1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

NHU CẦU VỀ ACID AMIN pptx

3 400 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 102,1 KB

Nội dung

NHU CẦU VỀ ACID AMIN Phân loại acid amin (AA) AA tồn tại trong cơ thể động vật ở 2 dạng tự do và kết hợp câú thành Protein. AA tự do có nguồn gốc từ phân giải Protein cung cấp từ thức ăn, tự tổng hợp trong cơ thể hay chuyển hóa qua lại giữa các AA. Chúng có thể được sử dụng để tổng hợp Protein cho cơ thể hay các hợp chất nito khác như acid nucleic, amin, peptid, hormone…, cung cấp nguồn Carbon cho các biến dưỡng trung gian hay được OXH cung cấp năng lượng. Khi nói đến Protein, người ta không chỉ quan tâm đến hàm lượng của nó trong thức ăn mà còn chú ý đến các aa tham gia cấu tạo nên Protein (đặc biệt là thành phần và tỉ lệ của các aa thiết yếu trong Protein). Nhu cầu Protein nói một cách chính xác hơn đó chính là nhu cầu aa. Ngoài nhiệm vụ chính là cấu tạo nên Protein, chúng còn là tiền chất của một số sản phẩm trao đổi chất khác. Có 2 loài aa là aa thiết yếu và aa không thiết yếu. Acid amin không thiết yếu Aa không thiết yếu là những aa mà cơ thể sinh vật tự tổng hợp được từ thức ăn. Chúng bao gồm: alanine, glycine, serine, tyrosine, proline, cysteine, cystine… Acid amin thiết yếu Nhu cầu về aa thiết yếu được nghiên cứu nhiều bởi vì ĐVTS không thể tổng hợp được chúng mà phải lấy từ thức ăn. Cũng như động vật bậc cao, các loài ĐVTS nói chung cần 10 loại aa bao gồm: arginine, histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophane và valine (Halver et al.,2002). Bảng 1: Acid amin thiết yếu, bán thiết yếu và không thiết yếu. Acid amin thiết yếu Aa không thiết yếu và bán thiết yếu Arginine Alanine Histidine Asparagine Isoleucine Aspartic acid Leucine Glutamic acid Lysine Glutamine Threonine Glycine Tryptophan Proline Valine Serine Methionine Cysteine * Phenylalanine Tyrosine * (*): aa bán thiết yếu. Trong 10 aa kể trên có Methionine và Phenylalanine có quan hệ mật thiết với aa không thiết yếu tương ứng là Cystine và Tyrosine. Khi có mặt Cystine và Tyrosine trong thức ăn thì nhu cầu Methionine và Phenylalanine sẽ giảm. Trong thức ăn thủy sản, Cystine có thể thay thế ½ nhu cầu Methionine (Cystine và Methionine là 2 aa cùng có S). Ở cá nheo Mĩ, Cystine có thể thay thế 60% Methionine. Tyrosine có khả năng thay thế cho 30% nhu cầu Phenylalanine (2 aa có cùng gốc phenyl). Cá không thể dự trữ aa tự do. Nếu như có một aa nào đó chưa được dùng ngay để tổng hợp protein thì sẽ được chuyển thành aa khác hoặc cung cấp năng lượng. Trường hợp này nếu xảy ra ở aa thiết yếu thành aa không thiết yếu hoặc năng lượng thì rất lãng phí. Do đó sự mất cân đối aa sẽ dẫn đến lãng phí aa. Thiếu cũng như thừa bấ cứ aa nào đều làm giảm hiệu quả sử dụng Protein. Giả sử có 2 loại Protein: loại 1 thiếu Lysine nhưng thừa Methionine, loại 2 thì ngược lại (thiếu Methionine nhưng thừa Lysine). Nếu cho con vật ăn riêng từng loại thì giá trị sử dụng Protein của cả 2 đều thấp, nếu phối hợp lại thì giá trị sử dụng Protein sẽ tăng nhờ chúng bổ sung cho nhau. Trong thực tế thì một khẩu phần càng nhiều nguồn Protein thì giá trị Protein càng cao. Giá trị sử dụng Protein của hỗn hợp thức ăn không phải là số trung bình của từng giá trị sử dụng Protein thức ăn đơn lẻ trong hỗn hợp . NHU CẦU VỀ ACID AMIN Phân loại acid amin (AA) AA tồn tại trong cơ thể động vật ở 2 dạng tự do và kết hợp câú. Bảng 1: Acid amin thiết yếu, bán thiết yếu và không thiết yếu. Acid amin thiết yếu Aa không thiết yếu và bán thiết yếu Arginine Alanine Histidine Asparagine Isoleucine Aspartic acid Leucine. Chúng bao gồm: alanine, glycine, serine, tyrosine, proline, cysteine, cystine… Acid amin thiết yếu Nhu cầu về aa thiết yếu được nghiên cứu nhiều bởi vì ĐVTS không thể tổng hợp được chúng mà

Ngày đăng: 21/06/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w