Những Phương Pháp Ghép Mai docx

9 360 1
Những Phương Pháp Ghép Mai docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những Phương Pháp Ghép Mai Vào mùa mưa, đất trời trở nên mát mẻ dễ chịu nên việc ghép Mai thường đem lại hiệu quả cao, bởi mùa mưa cây lắm nhựa, dễ tách bóc và ghép dễ sống, vết thương phẩu thuật mau lành. Có 4 cách ghép Mai thông dụng:Ghép mắt lá, Ghép tược non, Ghép đọt và Ghép gởi. 1. - Dùng mắt ghép: Chọn các mắt lá đang xanh hoặc đã rụng rồi cũng được miễn sao chúng có khả năng sinh nở và phát triển mạnh, tức là nút phải to. 2. - Dùng tược non ghép: Chọn các tược mới mọc bừa bãi ở cây khác hoặc của chính nó. Trường hợp không có thì tự tạo từ những cây có cành thừa định cắt bỏ nhưng vẫn để lại bẻ hết lá, chỉ cắt bỏ bớt khúc đọt thôi, chờ 15-20 ngày chúng sẽ mọc ra tược non. Tiêu chuẩn chọn: tược mập khõe, đầu tược lá chưa thành hình còn đang ở dạng như cái tăm nhọn vậy. 3. - Dùng đọt ghép: Là lấy đọt làm phần ghép để chấp nối cho dài thêm ở cành nhánh bị quá ngắn, hụt hơn so với các tầng cành khác. 4. - Dùng gởi ghép: Là dùng một tược khác hay một cây khác để ghép lên những cây mà tược mọc không đúng vị trí, hoặc gốc thân to mà tầng cành thứ nhất bị gãy trống. Chuần bị: - Dao nhỏ nhọn đầu, mỏng, lưỡi thật bén. - Dây băng nylon mỏng mềm, dài 35-40cm, rộng 4-5mm, vuốt thẳng. - Băng dính nhựa bản nhỏ. - Phần ghép(nếu đã có ngay tại chỗ thì rất tiện, nếu ở xa thì cắt nguyên cả đoạn, nhún nước rồi dùng bẹ chuối bọc kín lại, về nhà phải ghép ngay) Tiến hành ; Thao tác càng nhanh càng tốt, kéo dài thời gian nhựa sẽ ráo dần, khó sống. - Trước tiên bẻ bỏ hết lá. (nhẹ tay đè ngược chiều, cuốn sẽ gãy), còn lại cái nút rất rõ, dùng vải khô lau sạch nước (nếu có). Sau đó đo chiều dài của phần ghép bao nhiêu thì ở chổ ghép cũng phải cắt bóc vỏ bấy nhiêu. - Nếu sử dụng một nút lá để ghép thì làm dễ dàng hơn nhưng nó mọc chỉ có một tược, họa hoằn lắm mới thấy mọc cả đôi. - Còn sử dụng hai nút lá để ghép tuy làm khó một chút nhưng nó sẽ mọc cho ta hai tược cùng một lúc, bởi vậy nên lựa hai cái nút nào tương đối gần nhau mà làm. Cách làm cụ thể: - Cầm dao cắt đứt vỏ cách tâm của nút hoặc tược về mỗi phía 5mm. - Tiếp tục cắt dứt khoát theo dấu đó quanh thân thành 2 vòng tròn. - Cắt tiếp một đường dọc nữa ở bên đối diện cái nút hoặc tược giáp giới với hai vòng tròn ấy. - Riêng đối với 2 nút lá thì nhớ cắt đường dọc ở bên sườn qua giữa tâm khoảng trống của 2 nút. - Cắt xong nhẹ tay đưa mũi dao rà theo đường cắt dọc mà nạy bẩy dần dần hai biên, từ ngoài vào trong, khi thấy nó bong nhổm lên khỏi thân rồi thì đừng có lấy ra vội mà để nó ôm tạm đó, giữ cho nhựa khỏi khô. - Quay sang làm chỗ ghép:đo và cắt, rạch nạy bỏ vỏ. - Phần ghép đã lấy một nút, thì chỗ ghép cách bộ rễ của gốc mai trở lên 3- 5cm. Khi nó mọc tược ắt sẽ có nhánh con vừa tầm mà chọn làm tầng cành thứ nhất. Chớ để cao sẽ bị quá cỡ, trống cây!. - Phần ghép đã lấy 2 nút, thì chỗ ghép cách bộ rễ 7-10cm. Lưu ý nút dưới làm cành chân(tầng thứ nhất)đặt ở phía vành chậu đối với gốc đang đứng nghiêng, để được thuận theo chiều uốn về sau. Còn nút trên dự kiến làm thân chủ. - Phần ghép đã lấy là tược non, thì đặt vào các vị trí muốn ghép bổ sung. Trường hợp muốn ghép thay thế cho cây có hoa bị xấu thì đặt vị trí chổ ghép tương tự như một nút lá vừa nêu trên. → Phần ghép tược non nầy, hễ nó sống rồi thì phát triển rất nhanh, thậm chí tôi phải kìm hảm nó lại mà nó vẫn cứ lớn. - Làm xong chỗ ghép nếu có dăm bụi bám thì đưa mũi dao hất nhẹ nó ra, tuyệt đối tránh tay sờ mó vào. - Lúc nầy lấy phần ghép ra khỏi thân mẹ đem lắp ráp sao cho các biên tiếp xúc khớp phít với nhau là tốt, đảm bảo sống 95%, còn lại 5% nữa phụ thuộc vào sự bảo dưỡng chăm sóc có chu đáo hay không? - Kiểm tra lần cuối, nếu thấy chiều dài phần ghép hơi thừa chút ít thì cắt vỏ chỗ ghép thêm. - Dùng dây nylon băng phủ kín hết chỗ ghép nếu là nút lá; chỉ băng ở 2 phía nếu là cái tược non. - Riêng ghép để thay thế, ta cắt bỏ toàn bộ thân trên, cách vị trí ghép khoảng 3-4cm và bấm tẩy sạch các nút lá của đoạn còn lại không cho nó mọc tược tự do. Khi thấy phần ghép phát triển mạnh rồi thì cắt bỏ đoạn thừa ấy sau. Cách ghép đọt và gởi: Ghép đọt:chọn đọt dài của cây khác hoặc của bản thân cây có cành bị ngắn muốn ghép càng tốt. Đọt không già không non, tức là còn đang tơ, nước da bóng sáng, có nhánh con 2 bên đều đặn, giữa phần ghép và chỗ ghép, đường kính thân của chúng phải bằng nhau tuyệt đối. Nhược điểm của ghép đọt là khi uốn sửa dễ bị rời. - Phần ghép cắt lấy một khúc vừa phải rồi dùng dao chuốt lõi một nhát cho dứt khoát và thật bằng phẳng giống như cái mũi mác tại nơi cuối cùng phía gốc, dài khoảng 25-30cm. - Chỗ ghép ở vị trí nào mình muốn thì cắt bỏ đoạn non trước trên nó, cũng dùng dao làm tương tự như phần ghép vậy. - Lắp phần ghép vào chổ ghép sao cho các biên vỏ của chúng khớp khít và tiếp xúc với nhau là được. Một tay giữ cố định, tay kia cầm dây băng quấn nhiều vòng thật chặt, phủ kín hết chỗ ghép chắp nối, buộc gút mối dây và cắt bỏ 2 đầu thừa thế là xong. - Ghép gởi đối với những cây mai tược mọc không đúng vị trí: - Dùng lạt mềm buộc ngay chỗ sinh ra tược cho nó ép sát vào với thân mẹ, một thời gian nó quen chịu rồi và đủ lớn vừa phải, thì dùng mũi dao rạch vỏ của thân mẹ từ nách tược đến vị trí mình đang muốn, tạo thành một cái rãnh, rộng hay hẹp phụ thuộc đường kính cái tược, dài hay ngắn tùy theo vị trí cần làm. Nhớ cạy sạch vỏ bỏ. Lảy một số lá bị vướng của cái tược rồi dùng dao róc vỏ mặt trong của tược. - Cho tược nằm gọn vào trong cái rảnh đó , lấy lạt dài quấn chặt nó lại. Bên ngoài dùng 2 mảnh tre già:một mảnh đặt theo lưng tược, một mảnh đặt theo thân mẹ rồi dùng dây kim loại buộc ép 2 mảnh tre thật chặt, sao cho dây kim loại đừng chạm vào thân cây sẽ có lằn khuyết tật. Thời gian khoảng một năm chúng ăn liền với nhau trông rất đẹp. Ghép gửi đối với cây mai bị mất cành chân(cành thứ nhất) thì mượn thân của một cây khác, nhánh con sẵn có đầy đủ và tương xứng để ghép gữi: - Bứng cây mượn, xoi bỏ hết đất, đem trồng vào sát bên gốc của cây bị mất cành. - Cách ghép cũng dùng dao rạch róc vỏ và làm tương tự như ghép gởi tược đã nêu trên đây. Chăm sóc: 1- Với những cây ghép để thay thế, bì nilông cần hở mặt đất một ít. 2- Với những cây ghép đọt:bì nilông bao trùm cả đọt và nhánh con. Ba ngày sau thấy những giọt mồ hôi bám trong bì là tốt. 3- Với nhửng cây ghép bổ sung và ghép gởi:dùng mảnh nilông bao chổ ghép, túm các biên phía dưới sao cho nước không thể lọt vào. 4- Tưới tắm bình thường:sau 20 ngày tháo toàn bộ bao che, mở luôn dây băng buộc cho cây ghép nút lá và ghép tược non. Riêng cái bọc của cây ghép đọt thì chỉ chít một lổ nhỏ ngày đầu, sang ngày thứ 2 chít 2-3 lổ, đến ngày thứ 3 mới mở hết. Còn dây băng cứ để nó sẽ tự đứt ra. Đối với cây ghép gởi vẫn giữ nguyên trạng, càng lâu càng tốt, trải qua năm tháng chúng sẽ kết liền với nhau tương đối bằng, ít thấy nổi cộm. - Lưu ý: Khi mở dây băng buộc rồi, có thể dùng móng tay hay mũi dao cạo nhẹ trên một góc da của nút lá hoặc thấy tất cả chúng đang còn tươi là tốt. Sau hai tuần, nút lá sẽ từ từ mọc cho ta tược mới… . Những Phương Pháp Ghép Mai Vào mùa mưa, đất trời trở nên mát mẻ dễ chịu nên việc ghép Mai thường đem lại hiệu quả cao, bởi mùa mưa cây lắm nhựa, dễ tách bóc và ghép dễ sống,. dễ sống, vết thương phẩu thuật mau lành. Có 4 cách ghép Mai thông dụng :Ghép mắt lá, Ghép tược non, Ghép đọt và Ghép gởi. 1. - Dùng mắt ghép: Chọn các mắt lá đang xanh hoặc đã rụng rồi cũng. Cách ghép cũng dùng dao rạch róc vỏ và làm tương tự như ghép gởi tược đã nêu trên đây. Chăm sóc: 1- Với những cây ghép để thay thế, bì nilông cần hở mặt đất một ít. 2- Với những cây ghép

Ngày đăng: 21/06/2014, 11:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan