1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Bón phân cho cây sầu riêng docx

3 1,6K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 88,19 KB

Nội dung

Bón phân cho cây sầu riêng Trên mảnh đất vườn 8.000 m2 tôi trồng được 50 cây sầu riêng 15 tuổi, thu hoạch được 7 vụ và 30 cây măng cụt. Tôi có một số thắc mắc xin được giải thích: -Khi đào rãnh sâu để bón phân cho sầu riêng nhiều rễ bị đứt, có làm cho cơm bị sượng không ? - Có phải bón phân kali đỏ (Clorua kali) sẽ làm cho cây ra trái bị sượng không ? Theo kinh nghiệm của nhiều người trồng sầu riêng ở Nam bộ thì sầu riêng rất "kị" loại phân có chứa clo (như clorua kali, clorua canxi, muối ăn, tro bếp…) vì dễ làm trái sượng. Các loại phân hỗn hợp nếu có 3 màu, màu đỏ của phân thường do nhà sản xuất trộn bằng clorua kali nên không phù hợp cho sầu riêng đang mang trái. Ngược lại, bón thừa nguyên tố magiê cũng làm trái bị sượng (nhất là trong trường hợp thiếu canxi), vì vậy không nên bón các loại phân hỗn hợp giàu nguyên tố magiê. Nên dùng các loại phân hỗn hợp NPK có chứa lưu hùnh (S), ví dụ như 20- 20-15-13S (hay 16-16-8-13S như bạn đang sử dụng) vì cây cần nhiều lưu hùynh để tạo mùi thơm của trái. Cũng có thể cung cấp lưu hùynh cho cây ở dạng phân SA (đạm có lưu hùynh) hay sunfat kali (kali có chứa lưu hùynh) để tăng phẩm chất trái. Có thể bón phân NPK cho sầu riêng ở giai đoạn cho trái với tỷ lệ 4:2:1 gồm 600g phân 20-20-15(có S) + 0,5kg supelân + 0,5kg urê/mỗi gốc. Số lượng phân này được tăng dần 15-20% cho mỗi năm đến khi cây có trái ổn định (10-12 năm tuổi). Lượng phân này được chia bón làm 4 lần như sau: Bón ngay sau khi thu hoạch xong với 1/2 lượng urê + 1/2 supe lân + 1/3 lượng NPK. Bón lần 2 trước khi cây ra hoa 15-20 ngày với số lượng như lần 1. Bón lần 3 sau khi đậu trái 1 tháng với lượng 1/6 lượng NPK. Bón tiếp 1/6 lượng NPK còn lại sau lần bón thứ 3 một tháng. Trên đất nghèo dinh dưỡng hàng năm nên bón thêm 20-30kg/cây phân hữu cơ đã ủ hoai mục để tăng thêm nguồn dinh dưỡng cho cây và góp phần cải thiện đất quanh vùng rễ nhằm giúp cho các vi sinh vật hoạt động tốt hơn, giúp cho rễ dễ hấp thu hơn. Ngoài ra, để tăng khả năng đậu trái và chất lượng của sầu riêng có thể phun thêm các loại phân bón lá, đặc biệt là các loại phân bón lá có chứa Bo (B), dung dịch có chứa 0,05% Borax vào thời kỳ cây ra nụ hoa để dễ đậu trái hơn. Sở dĩ có hiện tượng trái sầu riêng bị "sượng" hay phẩm chất kém là do có sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa trái và các lá non, đọt non hình thành trong thời kỳ cây đang ra trái. Do đó trong thời kỳ cây đang nuôi trái không nên bón nhiều phân đạm sẽ kích thích cho ra nhiều chồi non, tược non, lá non. Kinh nghiệm của nhiều nhà vườn trồng sầu riêng giàu kinh nghiệm cho thấy có thể phun định kỳ phân KNO3 (150g/10 lít nước) hoặc KH2PO4 (50g/10 lít nước) 10-15 ngày/lần, phun liên tục 3-4 lần sau khi đậu trái để ức chế sự phát triển các đọt non. Trong thời kỳ cây đang ra hoa, đậu trái và nuôi quả lớn nhất thiết không nên cuốc xới nhiều làm đứt rễ ảnh hưởng đến việc thụ phấn, đậu trái và nuôi quả, đặc biệt việc đào rãnh sâu để bón phân làm đứt nhiều rễ làm cho cây bị "chột" không hấp thu được dinh dưỡng dẫn đến trái phát triển không đều, thiếu dinh dưỡng cũng là một nguyên nhân làm cho sầu riêng bị "sượng". . Bón phân cho cây sầu riêng Trên mảnh đất vườn 8.000 m2 tôi trồng được 50 cây sầu riêng 15 tuổi, thu hoạch được 7 vụ và 30 cây măng cụt. Tôi có một số thắc mắc. giải thích: -Khi đào rãnh sâu để bón phân cho sầu riêng nhiều rễ bị đứt, có làm cho cơm bị sượng không ? - Có phải bón phân kali đỏ (Clorua kali) sẽ làm cho cây ra trái bị sượng không ? Theo. cho cây ở dạng phân SA (đạm có lưu hùynh) hay sunfat kali (kali có chứa lưu hùynh) để tăng phẩm chất trái. Có thể bón phân NPK cho sầu riêng ở giai đoạn cho trái với tỷ lệ 4:2:1 gồm 600g phân

Ngày đăng: 21/06/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w