Tui yeu zo tui hehe pot

26 163 0
Tui yeu zo tui hehe pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thị Trường Chứng Khoán-K10504 2011 LỜI MỞ ĐẦU Như vậy, 6 tháng đầu năm 2011 đã khép lại cả những tín hiệu khả quan và không ít những thách thức. Trong những tháng qua, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng vượt mục tiêu đề ra và tiếp tục được duy trì ở mức cao trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn như vấn đề khủng hoảng nợ tại khu vực châu Âu, vấn đề phục hồi chậm chạp của kinh tế Mỹ khi thị trường việc làm Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu bứt phá. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam cũng đang dần bộc lộ những dấu hiệu bất ổn cần phải giải quyết như cơ cấu kinh tế không bền vững, hiệu quả đầu tư thấp, khả năng cạnh tranh yêu… Tuy nhiên, có những vấn đề nổi bật trước mắt cần phải giải quyết ngay trong 6 tháng cuối năm 2011 là vấn đề lạm phát tăng cao với tốc độ xấp xỉ 12%, tỷ giá đang chịu áp lực lớn phải điều chỉnh… Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ phải cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng và ổn định để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế sẽ kéo theo sự cải thiện mức độ phúc lợi của người dân. Những thay đổi trong trọng tâm chính sách này sẽ ảnh hưởng nhiều đến động thái chính sách của nhà nước (chính sách tài khóa, tiền tệ sẽ dược thực hiện theo hướng thắt chặt hơn), và đến lượt nó, các chính sách này sẽ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Vì vậy, trong 6 tháng cuối 2011, nhà đầu tư cần phải tập trung theo dõi các diễn biến chính sách đề có hành động phù hợp.6 tháng cuối năm cũng như trong năm 2012 dự kiến sẽ là năm có nhiều thay đổi về chính sách một phần là do nhu cầu thực tế cần phải giải quyết những thách thức trước mắt, một phần là do Việt Nam vừa thực hiện Đại hội Đàng lần thứ XI,đã có những thay đổi trong bộ máy điều hành đất nước và hy vọng sẽ mang lại những thay đổi mới mang tính đột phá để đưa Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định và bền vững. 1 Thị Trường Chứng Khoán-K10504 2011 PHẦN MỘT: PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ A.TỔNG QUAN KINH TẾ THẾ GIỚI Tăng trưởng đã trở lại dù chậm chạp: Theo đánh giá mới nhất của Liên Hợp Quốc, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2010 đã đạt 3,6%. Trong đó các nước đang phát triển dẫn đầu với mức tăng 7,1%, các nước chậm phát triển tăng 5,5% và các nước phát triển tăng trưởng khiêm tốn với 2,3% (Mỹ 2,6%, EU 1,6% ) Nhìn chung kinh tế thế giới đã tạm vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, sản xuất công nghiệp, thương mại đã tăng trưởng trở lại và thị trường tài chính tiền tệ đều sự hồi phục và ổn định hơn trong năm 2010. Kinh tế thế giới bước vào năm 2011 trong bối cảnh vừa ra khỏi giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái và bước đầu phục hồi. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng năm nay sẽ chậm hơn so với năm 2010 (dự báo ở mức 4,2% và thấp hơn đáng kể so với mức 4,8% dự kiến của năm 2010); Kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm nay vẫn tiếp tục đà phục hồi nhưng không đồng đều giữa các khu vực và các quốc gia. Tại nhiều nền kinh tế phát triển tăng trưởng vẫn còn yếu trong khi các quốc gia đang phát triển và mới nổi tiếp tục đà phục hồi kinh tế mạnh mẽ, đóng vai trò là động lực tăng trưởng toàn cầu. Khủng hoảng nợ công ờ châu âu: Nguy cơ khủng hoảng nợ công ở khu vực EU đã bộ lộ và đỉnh điểm vào giữa năm với khủng hoảng nợ tại Hy Lạp và Ireland. Sau nhiều nỗ lực của cộng đồng châu Âu và Mỹ, cuộc khủng hoảng đã lắng dịu và hai nước trên phải tuân thủ một chương trình cắt giảm chi tiêu công khắt khe. Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ và hoạt động ngân hang: Đô la giảm giá, vàng tăng giá. Trong 6 Nền kinh tế Mỹ phục hồi chậm chạp và tiếp tục đối mặt với những vấn đề kinh niên như tình trạng thất nghiệp cao, thâm hụt ngân sách lớn, nợ công đã vượt quá mức trần được Quốc hội Mỹ cho phép; (Giá vàng giao ngay trên thị trường thế giới có xu hướng tăng cao: vàng thiết lập mức giá cao nhất là 1.563,6 đô la Mỹ/ounce vào ngày 29-4-2011 và liên tục duy trì ở mức trên 1.500 đô la Mỹ/ounce trong tháng 5 và tháng 6-2011. Tính đến ngày 30-6-2011, giá vàng giao ngay đạt mức 1.499,6 đô la Mỹ/ounce, tăng 5,65% so với cuối năm 2010 và tăng 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát: Như nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, đều đang điều chỉnh lãi suất chính sách theo chiều hướng tăng dần nhằm đối phó với áp lực lạm phát Một số nước phát triển cũng nâng lãi suất chính sách như NHTƯ Hàn Quốc đã hai lần nâng lãi suất chính sách lên mức hiện tại là 3,0%/năm, NHTƯ châu Âu (ECB) hai lần tăng lãi suất từ 1%/năm lên mức hiện tại 1,5%/năm. Tuy nhiên, chính phủ một số nước phát triển như Mỹ, Anh, Canada, Thụy Sỹ, Na Uy và Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản thấp như cuối năm 2010 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Thâm hụt ngân sách và nợ công tiếp tục diễn biến xấu Tại Mỹ, mặc dù thâm hụt ngân sách tháng 6-2011 của nước này chỉ ở mức 43,08 tỉ đô la Mỹ,giảm 25,3% so với tháng liền trước, nhưng vẫn là tháng thâm hụt thứ 33 liên tiếp kể từ tháng 10-2008. Tại khu vực Châu Âu, khủng hoảng nợ công vẫn tiếp tục lan rộng. Nguy cơ vỡ nợ luôn thường trực tại khu vực châu Âu nếu chính phủ các quốc gia nặng nợ nói trên không cắt giảm thâm hụt ngân sách và không sử dụng hiệu quả các gói cứu trợ để vực dậy hệ thống ngân hàng và nền kinh tế yếu kém. 2 Thị Trường Chứng Khoán-K10504 2011 Vốn đầu tư trực tiếp tăng, gián tiếp giảm Thất nghiệp vẫn còn cao ở các nền kinh tế chủ chốt Điều đáng lo ngại nhất với kinh tế thế giới trong năm 2010 là tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao và thậm chí tăng lên tại các nền kinh tế chủ chốt. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ là 9,4%, Châu Ẩu 9,6 Triển vọng Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng chung giảm xuống 3,1% và tiếp tục ở mức thấp trong năm 2012. Khu vực châu Âu tiếp tục có mức tăng trưởng thấp với 1,3%, Mỹ giảm xuống 2,2% và các nước đang phát triển giảm xuống 6,6%. Tuy nhiên khủng hoảng kinh tế lần thứ 2 sẽ khó xảy ra do sự tăng trưởng mạnh của khu vực đang phát triển và nền kinh tế lớn Mỹ, châu Âu vẫn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. B. KINH TẾ VIỆT NAM I. Tình hình kinh tế chung: Trong bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đã từngbước phục hồi và tăng trưởng với tốc độ khá nhanh. Sau khi đạt mức tăng trưởng GDP thực 5,3% trong năm 2009, nền kinh tế Việt Nam đã đạt khoảng 1,98 triệu tỷ đồng (tương đương với 104,6 tỷ USD), tương ứng với tăng trưởng 6,78% trong năm 2010 (so sánh theo kỳ gốc 1994), cao hơn mức 6,5% kế hoạch đã đề ra. Cụ thể, tăng trưởng GDP trong 4 quý năm 2010 đều có tốc độ tăng cao hơn so với quý trước, lần lượt tăng ở mức 5,84% trong quý I, 6,44% trong quý II, 7,18% trong quý III và ước tăng 7,34%trong quý IV. Đặc biệt, cả ba khu vực kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều tăng trưởng với tốc độ tăng dần, trong đó giá trị gia tăng ngành công nghiệp và xây dựng tăng 7,7%, ngành dịch vụ tăng 7,52% và ngành nông lâm thủy sản tăng 2,78% so với cùng kỳ năm trước Mặc dù kinh tế thế giới và Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu phục hồi khả quan, nhưng dòng vốn ngoại tệ đổvào Việt Nam vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Thu hút trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến cuối tháng 12 đạt 18,595 tỷ USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2009, và chỉ bằng 26% so với cùng kỳ năm 2008. Trong số này, vốn đăng ký của 969 dự án được cấp phép mới đạt 17,9 tỷ USD (giảm về vốn và giảm về số dự án) còn vốn đăng ký bổ sung của 269 dự án được cấp giấy phép từ các năm trước chỉ tăng thêm được 1,3 tỷ USD. Xuất nhập khẩu: Tính chung cả năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009 trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, cán cân thương mại năm 2010 mặc dù vẫn thâm hụt khá cao, khoảng 12,375 tỷ USD nhưng thấp hơn so với mức nhập siêu 12,85 tỷ USD của năm 2009 và mức 18,02 tỷ USD của năm 2008 và chỉ bằng 16,9% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010. Xét về kim ngạch nhập khẩu, một số nguyên liệu thô và đầu vào trung gian cho các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu như bông, sợi dệt và nguyên phụ liệu dệt may giày dép có tốc độ tăng khá cao, lần lượt là 69,2%, 43,5% và 36%. Tuy nhiên, nhiều tư liệu cho sản xuất công nghiệp và đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như phân bón, máy móc thiết bị dụng cụ, phương tiện khác lại có tốc độ nhập khẩu giảm hoặc rất thấp.Thị trường Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là thị trường các nước EU, ASEAN, và Nhật BảnBước qua năm 2011 với nhiều 3 Thị Trường Chứng Khoán-K10504 2011 chuyển biến từ những chính sách mới,đặc biệt là những cải cách trong chính sách tài khóa,kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2011 có những bước tiến sau: Chính sách tiền tệ: Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) theo tháng đã giảm liên tục trong ba tháng trở lại đây, từ 3,3% trong tháng 4 xuống 2,2% trong tháng 5 và 1,1% trong tháng 6. Nhìn vào xu thế này, nhiều người cho rằng lạm phát đang hạ nhiệt. Tuy nhiên, nếu nhìn vào mặt bằng giá - được phản ánh bằng CPI so với cùng kỳ năm trước (CPI theo năm) - thì bức tranh lạm phát không sáng sủa như vậy Cũng cần phải nói thêm rằng mặc dù thắt chặt tiền tệ là chính sách quan trọng để kiềm chế lạm phát, nhưng thắt chặt như thế nào cũng quan trọng không kém. Việc thắt chặt tiền tệ không có mục đích tự thân, mà quan trọng hơn là thông qua chính sách này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể điều tiết mức tín dụng của các ngân hàng trong nhóm rủi ro và nâng cao hiệu quả phân bổ tín dụng.Lạm phát cao khiến cho NHNN, mặc dù đã phải sử dụng đến cả các biện pháp hành chính, vẫn chưa hạ được mặt bằng lãi suất như mong muốn. Đơn giản là vì với mức lạm phát như thế này, người gửi tiền không thể chấp nhận trần lãi suất huy động 14%/năm như hiện nay. Có vẻ như một “điểm sáng” trong điều hành chính sách tiền tệ là tỷ giá. Kể từ lần điều chỉnh lớn trong tháng 2, tỷ giá giữa thị trường chính thức và phi chính thức không có sự chênh lệch đáng kể và nhìn chung khá ổn định. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là nhờ vào việc thắt chặt tiền tệ, đồng thời nới rộng chênh lệch lãi suất giữa đô la Mỹ và đồng Việt Nam. Chính sách tài khóa: Theo Nghị quyết 11, Chính phủ yêu cầu các địa phương kiên quyết cắt giảm các dự án chưa cấp bách và kém hiệu quả. Nếu đặt vấn đề theo một cách khác, câu hỏi cần phải trả lời là tại sao những dự án chưa cần thiết và kém hiệu quả lại được đưa vào kế hoạch đầu tư, để rồi bây giờ phải cắt giảm. Rõ ràng là cơ chế thẩm định và ra quyết định đầu tư công của chúng ta từ lâu đã có vấn đề.Kiềm chế lạm phát đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. C. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I. Thị trường trái phiếu 1. Thị trường sơ cấp Trong năm 2010, tổng lượng trái phiếu kho bạc và ngân hàng phát triển phát hành trên thị trường sơ cấp đã đạt gân 110 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu nhìn về thời gian phát hành thì có thể thấy hầu hết lượng trái phiếu phát hành này đều chủ yếu diễn ra trong 3 quý đầu của năm, còn riêng quý IV, tổng lượng trái phiếu phát hành khá thấp chỉ đạt trên 11,4 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 10% tổng lượng phát hành trái phiếu cả năm. Riêng trong cả tháng 11 và tháng 12 không có một cuộc đấu thầu hoặc bảo lãnh trái phiếu nào được tiến hành thành công. Có thể nhận thấy sự trầm lắng của thị trường sơ cấp trong những tháng cuối năm 2010 bao gồm những yếu tố chính sau.Thứ nhất, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2010 đã tăng lên đáng kể, đạt khoảng 109% so với dự toán năm trong khi tổng chi ngân sách lại giảm chỉ chiếm khoảng 98% dự toán năm, và thâm hụt ngân sách theo đó đạt 5,8%GDP thấp hơn so với mức 6,2% dự toán năm. Thứ hai, mức lãi suất trần mà các tổ chức phát hành trong quý IV lại có phần giảm đi so với các quý trước và chỉ dao động trong khoảng từ 9,5% đến 10,8%/năm, thấp hơn lợi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp khoảng 10 -35 điểm phần trăm do đó, trái phiếu trên thị trường sơ cấp cũng trở nên kém hấp dẫn hơn. Thứ ba, với mức lạm phát tăng cao trong những tháng cuối năm 2010 cũng như việc NHNN nâng lãi suất cơ bản từ mức 8% lên mức 9% vào đầu tháng 11 và cuộc chạy đua lãi suất huy động trong hệ thống ngân hàng thương mại đã làm cho kỳ vọng lợi suất trái phiếu của các nhà đầu tư cao hơn, trong khi mức lãi suất trần của trái phiếu không tăng và tình trạng căng thẳng thanh khoản của các ngân hàng thương mại gia tăng trong dịp cuối năm. Thứ tư, trong năm 2010, sự tham gia vào thị trường trái phiếu của các nhà đầu tư 4 Thị Trường Chứng Khoán-K10504 2011 nước ngoài gần như vắng bóng do những lo ngại về rủi ro tỷ giá, và khiến cho nhu cầu đầu tư trái phiếu giảm sút Thị trường trái phiếu sơ cấp chỉ thực sự sôi động trở lại khi những căng thẳng về thanh toán của hệ thống ngân hàng và áp lực về lạm phát được tháo gỡ và khi vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam có chiều hướng khả quan hơn. Năm 2011 Từ đầu năm đến 30/06/2011, tổng khối lượng TPCP huy động trong 6 tháng đầu năm 2011 đạt 48.392,7 tỷ đồng so với 103.200 tỷ khối lượng gọi thầu; tỷ lệ trúng thầu của toàn thị trường là 46.89%, có xu hướng tăng hơn so với cùng kỳ năm 2010. Cùng với đó, tổng khối lượng đăng ký của nhà đầu tư đạt hơn 140.365,2 tỷ đồng, tương đương với 136,01% so với khối lượng gọi thầu chứng tỏ sự quan tâm lớn của nhà đầu tư với kênh phát hành TPCP.Ngoài ra, lãi suất cũng có xu hướng giảm, lãi suất liên ngân hàng giảm từ 22% xuống còn 12%, lãi suất trái phiếu chính phủ giảm từ 14% xuống 12% 2. Thị trường thứ cấp Trong năm 2010, tổng khối lượng giao dịch trái phiếu đạt 842,11 triệu trái phiếu và giá trị giao dịch đạt khoảng 88,57 nghìn tỷ đồng, trong đó quý IV có khối lượng cũng như giá trị giao dịch lớn nhất, lớn hơn 2 lần so với quý I. Trong cả năm, tháng 2 là tháng có khối lượng và giá trị ít nhất (tương ứng 29 triệu trái phiếu và 28 nghìn tỷ đồng) và tháng 11 là tháng có khối lượng và giá trị cao nhất (113,54 triệu trái phiếu và 12,377 nghìn tỷ đồng). Với tình hình kinh tế đang có chuyển biến khả quan hơn, Bộ Tài chính đang có kế hoạch rút bớt số lượng trái phiếu đang lưu hành trên thị trường thông qua việc cơ cấu và mua lại số lượng trái phiếu đã phát hành ra. Khi lãi suất trong hệ thống ngân hàng còn đang ở mức cao và khó có khả năng giảm nhanh trong thời gian ngắn, chúng tôi vẫn kỳ vọng hoạt động của thị trường trái phiếu vẫn diễn ra nhưng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu khó có khả năng sẽ tốt hơn lên trong thời gian tới. II. Thị trường cổ phiếu niêm yết: 1.Các sự kiện quan trọng ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán 2010: Diễn biến thị trường chứng khoán năm 2010: Trái với những nhận định dự báo khá lạc quan cuối năm trước, thị trường chứng khoán năm 2010 đã gặp nhiều khó khăn và khiến giới đầu tư thất vọng khi sụt giảm so với năm 2009. Mặc dù thị trường có đợt hồi phục mạnh gây bất ngờ từ cuối tháng 11/2010, VNI vẫn đóng cửa giảm 2% so với cuối năm trước khi chốt phiên 31/12/2010 tại 484.66 điểm, HNX - index gây thất vọng nhiều hơn khi đóng cửa năm tại 114.24 giảm tới 32% so với cuối 2009.Kết quả chênh lệch giữa hai sàn giao dịch chính thức này phần nào cho thầy nhiều vấn đề ẩn chứađằng sau các chỉ số. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2010 sẽ hoàn toàn là bức tranh tối mầu nếu như không có đợt hồi phục khá mạnh gây bất ngờ vào tháng 12 trong lúc các tin xấu ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Sự đi ngược của thị trường trong bối cảnh kinh tế vỹ mô nhiều bất lợi (lạm phát cao, tỷ giá cao, lãi suất tăng mạnh…trái phiếu chính phủ bị hạn bậc định mức tín nhiệm…) triển vọng doanh nghiệp dự báo khó khăn vẫn chưa có những lý giải hợp lý để tạo dựng niềm tin Hoạt động đầu cơ thao túng và tâm lí số đông Tình trạng đầu cơ ngắn hạn luôn xảy ra với thị trường Việt Nam, nhưng tình trạng này trầm trọng hơn trong năm 2010 khi biến tướng sang hành vi thao túng giá. Sự nở rộ của hoạt động này đã tạo nên bóng bóng cổ phiếu nhỏ đầu năm 2010 và kéo theo đó hậu quả cho nhà đầu tư. Tiếp tục xu hướng xuất hiện vào 5 Thị Trường Chứng Khoán-K10504 2011 cuối năm 2009, trào lưu làm giá các cổ phiếu nhỏ được đẩy mạnh hơn vào đầu năm 2010 khi các nguồn tiền trở nên hạn hẹp hơn không đáp ứng được hoạt động đầu cơ với nhóm bluechips. So với năm trước số cổ phiếu có mức tăng trưởng giá ngoạn mục trong thời gian ngắn nhiều hơn dù doanh nghiệp không có gì phát triển nổi trội. Một vài mã điển hình như MKV (600%), VE9 (600%), PVA (500%), SRA (400%), LTC (350%)…. Sự bùng nổ của đòn bẩy tài chính và ảnh hưởng Sang năm 2010 dịch vụ đòn bẩy tài chính được cung cấp phổ biến tại các công ty chứng khoán và được nhà đầu tư tăng cường sử dụng.Mặt trái của công cụ này vì thế được bộc lộ rõ hơn và tạo nên ảnh hưởng không nhỏ tới diễn biến thị trường chứng khoán 2010. Các đợt suy giảm thường dễ chuyển sang trạng thái suy sụp nhanh do áp lực giải chấp luôn thường trực. Bên cạnh đó việc gia tăng sử dụng đòn bẩy tài chính cũng là một trong các nguyên nhân khiến giao dịch ngắn hạn trở nên phổ biến hơn do nhà đầu tư thường có tâm lý chốt lãi nhanh tránh rủi ro thị trường đảo chiều. Ngoài ra, việc sử dụng dịch vụ tài chính như công cụ cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán cũng làm gia tăng sự rủi ro và tạo nên bất công giữa các nhà đầu tư khi các công ty bỏ qua quản trị rủi ro và cung cấp những dịch vụ ưu tiên thiên lệch cho các nhóm khách hàng khác nhau. Thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm 2011 Năm 2011 được đánh giá là khó khăn và khắc nghiệt hơn cho các doanh nghiệp so với năm 2010, và 6 tháng đầu năm đã chứng kiến các tác động tiêu cực của tình trạng vĩ mô không thuận lợi đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán trong bối cảnh đó cũng rất ảm đạm, giá trị giao dịch trung bình 1 ngày đạt 726 tỷ ít hơn một nửa mức giao dịch trung bình 1 ngày trong năm 2010. Đó là dấu hiệu tốc độ tang chỉ số giá tiêu dùng chậm lại, lãi suất hạ nhiệt, tỷ giá tương đối ổn định và thanh khoản cho nền kinh tế được cải thiện hơn. Lạm phát được quan tâm và nhắc đến rất nhiều từ đầu năm đến nay, diễn biến chỉ số giá tiêu dùng được theo dõi sát sao từng tháng và đã có các kỷ lục cao nhất tại mỗi thời kỳ trong năm cho chỉ số này trong các tháng 3, 4 và 5. Con số ước tính đến tháng 6/2011, CPI cả nước đã lên tới 13.29% và chỉ số giá tiêu dùng đã bắt đầu có dấu hiệu “hạ nhiệt” sau khoảng thời gian tăng tốc từ mấy tháng trước III. Tổng quan và triển vọng 1 số ngành: Trong năm 2011, theo Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), những ngành xuất khẩu như dệt may, da giày và thủy sản, tiêu dùng nội địa, VLXD, khai khoáng kim loại quý, than là những ngành đáng được cân nhắc đầu tư.Dựa vào 3 tiêu chí: Kết quả kinh doanh tốt trong 2010, 2011, thanh khoản tốt (trên 50 – 100k cổ phiếu/ngày), tăng chưa nhiều trong giai đoạn vừa qua, triển vọng các ngành năm 2011 có thể được tóm tắt như sau: Dệt may, da giày: Ngành dệt may trong năm qua tăng trưởng tốt, xuất khẩu nhiều sang các thị trường. Tuy vậy, hạn chế của ngành dệt may là lương nhân công thấp nên có xu hướng chuyển dịch lao động sang các ngành khác. Tiêu dùng nội địa: Trong 2 năm vừa qua, kinh tế của Việt Nam gặp khó khăn theo tác động của suy thoái toàn cầu tuy nhiên do sức cầu tiêu thụ nội địa rất tốt nên GDP vẫn giữ được trên 5%. Đặc biệt xu hướng của Việt Nam hiện nay là tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm so với cách đây vài năm.Chính vì vậy, NĐT nên quan tâm nhiều hơn tới lĩnh vực này. 6 Thị Trường Chứng Khoán-K10504 2011 Vật liệu xây dựng: Các loại gạch trong thời gian qua luôn có tỷ suất lợi nhuận trung bình khoảng 50%, lợi nhuận dòng trên doanh thu duy trì khoảng 30%. Tuy nhiên, đặc tính của nhóm gạch này thanh khoản trên thị trường thấp.Ngoài ra, vật liệu xây dựng đặc thù cũng đang phát triển và thu hút nhiều NĐT. Khai khoáng: Kim loại quý, than, vẫn luôn là ngành đem lại tỷ suất lợi nhuận cao về mặt kinh doanh trong năm 2011. Ngành Thủy sản: Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam cả năm 2010 ước tính đạt 4,99 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 18% (yoy). Kết quả đánh dấu một năm thành công của ngành thủy sản nước nhà trong hoàn cảnh kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn và kinh tế thế giới đang hồi phục sau suy thoái. Trong đó, tôm và cá tra là 2 mặt hàng chủ lực tạo nên thành công lớn của ngành khi giá trị kim ngạch xuất khẩu của mỗi mặt hàng đều vượt ngưỡng giá trị 1 tỷ USD; đặc biệt, xuất khẩu tôm đã mang về cho ngành giá trị cao kỷ lục từ trước đến nay hơn 2 tỷ USD. • Mặt hàng tôm: Có thể nói năm 2010 là năm thành công rực rỡ của xuất khẩu tôm Việt Nam từ trước đến nay. Sự thành công trong thử nghiệm nuôi tôm chân trắng làm đa dạng hóa nguồn tôm xuất khẩu của Việt Nam. Hiện tôm chân trắng đang giữ vị trí thứ 2 (sau tôm sú) chiếm gần 20% tổng giá trị xuất khẩu tôm. Bên cạnh các thị trường truyền thống là Mỹ, Nhật và EU, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm không ngừng nổ lực mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm hạn chế rủi ro về giá xuất khẩu khi thị trường truyền thống có diễn biến bất lợi ảnh hưởng đến sức tiêu thụ mặt hàng này.Trung bình giá xuất khẩu sang thị trường Mỹ là 10,6 USD/KG, tăng 16%; EU 7,3 USD/kg, tăng 8%.v.v • Mặt hàng cá tra: Tuy cá tra dự tính cả năm 2010 sẽ đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,39 tỷ USD nhưng vẫn không đạt được mức kế hoạch đề ra là 1,5 tỷ USD trong khi khối lượng xuất khẩu cả năm ước tính là khoảng 645 nghìn tấn, mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Việc lỡ hẹn này là do chạy đua hạ giá xuất khẩu cá tra và vi phạm quy định chất lượng cá tra xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp trong ngành.  Hơn nữa,theo dự báo, năm phần lớn doanh nghiệp (DN) thủy sản đang niêm yết đều có khả năng hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2011. • Theo thống kê, 9 tháng năm 2011 ngành thủy sản đã đạt được tăng trưởng đáng kể về sản lượng và giá trị hàng xuất khẩu: Sản lượng thủy sản khai thác đạt 1,97 triệu tấn, tăng 6,6% và sản lượng nuôi trồng 2,16 triệu tấn, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2010.Giá trị thủy sản xuất khẩu ở các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU, Nga đều có mức tăng đáng kể so với năm 2010, thu về 4,35 tỷ USD, mức tăng đến 24,8% so với cùng kỳ năm 2010. • Hầu hết ngành hàng chính đều tăng trưởng mạnh về giá trị sản xuất so với cùng kỳ 2010. Trong đó, mặt hàng tôm đạt 1,56 tỷ USD, tăng 21,7% và cá tra đạt 1,23 tỷ USD, tăng 29,3%.Với mặthàng cá tra, nhiều năm gần đây Việt Nam là nguồn cung xuất khẩu lớn nhất, gần như không có đối thủ cạnh tranh trên thương trường thế giới. Đặc biệt, đầu ra của ngành có thể gia tăng mạnh trong những tháng cuối năm, bởi thông thường quý IV hàng năm là khoảng thời gian xuất khẩu tốt cho thủy sản.  Đây cũng là lí do nhóm chọn nghành thủy sản để phân tích và đưa ra nhiều và sâu hơn những thông tin về cổ phiếu ngành thủy sản trên sàn giao dịch chứng khoán. 7 Thị Trường Chứng Khoán-K10504 2011 PHẦN 2: PHÂN TÍCH MỘT SỐ CÔNG TY NỔI BẬT TRONG NGÀNH THỦY SẢN Ở VIỆT NAM Từ quý 3 năm 2010 đến quý 2 năm 2011 A. Công ty cổ phần Thủy sản Tập đoàn Minh Phú (HOSE:MPC) Công ty cổ phần Thủy Hải Sản Minh Phú thành lập năm 1992. Năm 2006 Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần với 1 công ty mẹ và 5 công ty con, đến tháng 12 công ty niêm yết cổ phiếu tại Hose. VĐL hiện tại đầu năm 2009 là 700 tỷ đồng.Minh Phú là Công ty chuyên kinh doanh về thủy sản.Mặt hàng chính của Công ty là tôm đông lạnh.Minh Phú hiện được biết đến là doanh nghiệp lớn nhất trong số 54 doanh nghiệp xuất khẩu tôm. Sản phẩm của Công ty chủ yếu được xuất khẩu trên các thị trường lớn như Mỹ, Nhật bản, Canada và EU Mỹ là thị trường truyền thống có sức tiêu thụ tới 60% tổng sản lượng sản phẩm của Minh phú.Hiện nay Minh phú là công ty duy nhất có Bond xuất hàng vào thị trường Mỹ thông qua Công ty liên kết Mseafood.Công ty là doanh nghiệp thủy sản đầu tiên trong nước được công nhận tiêu chuẩn Global Gap. Chiến lược phát triển và đầu tư • Ngành thủy sản Việt nam là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có tốc độ tăng trưởng cao và doanh số lớn. Hiện tổng sản phẩm thủy sản chiếm 21% trong cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp và hơn 4% GDP trong nền kinh tế quốc dân. • Việc đạt tiêu chuẩn Global Gap sẽ giúp công ty có cơ hội mở rộng thị trường tại nhiều quốc gia khác, kể cả những thị trường khó tính, có yêu cầu khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu. Bên cạnh thế mạnh về xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, MPC còn triển khai thêm các dự án như: liên doanh xây dựng nhà máy bao bì thùng Caston bọc PA/PE tại Cà Mau, đầu tư xây dựng cảng Container tại Hậu Giang liên doanh với đối tác Singapore. Việc MPC dự kiến phát hành 700 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ trong tháng 12, nhằm mục đích bổ sung vốn thực hiện các dự án đầu tư của các công ty thành viên trong tập đoàn giúp MPC giảm thiểu gánh nặng tài chính khi phải đi vay ngân hàng với lãi suất cao. Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu MPC trong khoảng giá 27 – 28 nghìn đồng/ cổ phiếu 14 Dự án lớn • Đầu tư trung tâm nghiên cứu gia hóa và tuyển chọn tôm sú, thẻ chân trắng ( Vanamei ) bố mẹ sạch bệnh, có khả năng tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao làm giảm giá thành tôm nuôi, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong cũng như ngoài nước, tiến tới chủ động được hoàn toàn nguồn tôm bố mẹ có chất lượng cao. • Tăng diện tích thả nuôi tôm mặt nước, tăng năng suất và hiệu quả nuôi trồng để làm sao trong tương lai đáp ứng được phần lớn lượng tôm nguyên liệu cho các Công ty chế biến xuất khẩu của tập đoàn. I. Bảng cân đối kế toán: (Đơn vị: 1.000.000 VND) TÀI SẢN III/ 2010 IV/2010 I/ 2011 II/2011 A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 2.163.006 2.615.542 2.766.024 2.501.937 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 88.330 594.776 691.652 314.202 8 Thị Trường Chứng Khoán-K10504 2011 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 138.687 223.610 34.126 80.283 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 442.187 463.982 545.094 444.111 IV. Tổng hàng tồn kho 1.351.104 1.214.495 1.357.579 1.515.590 V. Tài sản ngắn hạn khác 142.698 118.679 137.572 147.751 B.Tài sản cố định và đầu thư dài dạn 1.155.939 1.280.076 1.455.321 1.614.413 I. Các khoản phải thu dài hạn 50.245 64.720 36.154 II. Tài sản cố định 845.089 968.661 1.061.072 1.306.920 III. Bất động sản đầu tư 10.680 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 195.670 196.300 165.789 157.869 V. Tổng tài sản dài hạn khác 80.819 41.961 141.603 92.105 VI. Lợi thế thương mại 23.682 22.909 22.137 21.365 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 3.318.945 3.895.618 4.221.345 4.116.351 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 1.970.601 2.485.075 2.752.564 2.698.660 I. Nợ ngắn hạn 1.487.152 1.734.019 1.466.236 1.415.878 II. Nợ dài hạn 483.450 751.056 1.286.328 1.282.782 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.281.290 1.342.761 1.399.592 1.344.212 I. Vốn chủ sở hữu 1.281.290 1.342.761 1.399.592 1.344.212 C. Lợi ích của cổ đông thiểu số 67.054 67.781 69.189 73.479 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 3.318.945 3.895.618 4.221.345 4.116.351 - Tài sản: tăng qua 3 quí đầu, giảm nhẹ ở quí 2. Vì: Tiền và những khoản tương đương tiền tăng mạnh từ Q3/2010 -> Q1/2011.sau đó biến động –giảm hơn ½ vào Q2/2011. Đồng thời, những khoàn phải thu ngắn hạn,dài hạn tăng đều từ Q3/2010 đến Q1/2011, sau đó giảm mạnh ở Q2/2011. Ngoài ra các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng nhẹ vào Q4/2011 và giàm ở Q1 và Q2/2011 - Vốn: tăng qua 3 quí đầu, giảm nhẹ ở quí 2/2011.Vì: Nợ và vốn chủ sở hữu ( VCSH) tăng ở 3 quí đầu và giảm ở Q2/2011 II. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH III/ 2010 IV/2010 I/2011 II/2011 Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh 1.441.012 1.834.449 1.270.999 1.628.013 Các khoản giảm trừ doanh thu 715 8.152 16.266 2.499 Doanh thu thuần 1.440.297 1.826.297 1.254.732 1.625.515 Giá vốn hàng bán 1.147.418 1.629.554 1.081.400 1.387.487 Lợi nhuận gộp 292.879 196.743 173.333 238.028 9 Thị Trường Chứng Khoán-K10504 2011 Doanh thu hoạt động tài chính 28.322 9.360 40.633 18.876 Chi phí tài chính 34.331 59.736 83.367 92.569 Trong đó: Chi phí lãi vay 32.250 53.257 55.294 -55.294 Chi phí bán hàng 81.179 115.282 55.200 84.164 Chi phí quản lý doanh nghiệp 14.854 20.561 14.092 32.394 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 190.836 10.523 61.305 47.777 Thu nhập khác 2.753 62.212 773 1.093 Chi phí khác 111 10.736 99 94 Lợi nhuận khác 2.642 51.476 675 999 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 193.478 61.999 61.980 48.775 Chi phí thuế TNDN hiện hành 42.608 2.760 11.185 10.291 Chi phí thuế TNDN 42.608 2.760 11.185 10.291 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 150.870 59.240 50.795 38.484 Lợi ích của cổ đông thiểu số và cổ tức ưu đãi 4.864 727 1.879 620 LNST sau khi điều chỉnh Lợi ích của CĐTS và Cổ tức ưu đãi 146.006 58.513 48.916 37.864 Doanh thu thuần: tăng vào Q3,4/2011 giàm vào Q1/2011 và tăng vào Q2=>tăng giảm liên tục, không ổn định. Vì: Chi phí tăng giảm thất thường, lợi nhuận thuần: giảm rất mạnh từ Q3 tới Q4/2010,sau đó tăng ở Q1 và giảm ở Q2=>bất ổn định. Tuy nhiên, công ty này có lợi nhuận khác tăng rất mạnh từ Q3 tới Q4/2010, chủ yếu là do thanh lí tài sản, sau đó giảm rất mạnh ở Q1,Q2/2011 III. Các chỉ số tài chính: 1. Tính thanh khoản: Tính thanh khoản 2011/II 2011/I 2010/IV 2010/III Chỉ số tiền mặt 0.22 0.47 0.34 0.06 Chỉ số thanh toán nhanh 0.70 0.96 0.81 0.55 Chỉ số thanh toán hiện hành 1.77 1.89 1.51 1.45 CR,QR: Tăng dần từ Q3/2010 tới Q1/2011 và giảm nhẹ vào Q2/2011=>khả năng thanh toán mạnh dần, sau đó giảm nhẹ cho thấy công ty cần cải thiện khả năng thanh toán 2. Tính hiệu quả: Tính hiệu quả 2011/II 2011/I 2010/IV 2010/III Vòng quay hàng tồn kho 3.65 3.61 3.21 2.95 Vòng quay các khoản phải thu 17.45 14.72 13.16 15.42 10

Ngày đăng: 21/06/2014, 12:20

Mục lục

  • PHẦN MỘT: PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ

    • A.TỔNG QUAN KINH TẾ THẾ GIỚI

    • B. KINH TẾ VIỆT NAM

    • C. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

      • I. Thị trường trái phiếu

      • II. Thị trường cổ phiếu niêm yết:

      • III. Tổng quan và triển vọng 1 số ngành:

      • PHẦN 2: PHÂN TÍCH MỘT SỐ CÔNG TY NỔI BẬT TRONG NGÀNH THỦY SẢN Ở VIỆT NAM

        • - Tình hình hoạt động về mặt pháp lý của công ty cũng không được ổn định cho lắm (Nhắc nhở lần 2 về công bố thông tin

        • - Ngày 19/09/2011, Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) đã có công văn nhắc nhở lần thứ hai việc chậm công bố thông tin Báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2011)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan