự nhiên; Bàn về lịch sử đạo Cơ đốc sơ kỳ.

Trong các tác phẩm của C Mác đã làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội và nguồn gốc nhận thức của tôn giáo “Nhà nước ấy, xã hội ấy đã sản sinh ra tôn giáo” [112, Tr 38].

Vì vậy khi xem xét vấn đề tôn giáo phải dựa vào chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời C Mác và Ăng-ghen nhìn nhận và đánh giá vai trò xã hội của tôn giáo “Trong những điều kiện lịch sử nhất định, tôn giáo cũng có mặt tích cực và sự tác động của nó đối với xã hội cũng có một tầm quan trọng đáng kể” [112, Tr 11, 12] Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa

Mác - Lê-nin vào thực tế Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ Giáo hội Công giáo từng bị lợi dụng nhưng Người cũng nhấn mạnh tôn giáo có mặt tích cực và những điểm có ích cho sự tu dưỡng của con người.

+ Phần trích tuyển từ các tác phẩm của Lê-nin gồm: Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo; Thái độ của Đảng công nhân đối với tôn giáo; Thái độ của các giai cấp và của đảng phái đối với tôn giáo và giáo hội; Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán Trong quan hệ giữa Nhà nước và tôn giáo “Tôn giáo phải được tuyên bố là một việc tư nhân… Nhà nước không được dính đến tôn giáo, các đoàn thể tôn giáo không được dính đến chính quyền Nhà nước” [112, tr.

400] Nhà nước phải đảm bảo quyền tự do tôn giáo “Bất kỳ ai cũng được hoàn toàn tự do theo tôn giáo mình thích hoặc không thừa nhận một tôn giáo nào,…Mọi sự phân biệt quyền lợi giữa những công nhân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau đều hoàn toàn không thể dung thứ được” [112, tr 400, 401].

- Tác phẩm: “Công tác tôn giáo từ quan điểm Mác - Lênin đến thực tiễn

Việt Nam” của GS Ngô Hữu Thảo đã phân tích quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê- nin về công tác tôn giáo như: nhận thức về công tác tôn giáo của hệ thống chính trị, nguồn gốc tôn giáo, vai trò tôn giáo và những yêu cầu đối với người cộng sản về phương pháp nhìn nhận đúng đắn đối với tôn giáo.

Trong tác phẩm, tác giả cũng đã bàn về tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo: khẳng định quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam chỉ có thể được đảm bảo khi gắn liền với nền độc lâp tự do dân tộc của tổ quốc Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chỉ được đảm bảo trong mối quan hệ với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới và với khối đại đoàn kết toàn dân tộc Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo trước hết là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhưng trong đó Đảng và Nhà nước là nhân tố quan trọng hàng đầu Tác giả cũng đã chỉ ra tư tưởng của Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng, tín đồ tôn giáo Theo nghiên cứu của tác giả, Hồ Chí Minh cho rằng vấn đề tiên quyết, quyết định sự thành công của công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo là phải thực sự tôn trọng đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân Trong công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo phải biết khai thác các giá trị nhân bản, tích cực của các tôn giáo, phát huy nó trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng đất nước Nội dung công tác vận động tín đồ tôn giáo phải thiết thực, không dừng lại là việc tuyên truyền, thuyết phục, giáo dục mà quan trọng hơn, phải xây dựng đời sống, kinh tế vật chất ngày càng phát triển Qua tư tưởng của Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo, tác giả đã rút ra những kết luận chỉ dẫn của Người về công tác vận động quần chúng.

- QLNN đối với hoạt động tôn giáo được kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh qua nghiên cứu của tác giả Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ với cuốn: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo” năm 2003 của NXB Tôn giáo với nội dung chủ yếu của Hồ Chí Minh về tôn giáo và những nguyên tắc cơ bản trong QLNN đối với các hoạt động tôn giáo như: Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng tôn giáo; Nghiêm cấm phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; Giải quyết nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng; Đấu tranh ngăn chặn kẻ địch lợi dụng tôn giáo, đội lốt tôn giáo phá hoại cách mạng, phá hoại xã hội.

- Tác phẩm “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam - lý luận và thực tiễn” của GS TS Đỗ Quang Hưng do NXB Lý luận chính trị (2008) đã trình bày cho độc giả ba nội dung: ảnh hưởng của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin đối với nhận thức lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; Quá trình phát sinh, phát triển tư duy lý luận của Đảng về tôn giáo và vấn đề tôn giáo; Quá trình Đảng và Nhà nước xây dựng đường lối, chính sách tôn giáo từ năm

- Tác phẩm: “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Xuân (2015) của NXB Tôn giáo với 2 phần: tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo ở Việt Nam Tác giả đã khái quát thực trạng đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, khái quát 13 tôn giáo đã được công nhận trong đó có Công giáo Việt Nam và mối quan hệ với Giáo triều Vatican Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo - cơ sở lý luận của chính sách tôn giáo, luật pháp quốc tế và luật pháp một số nước về tôn giáo Tác giả cũng đã trình bày chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo trước thời kỳ đổi mới, thời kỳ đổi mới và những chính sách cụ thể đối với tôn giáo giai đoạn hiện nay.

- Đặc biệt tác phẩm: “Quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của

Nhà nước về tôn giáo và Công giáo - những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” của nhóm tác giả Hoàng Minh Đô và Đỗ Lan Hiền (2015) của

NXB Lý luận chính trị đã khái quát một số nội dung cơ bản: Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin về tôn giáo và Công giáo; Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và Công giáo; Thực trạng việc thực hiện chính sách pháp luật về tôn giáo và Công giáo ở Việt Nam; Kinh nghiệm của một số nước: Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô (trước đây), Trung Quốc trong việc thực hiện chính sách đối với Công giáo và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Nhóm tác giả cũng đã đưa ra giải pháp trong QLNN đối với Công giáo như:

+ Tạo sự đồng thuận giữa Nhà nước và Giáo hội Công giáo;

+ Tiếp tục đổi mới nhận thức, quan điểm, chính sách đối với Công giáo: xem xét Công giáo trong mối quan hệ với dân tộc, coi trọng công tác vận động quần chúng và cần có cái nhìn bao dung ghi nhận vai trò của Công giáo với xã hội.

+ Chính sách đối với Công giáo cần mềm dẻo, linh hoạt và khéo léo vì không chỉ là chính sách đối nội mà còn cả đối ngoại.

- Trong cuốn “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay” năm 2005 của tác giả

Công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế và quản lý nhà nước về

- Hiện nay tài liệu nghiên cứu liên quan đến QHQT của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam mới có cuốn sách “Tôn giáo và quan hệ quốc tế” của nhóm tác giả:

Lê Thanh Bình và Đỗ Thanh Hải do NXB Chính trị quốc gia (2012) xuất bản Trong cuốn sách này có làm rõ một số nội dung sau:

Tổng quan tóm tắt một số khái niệm cơ bản về tôn giáo, khái quát về lịch sử ra đời, giáo lý, luật lệ, lễ nghi, cơ cấu tổ chức của một số tôn giáo lớn trên thế giới là: Kitô giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Phật giáo Hòa Hảo và đạo Cao Đài.

Phân tích những vấn đề liên quan đến xung đột quốc tế có nguồn gốc tôn giáo: Bất đồng giữa các quốc gia về tự do tôn giáo và chính sách tôn giáo liên quan; các tổ chức tôn giáo là các chủ thể xuyên quốc gia có sức mạnh chính trị và kinh tế, có khả năng thách thức chính quyền; Mâu thuẫn giữa các tổ chức tôn giáo ở cấp quốc gia nhưng có hệ lụy quốc tế.

Làm rõ những vấn đề tôn giáo trong đời sống chính trị QHQT của Việt Nam, trong đó tác giả có nêu vấn đề tôn giáo trong chính sách đối ngoại của Việt Nam như: tự do tôn giáo trong đối thoại dân chủ, nhân quyền giữa Việt Nam và các nước phương Tây đặc biệt tác giả có nêu lên mối quan hệ Việt Nam và Toà thánh Vatican “là quan hệ kép: giữa hai quốc gia - nhà nước, và giữa quốc gia và một chủ thể tôn giáo xuyên quốc gia Trong mối quan hệ này mâu thuẫn nổi trội là giữa chủ quyền quốc gia và dân chủ nhân quyền và tự do tôn giáo, giữa hệ thống chính trị của Việt Nam và hệ thống thể chế của Giáo hội Công giáo thể hiện trên nhiều vấn đề cụ thể Bên cạnh đó còn có các vấn đề do lịch sử để lại”

[12, tr 195] Tác giả cũng nhận định “Để vượt qua được những tồn tại này, cần phải có thời gian và nỗ lực của hai bên” [12, tr 195] Tác giả cũng đã nêu các lợi ích khi Việt Nam thiết lập quan hệ với Vatican: góp phần mở rộng QHQT giúp Nhà nước Việt Nam có thêm kinh nghiệm tham gia giải quyết các vấn đề tôn giáo hiệu quả, bình đẳng và hòa bình; tăng thêm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; củng cố tinh thần đoàn kết giữa cộng đồng Công giáo và người ngoài Công giáo;… Từ kinh nghiệm của thế giới và thực tiễn ở Việt Nam, tác giả đưa ra một số định hướng chính sách đối nội và đối ngoại cho tôn giáo Việt Nam trong thời gian tới: xây dựng xã hội hài hòa đa tôn giáo trên cơ sở luật pháp; quản lý các hoạt động tôn giáo trên cơ sở pháp luật theo hướng hội nhập hơn vào các công ước quốc tế; đổi mới tư duy xóa bỏ định kiến đối với Vatican và cộng đồng Công giáo.

- Ngoài cuốn sách trên còn có một số bài báo đăng trên hội thảo hay tạp chí chuyên ngành:

Tại hội thảo quốc tế: Tôn giáo và pháp quyền ở Đông Nam Á tháng 9 năm

2006 diễn ra tại Hà Nội tác giả Nguyễn Thị Bạch Tuyết có bài viết: “Quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam” Bài viết này nêu lên mối QHQT của 5 tổ chức tôn giáo ở Việt Nam (Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo và đạo Cao Đài) với các tổ chức tôn giáo ở nước ngoài; Một số văn bản điều chỉnh QHQT của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.

Trên trang web của Ban Tôn giáo Chính phủ có bài viết: “Hoạt động đối ngoại của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới” của tác giả Nguyễn

Văn Dũng, trong bài viết này có thống kê không đầy đủ các đoàn của tổ chức tôn giáo và cá nhân tôn giáo Việt Nam ra nước ngoài và các đoàn của tổ chức tôn giáo và cá nhân tôn giáo nước ngoài vào Việt Nam của các tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo và Cao Đài từ năm 1993 đến năm 2012 Từ đó tác giả có đưa ra một số nhận xét: Nhà nước Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo Việt Nam có mối QHQT với các tổ chức tôn giáo nước ngoài; Thông qua các hoạt động QHQT của các tổ chức, cá nhân tôn giáo sẽ giúp thế giới hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam, về chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; Góp phần vào việc củng cố, phát triển tình hữu nghị và sự hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Luận văn quản lý nhà nước đối với quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam:

- Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công của tác giả Nguyễn Thị Bạch Tuyết năm 2003 với chủ đề “Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đối ngoại tôn giáo ở nước ta hiện nay” Tác giả đề cập đến quan hệ đối ngoại của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam (Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo) Từ đó tác giả phân tích công tác QLNN đối với quan hệ đối ngoại như: Việc xuất nhập cảnh của các tín đồ, chức sắc, viện trợ của các tổ chức phi chính phủ liên quan đến tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoại tại Việt Nam, lợi dụng tôn giáo của thế lực thù địch Tác giả đã đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong QLNN và đưa ra một số giải pháp nhằm quản lý tốt công tác đối ngoại tôn giáo Luận văn có thời gian nghiên cứu từ năm 2003 trở về trước.

- Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công của tác giả Ngô Thị Xuân Lan năm 2013 với chủ đề “Quản lý nhà nước đối với hoạt động QHQT của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” Nội dung của luận văn đã nêu một cách khái quát nhất về mối quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam (Phật giáo,

Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo) với các tổ chức tôn giáo trên thế giới và khu vực, từ đó đưa ra nhận xét đánh giá những kết quả đạt được trong QLNN đối với hoạt động trên và đề ra các giải pháp trong thời gian tới Tuy nhiên trong luận văn tác giả chưa làm rõ lý luận cơ bản về QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, đối tượng nghiên cứu chỉ bó hẹp ở một số tôn giáo lớn du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam, các giải pháp chưa mang tính chiến lược và cụ thể thực tiễn ở Việt Nam thời kỳ hội nhập.

- Luận văn tốt nghiệp lớp Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính khóa 2012-2014 của tác giả Nguyễn Hữu Đức năm 2015 với chủ đề: “Quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam, một số kiến nghị - giải pháp” Luận văn đã nêu khái quát về mối QHQT của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam trong đó có tôn giáo ngoại nhập và tôn giáo nội sinh gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Baha’i, Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo Tác giả cũng nêu thực trạng QHQT của các tổ chức tôn giáo nói trên từ năm 2004 đến 2014 dưới các hình thức khác nhau: hoạt động tôn giáo thuần túy; hoạt động xã hội của tổ chức tôn giáo nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động tôn giáo mang màu sắc chính trị hay hoạt động tôn giáo chứa đựng nội dung chính trị Xuất phát từ thực tiễn mối QHQT của các tổ chức tôn giáo Việt Nam tác giả đưa ra dự báo tình hình hoạt động QHQT và nêu một số vấn đề đặt ra trong quản lý hoạt động QHQT của các tổ chức tôn giáo Từ đó tác giả có đề xuất một số giải pháp: thống nhất nhận thức về công tác tôn giáo, công tác QHQT của tôn giáo trong hệ thống chính trị; nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động QHQT của các tổ chức tôn giáo; củng cố hệ thống chính trị cơ sở vùng tôn giáo; tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại.

Quản lý nhà nước đối với quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam mới chỉ có các bài viết đăng trên tạp chí hoặc báo điện tử:

- Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 7 năm 2007 có bài “Mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam với Giáo hội Công giáo Rôma” của tác giả Nguyễn Hồng Dương Trong bài viết tác giả trình bày khái quát mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam với Giáo hội Rôma từ khi Công giáo được truyền vào Việt Nam

(1533), mối quan hệ này chịu tác động bởi đặc điểm quá trình truyền đạo và đặc điểm Công giáo ở Việt Nam Qua đó, tác giả cũng nêu lên biểu hiện cụ thể của quan hệ giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam và Giáo hội Rôma: mối quan hệ này “được thúc đẩy từ sau khi Hội đồng Giám mục Việt

Những kết quả đạt đƣợc và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

1.4.1 Những kết quả đạt được

Nghiên cứu các công trình khoa học về tôn giáo, Giáo hội Công giáo ViệtNam và QLNN đối với hoạt động tôn giáo nói chung, QLNN đối với hoạt động

QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng tác giả có thể kế thừa trong luận án:

+ Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Ăng-ghen về tôn giáo.

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh tôn giáo và công tác tôn giáo.

+ Quan điểm đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước Việt Nam về tôn giáo.

+ Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam thời kỳ hội nhập. + Quá trình hình thành và phát triển, giáo lý, luật lệ, lễ nghi và cơ cấu tổ chức của Giáo hội Công giáo Việt Nam.

+ Nội dung QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2004.

+ QHQT của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam từ năm 2015 trở về trước. + Quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam và Tòa thánh Vatican.

1.4.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

- Hiện nay công trình khoa học nghiên cứu về QLNN đối với QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam mới chỉ là những bài viết ngắn công bố phần lớn trên các tạp chí và báo điện tử nên đối tượng và phạm vi nghiên cứu chưa có tính khái quát cao, chưa đầy đủ và toàn diện Nghiên cứu về QHQT và QLNN đối với hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam còn cần bổ sung, làm rõ những khía cạnh sau:

+ Lý luận về QHQT của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;

+ Các hình thức QHQT của Giáo hội Công giáo Việt

Nam; + Mối QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam;

+ Xu hướng QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam;

+ Thực trạng QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam;

+ Nội dung QLNN đối với hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam;

+ Quan điểm, đường lối đối ngoại của Nhà nước Việt Nam liên quan đến tôn giáo.

- Qua nghiên cứu các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài với nhận diện những vấn đề chưa được làm rõ trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của những nghiên cứu đi trước, tác giả tập trung giải quyết các vấn đề sau trong luận án của mình:

+ Làm rõ lý luận về QLNN đối với hoạt động tôn giáo, lý luận về QHQT của các tổ chức tôn giáo.

+ Kinh nghiệm quốc tế trong QLNN đối với tôn giáo và quan hệ với tòa thánh Vatican.

+ Đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo ở Việt Nam với Tòa Thánh Vatican và Giáo hội Công giáo một số quốc gia, các tổ chức tôn giáo trên thế giới.

+ Đánh giá thực trạng công tác QLNN đối với QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam thời gian qua.

+ Làm rõ nguyên nhân QLNN đối với hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam chưa hiệu quả.

+ Phân tích và dự báo xu hướng hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam trong tương lai.

+ Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với hoạt động QHQT của tổ chức tôn giáo nói chung và quản lý các hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáoViệt Nam nói riêng.

Nghiên cứu về QHQT và QLNN đối với QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện nay chủ yếu là các tác giả trong nước Qua nghiên cứu các tài liệu có thể khái quát như sau:

(1) Các công trình liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện nay có các tác giả như: Nguyễn Văn Kiệm, Trương Bá Cần, Bùi Đức Sinh, Nguyễn Hồng Dương,… Các tác giả chủ yếu nghiên cứu về lịch sử Công giáo, quá trình du nhập và phát triển Các công trình liên quan đến QLNN đối với hoạt động tôn giáo nói chung tập chung ở 2 mảng: Mác - Ăng-ghen, Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo trong đó có một số tác giả tiêu biểu: Nguyễn Đức Sự, Ngô Hữu Thảo, Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Lữ, Đỗ Quang

Hưng, Nguyễn Thanh Xuân, Hoàng Minh Đô và Đỗ Lan Hiền Mảng nghiên cứu về QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam có tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Thanh Xuân, Nguyễn Hữu Khiển và Bùi Đức Luận Công trình nghiên cứu liên quan đến QHQT và QLNN đối với QHQT của các tôn giáo ở Việt Nam mới chỉ xuất hiện ở luận văn, bài báo đăng trên tạp chí và bài nghiên cứu ở hội nghị, hội thảo trong đó có các tác giả: Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Ngô Thị Xuân Lan, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Hữu Đức.

(2) Hiện nay các công trình nghiên cứu về QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các bài báo đăng trên các tạp chí đó là các nghiên cứu về mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam và Tòa thánh Vatican của tác giả Nguyễn Hồng Dương và Phạm Huy Thông Vì vậy nghiên cứu QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam trong thời kỳ mở cửa hội nhập là rất cần thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay, vừa cung cấp về cơ sở lý luận kết hợp với cơ sở thực tiễn với các giải pháp phù hợp được đề xuất ở chương 4 giúp Nhà nước quản lý có hiệu quả hơn đối với hoạt động đối ngoại tôn giáo nói chung và hoạt động đối ngoại của Công giáo nói riêng.

(3) Qua tiếp cận các tài liệu, các công trình khoa học về tôn giáo, Giáo hộiCông giáo Việt Nam và QLNN đối với hoạt động tôn giáo nói chung, QLNN đối với hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng tác giả có thể kế thừa trong luận án: quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Ăng-ghen về tôn giáo, tư tưởng Hồ Chí Minh tôn giáo và công tác tôn giáo, và những vấn đề cần tiếp tục làm rõ:

- Lý luận về QLNN đối với hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam;

- Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý QHQT đối với Công giáo một số quốc gia trên thế giới;

- Đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo ở Việt Nam với Tòa Thánh Vatican và Giáo hội Công giáo một số quốc gia, các tổ chức tôn giáo trên thế giới;

- Làm rõ nguyên nhân QLNN đối với hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam chưa hiệu quả và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam.

CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO

Cơ sở lý luận

2.1.1 Những khái niệm có liên quan

2.1.1.1 Tôn giáo và tổ chức tôn giáo

Tôn giáo bắt đầu từ thuật ngữ “Religio” (tiếng La tinh) có nghĩa là “Thờ cúng thần thánh” [161, tr 537]

Quan niệm về tôn giáo của C Mác “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn hiện thực ấy Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.” [93, tr 570].

Theo C Mác, căn nguyên sâu xa nhất của sự tồn tại tôn giáo là do những bất hợp lý trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người Ông đã dùng các mệnh đề: “Con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người”, “Tôn giáo là thế giới lộn ngược” [93, tr.

569] Bởi thế, theo C Mác muốn khắc phục tôn giáo trước hết phải cải tạo hiện thực Đấu tranh chống bọn lợi dụng tôn giáo là gián tiếp đấu tranh chống cái xã hội đã sản sinh ra tôn giáo Cái xã hội mà C Mác muốn đấu tranh chính là xã hội đang tồn tại với sự áp bức của giai cấp thống trị với giai cấp bị trị, sự thấp kém về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

Khi nói đến vai trò xã hội của tôn giáo Ăng-ghen viết: “Tôn giáo do con người sáng tạo ra, bản thân những người này cảm thấy được nhu cầu cần phải có tôn giáo của quần chúng” [95] Con người sản sinh ra tôn giáo không phải là con người trừu tượng mà là con người cụ thể, là thế giới con người thuộc về một hình thái xã hội nhất định trong lịch sử Tôn giáo là một hình thái ý thức, một yếu tố của kiến trúc thượng tầng xã hội, do đó sự tồn tại và phát triển của tôn giáo, xét đến cùng là do những quan hệ kinh tế quyết định Tuy nhiên tôn giáo cũng như các hình thái ý thức xã hội khác có sự tác động trở lại đối với sự phát triển của xã hội Vì thế, trong công tác quản lý tôn giáo ở Việt Nam cần vận dụng quan điểm của C Mác và Ph.Ăng - ghen vào thực tế điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam.

Trong Từ điển Công giáo: “Tôn giáo là hệ thống lý thuyết dạy những điều phải tin và sống; còn là cộng đồng những người cùng chung một tín ngưỡng, một niềm tin, có tổ chức, hệ thống giáo lý để giáo huấn tín đồ, những quy định và những thực hành nghi thức tế tự”, [69, Tr.354]

Trong các văn bản pháp luật, QLNN đối với các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam trước đây chưa có bất kỳ một văn bản nào giải thích về khái niệm tôn giáo. Tuy nhiên, tại kỳ họp Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2018) trong đó có khái niệm tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức” [106].

Mặc dù với nhiều góc nhìn khác nhau nhưng tôn giáo đều bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

+ Là một cộng đồng người có chung niềm tin vào thế lực siêu nhiên, huyền bí;

+ Có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi;

+ Có một kết cấu là tổ chức giáo hội.

Trong luận án này tác giả sử dụng khái niệm tôn giáo theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

“Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo” [106].

Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức Chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức Nhà tu hành là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo.

Việt Nam có nhiều tổ chức tôn giáo khác nhau, các tôn giáo được tổ chức thành một hệ thống thống nhất từ trung ương đến cơ sở Hệ thống tổ chức, bộ máy của tổ chức tôn giáo được quy định trong hiến chương, điều lệ, các quy định của tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận Hiện nay với xu thế toàn cầu hóa, đa số các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đều có mối quan hệ với các tổ chức tôn giáo nước ngoài.

2.1.1.2 Hoạt động tôn giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

Khoản 11, Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định “Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức tôn giáo” [106].

Truyền bá tôn giáo là việc tuyên truyền những lý lẽ về sự ra đời, giáo lý, luật lệ của tôn giáo Thông qua hoạt động truyền bá tôn giáo, niềm tin tôn giáo của tín đồ được củng cố, luật lệ của tôn giáo được các tín đồ thực hiện Đối với những người chưa phải là tín đồ, hoạt động truyền bá tôn giáo giúp họ hiểu, tin và theo tôn giáo Thông qua hoạt động truyền bá tôn giáo để tổ chức tôn giáo phát triển lực lượng tín đồ Việc truyền bá tôn giáo phải tuân thủ các quy định của pháp luật như: Tổ chức truyền bá tôn giáo phải là tổ chức được Nhà nước công nhận, người truyền bá tôn giáo phải là giáo sĩ hợp pháp, tổ chức của người truyền bá phải là tổ chức hợp pháp, phương tiện điều kiện truyền bá phải được Nhà nước thừa nhận, nội dung và phương pháp truyền bá phải đúng với giáo lý của tôn giáo đó.

“Sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo thực hành giáo luật, lễ nghi tôn giáo” [106] Sinh hoạt tôn giáo thực chất là hoạt động của tín đồ, chức sắc, nhà tu hành, chức việc tôn giáo thể hiện sự tuân thủ nghiêm ngặt những qui định,phép tắc, thoả mãn đức tin tôn giáo của cá nhân tôn giáo hay cộng đồng tín đồ.

Hoạt động quản lý tổ chức của tôn giáo nhằm thực hiện qui định giáo luật, thực hiện hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo, đảm bảo duy trì trật tự, hoạt động trong tổ chức tôn giáo.

- Quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo

“Quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo là quá trình tác động, điều hành, điều chỉnh của Nhà nước để các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra theo đúng quy định của pháp luật” [27].

Nội dung QLNN đối với các hoạt động tôn giáo đã được quy định trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo gồm các công việc: (1) Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo (2) Quy định tổ chức bộ máy QLNN về tôn giáo (3) Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo (4) Phổ biến, giáo dục pháp luật về tôn giáo (5) Nghiên cứu trong lĩnh vực tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo (6) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tôn giáo (7) QHQT trong lĩnh vực tôn giáo.

Ngoài những nội dung cơ bản về QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên còn có những nội dung cụ thể:

- Quản lý tổ chức tôn giáo.

- Quản lý việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, điều động, thuyên chuyển trong tổ chức và hoạt động tôn giáo;

- Quản lý về đại hội, hội nghị của tổ chức tôn giáo;

- Quản lý việc xây dựng cơ sở tôn giáo, kinh doanh, xuất nhập khẩu kinh sách tôn giáo và đồ dùng việc đạo.

- Quản lý các hoạt động từ thiện xã hội của tổ chức tôn giáo;

- Quản lý hoạt động quốc tế của tổ chức, cá nhân tôn giáo.

Những yếu tố ảnh hưởng và yêu cầu khách quan trong quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo

2.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam

+ Sự tác động của yếu tố khoa học công nghệ đến QHQT của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng phát triển công nghệ thông tin, kỹ thuật số, internet, sự kết nối toàn cầu ở nhiều tầng bậc, nhiều lĩnh vực trong cùng một lúc Xu thế lớn của công nghiệp 4.0 có thể được chia thành 3 nhóm: vật lý, kỹ thuật số và sinh học Trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ có sự phát triển của công nghệ truyền thông đại chúng đặc biệt là truyền thông mạng:truyền hình trực tiếp, mạng kỹ thuật số với các trung tâm mạng như: google,youtube, zalo, twitter, facebook, … Với tư cách là mạng xã hội, kỹ thuật số giúp con người cập nhật thông tin, xích lại gần nhau hơn, chia sẻ thông tin nhanh chóng Cùng với xu thế đó, truyền thông mạng giúp các tổ chức tôn giáo thay đổi phương thức truyền đạo từ truyền đạo bằng phương pháp truyền thống sang truyền đạo bằng phương pháp hiện đại thông qua mạng xã hội Các tôn giáo đều có trang webside riêng của mình phục vụ cho việc truyền đạo, giảng đạo, cập nhật thông tin, kết nối toàn cầu và rất nhiều hoạt động khác Phương tiện truyền thông hiện đại giúp cho các tổ chức tôn giáo mở rộng không gian, liên kết quốc tế, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau qua đó giúp cho các tổ chức tôn giáo mở rộng mối QHQT ngày càng phong phú và đa dạng phục vụ nhu cầu tôn giáo của mọi người ở các khu vực khác nhau.

Sự phát triển của truyền thông mạng kỹ thuật số, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực cho QHQT của các tổ chức tôn giáo còn có mang đến một số ảnh hưởng theo hướng tiêu cực Lợi dụng truyền thông mạng, một số phần tử xấu kích động lôi kéo các tín đồ, chức sắc tham gia một số hoạt động như biểu tình, gây rối chống phá Nhà nước, chống đối chính quyền địa phương Hiện nay các tổ chức tôn giáo đang có những nỗ lực để ngăn chặn những tác hại do phương tiện truyền thông hiện đại đến đời sống xã hội.

+ Ảnh hưởng của luật pháp quốc tế đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật quốc tế là một trong những quyền cơ bản của con người còn gọi là nhân quyền Văn kiện quốc tế đầu tiên ghi nhận quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo là tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 của Liên Hợp Quốc, trong đó tập trung chủ yếu vào việc cấm phân biệt đối xử về tôn giáo Theo Điều 18 của Tuyên ngôn:“Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, niềm tin lương tâm và tôn giáo; quyền này bao gồm cả tự do thay đổi tôn giáo hoặc tín ngưỡng của mình, và tự do bày tỏ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình bằng các hình thức truyền giảng, thực hành, thờ cúng và tuân thủ các nghi lễ, theo hình thức cá nhân hay tập thể, tại nơi công cộng hoặc riêng tư”. Đến năm 1966, dựa trên Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền, quy định trên được khẳng định và cụ thể hóa trong điều 18 và điều 20 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR - International Covenant on Civil and Political Rights) Khoản 2 điều 18 Công ước này quy định: “Không ai phải chịu ép buộc dẫn đến làm tổn hại quyền tự do lựa chọn có hoặc tin theo tôn giáo hay tín ngưỡng của họ” Khoản 3 điều 18 xác định quyền này có thể bị giới hạn bởi luật khi cần thiết để “bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức xã hội, hoặc các quyền và tự do cơ bản của người khác” Khoản 4 điều 18 yêu cầu các quốc gia thành viên ICCPR phải tôn trọng quyền tự do của các bậc cha mẹ hoặc những người giám hộ hợp pháp “để đảm bảo việc giáo dục về đạo đức và tôn giáo của con cái họ phù hợp với ý nguyện riêng của họ” Khoản 2 điều 20 nghiêm cấm mọi hành động cổ vũ hằn thù dân tộc, sắc tộc, tôn giáo dẫn đến kích động phân biệt đối xử và bạo lực.

Sau khi ban hành Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc có hai văn bản giải thích điều 18 và làm rõ thêm trong Bình luận chung số 22, với một số nội dung chính như: giải thích về các quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tín ngưỡng; về thuật ngữ “tín ngưỡng” và

“tôn giáo”; phân biệt giữa tự do tư tưởng, niềm tin lương tâm, tôn giáo hoặc tín ngưỡng với tự do thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng; về việc không cho phép áp đặt bất kỳ sự giới hạn nào đối với tự do tư tưởng, niềm tin lương tâm; nghiêm cấm các hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để kích động chiến tranh, cổ vũ hận thù dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, hay kích động sự phân biệt đối xử, thù địch hoặc bạo lực; về việc hạn chế quyền tự do bày tỏ tôn giáo, tín ngưỡng Như vậy, luật pháp quốc tế về quyền con người trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng và bảo hộ Yếu tố này cần được quan tâm khi Việt Nam bước vào thời kỳ mở cửa hội nhập đặc biệt liên quan đến QHQT của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam, khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Tác động của nền kinh tế thị trường Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đưa Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới với nền kinh tế từ kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Với định hướng đổi mới, nền kinh tế tạo ra nhiều thành phần kinh tế khác nhau nhất là thành phần kinh tế tư nhân cùng với mở cửa và hội nhập của Nhà nước Việt Nam, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh Điều kiện kinh tế đó đã tạo ra cạnh tranh trong kinh doanh, có người thành công, có người thất bại và tạo ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng cao Kinh tế phát triển tạo ra nhu cầu của con người cũng thay đổi trong khi đó tôn giáo ra đời đáp ứng nhu cầu của con người Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu thay đổi đó, các tôn giáo cũng có sự thay đổi đó là: ngày càng xuất hiện nhiều tôn giáo đáp ứng nhu cầu tôn giáo của mọi vùng miền với các dân tộc khác nhau; đường hướng và phương thức hoạt động, sinh hoạt của các tôn giáo cũng thay đổi để thích nghi phù hợp với mọi đối tượng mà tôn giáo đó hướng tới.

+ Tác động của chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Cùng với chính sách mở cửa, hội nhập đổi mới nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đã ban hành đường lối đối ngoại phù hợp với phương châm chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực của đời sống trong đó có tôn giáo Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo tham gia hoạt động QHQT QHQT của các tôn giáo cũng thay đổi theo xu hướng hội nhập quốc tế và khu vực.

+ Tác động của chính sách đổi mới đối với tôn giáo của Nhà nước

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng đã ban hành Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 16 tháng 10 năm 1990 và Nghị quyết số 25/NQ-TW ngày 13 tháng 03 năm

2003 với định hướng thay đổi nhận thức đối với tôn giáo đồng thời đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, tạo điều kiện cho các tôn giáo QHQT phù hợp với đường lối đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Thể chế hóa đường lối của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật với nội dung cơ bản như: đáp ứng nhu cầu tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo, tạo điều kiện về đất đai, xây dựng cơ sở thờ tự, cải cách thủ tục hành chính liên quan đến tôn giáo, đặc biệt với đường lối mở của, hội nhập quốc tế, các tôn giáo được Nhà nước quan tâm trong QHQT với các tổ chức tôn giáo ở nước ngoài Như vậy, với chính sách đổi mới và hội nhập quốc tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến QHQT của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.

2.2.2 Yêu cầu khách quan quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo

QLNN đối với các hoạt động tôn giáo và QLNN đối với QHQT của tổ chức tôn giáo là công việc bình thường của mọi nhà nước trong đó có Nhà nước

Việt Nam Tuy nhiên, mỗi nhà nước lại có những yêu cầu khách quan riêng để quản lý các hoạt động tôn giáo Ở Việt Nam sự cần thiết QLNN đối với các hoạt động QHQT của tổ chức tôn giáo xuất phát từ những lý do sau:

- Quá trình tồn tại, phát triển của các tổ chức tôn giáo Việt Nam có ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của quốc gia, dân tộc Tôn giáo vừa có ưu điểm, vừa mang những hạn chế nhất định Để phát huy ưu điểm, tính tích cực của tôn giáo trong công cuộc xây dựng xã hội mới, QLNN đối với các hoạt động này là cần thiết và khách quan.

- Thực tiễn QLNN đối với QHQT của các tôn giáo ở Việt Nam vừa qua cho thấy một số chính quyền địa phương, cán bộ có trách nhiệm chưa nhận thức quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và QHQT của tổ chức tôn giáo Trong quản lý có nơi chủ quan, nóng vội, khi giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến tôn giáo dẫn tới vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, làm giảm lòng tin trong một bộ phận quần chúng tín đồ về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Đây là một trong những lý do cơ bản đòi hỏi khách quan phải QLNN đối với hoạt động của tôn giáo trong đó có hoạt động QHQT để đảm bảo quản lý trên cơ sở luật pháp, tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

- Trước yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước nói chung và quản lý hành chính nhà nước đối với hoạt động QHQT của tổ chức tôn giáo nói riêng đặt ra nhiều vấn đề về hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động QHQT tôn giáo, về trình tự, thủ tục hành chính trong QLNN đối với các hoạt động này và về bộ máy QLNN về tôn giáo.

- Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động QHQT đối với tổ chức tôn giáo hiện nay vẫn còn nhiều nội dung thiếu, mâu thuẫn, nhiều vấn đề thực tiễn phát sinh chưa được điều chỉnh và đặc biệt thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện.

- Trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam bên cạnh những thành quả tích cực, cũng gặp không ít những hạn chế tiêu cực Lợi dụng mở cửa hội nhập quốc tế, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục chống phá sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam Tôn giáo tiếp tục là một trong những con bài quan trọng được chúng lợi dụng chống phá cách mạng, chia rẽ Đảng,

Những bài học kinh nghiệm cho quản lý nhà nước đối với quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam

hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam

2.3.1 Về quan hệ giữa Nhà nước và giáo hội - Liên bang Nga

Liên bang Nga (Russian Federation) được hình thành từ sự tan rã của Liên

Xô vào ngày 08 tháng 12 năm 1991 Liên bang Nga là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, trong đó, Kitô giáo có 10 giáo hội độc lập có vị trí quan trọng nhất. Chính Thống giáo (Orthodoxe) có 76 địa phận, gồm Giáo hội hợp nhất Nga, Giáo hội Chính thống Grudia và Giáo hội Acmeni-Grigorian Ngoài ra còn có cộng đồng Chính thống giáo ở Anh, Hoa Kỳ, Canada Năm 2007, xấp xỉ 100 triệu công dân coi họ là tín đồ Giáo hội Chính thống Nga Chính Thống giáo Nga có gần 5000 giáo hội, chiếm tới quá nửa tổng số giáo hội được đăng ký ở Nga.

Công giáo có ở 10/15 nước ở Liên bang Nga, với khoảng 200 giáo hội. Đông nhất là ở Litva, vùng ngoại Cácpát (phía Tây Ucraina) và nhiều xứ đạo ở rải rác trên khắp nước Nga, Belarus, Grudia.

Sau khi Liên Xô tan rã, chính sách tôn giáo của Liên bang Nga đã có sự thay đổi cách nhìn truyền thống của chế độ Xô viết, cố gắng tiếp cận gần hơn với các công ước quốc tế về tôn giáo Hiến pháp Liên bang Nga vẫn khẳng định nguyên tắc “chính giáo phân ly”, tách nhà nước khỏi giáo hội, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân.

Năm 1993, Liên bang Nga ban hành Hiến pháp khẳng định Liên bang Nga là một nhà nước thế tục, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, cho phép các tổ chức tôn giáo nước ngoài được tự do hoạt động truyền giáo trên lãnh thổ Liên bang Nga Năm 1997, Duma quốc gia Nga ban hành đạo luật khẳng định Chính Thống giáo, Islam giáo, Phật giáo và Do Thái giáo, là những “tôn giáo truyền thống” của Liên bang Nga Đó là những tôn giáo có lịch sử gắn bó lâu đời với các dân tộc thuộc Liên bang Nga Đồng thời là những tổ chức tôn giáo có tính độc lập, nội địa, không chịu sự chỉ đạo, hay phối thuộc từ giáo hội nước ngoài Quan hệ với giáo hội cùng tôn giáo ở nước ngoài là quan hệ đẳng lập, giao lưu Những tôn giáo này được pháp luật thừa nhận, ưu đãi trong việc hành đạo, truyền đạo không phải xin phép Các tôn giáo khác, muốn hoạt động buộc phải xin phép và tùy theo từng trường hợp, có trường hợp có thể bị từ chối.

Chính sách đó thể hiện quan điểm độc lập, tự chủ trong chính sách tôn giáo nước Nga Nhà nước Nga không ràng buộc hẳn tôn giáo với chính quyền, nhưng trong quan điểm độc lập, tự chủ, những tôn giáo nào chịu sự chỉ đạo của nước ngoài, trực thuộc giáo hội nước ngoài, không thể là tôn giáo truyền thống của Liên bang Nga Việc nhà nước ưu đãi các yếu tố truyền thống, các hoạt động truyền thống, văn hóa của quốc gia mình là điều hợp tình, hợp lý, hợp pháp và tất nhiên.

Chính sách tôn giáo dưới thời tổng thống Putin, tuy vẫn trên cơ sở quan điểm “tôn giáo truyền thống”, nhưng lại có phần ưu đãi hơn cho Giáo hội Chính Thống giáo Nga Bởi vậy, Chính Thống giáo được phục hồi, phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội nhất là trong lĩnh vực giáo dục, trong lực lượng vũ trang và trong hệ thống pháp luật.

Mặc dù vẫn khẳng định tính cách thế tục của nhà nước, song chính sách của Chính quyền của tổng thống Putin vẫn không phủ nhận vai trò của tôn giáo,thậm chí còn thừa nhận ảnh hưởng của tôn giáo đối với giáo dục học đường, nhưng ông không thừa nhận vai trò nền tảng văn hóa tinh thần duy nhất của Chính Thống giáo trong đời sống tinh thần của nước Nga hiện đại nói chung, trong giáo dục truyền thống nói riêng Bởi vì: “văn hóa Nga hiện đại đa tầng, đa diện, trong đó Chính Thống giáo không thể đóng vai trò hàng đầu Văn hóa mang tính lịch sử và luôn biến đổi, biết về cội nguồn của văn hóa không có nghĩa là hiểu được bản chất của nó” Quan điểm của tổng thống Putin được đa số đại biểu trong Duma quốc gia Nga tán thành, họ không muốn thay đổi Hiến pháp. Đồng thời, quan điểm đưa tôn giáo vào giảng dạy trọng các trượng học ở Nga được chính quyền tổng thống kế nhiệm Medvedev thực hiện đưa vào thử nghiệm.

Nhằm đưa chính sách đề cao vai trò của các tôn giáo truyền thống đi vào chiều sâu, ngày 21 tháng 7 năm 2009, trong buổi gặp mặt những người đứng đầu bốn tôn giáo chính ở Nga là Chính Thống giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo và Phật giáo, Tổng thống Medvedev thông báo quyết định đưa tôn giáo vào giảng dạy trong các trường trung học ở Liên bang Nga Nội dung chương trình gồm có 6 môn: Lịch sử các tôn giáo truyền thống của Nga, Lịch sử Chính Thống giáo, Lịch sử Hồi giáo, Lịch sử Do Thái giáo, Lịch sử Phật giáo và môn Đạo đức học Thế tục Theo đề nghị của tổng thống Medvedev, mỗi tuần học sinh sẽ học 2 tiết văn hóa đạo đức tôn giáo.

Chính sách đưa tôn giáo vào giảng dạy tại các trường phổ thông của tổng thống Medvedev là sự tiếp nối tư tưởng của người tiền nhiệm Đây là quan điểm rất tinh tế của Liên bang Nga trong việc xây dựng ý thức độc lập tự chủ trong hoạt động tôn giáo Việc trợ cấp tài chính cho các tôn giáo truyền thống được coi là những sự đầu tư khéo léo vào ý thức độc lập, tự chủ, vào ý thức Nga trong hoạt động tôn giáo Chính sách “tôn giáo truyền thống” là một chính sách nhất quán của Liên bang Nga suốt 3 đời tổng thống Tuy rằng, nó có sự thiên lệch và có điều chỉnh, nhưng tất cả đều nằm trong khuôn khổ của 4 “tôn giáo truyền thống”, không có sự xác định lại hay điều chỉnh định nghĩa, không có sự thay đổi lớn, không có bổ sung với tôn giáo mới Việc đề ra chính sách “tôn giáo truyền thống” và việc thực hiện chính sách đó ở Liên bang Nga trong hơn một thập kỷ qua có thể là một hình mẫu cho việc hoạch định và thực hiện chính sách tôn giáo, phục vụ cho quan điểm độc lập, tự chủ, dân tộc.

Chính sách tôn giáo của Liên bang Nga hiện nay vẫn dựa trên nguyên tắc tách giáo hội ra khỏi nhà nước, theo mô hình “chính giáo hiệp ước” (nhà nước và giáo hội thỏa thuận với nhau), nhưng có sự lựa chọn, dựa vào một số tôn giáo

“truyền thống”, chứ không dựa vào tôn giáo “chủ lưu” (Chính Thống giáo), như một số nước khác (Hoa Kỳ dựa vào Tin lành, nước Anh dựa vào Anh giáo) Thực chất chính sách tôn giáo của Liên bang Nga hiện nay là ủng hộ các tôn giáo tín ngưỡng truyền thống, nghĩa là nhà nước có thể tài trợ về vật chất cho các tôn giáo này Mục đích của vấn đề này nhằm làm cho “các tổ chức tôn giáo không cần nhờ đến sự viện trợ từ bên ngoài”, để các tôn giáo ở Liên bang Nga không lệ thuộc vào nước ngoài, một vấn đề rất rễ bị lợi dụng Chính sách tôn giáo của Liên bang Nga hiện nay đã tạo ra một mô hình nhà nước không hoàn toàn thế tục cũng không phải là một nhà nước giáo quyền Đó là một mô hình nhà nước theo kiểu “thỏa ước”, dựa vào một số tôn giáo truyền thống (những tôn giáo có ảnh hưởng không nhỏ đến các thành phần dân cư khác nhau), chứ không phải chỉ dựa vào một tôn giáo chính, như Chính Thống giáo chẳng hạn, mặc dù đây là tôn giáo lớn nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đến đa số dân chúng ở Liên bang Nga Sự lựa chọn này là phù hợp với một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo như Liên bang Nga, đồng thời nó cũng đáp ứng được với những nhu cầu chính trị nhằm ngăn chặn các trào lưu tư tưởng cực đoan từ bên ngoài, góp phần ổn định đất nước.

Trong khi thừa nhận tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của công dân, nhà nước cũng khẳng định tôn trọng và bảo đảm quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, nghĩa là có quyền được làm người vô thần,không theo bất cứ một tôn giáo nào Điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế Điều 18 quyền Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (1966) quy định: mọi người có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo, quyền này bao hàm cả quyền tự do “không theo một tôn giáo” nào Hơn nữa, trong chính sách tôn giáo của Liên bang Nga hiện nay không nhấn mạnh đến việc tuyền truyền chủ nghĩa vô thần chống tôn giáo Thậm chí, Liên bang Nga đã chính thức đưa bộ môn văn hóa tôn giáo vào giảng dạy trong các trường phổ thông.

Chính sách của Liên bang Nga mặc dù vẫn thừa nhận quyền tự do tôn giáo của công dân, nhưng các tôn giáo muốn được hoạt động, muốn được công nhận về mặt tổ chức phải được Nhà nước thừa nhận với những điều kiện ràng buộc cụ thể Chính sách của Liên bang Nga quy định: các tôn giáo muốn được thừa nhận tư cách pháp nhân về mặt tổ chức phải có ít nhất 20 năm.

Liên bang Nga có cơ quan QLNN về tôn giáo và có quy định các tổ chức tôn giáo muốn được thừa nhận là pháp nhân tôn giáo phải đăng ký với cơ quan QLNN có thẩm quyền chứng nhận Muốn vậy, các đoàn thể tôn giáo phải có hồ sơ hợp pháp trong đó ghi rõ mục đích, tên, địa chỉ, các văn phòng tổ chức và thời hạn hoạt động, các cơ sở kinh doanh và bản kê khai tài sản đang sở hữu Sau khi cơ quan có thẩm quyền chứng thực sẽ được thừa nhận là hội đoàn tôn giáo và được hoạt động Để được thừa nhận pháp nhân tôn giáo, các đoàn thể phải có đại diện hợp pháp, cử ra một ban ít nhất có 3 người, trong đó có một người chịu trách nhiệm chính của tổ chức.

Cộng hòa Pháp (French Republic/République francaise) là một quốc gia Châu Âu, có nhiều điểm điển hình về tình hình tôn giáo, đặc biệt là mô hình nhà nước thế tục ở Pháp Dân số Cộng hòa Pháp hiện nay là 66.808.385 người theo các tôn giáo khác nhau trong đó: Công giáo 58%, Hồi giáo 6%, Tin lành 2%, Do Thái 1%.

Là một quốc gia Công giáo truyền thống, Cộng hòa Pháp từng được coi là

THỰC TRẠNG QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Khái quát về Giáo hội Công giáo Việt Nam

3.1.1 Quá trình du nhập và phát triển

3.1.1.1 Thời kỳ sơ khai từ năm từ năm 1533 - 1659

Công giáo truyền vào Việt Nam từ năm 1533, do giáo sĩ có tên là I-nê-khu đến làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chấn và làng Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ (tỉnh Nam Định ngày nay) Công giáo vào Việt Nam trong bối cảnh xã hội triều đình phong kiến nhà Lê suy yếu, nội chiến kéo dài giữa Nhà Trịnh - Nhà Mạc, Nhà Trịnh - Nhà Nguyễn, đất nước bị chia cắt, đời sống nhân dân khó khăn Quan hệ giữa các vua, chúa Việt Nam và các nước phương Tây như: Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan chủ yếu là trao đổi hương liệu quý và mua vũ khí phục vụ cuộc chiến tranh trong nước Tiếp đó là một số giáo sĩ người nước ngoài khác đến Việt Nam nhưng cũng mới tìm hiểu và đặt nền móng bước đầu về công cuộc truyền đạo tại Việt Nam Việc truyền đạo tại Việt Nam được ghi nhận đầy đủ từ năm 1615 với các thừa sai dòng Tên như: Francesco Buzomi, Diego Carvalho đến Cửa Hàn, Quảng Nam; Alexandre de Rhodes đến Cửa Bạng, Thanh Hoá (ngày 19 tháng 3 năm 1627).

Từ năm 1533 đến năm 1659 số giáo dân đã lên đến 100.000 người, Đàng ngoài 80.000, Đàng trong 20.000 [72, tr 176], giáo dân sinh hoạt tôn giáo thành các cộng đoàn nhỏ lẻ chưa hình thành tổ chúc giáo hội và các cơ sơ thờ tự.

3.1.1.2 Thời kỳ hình thành các giáo phận từ năm 1659 - 1884

Ngày 9 tháng 9 năm 1659 Giáo hoàng Alexander VII ra sắc chỉ “SuperCathedram Principis” thiết lập ở Việt Nam hai giáo phận đầu tiên và giao cho hai thừa sai thuộc Hội truyền giáo Paris làm đại diện Tông toà Giáo phận ĐàngTrong từ sông Gianh trở vào Nam gồm cả phần đất Chân Lạp, Chiêm Thành do giám mục Pierre Lambert Dela Motte cai quản làm đại diện Tông Tòa Giáo phận Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra Bắc bao gồm cả Lào và 5 tỉnh miền Nam Trung Quốc do Giám mục Francois Pallu cai quản, đây là thời điểm hình thành tổ chức Giáo hội Công giáo đầu tiên ở Việt Nam.

Năm 1679 giáo phận Đàng Ngoài được chia làm 2 giáo phận: Tây Đàng Ngoài và Đông Đàng Ngoài Năm 1846, giáo phận Tây Đàng Ngoài được chia làm 2: Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) do giám mục Retord và giáo phận Nam Đàng Ngoài (Vinh) do giám mục Gauthier cai quản Năm 1848, giáo phận Đông Đàng Ngoài lại chia thành Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng) và Trung Đàng Ngoài (Bùi Chu).

Năm 1844 Giáo hoàng Gregorius XVI chia giáo phận Đàng Trong thành 2: Giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn) gồm 6 tỉnh Nam Kỳ và Cao Miên do Giám mục Lefèbvre và Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) do giám mục Quénot Thể cai quản Năm 1850 giáo phận Đông Đàng Trong chia thành 2 giáo phận: Đông Đàng Trong và Bắc Đàng Trong, giáo phận Tây Đàng Trong chia thành 2 giáo phận: Tây Đàng Trong và Nam Đàng Trong.

Trong thời gian từ năm 1659 đến 1884 việc truyền đạo tuy có phát triển nhưng gặp nhiều khó khăn do triều đình phong kiến Việt Nam luôn tìm cách chống lại sự du nhập của Công giáo, nhất là thời Nhà Nguyễn, Công giáo bị cấm gay gắt vì gắn với quá trình xâm lược của thực dân Pháp và ảnh hưởng đến lợi ích của giai cấp thống trị.

3.1.1.3 Thời kỳ phát triển từ năm 1885 - 1960

Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ và Triều đình Huế ký Hiệp ước Giáp Thân (ngày 6 tháng 6 năm 1884) công nhận sự đô hộ của Pháp, Giáo hội Công giáo Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển Việc truyền giáo không còn phụ thuộc bởi các quốc gia thuộc địa mà thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của

Bộ Truyền giáo Vatican Nhiều giáo phận mới được thành lập như Phát Diệm,Thanh Hóa, Vinh, Lạng Sơn, Kom Tum, Thái Bình, Cần Thơ, Nha Trang ToàGiám mục, nhà thờ, chủng viện, các dòng tu, được xây dựng ở nhiều nơi, số tín hữu tăng nhanh Giai đoạn này cũng đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của Giáo hội Công giáo Việt Nam như: Ngày 3 tháng 12 năm 1924, Toà thánh Vatican đổi tên các giáo phận Tông toà tại Việt Nam theo địa hạt hành chính, nơi đặt Toà Giám mục như ngày nay; năm 1925 Toà thánh Vatican thiết lập Toà Khâm Sứ ở Đông Dương và đặt tại Phú Cam (Huế); năm 1933 sau 400 năm truyền giáo trên đất Việt Nam, Giáo hội Công giáo có vị giám mục đầu tiên là người Việt Nam: giám mục Baotixita Nguyễn Bá Tòng; năm 1934 Cộng đồng Đông Dương với 19 giám mục, 5 bề trên và 21 linh mục cố vấn đã họp tại Hà Nội, bàn về việc tiến tới thiết lập hàng giáo phẩm và đào tạo giáo sỹ, ở Việt Nam Sau Công đồng Đông Dương, Giáo hội Công giáo Việt Nam phát triển nhanh vì được định hướng rõ rệt, nhiều giáo phận mới được thành lập Đến năm 1939 Giáo hội Công giáo ở Việt Nam có 16 giáo phận, 17 Giám mục, 1.544.765 giáo dân [72 tr.187].

Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thành công buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ và rút quân khỏi Việt Nam, miền Bắc hoàn toàn giải phóng Lợi dụng sự kiện này, bọn phản động trong và ngoài nước đã tuyên truyền kích động, cưỡng ép giáo dân di cư Cuộc di cư có 72% linh mục, 40% giáo dân (khoảng 700.000 người), 2000 nữ tu hơn 1000 chủng sinh miền Bắc vào Nam Vì vậy giáo hội Công giáo Việt Nam lại rơi vào tình trạng bị chia cắt làm 2 miền Miền Bắc nhiều cơ sở và tổ chức của giáo hội không còn hoạt động Miền nam do số lượng giáo sĩ, giáo dân tăng nhanh nên nhiều giáo xứ mới được thành lập như: Cần Thơ (năm 1955), Nha Trang (năm 1957).

3.1.1.4 Thời kỳ trưởng thành từ năm 1960 - 1975

Thời kỳ này đánh dấu sự kiện quan trọng của Giáo hội Công giáo Việt Nam, ngày 24 tháng 11 năm 1960, Giáo hoàng Gioan XXIII ban hành Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum thiết lập hàng giáo phẩm cho Giáo hội Công giáo Việt Nam với 3 tòa tổng giáo phận: Hà Nội, Huế và Sài Gòn Các giám mục trước đây là hiệu toà nay nâng lên chính toà, đánh dấu vị thế mới của Công giáo ở Việt Nam trong hệ thống Giáo hội Công giáo hoàn vũ Năm 1960 cũng thành lập thêm

3 giáo phận mới: Long Xuyên, Đà Lạt, Mỹ Tho Tiếp theo sau đó thành lập giáo phận ở một số địa phương: giáo phận Đà Nẵng (1963), giáo phận Phú Cường, Xuân Lộc (1965), giáo phận Buôn Mê Thuột (1967), giáo phận Phan Thiết

(1975) Đến năm 1975 Giáo hội Công giáo Việt Nam có 25 giáo phận.

3.1.1.5 Giáo hội Công giáo Việt Nam từ 1975 đến nay

Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được độc lập, Giáo hội Công giáo hai miền Bắc Nam mới thực sự thống nhất và hoạt động trong một đất nước độc lập, hoà bình Đồng bào Công giáo cùng nhân dân cả nước bắt tay vào xây dựng đất nước với vô vàn khó khăn sau hai cuộc chiến tranh.

Trong hoàn cảnh đó Giáo hội Công giáo Việt Nam đã tổ chức Đại hội toàn thể Giám mục ở Việt Nam từ ngày 24 tháng 4 năm 1980 đến ngày 1 tháng 5 năm

1980 tại Thủ đô Hà Nội để thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam Đại hội đã ra Thư chung 1980 với đường hướng “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” Đây là một sự kiện quan trọng, sau nhiều năm truyền giáo, Giáo hội chủ trương xây dựng một Hội thánh Chúa Giêsu Kitô tại Việt Nam gắn bó với dân tộc và đất nước, cùng đồng bào cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3.1.2 Tổ chức Giáo hội Công giáo Việt Nam

Giáo hội Công giáo Việt Nam là tôn giáo lớn thứ 2 (sau Phật giáo) với 6.756.303 tín đồ trong nước [72 tr.481], chiếm khoảng 7% dân số cả nước và có khoảng trên 750.000 người Công giáo Việt Nam ở 39 quốc gia trên thế giới [72, tr 1121].

Cơ cấu tổ chức chung của Giáo hội Công giáo được tổ chức theo 3 cấp hành chính chính thức (Giáo triều, Giáo phận, Giáo xứ) và một số cấp trung gian mang tính liên hiệp (Giáo tỉnh, Giáo miền, Giáo hạt, Giáo họ).

Thực trạng quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam

3.2.1.1 Khái quát Tòa thánh Vatican

- Tòa thánh Vatican với tư cách là một nhà nước

Tòa thánh Vatican có tên chính thức Quốc gia Vatican (The state of Vatican), Status Civitatis Vaticanae (tiếng Latin), Stato della Città del Vaticano (tiếng Ý), là một quốc gia có chủ quyền với diện tích 0,44 km2, dân số: khoảng 1.000 người [72, tr 93], ngôn ngữ: tiếng La tinh và tiếng Italia, có quốc hiệu và quốc kỳ Đây là quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới, nằm ở phía Tây Bắc trong lòng Thành phố Roma (Italia) Thời Trung cổ, Tòa thánh Vatican vừa có thế lực tôn giáo vừa có thế lực chính trị, kinh tế mạnh ở Châu Âu, là nhà nước siêu nhà nước.

Tòa thánh Vatican (trước đây là Toà thánh Rôma) hình thành từ những năm đầu Công nguyên Năm 776 Pépin the Short đã dâng thành La Mã và khu vực xung quanh cho Giáo hoàng, rộng tới 40.000 km2 Quyền lực của Giáo hoàng được củng cố và mở rộng trở thành trung tâm hoạt động của Giáo hội Châu Âu Năm 1870, lãnh thổ Italia được thống nhất, thành La Mã và đất khai thác mà Giáo hoàng chiếm giữ trước đó đã bị thu hồi, quyền sở hữu vĩnh viễn của Tòa thánh Vatican ở các nơi đó đã bị tước bỏ Giáo hoàng chỉ còn được giữ lại cung Lateran và một số nhà thờ.

Ngày 11 tháng 2 năm 1929 Thống chế Mussolini ký hiệp ước Lateran vớiGiáo hoàng Piô XI đã công nhận chủ quyền của Tòa thánh đối với vùng đất này, qua đó hình thành nên Thành quốc Vatican Vatican vừa là cơ quan trung ương cùa Giáo hội Công giáo hoàn vũ vừa hưởng quy chế của một quốc gia độc lập theo công ước quốc tế.

Nhà nước Vatican từng bước được hoàn thiện với một thể chế chính trị vô cùng đặc biệt, quân chủ chuyên chế - bầu cử, với người đứng đầu không phải là nhà vua mà là Giáo hoàng Ngôi Giáo hoàng không được truyền lại mà được lập nên dựa trên sự bầu cử Giống với chế độ quân chủ chuyên chế bình thường, Giáo hoàng là người nắm cả 3 quyền lực: lập pháp, hành pháp, tư pháp trên thành quốc Vatican.

Hệ thống chính trị của thành quốc Vatican cũng rất đặc biệt: Giáo hoàng là nguyên thủ quốc gia; Ủy ban Giáo hoàng Thành quốc Vatican là cơ quan lập pháp, gồm 7 Hồng y do Giáo hoàng bổ nhiệm, làm việc theo nhiệm kỳ 5 năm. Thủ tướng của Ủy ban Giáo hoàng là người nắm quyền hành pháp, được trợ giúp bởi Tổng thư ký và Phó Tổng thư ký, cũng do Giáo hoàng bổ nhiệm và làm việc theo nhiệm kỳ 5 năm Cơ quan tư pháp bao gồm Tòa sơ thẩm, Tòa phúc thẩm, Tòa phá án Vatican không có quân đội, cảnh sát, nhà tù riêng mà phải thuê của nước khác Vì là người nắm giữ cả 3 quyền lực chính trị nên Giáo hoàng có thể can thiệp vào bất kì hoạt động nào của các cơ quan trên.

Là Nhà nước đặc biệt nên Vatican không có bộ máy hoàn chỉnh như hầu hết các quốc gia trên thế Tuy được xem là một vùng lãnh thổ có chủ quyền, nhưng quan hệ ngoại giao của Thành quốc Vatican lại được thiết lập với danh nghĩa của Tòa thánh Vatican Trong quan hệ với các nước, Tòa thánh đặt cơ quan đại diện cho Giáo hoàng tại các nước dưới 3 hình thức:

Sứ thần (Nunzin Apostolici), đại diện thường trực của Giáo hoàng tại một quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế, có thân phận ngoại giao, tương đương với chức danh Đại sứ Đây là quan hệ của Vatican với nước sở tại trên cả hai phương diện tôn giáo và nhà nước Tại nhiều nước vẫn giữ tập quán ngoại giao trước đây,

Sứ thần của Tòa thánh làm Trưởng đoàn ngoại giao.

Liên sứ hay còn gọi là Công sứ Tòa thánh (Internuncio), là đại diện của Giáo hoàng có thân phận ngoại giao tại một quốc gia hay một tổ chức quốc tế, tương đương với Công sứ đại diện ngoại giao như quy định trong Công ước viên 1961.

Khâm sứ (Delegati Apostolici), đại diện của Giáo hoàng nhưng quan hệ với nước sở tại chỉ về mặt đạo, không quan hệ nhà nước Thực tế trong quan hệ với các nước ở mức đại diện là Khâm sứ chia làm 2 hình thức: Khâm sứ thường trú tại sở tại và Khâm sứ không thường trú kiêm nhiệm.

Ngoài ra để giải quyết các vấn đề nhất định với các nước sở tại hoặc giáo hội sở tại, Vatican còn cử Đặc phái viên của Giáo hoàng là đại diện tạm thời của Giáo hoàng ở nước sở tại với nhiệm vụ đặc biệt để giải quyết các vấn đề liên quan Hiện nay Tòa Thánh đang có quan hệ ngoại giao với 184 nước không kể các đại diện tại các tổ chức lớn như Liên Hiệp Quốc, Liên minh Châu Âu, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Tòa thánh cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao không chính thức mang "tính chất đặc biệt" với Tổ chức Giải phóng Palestine, Liên đoàn các nước Ả Rập và các tổ chức quốc tế khác như Cao ủy Liên Hiệp Quốc giúp người Tỵ nạn [72, tr 94]. Đối với các quốc gia không có quan hệ ngoại giao chính thức, Tòa thánh vẫn duy trì một số Khâm sứ tại cộng đồng Giáo hội Công giáo địa phương, tuy nhiên các vị khâm sứ không được chính phủ của các quốc gia ấy công nhận vai trò ngoại giao và chỉ làm việc những việc ngoại giao không chính thức Tòa thánh không có mối quan hệ bằng bất kỳ hình thức nào với các quốc gia sau đây: Bhutan, Maldives, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Tuvalu và các nhà nước ít được công nhận.

- Tòa thánh Vatican với tư cách là một tổ chức giáo hội

Tòa Thánh Vatican là trung tâm đầu não của Giáo hội Công giáo hoàn vũ điều hành mọi hoạt động tôn giáo của Giáo hội Công giáo ở hầu hết các quốc gia trên thế giới thông qua 3 cấp hành chính: Giáo triều, giáo phận, giáo xứ.

Vatican điều hành hoạt động tôn giáo bằng giáo luật thông qua cơ chế chặt chẽ và phức tạp Từ ngày 1 tháng 3 năm 1989 Giáo triều Vatican gồm Phủ Quốc

Vụ Khanh, 9 Thánh bộ, 3 Tòa án, 12 Hội đồng và 4 Văn phòng Các Bộ được coi là cơ quan điều hành, Tòa án là cơ quan tư pháp, Hội đồng là cơ quan cổ vũ, Văn phòng là cơ quan phục vụ chuyên môn [72, tr 82].

Phủ Quốc Vụ Khanh (Secretariat of State) gồm có 2 bộ: Bộ Thường vụ và

Bộ Ngoại giao; là cơ quan lâu đời nhất của Giáo triều, có nhiệm vụ hỗ trợ Giáo hoàng thực hiện các chức năng chính trị, ngoại giao của Vatican và các sinh hoạt liên hệ tới Giáo hội Công giáo toàn cầu Đứng đầu Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là chức vị Hồng y Quốc Vụ Khanh (Cardinal Secretariat of State).

Các Thánh bộ (Congregations) và các Hội đồng giáo hoàng (Pontifical Councils) hoạt động tương tự như các Bộ trong Chính phủ của Việt Nam Đứng đầu mỗi Thánh bộ thường là một Hồng y giáo chủ Đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng có thể là Hồng y giáo chủ hoặc Tổng giám mục.

Các tòa án gồm: Tòa Ân giải Tối cao (Apostolic Penitentiary) là "tòa án của lòng thương xót"; Tối cao Pháp viện (Apostolic Signature) là tòa án tối cao của Giáo hội để giải quyết những vụ việc liên quan đến thủ tục tố tụng dân sự, kiểm tra việc tuân thủ luật lệ và quyền lợi ở mức độ cao nhất Đây cũng là tòa án tối cao của quốc gia Vatican; Tòa Thượng thẩm (Roman Rota): đây là tòa phúc thẩm cho mọi vụ việc kháng án lên Tòa thánh Toà có quyền quyết định các vụ việc liên can đến giá trị pháp lý hôn nhân Công giáo.

Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam

3.3 Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam

3.3.1 Xây dựng hệ thống pháp luật về quan hệ quốc tế của tôn giáo

Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động QHQT của các tổ chức tôn giáo nói chung và Giáo hội Công giáo nói riêng được thể hiện thông qua việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật Từ khi thành lập nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh 234/SL ngày 14 tháng 6 năm 1955 tại điều 3 ghi rõ: “Các nhà tu hành ngoại quốc mà Chính phủ Việt

Nam Dân chủ Cộng hoà cho phép, thì được giảng đạo như các nhà tu hành Việt Nam và phải tuân theo luật pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà như các ngoại kiều khác”.

Sau ngày đất nước thống nhất sắc lệnh 234 được thay thế bằng Nghị quyết số 297/CP ngày 11 tháng 11 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ về một số chính sách đối với tôn giáo Nghị quyết 297/CP đã cụ thể hóa quan điểm của Đảng vềQHQT của các tổ chức tôn giáo trong giai đoạn này như sau:

Các tổ chức tôn giáo hoặc người hoạt động tôn giáo trong nước muốn quan hệ với các tổ chức tôn giáo hoặc các tổ chức khác hoặc với người nước ngoài thì phải tuân theo những quy định của Nhà nước về quan hệ với người nước ngoài.

Giáo hội Thiên Chúa được quan hệ với Vatican về mặt tôn giáo, nhưng phải tôn trọng chủ quyền quốc gia và pháp luật của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khi một giáo sĩ Việt Nam được Vatican lựa chọn phong từ chức giám mục trở lên thì Giáo hội Công giáo phải báo cáo để được chấp thuận trước của Chính phủ Việt Nam.

Bước sang thời kỳ đổi mới, Đảng đã có thay đổi nhận thức đối với công tác tôn giáo Bước đột phá cơ bản là những đánh giá tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16 tháng 10 năm 1990 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định quan điểm của Đảng về tôn giáo như sau: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng Chống mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, đồng thời chống lại việc lợi dụng tự do tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân” [54].

Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được và những nhược điểm cần khắc phục của thời gian thực hiện Nghị quyết số 24/TW và Cương lĩnh 1991, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ban hành Nghị quyết số 25/TW ngày 12/3/2003 Trong Nghị quyết, phần Nhiệm vụ công tác tôn giáo có nêu: “Hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; đấu tranh làm thất bại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch bên ngoài đối với tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo ở nước ta”.

Cụ thế hóa quan điểm, đường lối của Đảng, Chính phủ đã ban hành văn bản trong đó có điều chỉnh QHQT của tổ chức tôn giáo cụ thể như sau: Nghị định số 69/HĐBT ngày 21 tháng 3 năm 1991 quy định về các hoạt động tôn giáo; Nghị định số 26/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 1999 về các hoạt động tôn giáo Cả hai Nghị định này đều thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động quốc tế của các tôn giáo là: Nhà nước tôn trọng mối QHQT của các tôn giáo QHQT của các tôn giáo phải tôn trọng chủ quyền, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và thông lệ quốc tế Những quan hệ với tư cách cá nhân được thực hiện bình thường như mọi công dân Những quan hệ với tư cách thành viên hoặc có mối quan hệ về cơ cấu tổ chức của các tổ chức quốc tế thì phải được sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Nhà nước tạo điều kiện cho các chức sắc tôn giáo đi học tập, tham dự hội nghị, tham quan, chữa bệnh ở nước ngoài, quan hệ với các tổ chức tôn giáo quốc tế; đồng thời là cơ sở để Nhà nước thực hiện sự quản lý đối với các hoạt động QHQT của các tổ chức, cá nhân tôn giáo thời kỳ này.

Xuất phát từ nhu cầu hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân trong thời kỳ đổi mới và yêu cầu thực hiện công tác QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa IX đã thông qua Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó đã khẳng định một nguyên tắc nhất quán: “Quan hệ giữa Nhà nước

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia, tổ chức quốc tế về vấn đề có liên quan đến tôn giáo phải dựa trên những nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế” và đặc biệt dành một chương quy định về QHQT của tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc Cụ thể hóa Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22 và Nghị định số 92 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.

Hiện nay, với xu hướng hội nhập, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 được ban hành nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004; thể chế hóa các quan điểm của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo; cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền công dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo Trong QHQT về tôn giáo, ngoài kế thừa Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, trong Luật Tín ngưỡng tôn giáo có bổ sung một số nội dung: Phong chức, phong phẩm cho người có quốc tịch nước ngoài hoạt động cho tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; Tạo điều kiện cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được vào tu tại cơ sở tôn giáo; được tổ chức tôn giáo Việt Nam phong chức, phong phẩm, được tập trung sinh hoạt tôn giáo riêng tại cơ sở tôn giáo hoặc tại địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam; Được mời chức sắc, nhà tu hành là người Việt Nam hoặc người nước ngoài giảng đạo Tổ chức tôn giáo Việt Nam được gia nhập các tổ chức tôn giáo quốc tế Hiện nay, nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài đến Việt Nam làm việc, sinh sống, trong đó có rất nhiều người là tín đồ các tổ chức tôn giáo nước ngoài Mặt khác chức sắc một số tổ chức tôn giáo hoạt động tại Việt Nam cũng đã được các tổ chức tôn giáo nước ngoài phong chức, phong phẩm, vì vậy việc bổ sung quy định phong chức, phong phẩm cho người nước ngoài hoạt động cho tổ chức tôn giáo ở Việt Nam là phù hợp.

Như vậy, việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động QHQT của các tổ chức, chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo tại các văn bản quy phạm pháp luật đã từng bước được cải tiến phù hợp với tiến trình đổi mới, góp phần tích cực trong việc thực hiện đường lối đối ngoại và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đặc biệt trong xu thế mở cửa hiện nay, với chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước thì việc giao lưu giữa các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong nước với các tổ chức tương ứng ở nước ngoài là hoạt động cần thiết trong kênh đối ngoại nhân dân.

Thông qua việc tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tôn giáo ở trong nước tăng cường các hoạt động quốc tế liên quan đến tôn giáo đã giúp cho thế giới hiểu rõ hơn về Việt Nam Tranh thủ thêm được sự đồng tình của dư luận tiến bộ trên thế giới, trong đó có giới tôn giáo, đối với công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam Hỗ trợ cho cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tôn giáo chống sự nghiệp cách mạng của nhân dân.

3.3.2 Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức

Từ năm 1990 Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới trong đó có công tác tôn giáo Nghị quyết 24/TW của Bộ Chính trị không chỉ đổi mới về nhận thức luận tôn giáo mà còn có quan điểm rõ ràng về công tác tôn giáo đó là “Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị phối hợp chặt chẽ với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng” và cũng xác định: kiện toàn các cơ quan QLNN đối với các hoạt động tôn giáo Tiếp đó, Chỉ thị 37-CT/TW dành một mục đề cập đến vấn đề này: “Kiện toàn bộ máy làm công tác tôn giáo ở các cấp, các ngành Có quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo ở các ngành, các cấp”; “Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp, cần được củng cố và kiện toàn” Nghị quyết cũng đưa ra giải pháp tăng cường công tác tổ chức, cán bộ làm công tác tôn giáo.

Nhận xét về thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam

hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam

3.4.1 Những kết quả đạt được

Thứ nhất, với xu hướng hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chính sách đối với tôn giáo trong đó có chính sách đối với QHQT của các tôn giáo Các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động QHQT của tổ chức, cá nhân tôn giáo ngày càng hoàn thiện tạo hành lang pháp lý cho Công giáo tham gia hoạt động quốc tế trong khuôn khổ pháp luật Tạo điều kiện cho Giáo hội Công giáo duy trì và mở rộng các mối quan hệ với Tòa thánh Vatican, giáo hội Công giáo các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đào tạo đội ngũ giáo sỹ có trình độ cao Qua đó tạo được niềm tin của giáo sỹ và quần chúng tín đồ vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước trên thế giới, giữa tín đồ Công giáo Việt Nam và tín đồ Công giáo các quốc gia khác QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam góp phần vào việc đẩy mạnh quan hệ đối ngoại nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thứ hai, Thông qua QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam làm cho thế giới hiểu rõ hơn về Việt Nam, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dự luận tiến bộ thế giới trong đó có giới tôn giáo đối với công cuộc đổi mới của Nhà nước Việt Nam, hỗ trợ cho cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tôn giáo kiếm cớ can thiệp vào công việc nội bộ, chống phá sự nghiệp đổi mới của Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Thứ ba, thông qua QHQT góp phần đẩy mạnh các hoạt động từ thiện nhân đạo và hoạt động này đã mang đến cho Việt Nam những lợi ích về kinh tế xã hội nhất định như: góp phần xóa đói, giảm nghèo, khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực biên giới, phát triển cơ sở hạ tầng, y tế công cộng,… Một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài có liên quan đến tôn giáo có đóng góp không nhỏ trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại góp phần giới thiệu hình ảnh của đất nước Việt Nam, thực trạng và sự đúng đắn về chính sách đổi mới của Việt Nam, cải thiện mối quan hệ của Việt Nam với các nước khu vực và trên thế giới.

Một là, hệ thống pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động QHQT của tổ chức tôn giáo nói chung và Giáo hội Công giáo nói riêng chưa theo kịp với thực tiễn Xu hướng hội nhập quốc tế ảnh hưởng không nhỏ đến QHQT của tổ chức giáo hội Nhu cầu tham gia hoạt động QHQT của tổ chức, cá nhân tôn giáo ngày càng phong phú và dạng trong khi đó hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động này chưa theo kịp dẫn đến những bất cập trong việc giải quyết, đáp ứng nhu cầu tôn giáo của người dân:

+ Sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Nhà nước tạo điều kiện cho người nước ngoài sinh sống, làm việc, học tập, cư trú hợp pháp tại Việt Nam nếu có nhu cầu tôn giáo được sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở tôn giáo hoặc thuê địa điểm để tổ chức sinh hoạt tôn giáo Tuy nhiên, việc giải quyết các thủ tục về thuê địa điểm và quản lý địa điểm thuê, chế tài xử lý khi vi phạm chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể.

+ Các quy định liên quan đến phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành trong việc xem xét cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của tổ chức tôn giáo tại Việt Nam chưa có.

Hai là, công tác vận động quần chúng, tín đồ và xây dựng lực lượng cốt cán trong Công giáo của một số cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền và Mặt trận tổ quốc, dân vận chưa được quan tâm thực hiện Nhiều hoạt động vẫn còn mang nặng tính hình thức và kết quả đạt chưa cao Phương pháp QLNN về Công giáo mang tính đột phá là tranh thủ, quản lý tốt người đứng đầu giáo hội, các tổ chức trực thuộc và cần có sự phân cấp Công giáo là tôn giáo có nét đặc thù so với các tôn giáo khác, hệ thống tổ chức chặt chẽ theo hình chóp nón, Giáo hoàng là đỉnh cao của mọi quyền lực, ở cấp giáo phận giám mục nắm cả 3 quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp, cấp giáo xứ linh mục là người có chức thánh quản lý mọi hoạt động trong xứ, tín đồ vâng phục người đứng đầu Thời gian qua, phương pháp quản lý thường dàn trải, chưa chú trọng nhiều vai trò của người đứng đầu. Những năm gần đây, chính quyền đã tập trung phương pháp tranh thủ bề trên từ Vatican (Giáo hoàng), đến Giáo hội Công giáo Việt Nam đã thu được kết quả tích cực Giáo hoàng có chỉ đạo tích cực đối với Công giáo ở Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có chỉ đạo cụ thể đưa Công giáo ở Việt Nam gắn bó, đồng hành cùng dân tộc Từ công tác tôn giáo ở các địa phương cho thấy nơi nào tranh thủ được giám mục, có quan hệ tốt thì tình hình Công giáo ổn định; ngược lại địa phương nào không tranh thủ được giám mục thì dễ xảy ra điểm nóng Công giáo, gây mất an ninh trật tự.

Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa nhận thức đúng về vai trò của chức sắc Công giáo và công tác vận động, tranh thủ chức sắc Công giáo Đội ngũ cán bộ ở một số nơi còn e ngại, né tránh tiếp xúc, gặp gỡ với chức sắc với chức sắc Công giáo, còn mặc cảm, định kiến Chính vì vậy, công tác vận động, tranh thủ chức sắc Công giáo còn có mặt phiến diện, chưa có những giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Một số địa phương trong giải quyết những vấn đề liên quan đến Công giáo đã thiếu tranh thủ chức sắc Công giáo, tạo sơ hở cho các thế lực thù địch và số chức sắc có thái độ xấu chống đối, kích động quần chúng tín đồ gây mất trật tự xã hội, gây chia rẽ mất đoàn kết tôn giáo Nhiều địa phương, chưa quan tâm xem xét giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của chức sắc về các hoạt động tôn giáo, nhất là các vụ việc khiếu kiện của cá nhân và tổ chức giáo hội Công giáo về tranh chấp, đòi, xin lại đất đai, xây sửa cơ sở thờ tự, Nhiều vụ việc còn để tồn đọng kéo dài, không giải quyết dứt điểm Khi giải quyết lại nặng về nguyên tắc hành chính, có nơi thiếu công bằng, bình đẳng nên đã làm cho chức sắc Công giáo tại địa bàn không phục, gây mất đoàn kết ở địa phương, có nơi trở thành điểm nóng tôn giáo Hầu hết các tỉnh, thành phố đều còn tồn đọng các vụ việc tranh chấp đất đai liên quan đến Công giáo chưa được giải quyết, như: Đồng

Nai còn 78 vụ, Hà Nội 34 vụ, Thừa Thiên - Huế 57, Thái Bình 50, Bà Rịa Vũng Tàu 21 vụ, Thành phố Hồ Chí Minh 20 vụ, Trà Vinh 13 vụ, Kiên Giang 8 vụ, Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo tiến hành chậm, nhiều địa phương mới đạt khoảng 30%.

Việc phối hợp trong công tác vận động, tranh thủ chức sắc tôn giáo giữa các cơ quan chức năng ở Trung ương, giữa các cơ quan ở Trung ương với địa phương và giữa các ban, ngành, đoàn thể tại địa bàn chưa thực sự chủ động; còn lúng túng giữa cơ quan được phân công chủ trì và các cơ quan được phân công phối hợp Chưa tranh thủ được sự ủng hộ của chức sắc tham gia vào một số hoạt động xã hội để lôi kéo, vận động tín đồ; một số nơi chức sắc Công giáo còn khó khăn trong việc tham gia, tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục.

Qua khảo sát về công tác vận động quần chúng cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả công tác này chưa cao, tập trung ở một số nguyên nhân chính sau: [Biểu đồ 3.3]

Biểu đồ 3.3: Nguyên nhân dẫn đến chƣa thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, tranh thủ chức sắc

Thiếu hiểu biết về Chưa có kinh nghiệm Không được đào tạo, Phối hợp giữa nhà Công giáo trong công tác vận bồi dưỡng kiến thức nước và các tổ chức xã động quần chúng, chức QLNN hội chưa tốt sắc

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Ba là, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa hiệu quả

Công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, công chức, chức sắc, tín đồ Công giáo mặc dù tổ chức thường xuyên nhưng hiệu quả chưa cao và còn có tư tưởng ỷ lại cho rằng đây là việc của ngành QLNN về tôn giáo.

Bốn là, quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam và Tòa thánh Vatican vẫn còn đang ở mức trao đổi, bàn bạc về những vấn đề có quan hệ đến Giáo hội Công giáo Việt Nam là chính Bầu không khí trong trao đổi, đối thoại là thẳng thắn, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau Mặc dù quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam và Tòa thánh Vatican đã được cải thiện và được dư luận quốc tế đánh giá cao Nhà nước Việt Nam cũng như Tòa thánh Vatican đều mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức nhưng cho đến nay mối quan hệ này vẫn đang ở mức độ trao đổi bàn bạc những vấn đề liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Mở rộng quan hệ quốc tế và đối thoại liên tôn giáo

Tăng cường ngoại giao, đối thoại tôn giáo là một trong những xu hướng nổi bật trên thế giới thời gian đây Xu hướng này căn bản thể hiện qua sự đối thoại giữa các tôn giáo, các hệ phái trong cùng một tôn giáo ở nhiều cấp độ khác nhau như thế giới, châu lục, khu vực và quốc gia Sự đối thoại, đoàn kết tôn giáo do Công giáo và Phật giáo chủ động khởi xướng và tiến hành có lẽ là những trường hợp điển hình nhất.

Những năm gầy đây, đặc biệt là dưới thời Giáo hoàng Benedictus XVI, Tòa thánh Vatican rất chú trọng đến vấn đề đối thoại, liên tôn giáo, một nội dung vốn được đặt ra từ sau Công đồng Vatican II Trong bối cảnh đó, quan hệ của Vatican với các nước lớn trên thế giới đã được cải thiện đáng kể Giáo hoàng Benedictus XVI đã có những cuộc gặp gỡ với đại diện Islam giáo, Do Thái giáo, Phật giáo cùng cam kết đẩy mạnh tiến trình đối thoại để kiến tạo hòa bình thế giới.

Thời gian qua, Giáo hội Công giáo chú trọng đối thoại với “Những người anh em trong đại gia đình Kitô giáo” Trong bối cảnh đó, quan hệ giữa Giáo hội Công giáo Roma với Giáo hội Chính Thống giáo Nga và Giáo hội Anh giáo đã có những khởi sắc đáng ghi nhận Biểu hiện rõ rệt nhất là kết quả của cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch ủy ban Đối ngoại Tòa Thượng phụ Moskva với Giáo hoàng Benedictus XVI vào tháng 9 năm 2009 Cuộc hội kiến chính thức giữa Giáo hoàng Benedictus XVI với người đứng đầu Giáo hội Anh giáo Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Canterbury tháng 9 năm 2010 Với những tổ chức li khai với Giáo hội Công giáo, như Huynh đoàn Thánh Piô X, Tòa thánh cũng có thái độ mềm dẻo và khoan dung sau khi có cuộc gặp gỡ tại Castel Gandolio tháng 8 năm 2005 giữa Giáo hoàng Benedictus XVI và Giám mục Bemard Fellay-người đứng đầu Huynh đoàn Ngày 21 tháng 1 năm 2009, Giáo hoàng Benedictus XVI đã công bố tự sắc Ecclesia Dei tha vạ cho các giám mục của Huynh đoàn Thánh Piô X.

Cùng với xu hướng đối thoại liên tôn giáo mà sự chủ động thuộc về một tôn giáo cụ thể, tiêu biểu là Công giáo với những ví dụ cụ thể nêu trên, là xu hướng các tôn giáo cùng chủ động tăng cường đối thoại với nhau ở các cấp độ khác nhau: thế giới, châu lục, khu vực, quốc gia Một trong những biểu hiện tiêu biểu của sự đối thoại liên tôn giáo trên thế giới là các hội nghị tôn giáo quốc tế diễn ra khá thường xuyên cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, chủ yếu góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc trên phạm vi toàn cầu, liên quan không chỉ đến các cộng đồng tôn giáo, mà còn với toàn xã hội hiện nay. Đối thoại liên tôn giáo cũng thường thấy ở nhiều khu vực và quốc gia hiện nay Phong trào này thể hiện một cách rõ nét và mang tính chính thức kể từ Hội nghị Quốc tế về Tôn giáo và Hoà Bình (WCRP), một tổ chức liên tôn giáo lớn nhất thế giới được thành lập nhằm hợp tác giải quyết các vấn đề quốc tế như xung đột và bạo lực về chủng tộc và tôn giáo, giải trừ quân bị Đối thoại tôn giáo trên thế giới và từng châu lục đã có ảnh hưởng tới hoạt động đối thoại tôn giáo ở nhiều quốc gia Giáo Hội Công giáo, với Công Đồng Vatican II và nhất là Thượng Hội Đồng Giám mục Á châu, đã ý thức rất nhiều về vấn đề này:

“Trong thời đại chúng ta, nhân loại càng ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau hơn, các mối liên lạc giữa các dân tộc cũng gia tăng, nên Giáo Hội đặc biệt chú tâm đến việc liên lạc với các tôn giáo ngoài Kitô giáo”; “Người công giáo phải tìm cách cộng tác với tất cả mọi người thiện chí để cổ động cho bất cứ những gì là chân thật, công bằng, thánh thiện và đáng yêu quí Người công giáo hãy đối thoại với họ, hãy đến với họ cách khôn ngoan và tế nhị, hãy tìm cách kiện toàn những cơ cấu xã hội và quốc gia theo tinh thần Phúc Âm”; “Tiếp xúc, đối thoại và cộng tác với tín đồ các tôn giáo khác chính là một công việc mà Công ĐồngVa-ti-ca-nô II đã giao cho toàn thể Giáo Hội làm như một bổn phận và một thách đố” [71].

Phát triển đạo gắn với hoạt động xã hội

Công giáo tự bản chất là một tôn giáo nhập thế, nhằm đưa đạo vào đời,gắn các sinh hoạt tôn giáo với các chủ điểm của xã hội Thay vì đứng ngoài lề các hoạt động xã hội như trước đây thì người Công giáo đã và sẽ tích cực tham gia nhiều vào các tổ chức xã hội và các hoạt động xã hội Đòi hỏi Nhà nước phải quản lý theo mô hình xã hội dân sự và khẳng định quyền lợi và trách nhiệm của người Công giáo trong xã hội đó, nâng tầm ảnh hưởng, vị trí, vai trò của người Công giáo trong sự phát triển của đất nước.

Hoạt động từ thiện là công việc truyền thống của Giáo hội Công giáo và là con đường ngắn và hiệu quả dễ hấp dẫn mọi người đến với đạo Trong bối cảnh hiện nay hoạt động từ thiện nhân đạo càng được Giáo hội chú trọng, đẩy mạnh ở tầm vĩ mô Giáo hội Công giáo Việt Nam đã và đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trực tiếp tham gia, thành lập trường học, bệnh viện đồng thời xem đây như là trách niệm và nghĩa vụ tôn giáo đối với xã hội khi được Nhà nước cho phép.

Lợi dụng quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam của các thế lực thù địch

Với chính sách mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế nhất là việc gia nhập tổ chức WTO, cộng đồng ASEAN Việt Nam càng có điều kiện hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực của đời sống trong đó có tôn giáo Các thế lực phản động trong nước và thế giới đặc biệt chú ý lợi dụng vấn đề tôn giáo mang tính quốc tế, tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số So với các tôn giáo khác, tín đồ Công giáo hiện nay có mặt khắp cả nước từ đồng bằng đến miền núi, có cả ở tầng lớp người dân ở thành thị, nông thôn và người dân tộc thiểu số Các thế lực thù địch đã, đang và sẽ tiếp tục dùng các thủ đoạn khác nhau từ bí mật đến công khai để tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Để thực hiện các âm mưu này, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề Công giáo ở Việt nam trong đó có QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam thông quan các hướng chủ yếu sau:

+ Tiếp tục âm mưu “Quốc tế hóa vấn đề tôn giáo” trong đó có Công giáo,ban hành các đạo luật liên quan đến vấn đề tôn giáo, tạo cơ sở pháp lý để can thiệp và công việc nội bộ của Việt Nam.

+ Đẩy mạnh hoạt động xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ nhân quyền, tự do tôn giáo để gây sức ép, đặt điều kiện với Việt Nam nhằm ngáng trở

+ Tăng cường sự hỗ trợ, chỉ đạo về mọi mặt cho Công giáo trở thành lực lượng đối trọng với Nhà nước Chỉ đạo bọn phản động và một số phần tử cực đoan của người Việt Nam ở nước ngoài, tích cực móc nối, liên kết với các đối tượng cực đoan, chống đối trong nước tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam ở cả trong và ngoài nước.

+ Lợi dụng các bất mãn của một số dân đặc biệt là những người theo Công giáo về chính sách của Đảng và Nhà nước; lợi dụng hiện tượng tôn giáo, Công giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số để gây mất ổn định an ninh trật tự tại các địa phương.

Như vậy, trong thời gian tới, các mối QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng đưa đến lợi thế phục vụ cho chính sách ngoại giao nhân dân của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên các thế lực thù địch vẫn tiếp tục lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.

Phương hướng quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam trong thời gian tới

4.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ sau những di sản tư tưởng quý báu, trong đó có vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo Người nói và viết về tôn giáo rất nhiều, nhưng không bao giờ đề cập đến vấn đề đúng sai trong giáo lý hay chủ thuyết của từng tôn giáo Với Hồ Chí Minh, tôn giáo nào cũng hướng thượng và hướng thiện Không có tôn giáo này đúng hơn tôn giáo kia, các tôn giáo đều bình đẳng Không thể lấy việc theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo mà đánh giá người này tốt hơn người kia Qua nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác đối ngoại tôn giáo, trong QLNN đối với hoạt động QHQT của tổ chức tôn giáo cần tuân thủ nguyên tắc sau:

Một là, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng tôn giáo.

Trong thời kỳ dân tộc Việt Nam bị thực dân Pháp thống trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy, nếu đất nước không được độc lập, tôn giáo nói chung, các tín đồ tôn giáo nói riêng cũng không có tự do Nhưng để dành tự do độc lập cho

Tổ quốc, để tôn giáo có tự do thì không thể không có sự tham gia tranh đấu và hy sinh của cộng đồng các dân tộc nói chung và đồng bào các tôn giáo nói riêng Hồ Chí Minh thấy rõ thực tế khi người viết: “Trong cuộc kháng chiến, nhiều đồng bào Công giáo đã hăng hái hy sinh” hoặc “Trong cuộc kháng chiến cứu nước đồng bào Phật giáo đã làm được nhiều”.

Khi đế quốc Mỹ và kẻ thù đã lợi dụng tuyên truyền vận động một số đồng bào Kitô giáo di cư vào Nam Năm 1955 trong thư gửi đồng bào Hồng Quảng,

Hồ Chí Minh viết: “Đồng bào các tôn giáo có quyền tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng, chớ mắc mưu những kẻ tuyên truyền lừa bịp” Để củng cố niềm tin của đồng bào có tôn giáo về vấn đề tự do tôn giáo trong Chủ nghĩa xã hội, năm 1958,

Hồ Chí Minh trả lời câu hỏi cử tri Hà Nội rằng: “Ở các nước xã hội chủ nghĩa, tín ngưỡng hoàn toàn tự do, ở Việt Nam ta cũng vậy”.

Với tư tưởng trên đây của Hồ Chí Minh, ngày nay khi đất nước đã được tự do độc lập thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được bảo đảm hơn bao giờ hết. Được vũ trang bằng phương pháp duy vật biện chứng, với sự am hiểu về văn hoá và lịch sử sâu sắc, Hồ Chí Minh đã phát hiện thấy sự tương đồng giữa tôn giáo với chủ nghĩa xã hội, sự tương đồng giữa người có đạo với người không có đạo Vì vậy Hồ Chí Minh có thái độ rất biện chứng, mềm dẻo đối với các tôn giáo Người đã phát hiện giá trị tích cực của tôn giáo và biết khai thác kết hợp chúng với tư tưởng cộng sản nhằn đem lại lợi ích cho cách mạng Người viết: “Học thuyết của Khổng

Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta Khổng Tử, Giê su, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn hạnh phúc cho loài người, cho xã hội Nếu nay họ còn sống trên cõi đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau hoàn mỹ như những người bạn thân thiết Tôi cố gắng làm học trò nhỏ của các vị ấy” [142, tr 15].

Vì vậy, công tác tôn giáo không chỉ góp phần giữ gìn ổn định chính trị, xã hội mà cần phải biết phát hiện, phát huy những giá trị tích cực về văn hoá, đạo đức trong các tôn giáo.

Hai là, tạo điều kiện cho tôn giáo tham gia hoạt động quan hệ quốc tế

Năm 1954, khi Miền Bắc được giải phóng, bước vào thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo lại được đảm bảo hơn Với cương vị là Chủ tịch nước đã ban hành sắc lệnh về vấn đề tôn giáo Sắc lệnh đã giải tỏa nỗi lo của Giáo hội Công giáo La Mã cũng như Giáo hội Công giáo Việt Nam khi điều 13 viết: “Riêng về Công giáo, quan hệ về tôn giáo giữa Giáo hội Việt Nam và Tòa thánh La Mã là vấn đề nội bộ của Công giáo” Do quy định chính quyền không can thiệp vào nội bộ các tôn giáo và quan hệ giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam với Tòa Thánh Vatican là vấn đề nội bộ của Công giáo nên phần lớn giáo sỹ và giáo dân càng thêm tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với Vatican ngày càng trở nên cởi mở và thân thiện Với tư tưởng thể hiện qua chính sách trên chứng tỏ Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến chính sách đối với tôn giáo và đặc biệt Công giáo Điều này đã tránh được những phức tạp nảy sinh làm phương hại đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, mở rộng được quan hệ trên trường quốc tế trong đó có Vatican.

Ba là, đấu tranh ngăn chặn kẻ địch lợi dụng tôn giáo, đội lốt tôn giáo phá hoại cách mạng, phá hoại xã hội.

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết lương giáo, đoàn kết dân tộc Trong bài nói tại Quốc hội Indonexia, ngày 28 tháng 2 năm 1959, Hồ Chí Minh nói “Trong hơn 80 năm thống trị nước chúng tôi, bọn thực dân dùng mọi thủ đoạn để chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chúng áp dụng chính sách cổ điển là: chia để trị…” Các thế lực thù địch, bọn đế quốc thực dân phong kiến luôn luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo để áp bức bóc lột, chia để trị Đó là cách chúng cướp nước, đô hộ dân, chúng ta không bao giờ để chúng lừa gạt Vì vậy vấn đề bức thiết đặt ra là làm sao để đoàn kết lương - giáo, đoàn kết dân tộc, tăng cường sức mạnh dân tộc, hướng sức mạnh đó vào mục tiêu chủ yếu của cách mạng, đấu tranh thắng lợi với âm mưu chia rẽ của kẻ thù Ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hồ Chủ Tịch phát biểu: “Hiện nay những vấn đề nào là vấn đề cấp bách hơn cả? theo ý tôi có

6 vấn đề … vấn đề thứ sáu: Thực dân và phong kiến tiến hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương để dễ thống trị Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết” [142, tr 207].

Vì vậy, trong công tác tôn giáo vừa phải tôn trọng, đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo đồng thời phát huy những giá trị đạo đức, vai trò của tôn sẽ hạn chế được lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch Bên cạnh đó cũng cần tạo điều kiện cho tôn giáo tham gia QHQT, đây là cơ hội học hỏi, giao lưu góp phần làm cho thế giới hiểu rõ tình hình tôn giáo, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo cũng như đường lối đối ngoại của Nhà nước Việt Nam.

4.2.2 Quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước về tôn giáo và Công giáo

Kế thừa và phát huy giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và QLNN đối với các tôn giáo, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quan điểm nhất quán về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác tôn giáo Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với QHQT về tôn giáo được thể hiện trong các văn bản pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo.

Từ khi thành lập nước Chủ tịch Hồ Chí Minh ký và ban hành Sắc lệnh đầu tiên về tôn giáo (Sắc lệnh số 234/SL) ngày 14 tháng 6 năm 1955, tại Điều 3 đã ghi rõ: “Các nhà tu hành ngoại quốc mà Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cho phép, thì được giảng đạo như các nhà tu hành Việt Nam và phải tuân theo luật pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà như các ngoại kiều khác”. Đặc biệt Điều 13 quy định nguyên tắc: “Chính quyền không can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo” “Riêng về Công giáo quan hệ giáo hội với Tòa thánh La mã là vấn đề nội bộ của đạo Công giáo”.

Như vậy, Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận mối QHQT của các tôn giáo, tạo điều kiện cho Công giáo tham gia hoạt động QHQT, cho phép chức sắc giảng đạo tại cơ sở tôn giáo theo pháp luật hiện hành.

Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước được thống nhất Hội đồng Chính phủ đã ban hành chính sách mới đối với tôn giáo bằng Nghị quyết số 297/

Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam

hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam

4.3.1 Nhóm giải pháp liên quan đến thể chế, chính sách

- Thống nhất nhận thức về công tác tôn giáo, công tác đối với hoạt động quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam

Công giáo là một trong các tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tôn giáo và giữ ổn định chính trị của đất nước Trong quá trình du nhập và phát triển, có những vấn đề chưa được giải quyết thì đến thời kỳ đổi mới lại phát sinh những vấn đề phức tạp giữa chính quyền và giáo hội đã dẫn đến sự mặc cảm từ hai phía Một bộ phận cán bộ, đảng viên cho rằng Công giáo là yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự, đối tượng cần đấu tranh, nên tìm cách hạn chế sự phát triển dẫn đến ứng xử với Công giáo không đúng với quan điểm của Đảng, chính sách Nhà nước Do đó, việc đổi mới nhận thức về công tác đối với Công giáo trong hệ thống chính trị là hết sức quan trọng, góp phần khơi dậy ý thức dân tộc, xóa dần mặc cả, định kiến, tạo điều kiện để đồng bào Công giáo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc Trong nhận thức về công tác tôn giáo đòi hỏi cấp ủy, chính quyền quán triệt đầy đủ chủ trương của Đảng đã được nêu trong các Nghị quyết 24, 25 về công tác tôn giáo, các văn kiện của Đảng và tinh thần đổi mới của Hiến pháp năm 2013. Đối với Công giáo cần đổi mới nhận thức, xóa bỏ mặc cảm, tôn trọng và tạo điều kiện để Giáo hội hoạt động tôn giáo bình thường trong khuôn khổ pháp luật Đây là yêu cầu đặt lên hàng đầu trong công tác đối với Công giáo Công giáo hoạt động theo giáo luật, có ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cũng là chấp hành sự quản lý trực tiếp của Nhà nước, là gián tiếp chấp hành sự lãnh đạo của Đảng Chấp hành pháp luật vừa là nội dung trong công tác vận động chức sắc, vừa là cơ sở đấu tranh với hoạt động vi phạm pháp luật, đồng thời phù hợp với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền Do đó cán bộ, đảng viên cần nhận thức đúng, khi giáo hội đã thực hiện đúng quy định của pháp luật thì cần khuyến khích và tạo điều kiện đáp ứng đề nghị của họ, không để suy diễn cá nhân, nhận định thiếu khách quan chi phối. Để thực hiện giải pháp này, Học viện Hành chính Quốc gia phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức các lớp tập huấn về chính sách tôn giáo và hướng dẫn giải quyết các tình huống liên quan đến các thủ tục hành chính trong đối ngoại tôn giáo cho cán bộ làm công tác tôn giáo ở Trung ương và cấp tỉnh.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quan hệ quốc tế về tôn giáo Để Luật Tín ngưỡng, tôn giáo phát huy hiệu quả liên quan đến QHQT của các tôn giáo và Công giáo cần sớm ban hành nghị định quy định chi tiết Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tôn giáo trong đó có hướng dẫn đối với hoạt động QHQT của tổ chức tôn giáo như sau:

+ Về phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài: Chính phủ cần có quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, chấp thuận, đăng ký việc về phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài Vì trong Giáo hội Công giáo các chức sắc từ giám mục trở lên đều do Tòa thánh bổ nhiệm.

+ Về chế tài xử lý vi phạm: Nghị định xử phạt hành chính liên quan đến lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng cần quy định rõ những đối tượng cấm xuất cảnh, nhập cảnh có thời hạn và trục xuất những người nước ngoài vi phạm pháp luật về tôn giáo ra khỏi Việt Nam Xử lý này cần phải tiến hành chặt chẽ và đúng luật pháp Việt Nam.

+ Bổ sung quy định đối với việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về tôn giáo tại Việt Nam Thời gian tới, Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng như một số tổ chức tôn giáo khác sẽ đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế về tôn giáo và có liên quan đến tôn giáo tại Việt Nam Điều này khẳng định uy tín, vị thế của Giáo hội Công giáo và Việt Nam trên trường quốc tế Hiện nay tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế liên quan đến tôn giáo được thực hiện theo quyết định số 76/2010/QĐ-TTG ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam Theo quyết định này Thủ tướng Chính phủ cho phép “Hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung liên quan đến các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, biên giới lãnh thổ hoặc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước” Tuy nhiên trên thực tế do chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành trong việc xem xét tổ chức hội thảo quốc tế của các tổ chức tôn giáo nên khi tập hợp đủ hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định thì thời gian đã muộn, không kịp tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo tổ chức hội nghị Điều này không những ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức tôn giáo mà còn ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách tôn giáo của Nhà nước.

Vậy để tạo điều kiện cho Giáo hội Công giáo Việt Nam tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế thuần túy tôn giáo, đồng thời thực hiện chủ trương đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực tôn giáo cần phân cấp cho BanTôn giáo Chính phủ và Ban Tôn giáo một số tỉnh xem xét quyết định đối với hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuần túy tôn giáo.

+ Về cơ chế phối hợp giữa các ngành: Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Công an cần có quy định cụ thể rõ về chức năng, thẩm quyền và cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong QLNN đối với hoạt động QHQT của các tổ chức tôn giáo tránh tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giữa các ban, ngành chức năng tạo sở hở cho kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc, vu khống chống phá Nhà nước.

4.3.2 Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức

Thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW về: “Kiện toàn bộ máy làm công tác tôn giáo ở các cấp, các ngành Có quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo ở các ngành, các cấp”; “Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp, cần được củng cố và kiện toàn” Ngày 09 tháng 02 năm 2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành

Quyết định số 174/QĐ-TTg về phê duyệt “Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức là công tác tôn giáo giai đoạn 2017-2020” Theo Đề án, đối tượng được đào tạo là công chức làm công tác QLNN về tôn giáo ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, gồm: Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Nội vụ; Ban (Phòng) Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ; Phòng Nội vụ Cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo của các ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Ban Dân vận; cán bộ làm công tác tôn giáo thuộc lực lượng công an, quân đội. Đề án thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó chú trọng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và những nơi có vấn đề tôn giáo phát sinh với mục đích nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo, đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ,công chức làm công tác tôn giáo theo quy định, nâng cao hiệu quả xử lý các vụ việc tôn giáo, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

Như vậy, đề án sẽ bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác tôn giáo ở các cấp Tuy nhiên riêng cán bộ làm công tác tôn giáo liên quan đến đối ngoại cần có kế hoạch riêng và cụ thể với giải pháp sau: Để xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại tôn giáo bảo đảm dài hạn, khoa học, hợp lý thì công việc đầu tiên cần là: Ban Tôn giáo Chính phủ phải tiến hành khảo sát, thống kê số lượng cán bộ làm công tác đối ngoại tôn giáo (cấp Trung ương và cấp tỉnh), đặt biệt là khảo sát, đánh giá năng lực, trình độ của độ ngũ này Từ đó, phân loại cán bộ theo trình độ để có kế hoạch bồi dưỡng đúng đối tượng.

Thứ nhất, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo bằng những hình thức đa dạng và thiết thực hơn Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đối ngoại tôn giáo, nội dung phải luôn mới, sát hợp thực tế, thậm chí phải có tính “vượt trước” thực tế nhằm dự báo và chuẩn bị các phương án sẵn sàng nếu có tình huống xảy ra Để nội dung

“thẩm thấu” vào đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cần phải có phương pháp phù hợp.

Thực tế khảo sát về các giải pháp làm tốt công tác QLNN đối với QHQT của Giáo hội Công giáo, Nhà nước nên ưu tiên những giải pháp nào, đa số cán bộ làm công tác tôn giáo đều mong muốn Nhà nước tập trung vào các giải pháp sau: [Biểu đồ 4.1].

Biểu đồ 4.1: Những giải pháp ƣu tiên trong QLNN về QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

20 đ oà n ki ể m tr a ch uy ên đề ch o đị a ph ư ơn g và li ên n gà n h cá n bộ là m cô ng cá c qu ốc gi a tác đố i ng oạ i

Nguồn: Khảo sát của tác giả

- Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế, tổ chức các đoàn đi nghiên cứu, khảo sát tại các địa phương và các quốc gia nơi có nhiều cộng đồng người Việt Nam có tín ngưỡng tôn giáo để nghiên cứu, tìm hiểu về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài Qua các chuyến công tác, cần thông tin cho Việt kiều về tình hình tôn giáo của Việt Nam và chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam Qua đó, giúp kiều bào ở nước ngoài hiểu rõ và tin tưởng vào chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước, xem việc sinh hoạt tôn giáo là cầu nối về tinh thần giúp kiều bào đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong việc đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

- Đảng ủy, lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề để các cán bộ có thể nắm bắt thêm thông tin về tình hình trong nước và quốc tế Qua các buổi sinh hoạt này giúp cho các đảng viên nâng cao nhận thức về chính trị và góp phần phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn của từng cán bộ, đảng viên.

- Cơ quan QLNN liên quan đến đối ngoại tôn giáo ở Trung ương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các vụ, đơn vị ban, ngành cũng như các Ban Tôn giáo địa phương để có biện pháp thông tin, tuyên truyền cho các Giáo hội của các tổ chức tôn giáo về việc giải quyết cho các chức sắc quốc tịch nước ngoài giảng kinh thánh cho các tín đồ nước ngoài tại các cơ sở tôn giáo Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật và để nắm chương trình hoạt động và quản lý tốt các hoạt động xuất nhập cảnh của các tổ chức, cá nhân tôn giáo.

Khuyến nghị

Tạo điều kiện cấp kinh phí thông qua đề án để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về tôn giáo, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác liên quan đến đối ngoại tôn giáo.

Trong QHQT của Giáo hội Công giáo nói riêng và tổ chức tôn giáo nói chung nên mở rộng và tạo điều kiện cho các tôn giáo tham gia các hoạt động QHQT, không nên mặc cảm, thành kiến với quá khứ và nên coi đó là ngoại giao nhân dân để thế giới hiểu biết về Việt Nam.

4.4.2 Đối với Bộ Nội vụ và Ban Tôn giáo Chính phủ

Tham mưu đề xuất Chính phủ sớm ban hành nghị định xử phạt vi phạm về lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng.

Hướng dẫn quản lý việc thuê địa điểm để tổ chức sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam hoặc cho phép xây dựng trung tâm cơ sở thờ tự cho thuê làm nơi sinh hoạt tôn giáo.

Thường xuyên sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện QLNN đối với tôn giáo nói chung và QHQT của tổ chức tôn giáo nói riêng để tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm, báo cáo với Bộ Nội vụ tham mưu với Đảng và Nhà nước ban hành chủ trương, chính sách đối với QHQT của các tôn giáo phù hợp và hiệu quả.

Phối hợp với Bộ Nội vụ sớm ban hành quyết định về tổ chức bộ máy QLNN về tôn giáo cấp tỉnh, xây dựng quy định thống nhất về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy QLNN về tôn giáo các cấp. Đối với chức sắc, tín đồ Công giáo tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài về, Giáo hội cần bổ sung kiến thức, chương trình đối với một số môn như: Lịch sử Việt Nam, Luật pháp Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo.

4.4.3 Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Để làm tốt công tác đối ngoại tôn giáo, cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo cấp tỉnh cần phải thực hiện đúng chính sách tôn giáo của Nhà nước.

Trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đối ngoại tôn giáo cần phối hợp với các ban ngành có liên quan và cơ quan QLNN về tôn giáo cấp trên đảm bảo đúng thời hạn luật định.

Cùng với xu thế hội nhập quốc tế các tổ chức tôn giáo nói chung và Giáo hội Công giáo nói riêng ngày càng mở rộng QHQT với xu hướng mở rộng đối thoại liên tôn, hợp tác cùng chung tay giải quyết các vấn đề quốc tế như đói nghèo, môi trường, thiên tai Bên cạnh đó các hoạt động xã hội như từ thiện nhân đạo sẽ tăng đặc biệt quan hệ với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài Các thế lực thù địch cũng sẽ lợi dụng QHQT và các hoạt động xã hội của Công giáo để chống phá nhà nước, can thiệp vào công việc nội bộ quốc gia.

Kế thừa tư tưởng Hồ Chính Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo trong đó có đối ngoại tôn giáo, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác QHQT của các tôn giao thông qua sắc lệnh số 234, nghị quyết 24, nghị quyết 25 và nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành với phương hướng chỉ đạo: tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Bên cạnh chính sách tôn giáo, Đảng và Nhà nước cũng chỉ đạo về đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới

“Đối ngoại nhân dân là bộ phận cấu thành của công tác đối ngoại nói chung của Đảng và Nhà nước, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn dân”.

Với phương hướng, đường lối đối ngoại của Nhà nước cùng với xu thế QHQT của Giáo hội Công giáo và thực trạng QLNN về QHQT của Giáo hội Công giáo thời gian vừa qua tác giả đã đề xuất 6 nhóm giải pháp sau:

(1) Nhóm giải pháp liên quan đến thể chế, chính sách;

(2) Nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo;

(3) Nhóm giải pháp về đối ngoại tôn giáo trong đó có việc mở rộng mối quan hệ giữa Việt Nam với Tòa thánh Vatican;

(4) Nhóm giải pháp về vận động quần chúng;

(5) Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

(6) Nhóm giải pháp liên quan đến thủ tục hành chính.

Cùng với nhóm giải pháp trên, trong QLNN đối với hoạt động QHQT củaGiáo hội Công giáo Việt Nam, tác giả có đưa ra một vài khuyến nghị đối với cơ quan QLNN về tôn giáo cấp Trung ương và cấp tỉnh.

Ngày đăng: 01/12/2023, 06:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2: Thống kê các đoàn Công giáo xuất cảnh ra nước ngoài - (Luận văn thạc sĩ) qlnn đối với hoạt động quan hệ quốc tế của giáo hội công giáo việt nam
Bảng 3.2 Thống kê các đoàn Công giáo xuất cảnh ra nước ngoài (Trang 116)
Bảng 3.3: Thống kê các đoàn nhập cảnh vào Việt Nam liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam - (Luận văn thạc sĩ) qlnn đối với hoạt động quan hệ quốc tế của giáo hội công giáo việt nam
Bảng 3.3 Thống kê các đoàn nhập cảnh vào Việt Nam liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam (Trang 121)
Bảng thống kê chức sắc công giáo được bổ nhiệm từ năm 1990-2016 - (Luận văn thạc sĩ) qlnn đối với hoạt động quan hệ quốc tế của giáo hội công giáo việt nam
Bảng th ống kê chức sắc công giáo được bổ nhiệm từ năm 1990-2016 (Trang 194)
Bảng thống kê đối tượng khảo sát: cán bộ làm công tác tôn giáo - (Luận văn thạc sĩ) qlnn đối với hoạt động quan hệ quốc tế của giáo hội công giáo việt nam
Bảng th ống kê đối tượng khảo sát: cán bộ làm công tác tôn giáo (Trang 195)
w