1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình

165 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình
Tác giả Phan Xuân Trang
Người hướng dẫn TS. Mai Lan Phương
Trường học Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2018
Thành phố Thái Bình
Định dạng
Số trang 165
Dung lượng 631,81 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (16)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (16)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (17)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (17)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (18)
    • 1.3. Phạm vi nghiên cứu (18)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (18)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học (18)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt (20)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (20)
      • 2.1.1. Một số khái niệm (20)
      • 2.1.2. Nguồn phát sinh, phân loại, tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và cộng đồng (22)
      • 2.1.3. Nội dung nghiên cứu quản lý chất thải rắn sinh hoạt (28)
      • 2.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt (36)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (41)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt của một số nước trên thế giới (41)
      • 2.2.2. Thực tiễn quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam (45)
  • Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu (53)
    • 3.1 Địa điểm nghiên cứu (53)
      • 3.1.1 Điều kiện tự nhiên (53)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (56)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (61)
      • 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin (61)
      • 3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin (64)
      • 3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (66)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (67)
    • 4.1. Bộ máy quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình (67)
      • 4.1.1. Các đơn vị quản lý nhà nước (68)
      • 4.1.2. Các đơn vị, tổ chức thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý (70)
      • 4.1.3. Nguồn phát sinh (71)
    • 4.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình (72)
      • 4.2.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình (72)
      • 4.2.2. Quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn sinh hoạt 59 4.2.3. Quản lý phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (77)
      • 4.2.4. Giám sát hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt (0)
    • 4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình (105)
      • 4.3.1. Ảnh hưởng của chính sách pháp luật tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình (105)
      • 4.3.2. Ảnh hưởng của yếu tố con người tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình (108)
      • 4.3.3. Ảnh hưởng của yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình (111)
    • 4.4. Một số giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình (0)
      • 4.4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp (114)
      • 4.4.2. Mốt số giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình (0)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (127)
    • 5.1 Kết luận (127)
    • 5.2 Kiến nghị (128)
  • Tài liệu tham khảo .......................................................................................................................104 (129)
    • Hộp 1. Đánh giá công tác quy hoạch trên địa bàn thành phố (83)
    • Hộp 2. Đánh giá việc chấp hành pháp luật (107)
    • Hộp 3. Đánh giá xã hội hoá công tác Môi trường (107)
    • Hộp 4. Đánh giá cán bộ quản lý (108)
    • Hộp 5. Đánh giá nhận thức của cộng đồng (114)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Cơ sở lý luận

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP: Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác

Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại.

Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các hợp chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác

Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.

Chất thải rắn xây dựng là chất thải rắn phát sinh trong quá trình cải tạo, xây dựng, phá dỡ công trình và các phế liệu trong xây dựng.

Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Chất thải rắn phát thải từ các hoạt động y tế gọi chung là chất thải rắn y tế

2.1.1.2 Quản lý chất thải rắn

Theo Luật bảo vệ môi trường 2014, Nghị định 38/2015/NĐ-CP, Nghị định 59/2007/NĐ-CP:

Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.

Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người

Phân định chất thải là quá trình phân biệt một vật chất là chất thải hay không phải là chất thải, chất thải nguy hại hay chất thải thông thường và xác định chất thải đó thuộc một loại hoặc một nhóm chất thải nhất định với mục đích để phân loại và quản lý trên thực tế.

Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau.

Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.

Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý.

Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trong chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển

Sơ chế chất thải là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ – lý đơn thuần nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của chất thải cho phù hợp với các quy trình quản lý khác nhau.

Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải.

Xử lý chất thải rắn là quá trình dùng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng các thành phần có ích trong chất thải rắn

Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh

Cơ sở phát sinh chất thải là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải.

Chủ nguồn thải là các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở phát sinh chất thải.

Cơ sở quản lý chất thải rắn là các cơ sở vật chất, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị được sử dụng cho hoạt động thu gom, phân loại.

Cơ sở xử lý chất thải là cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải (kể cả hoạt động tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải).

Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt là tổ chức, các nhân thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

Chủ xử lý chất thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở xử lý chất thải.

2.1.2 Nguồn phát sinh, phân loại, tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và cộng đồng

2.1.2.1 Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt a, Ở thành thị

Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt gồm :

- Từ các khu dân cư;

- Từ các trung tâm thương mại;

- Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng;

- Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;

- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố;

- Từ các khu công nghiệp (Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu, 2007)

Các hoạt động kinh tế xã hội của con người

Các quá trình phi sản xuất

Hoạt động sống và tái sinh sản con người

Các hoạt động quản lý

Các hoạt động giao tiếp và đối ngoại

Chất thải rắn sinh hoạt

Hình 2.1 Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt

Nguồn: Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu (2007)

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt của một số nước trên thế giới

Tại Nhật Bản, công tác thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được đặc biệt coi trọng Rác trong gia đình được chia thành sáu loại chủ yếu: rác đốt được, rác không đốt được, rác tài nguyên, rác có hại, rác lớn cồng kềnh và rác không thể thu gom Rác đốt được (các món ăn nấu vụn, cơm thừa, vỏ trái cây, tã giấy…) được quy định khá nghiêm ngặt, như: rác nhà bếp phải được vắt hết nước rồi dùng giấy báo gói lại; gỗ vụn, cành cây phải được cắt ngắn nhỏ rồi dùng dây cột lại trước khi bỏ đi Rác tài nguyên (các loại giấy, lon rỗng, chai lọ…) cũng phải được xếp gọn gàng hoặc rửa sạch trước Vật độc hại (pin, bóng đèn huỳnh quang) hay nguy hiểm (thuỷ tinh) thì phải gói lại bằng giấy báo và ghi chú rõ bên ngoài.

Trong công tác quản lý chất thải và bảo vệ môi trương Nhật Bản rất thành công nhờ nhiều bộ luật liên quan đến tái chế, tái sử dụng chất thải rắn; hệ thống các dịch vụ thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn hoàn chỉnh, ý thức người dân trong công tác bảo vệ môi trường cao Các giới chức giáo dục đã đưa vào các trường học một chương trình trình dạy các học sinh về cách phân loại và xử lý chất thải rắn tại nguồn.

Kinh nghiệm tại Nhật Bản cho thấy, việc thu gom và xử lý chất thải phải được xã hội hoá cho các công ty tư nhân Các công ty tư nhân phải tuân thủ theo chính sách của thành phố Mô hình 3 cấp xí nghiệp Mẹ, xí nghiệp con, xí nghiệp vệ tinh của Nhật Bản trong đó các xí nghiệp con, xí nghiệp vệ tinh hầu hết nằm trong khu vực nông thôn.

Việc khử bỏ các chất thải rắn ở Nhật Bản không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn liên quan tới các mặt chính trị và văn hoá Do lãnh thổ chật hẹp, Nhật bản đang sử dụng phương pháp thiêu huỷ để loại bỏ chất thải Nhật Bản có 1.915 xí nghiệp thiêu huỷ rác hoạt động, công suất của xí nghiệp lớn nhất lên tới 1.980 tấn/ngày đêm Sau khi phân loại, 68% chất thải sinh hoạt được chuyển qua các xí nghiệp này Phần lớn các xí nghiệp này đều có những lò thiêu đốt nhỏ hoạt động theo chu kỳ, bên cạnh các lò đó còn có các lò lớn hoạt động liên tục và dùng ngay nhiệt năng của các lò đó để cung cấp năng lượng (Viện Hàn lâm KH và CN TP HCM, 2010).

Singapore là nước đô thị hoá 100% và là đô thị sạch nhất thế giới Quản lý chất thải là một bộ phận trong hệ thống quản lý môi trường quốc gia của Singapore Hệ thống quả lý xuyên suốt, chỉ chịu sự quản lý của Chính phủ Bộ phận quản lý chất thải có chức năng lập kế hoạch, phát triển và quản lý chất thải phát sinh: cấp giấy phép cho lực lượng thu gom chất thải, ban hành những quy định trong việc thu gom chất thải hộ gia đình và chất thải thương mại và xử lý những hành vi vứt rác không đúng quy định Xúc tiến thực hiện 3R (tái chế, tái sử dụng và làm giảm sự phát sinh chất thải) để bảo tồn tài nguyên Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu quả Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm Singapore có 9 khu vực thu gom rác Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực bãi chứa lớn Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình tái chế quốc gia Trong số các nhà thầu thu gom rác hiện nay tại Singapore có 4 nhà thầu thuộc khu vực công, còn lại thuộc khu vực tư nhân Các nhà thầu tư nhân đã có những đóng góp quan trọng trong việc thu gom rác thải, khoảng 50% lượng rác thải phát sinh do tư nhân thu gom, chủ yếu là rác của các cơ sở thương mại, công nghiệp và xây dựng Chất thải của khu vực này đều thuộc loại vô cơ nên không cần thu gom hàng ngày Từ năm 1989, chính phủ Singapore đã ban hành các quy định y tế công cộng và môi trường để kiểm soát các nhà thầu tư nhân thông qua việc xét cấp giấy phép Theo quy định, các nhà thầu tư nhân phải sự dụng xe máy, máy và trang thiết bị không ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhân dân, phải tuân thủ các qui định về phân loại rác thải để đốt hoặc đem chôn để hạn chế lượng rác thải tại bãi chôn lấp

Phí dịch vụ thu gom rác được cập nhật trên mạng internet công khai để người dân có thể theo dõi Bộ môi trường qui định các khoản phí về thu gom rác và đổ rác với mức 6-15 đô la Singapore mỗi tháng tuỳ theo phương thức phục vụ

(15 đô la đối với dịch vụ thu gom trực tiếp, 6 đô la đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua thùng chứa rác công cộng ở các chung cư) Đối với các nguồn thải không phải là hộ gia đình, phí thu gom được tính tuỳ vào khối lượng rác phát sinh có mức 30-70-175-235 đô la Singapore mỗi tháng Các phí đổ rác được thu hàng tháng do ngân hàng PUB đại diện cho Bộ môi trường thực hiện

Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua đường dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ (Viện Hàn lâm KH và CN TP HCM, 2010).

Nằm trong khu vực Đông Nam Á Có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khá giống với Việt Nam Các biện pháp xử lý truyền thống là thiêu đốt và chôn lấp

Năm 2002, khoảng 98-99% lượng chất thải rắn được thu gom, vận chuyển và xử lý tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh Hoạt động quản lý được thực hiện bởi 3 công ty tư nhân Hiện Thái Lan có 90 đô thị áp dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh Ngoài biện pháp xử lý chôn lấp, ở Thái Lan cũng có khu xử lý thiêu đốt và tái chế, năm 2003, lượng chất thải sinh hoạt tái chế ước tính 2.360 tấn/ngày, chiếm khoảng 7% tổng lượng chất thải phát sinh Ở Thái Lan, một trong những công nghệ phổ biến để xử lý chất thải rắn hữu cơ tại Bangkok và các thành phố khác là công nghệ ủ sinh học “Dano System”.

Phễu tiếp nhận rác Tang quay phân loại và băng chuyền tách từ

Tạp chất không phân huỷ sinh học

Sàng tinh trên tang quay

Cân trọng lượng, đóng bao tiêu thụ

Thùng trụ trộn ổn định sinh học dano, 2,5-5 ngày

Sàng thô trên tang quay

Phối trộn hoá học hoặc các chất khác

Hình 2.3 Sơ đồ xử lý rác thải bằng công nghệ DANO, Thái LanTrong những năm gần đây, công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học composting cũng được áp dụng tại các địa phương của Thái Lan Tại các vùng nông thôn Thái Lan, người dân đã tiến hành phân loại rác tại nguồn và triển khai áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp thiêu đốt NFi là lò đốt rác với công suất nhỏ - Lò đốt rác bằng không khí tự nhiên Lò đốt sản xuất tại Thái Lan, được thiết kế và sử dụng công nghệ Nhật Bản, để phục vụ cho việc đốt rác tại các xã ở các vùng nông thôn Thái Lan (Viện Hàn lâm KH và CN TP HCM, 2010).

Tại Philippines, nước có mức phát triển tương đương Việt Nam, việc bảo vệ môi trường và ý thức của người dân cũng rất cao. Các điểm đổ rác ở cửa hàng, quán ăn hay trụ sở, văn phòng công ty đều được bố trí 3 thùng rác với màu sắc khác nhau để phân loại rác.

Hiện nay, tại Philippines chất thải rắn bắt buộc phải được phân loại tại nguồn và các chất thải có thể tái chế phải được xử lý theo các công nghệ thích hợp, ưu tiên chế biến phân compost Bên cạnh đó, kiểm soát các bãi chôn lấp hở và thiết kế các bãi chôn lấp hợp vệ sinh để xử lý các chất thải không thể tái chế Theo thống kê, chất thải rắn đô thị được xử lý theo 3 hình thức: 57% chôn lấp, 32% đốt và 11% tái chế.

Hoạt động tái chế chất thải rắn ở Philippin rất phát triển với 692 đơn vị tham gia tái chế, trong đó 618 đơn vị tư nhân; các tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực buôn bán, tái chế Có những công ty lớn như: Tổng công ty San Miguel mua kính và thuỷ tinh vụn; Tập đoàn Tipco mua giấy Cả 2 công ty đều độc quyền trong lĩnh vực sản xuất tái chế Ngoài ra, một số công ty vừa tại Luzon – Cube xử lý tái chế phế liệu kim loại, nhiều công ty đang mở rộng sản xuất tái chế lốp xe và thu mua các chất chứa PET, công ty Moldex, Maluras hoạt động sản xuất tái chế nhựa và nhiều công ty khác tham gia vào sản xuất, tái chế chất thải chì, pin cũ, các sản phẩm tái chế được xuất khẩu sang Trung Quốc, Việt Nam, Hồng Kông (Viện Hàn lâm KH và CN TP HCM, 2010)

2.2.2 Thực tiễn quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam

2.2.2.1 Thực tiễn quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở các đô thị; các khu công nghiệp ngày càng được mở rộng và phát triển đã thúc đẩy quá trình tăng trưởng về các mặt kinh tế - xã hội Tăng trưởng kinh tế - xã hội một mặt góp phần tích cực cho sự phát triển của đất nước, mặt khác đã làm phát sinh lượng chất thải rắn ngày càng lớn (bao gồm cả chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế…) Việc thải bỏ một cách bừa bãi và quản lý không hiệu quả chất thải ở các đô thị, khu công nghiệp… là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, làm phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống con người (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011) a, Tình hình phát sinh

Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Thành phố Thái Bình là tỉnh lỵ của tỉnh Thái Bình, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, là động lực chủ đạo trong phát triển kinh tế xã hội và đô thị hóa của toàn tỉnh.

Thành phố Thái Bình nằm ở phía tây nam tỉnh, nằm 2 bên bờ sông Trà

Lý Cách thủ đô Hà Nội 110km về phía tây bắc theo Quốc lộ 10, Quốc lộ 1 và

118 km theo đường thủy sông Hồng, cách thành phố Nam Định 20 km về phía tây, cách thành phố Hải Phòng 70km về phía đông bắc theo Quốc lộ 10, cách thành phố Hưng Yên 40 km về phía tây bắc theo Quốc lộ 39.

Thành phố là đầu mối giao thông thủy bộ, có vị trí chiến lược quan trọng , thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong tỉnh và với các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng, như Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh….

Trên địa bàn thành phố có sông Trà Lý (một nhánh của sông Hồng ), thông ra biển Đông, qua cửa Trà Lý , tạo thành hệ thống giao thông đường thủy Thái Bình với Hà Nội và các tỉnh phía bắc ;về đường bộ , có Quốc lộ 10 và Quốc lộ 39 và 2 tỉnh lộ ( tỉnh lộ 454 và 39B cũ) chạy qua.

Thành phố Thái Bình có tổng diện tích tự nhiên (ở thời điểm 12-2014) là 6.806,13 ha , có giáp giới như sau:

- Phía Đông giáp huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

- Phía tây và phía nam giáp huyện Vũ Thư

- Phía bắc giáp huyện Đông Hưng

Thành phố Thái Bình có 19 đơn vị hành chính, gồm 10 phường nội thành và 9 xã ngoại thành.

Khu vực nội thành, gồm 10 phường: Lê Hồng Phong, BồXuyên, Đề Thám, Kỳ Bá, Quang Trung, Phú Khánh, Tiền Phong, TrầnLãm, Hoàng Diệu, Trần Hưng Đạo.

Khu vực ngoại thành, gồm 9 xã: Đông Hòa, Đông Thọ, Đông

Mỹ, Tân Bình, Phú Xuân, Vũ Phúc, Vũ Lạc, Vũ Đông, Vũ Chính.

Thành phố Thái Bình thuộc vùng Châu thổ đồng bằng sông Hồng, cấu trúc địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1% , cao độ nền phổ biến từ 1 – 2 m so với mặt nước biển, địa hình có hướng cao dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây và được phân thành 2 khu vực bởi sông Trà Lý:

- Khu vực phía Bắc sông Trà Lý: là khu đất được hình thành sớm, chịu ảnh hưởng của phù sa sông Thái Bình, độ chia cắt phức tạp hơn, đây là vùng có địa hình tương đối thấp, độ cao khoảng 0,6 m và mật độ ao hồ dày đặc

- Khu vực phía Nam sông Trà Lý: đại hình tương đối bằng phẳng, cao hơn khu vực phía Bắc khoảng 1,5 m.

Trong thực tế, từng khu vực cũng có độ chia cắt hình thành những tiểu vùng khác nhau về độ cao, thấp tạo nên vùng thâm canh tăng vụ, bố trí cây trồng và hệ thống thuỷ lợi có thuận lợi và những hạn chế nhất định Nhìn chung địa hình, địa mạo tương đối bằng phẳng, sự chia cắt ít, đất đai được hình thành do phù sa của sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý do đó khá thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước.

Với vị trí địa lý, địa hình trên, thành phố Thái Bình có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ,thương mại - dịch vụ - du lịch, nông nghiệp v.v .Và đang vươn lên, trở thành một trong những đô thị trung tâm của khu vực vùng nam đồng bằng sông Hồng và vùng duyên hải Bắc Bộ (TU - HĐND – UBND TPTB, 2016)

3.1.1.2 Môi trường a, Hiện trạng môi trường nước

- Nước mặt: nguồn nước lục địa mặt thành phố bao gồm nước mặt trong các sông lớn, hệ thống sông nội đồng và trong hệ thống ao hồ.

Nguồn gây ô nhiễm nước mặt lục địa trên địa bàn thành phố chủ yếu do hoạt động xả thải từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, làng nghề, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý và xử lý chưa đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép vào hệ thống sông nội đồng sau đó chảy ra các sông lớn.

Theo báo cáo kết quả quan trắc môi trường tự nhiên năm 2016 của Trung tâm quan trắc tài nguyên môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái

Bình cho thấy môi trường nước ngầm bước đầu có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ. Việc khai thác nguồn nước ngầm thiếu quy hoạch, không kiểm soát sẽ gây hậu quả là tình trạng lún, sụt bề mặt Quá trình khai thác bừa bãi làm cho tình trạng càng nghiêm trọng hơn Đặc biệt là các giếng đã khai thác xong hoặc không sử dụng không được trám lấp đã gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước, bởi các chất độc hại như amoni, nước rác, nước thải… theo các giếng này xâm nhập vào lòng đất, khi sử dụng sẽ gây hại cho sức khoẻ của con người và động thực vật (Uỷ ban nhân dân thành phố, 2016). b, Hiện trạng môi trường không khí

Thành phố Thái Bình là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, quốc phòng của tỉnh Tại đây có nhiều hoạt động mang lại hiệu quả tăng trưởng kinh tế cho tỉnh Tuy nhiên, song song với việc phát triển kinh tế là các vấn đề tiêu cực về môi trường trong đó ô nhiễm môi trường không khí là 1 điển hình Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu bao gồm: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, xây dựng và dân sinh, nông nghiệp và làng nghề, chôn lấp và xử lý chất thải

Tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu bao gồm: bụi lơ lửng tổng số (TSP), bụi PM 10 , chì, ozôn, các chất vô cơ như cacbon monixit, lưu huỳnh đioxit, oxit nitơ, hydroclorua, hydroflorua,…; các chất hữu cơ như hydrocacbon, benzene,…; các chất gây mùi khó chịu như amoniac, hydrosunfua, …; nhiệt, tiếng ồn… (Uỷ ban nhân dân thành phố, 2016). c, Hiện trạng môi trường đất

Quá trình phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và tình trạng đô thị hoá với tốc độ cao trong những năm gần đây ở thành phố Thái Bình đã làm ảnh hưởng đến các tính chất vật lý và hoá học của đất Các chất thải có thể được tích luỹ trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường, trực tiếp gây ô nhiễm nước ngầm và nguy cơ đe doạ đến sức khoẻ con người

Các nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn thành phố Thái Bình gồm:

- Sử dụng phân bón hoá học trong canh tác nông nghiệp.

- Ô nhiễm do sử dụng thuôc bảo vệ thực vật.

- Ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp (Uỷ ban nhân dân thành phố, 2016)

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Thành phố Thái Bình là đô thị loại II, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, là động lực chủ đạo trong phát triển kinh tế và đô thị hóa của toàn tỉnh Thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất tỉnh

Trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng bình quân của thành phố đạt 8,83% Thu hút 106 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 6.677,29 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 15.246 lao động (Đảng bộ thành phố Thái Bình, 2015).

Bảng 3.1 Tình hình phát triển kinh tế TP Thái Bình năm 2014- 2016

CC SL CC SL CC

15/14 16/15 BQ (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%)

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Tài liệu sử dụng trong đề tài bao gồm những thông tin liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt được thu thập qua sách, báo, internet.

Thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội tại địa phương… được thu thập từ báo cáo, nghị quyết, quyết định, số liệu thống kê của các phòng ban chức năng thành phố và Công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình

3.2.1.2 Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp bao gồm thông tin định tính và thông tin định lượng được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn người dân thông qua chọn mẫu điều tra, phân loại theo điều kiện kinh tế, ngành nghề.

Phỏng vấn: Sử dụng bảng hỏi được thiết kế sẵn để phỏng vấn người dân, người trực tiếp tham gia thu gom rác, cán bộ quản lý môi trường các xã, phường để xác định những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu Bảng câu hỏi gồm những câu hỏi đóng để người trả lời có những lựa chọn nhất định, thông tin dễ dàng được thu thập, phân tích, xử lý; những câu hỏi mở tạo cho người trả lời sự tự do diễn đạt ý nghĩ của họ giúp cung cấp thêm nhiều thông tin về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Quan sát: Tiến hành quan sát quá trình xả chất thải rắn sinh hoạt của người dân tại các khu dân cư, quan sát người thu gom rác, người tham trung chuyển chuyển rác, các điểm tập kết rác, nhà máy rác thành phố để biết lượng rác thải phát sinh, thành phần chủ yếu của rác trên các địa bàn; đặc điểm, cách bố trí, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến và đi Thông tin thu thập được qua quan sát kết hợp với bảng điều tra làm tăng tính tin cậy và kiểm tra lại những thông tin mà người được phỏng vấn đã cung cấp.

Bảng 3.5 Đối tượng khảo sát, số lượng mẫu, phương pháp và nội dung khảo sát

TT Đối tượng khảo sát

Số mẫu Phương pháp và nội dung khảo sát

95 Phỏng vấn và hỏi theo phiếu khảo sát được thiết kế bao gồm các nội dung: nhận thức về chất thải rắn sinh hoạt; thực trạng và đánh giá thực trạng phân loại, lưu giữ, thu gom, tình hình thu phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu dân cư Mong muốn của người dân về môi trường sống và hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt

2 Người thu gom, trong đó:

- Người thu gom ở khu dân cư.

- Người thu gom là công nhân công ty CP MT và

3 Cán bộ quản lý gồm:

- Cán bộ phòng TN và MT, phòng QLĐT

- Cán bộ theo dõi công tác địa chính và môi trường xã, phường

- Ban giám đốc công ty

CP MT và CTĐT tỉnh

Phỏng vấn và hỏi theo phiếu khảo sát được

19 thiết kế bao gồm các nội dung: thực trạng và đánh giá thực trạng phân loại, lưu trữ, thu gom tại khu dân cư và trên địa bàn xã,

10 phường Thực trạng và đánh giá thực trạng trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt Đánh giá nhận thức của người dân trong quá trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt Đề xuất, kiến nghị về hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt

2 Phỏng vấn sâu, thảo luận và hỏi theo phiếu khảo sát được thiết kế bao gồm các nội dung: thực trạng và đánh giá thực trạng

19 quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình Đề xuất, kiến nghị liên quan tới hoạt động quản lý chất thải rắn

2 sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Cộng 147 Điều tra trực tiếp:

- Xác định lượng chất thải rắn sinh hoạt của hộ dân: mỗi phường, xã lựa chọn ngẫu nhiên 5 hộ tại 1 khu dân cư để theo dõi Việc lựa chọn các hộ theo tiêu chí cân đối về tỷ lệ giữa các hộ nghèo (1 hộ), hộ không nghèo (4 hộ) trên cơ sở số liệu điều hộ nghèo các xã, phường năm 2016.

+ Đến từng hộ gia đình thí điểm cân rác vào giờ cố định trong ngày 1lần/ngày.

+ Số lần cân rác của mỗi hộ gia đình lặp lại 1 lần/tháng (trong 3 tháng từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2017) Lịch cụ thể như sau:

Bảng 3.6 Thời gian cân chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình

TT Đơn vị Ngày cân tháng Ngày cân tháng Ngày cân

Rác sau khi thu gom, cân và phân loại được đổ vào xe thu gom vận chuyển tới các điểm tập trung rác của từng phường, xã.

+ Từ kết quả cân thực tế rác tại các hộ gia đình, tính được lượng rác thải trung bình của 1 hộ/ngày, và lượng rác thải bình quân/người/ngày.

- Xác định thành phần chất thải rắn sinh hoạt: lấy mẫu đại diện tại

04 điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố gồm: Điểm tập kết sau công an phường Trần Lãm, điểm tập kết rác trên đường Trần Hưng Đạo (đoạn trước cổng Điện lực Thái Bình), điểm tập kết tại thôn Phú Lạc xã Phú Xuân, điểm tập kết rác tại thôn Nghĩa Phương xã Đông Hoà Lấy 01 lần/ tháng trong 3 tháng từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2017 với khối lượng 80kg/1 lần/1 điểm Sau khi lấy thực hiện các bước sau:

+ Đổ rác lấy được xuống vật tấm nilon đã được chuẩn bị; + Trộn rác;

+ Đánh đống theo hình nón;

+ Chia thành 4 phần đều nhau, lấy 2 phần chéo nhau trộn đều; + Chia mỗi phần chéo đã trộn ở bước trên thành 2 phần đều nhau; + Trộn cỏc phần chộo thành 2 đống, sau đú lại lấy ra ở mỗi đống ẵ phần

+ Phân loại các thành phần khác nhau của đống đã chọn đem cân để xác định thành phần, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt.

3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

3.2.2.1 Phương pháp xử lý thông tin

Kiểm tra và làm sạch phiếu điều tra: Bảng hỏi sau khi được tiến hành phỏng vấn sẽ được kiểm tra để phát hiện sai sót, bổ sung và sửa chữa các thông tin chưa chính xác.

Mã hóa thông tin và nhập số liệu: Các thông tin thu được hầu hết là định tính, do đó cần được mã hóa thành các con số để thuận tiện cho việc nhập và xử lý thông tin.

Xử lý số liệu: Đề tài tiến hành xử lý số liệu bằng công công cụ Excel trong bộ Microsoft Office.

3.2.2.2 Phương pháp phân tích thông tin a, Phương pháp phân tích thông tin định lượng

* Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu số bình quân, số tuyệt đối để phân tích thực trạng phát sinh, thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt như: lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân đầu người phát sinh theo hộ gia đình; số đánh giá các hoạt động quy hoạch, thu gom, vận chuyển, xử lý…

Phân tổ thống kê để để phân nhóm các vấn đề theo từng mặt, từng khía cạnh có liên quan để phân tích, đánh giá: phân nhóm hộ nghèo, hộ kinh doanh; phân nhóm các vấn đề về quy hoạch, phân loại, trung chuyển, xử lý; phân nhóm các yếu tố ảnh hưởng để phân tích

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Bộ máy quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ Môi trường ở Thành phố Thái Bình được hình thành theo hướng gắn kết quản lý nhà nước về môi trường với quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên Hệ thống tổ chứ bộ máy và chức năng, nhiệm vụ được phân định cụ thể theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường và Thông tư liên tịch số số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ Sơ đồ bộ máy quả lý môi trường thành phố Thái Bình được thể hiện ở hình sau:

UBND Một số phòng, xã, phường ban của thành phố

Cán bộ Địa chính và TNMT xã, phường Đội VSMT các xã, phường

Công ty CP Môi trường và công trình đô thị tỉnh TB

Hình 4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý chất thải rắn sinh hoạt TP Thái Bình

: Quan hệ chỉ đạo, lãnh đạo

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là một vấn đề có tính hệ thống. Trong đó sự tham gia của con người đóng vai trò quyết định đối với công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.

Qua sơ đồ bộ máy quản lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Thái Bình cho thấy hệ thống được chia thành 3 phân hệ, bao gồm:

- Các đơn vị quản lý nhà nước: Uỷ ban nhân dân thành phố Thái Bình; các phòng, ban liên quan; Uỷ ban nhân dân các xã, phường;

- Các đơn vị, tổ chức thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn: Công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình; các đội vệ sinh môi trường các xã, phường;

Trách nhiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình được chia sẻ giữa các cơ quan, đơn vị Ở cấp quản lý, trách nhiệm thuộc về UBND thành phố, các ban, ngành liên quan và UBND các xã, phường Ở cấp độ thực hiện, việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt thuộc trách nhiệm của Công ty CP Môi trường và công trình đô thị và các đội vệ sinh của phường, xã Các cơ quan, đơn vị có mối quan hệ trực tiếp hoặc phối hợp với nhau để thực hiện tốt việc đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

4.1.1 Các đơn vị quản lý nhà nước

Theo điều 143 Luật bảo vệ môi trường và quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 13/11/2015 của UBND tỉnh Thái Bình ban hành quy định về trách nhiệm của các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Uỷ ban nhân dân thành phố Thái Bình có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Ban hành các quyết định, quy định; chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường trên địa bàn Chỉ đạo các phòng, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện các quyết định, kế hoạch, quy hoạch đã được phê duyệt Phối hợp, chỉ đạo UBND các xã, phường, các ban chuyên môn phối hợp với Công ty CP MT và CTĐT trong thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn

- Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ.

Phó phòng phụ trách mảng đất đai (02 người)

Cán bộ mảng đất đai Cán bộ mảng môi trường (02 người)

Hình 4.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng TN và MT TP Thái Bình

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Thái Bình (2017)

- Phòng Quản lý đô thị thành phố là cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm trước UBND thành phố và tham mưu về việc quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn theo quy định: tham mưu về quy hoạch, theo dõi việc thu gom, vận chuyển, xử lý…

Phó phòng phụ trách mảng quy hoạch, thẩm định

Phó phòng phụ trách mảng đô thị

Cán bộ phụ trách mảng quy hoạch, thẩm định

Cán bộ phụ trách mảng đô thị

Hình 4.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Quản lý đô thị TP Thái Bình

Nguồn: Phòng quản lý đô thị TP Thái Bình (2017)

- Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố là cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu cho UBND thành phố về việc quản lý, cấp phát và thanh toán các hoạt động dịch vụ vệ sinh môi trường đô thị trên địa bàn thành phố.

Uỷ ban nhân dân các xã, phường có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quản lý.

- Tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND thành phố.

- Phối hợp với các các đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quản lý.

- Chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các tổ chức, cơ sở kinh doanh, các hộ gia đình, công dân trên địa bàn chấp hành các quy định về quản lý đô thị của thành phố Phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm quy định về vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý.

- Tổ chức và chỉ đạo các ngành, đoàn thể của đơn vị tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện việc giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý

4.1.2 Các đơn vị, tổ chức thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý 4.1.2.1 Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị tỉnh Thái Bình

Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị tỉnh Thái Bình là một doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi thành công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị.

Công ty có nhiệm vụ phối hợp với các cấp quản lý trên địa bàn thành phố thực hiện việc thu gom chất thải rắn đô thị, chất thải rắn bệnh viện, vận hành nhà máy xử lý chất thải rắn, nâng cấp và bảo trì đèn điện chiếu sáng, cây xanh và thoát nước đô thị.

4.1.2.2 Đội vệ sinh môi trường các xã, phường

Mỗi phường, xã trên địa bàn thành phố tổ chức một đội vệ sinh môi trường Các đội này từ trước năm 2017 trực thuộc UBND phường và chịu sự chỉ đạo của UBND phường Tuy nhiên, thực hiện công văn số 2019/UBND-QLĐT ngày 30/12/2016 của UBND thành phố Thái Bình về việc triển khai thí điểm công tác thu gom rác thải sinh hoạt theo hướng cơ giới hoá tại phường Bồ Xuyên và Phú Khánh, từ tháng 01/2017, công ty CP MT và CTĐT Thái Bình đã triển khai mô hình thu gom rác thải sinh hoạt theo hướng “Một chủ”, công ty tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt từ trong các hộ dân về Nhà máy xử lý rác Căn cứ công văn số 607/UBND-QLĐT ngày 08/5/2017 của UBND thành phố, từ tháng 7/2017, Công ty CP MT và CTĐT tiếp tục thực hiện việc thu gom rác thải theo hướng “Một chủ” tại các phường Trần Hưng Đạo, Đề Thám, Quang Trung, Lê Hồng Phong Hiện tại, Công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình đã quản lý trực tiếp 6/19 đội thu gom trên địa bàn thành phố. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

KH KỸ THUẬT Đ ộ i V S M T s ố 1 Đ ộ i V S M T s ố 2 Đ ộ i V S M T s ố 3 cơ g iớ i v ận ch uy ển Đ ội C ây x an h cô ng vi ên Đ ội Đ ộ i C ố n g Đ ộ i Q u ản lý đ iệ n Đ ộ i Q L n g h ĩa t ra n g X í n g h iệ p x ử lý r ác

Hình 4.4 Sơ đồ tổ chức của công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình

Nguồn: Công ty CP Môi trường và công trình đô thị tỉnh Thái Bình (2017)

Các đội thu gom rác có nhiệm vụ thu gom rác thải tại các khu dân cư và vận chuyển rác sinh hoạt tới các điểm trung chuyển hoặc các bể chứa rác theo quy định.

Lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố TháiBình chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau:

- Từ sinh hoạt hàng ngày của các hộ dân cư trên địa bàn;

- Từ các chợ, trung tâm thương mại ;

- Từ các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Từ các cơ quan, đơn vị hành chính;

- Từ các công viên, đường phố;

- Từ các công trình xây dựng.

Lượng chất thải rắn sinh hoạt nhiều hay ít phụ thuộc hoàn toàn vào các đối tượng này Nếu quản lý tốt và hạn chế được sự phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn này sẽ giảm sức ép đối với quản lý chất thải nói cung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng.

Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

4.2.1 Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Thành phố Thái Bình là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh, là nơi tập trung hầu hết các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp Trung ương đóng trên địa bàn; đa dạng các hoạt động sản suất, thương mại, dịch vụ Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn từ năm 2011-2016 như sau :

Bảng 4.1 Lượng chất thải rắn sinh hoạt TP Thái Bình từ năm 2011-2016

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố, CT CP MT và CTĐT tỉnh TB (2017) Như vậy từ năm 2011-2016, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố tăng 36 tấn/ngày, mức tăng trung bình 7,2 tấn/ngày/năm

Bảng 4.2 Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình phát sinh hàng ngày trên địa bàn thành phố Thái Bình

Lượng chất thải Dân số rắn sinh hoạt

Dân số thường bình quân đầu trú + tạm người theo phát (người) trú sinh theo hộ gia (người) đình

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại hộ gia đình (kg/ngày)

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố, Công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình (2017)

Qua số liệu do công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình cung cấp cho thấy lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân đầu người tính theo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu dân cư người của các phường, xã là 0,61 kg/người/ngày; trung bình 10 phường là 0,7 kg/người/ngày; trung bình 9 xã là 0.45 kg/người/ngày Lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân tính trên đầu người và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của các phường lớn hơn các xã

Qua điều tra trực tiếp tại 95 hộ gia đình trên địa bàn thành phố trong 3 tháng năm 2017 có kết quả phát sinh chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình như sau:

Bảng 4.3 Chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình phát sinh/ngày tại các hộ gia đình tham gia điều tra trực tiếp

Số thải rắn sinh lượng Đợt nhân hoạt phát sinh

TT rác phát cân khẩu bình quân đầu sinh/ngày (người) người cân (kg)

Lượng chất Lượng chất thải rắn sinh thải rắn hoạt phát sinh hoạt sinh bình phát sinh quân hộ gia binh quân đình kinh hộ gia đình doanh (kg/hộ/ngày) (kg/hộ/ngày)

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Từ bảng 4.2 và 4.3 cho thấy qua cân trực tiếp tại gia đình, lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân đầu người ở khu dân cư cao hơn so với số liệu lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân đầu người phát sinh ở khu dân cư năm 2016 của công ty CP MT và CTĐT tỉnh TB Qua tìm hiểu từ người thu gom và cán bộ công ty CP MT và CTĐT tỉnh TB, sự chênh lệch này do 2 nguyên nhân chính:

- Do lượng chất thải rắn sinh hoạt ở khu dân cư tăng bình quân hằng năm (năm 2016 tăng so với năm 2015 khoảng 4 tấn/ngày).

57 mùn; một lượng chất thải rắn vô cơ như chai lọ, bìa đã được người dân và người thu gom bán cho các cơ sở tái chế.

Qua cân trực tiếp từ các hộ gia đình cho thấy lượng CTRSH phát sinh từ hộ kinh doanh lớn hơn lượng CTRSH phát sinh chung từ 1,66 – 1,80 lần.

Bảng 4.4 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt qua điều tra trực tiếp tại hộ gia đình và điểm tập kết rác

Thành phần chất thải rắn Thành phần chất thải rắn

TT Đợt cân sinh hoạt hộ gia đình sinh hoạt tại điểm tập kết rác

Hữu cơ (%) Vô cơ(%) Hữu cơ (%) Vô cơ (%)

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Từ bảng trên cho thấy, trung bình thành phần chất thải rắn sinh hoạt là hữu cơ khi cân tại hộ gia đình cao hơn so với khi cân tại điểm tập kết rác Qua tham khảo ý kiến người thu gom rác cho thấy, có sự chênh lệch này phần lớn là do người dân tận dụng chất thải rắn hữu cơ nhiều hơn so với chất thải rắn vô cơ

Bảng 4.5 Thực trạng CTRSH phát sinh hàng ngày trên địa bàn TPTB

Chất thải Chất thải rắn Tổng lượng Lượng chất rắn sinh sinh hoạt từ Chất thải thải rắn sinh

TT Đơn vị hoạt hộ gia các nguồn rắn sinh hoạt bình quân đình khác hoạt đầu người

(kg/ngày) (kg/ngày) (kg/ngày) (kg/người/ngày)

Nguồn: Công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình (2017)

Nếu tính tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh toàn thành phố thì lượng rác bình quân đầu người trên địa bàn là 0,67 kg/người/ngày Trong đó:

Bên cạnh lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ dân, chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố còn phát sinh từ nhiều nguồn khác với khối lượng gần 14.000 kg/ngày, chiếm 9,4% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn.

4.2.2 Quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Quy hoạch quản lý chất thải rắn là công tác điều tra, khảo sát, dự báo nguồn và tổng lượng phát thải các loại chất thải rắn; xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, trạm trung chuyển, tuyến vận chuyển và các cơ sở xử lý chất thải rắn; xác định phương thức thu gom, xử lý chất thải rắn; xây dựng kế hoạch và nguồn lực nhằm xử lý triệt để chất thải rắn.

Quan điểm, mục tiêu trong quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố:

- Hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt tới môi trường sống, cải thiện môi trường sống của nhân dân.

- Quy hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng thực tế phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Áp dụng công nghệ nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.

- Đến năm 2020, thu gom 100% chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.

Thành phố Thái Bình thường xuyên có các chương trình điều tra, đánh giá, dự báo các nguồn phát thải cũng như thành phần, tính chất và tổng khối lượng chất thải rắn nói chung, chất thải rắn sinh hoạt nói riêng Năm 2010, UBND thành phố đã phối hợp với các ban, ngành xây dựng “Chương trình bảo vệ môi trường thành phố Thái Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” với mục tiêu định hướng cho công tác bảo vệ môi trường của thành phố và cộng đồng dân cư, phân tích và tìm nguyên nhân, bàn luận và dự báo tác động đến môi trường; xây dựng chương trình bảo vệ môi trường và đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Năm 2016, thành phố xây dựng “Kế hoạch bảo vệ môi trường thành phố giai đoạn 2016 – 2020” để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển nhanh chóng của công nghiệp hoá, đô thị hoá trên địa bàn thành phố như: khu công nghiệp Sông Trà, mở rộng khu công nghiệp Phúc Khánh, khu đô thị phía Nam thành phố…Kế hoạch đã đánh giá cụ thể sức ép của phát triển kinh tế xã hội đối với môi trường, hiện trạng môi trường thành phố Thái Bình và dự báo ô nhiễm môi trường trong giai đoạn tiếp theo.

Thành phố phối hợp với công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị tỉnh Thái Bình thiết lập phương án thu gom, điểm trung chuyển và tuyến đường vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của thành phố, đảm bảo không cản trở giao thông, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng tới môi trường

- Phối hợp với Công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình đánh giá lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn theo từng năm từ đó có phương án thu gom, vận chuyển, xử lý phù hợp.

- Về phương thức thu gom: Phối hợp lên phương án xác định phương thức thu gom tại các khu dân cư, trường học, chợ… trên địa bàn.

Một số yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

4.3.1 Ảnh hưởng của chính sách pháp luật tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Nhà nước sử dụng công cụ chính sách pháp luật để quản lý xã hội, điều chỉnh hành vi.

Qua thực tế việc áp dụng chính sách pháp luật trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình có những tác động tích cực và hạn chế như sau:

4.3.1.1 Tác động tích cực Đối với hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt: Luật bảo vệ môi trường 2014, Nghị định 38/2015/NĐ-CP; Nghị định 179/2013/NĐ-CP…, cácQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực quản lý chất thải được ban hành là những căn cứ pháp lý quan trọng để quản lý chất thải rắn nói chung, chất thải rắn sinh hoạt nói riêng thống nhất theo định hướng mới.

Các chính sách khuyến khích của nhà nước trong xã hội hoá công tác môi trường đã bước đầu phát huy hiệu quả, hiện các doanh nghiệp tư nhân đã bước đầu tham gia vào quá trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt. 4.3.1.2 Hạn chế

- Trong phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển: Việc phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Luật bảo vệ môi trường 2014, Nghị định 38/2015/NĐ-CP…các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, do tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan:

+ Một số chính sách, quy định chưa đi vào cuộc sống, chưa được áp dụng trong thực tế.

VD: Điều 95 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định: Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường tại nguồn để thuận lợi cho việc tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý Việc thực hiện phân loại rác mới chỉ được thực hiện thí điểm ở một vài địa phương, trên cả nước nói chung và thành phố Thái Bình nói riêng chưa phân loại rác thải tại nguồn Vì vậy trong chất thải rắn sinh hoạt còn lẫn chất thải rắn nguy hại, chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn y tế, chất thải rắn nông nghiệp, chất thải rắn làng nghề…

+ Chính sách pháp luật có nhiều điểm chưa cụ thể, rõ ràng gây khó khăn trong thực hiện.

VD: Điểm 2, Điều 15, Nghị định 38/2015/NĐ-CP quy định: Chất thải rắn sinh hoạt sau khi được phân loại được lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp Điều này không chỉ cụ thể thiết bị lưu chứa thế nào là phù hợp, cũng không chỉ ra việc quy định thiết bị lưu chứa phù hợp được quy định trong văn bản nào khác gây khó khăn trong quá trình thực hiện và tìm hiểu của người dân cũng như người quản lý.

- Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường được quy định trong Nghị định 179/2013/NĐ-CP với các mức xử phạt tương đối cụ thể Tuy nhiên, trên hiện nay việc thực hiện xử phạt, nhất là đối với các hộ gia đình gần như không được thực hiện Nhiều người dân chưa thực sự ý thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật

Việc áp dụng các quy định cụ thể trong đánh giá chi phí khắc phục thiệt hại với lợi ích bảo vệ môi trường trong việc cấp phép cho các dự án trong thực tế còn lỏng lẻo.

Hộp 2 Đánh giá việc chấp hành pháp luật Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức, chưa thực sự quyết liệt trong việc giải quyết các vấn đề về đô thị, một số vụ việc vi phạm chưa được giải quyết, xử lý kịp thời, triệt để nên hạn chế tính giáo dục, răn đe.

(Ông Phạm Văn Tư – Trưởng phòng QLĐT thành phố Thái Bình)

Việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường có lúc, có nơi chưa tốt.

(Ông Nguyễn Văn Đức – Trưởng phòng TN – MT thành phố Thái Bình)

- Ảnh hưởng tới xã hội hoá công tác Môi trường: Việc xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực môi trường được quy định trong Nghị định 69/2008/NĐ-

CP ngày 30/5/2008 Tuy nhiên chính sách này khi áp dụng vào thực tiễn chưa thực sự hiệu quả do cơ chế hỗ trợ chưa thực sự thu hút được nhà đầu tư Các nhà đầu tư vẫn gặp nhiều khó khăn trong đầu tư vào hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt do gặp phải các vấn đề về tài chính, công nghệ; trang thiết bị cũng như cơ sở hạ tầng đầu tư đòi hỏi nguồn vốn lớn nhưng thời gian thu vốn lại dài Bên cạnh đó, môi trường cạnh tranh chưa thực sự công bằng do các công ty Môi trường đô thị trước kia là doanh nghiệp nhà nước vẫn được trợ giá từ ngân sách nhà nước.

Hộp 3 Đánh giá xã hội hoá công tác Môi trường Công tác dịch vụ công ích đô thị chưa được xã hội hoá mạnh mẽ và thiếu tính cạnh tranh, chưa huy động hiệu quả sự tham gia của các thành phần kinh tế trong quản lý đô thị và vệ sinh môi trường.

(Ông Phạm Văn Tư – Trưởng phòng QLĐT thành phố Thái Bình)

Ví dụ: Thành phố có chủ trương khuyến khích xã hội hoá công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các xã để giảm tải cho nhà máy rác nhưng hiện chưa thành công do các yếu tố: Công tác đền bù giải phóng mặt bằng liên quan tới các văn bản pháp luật về giải phóng mặt bằng; công tác hỗ trợ vốn; yếu tố công nghệ…

4.3.2 Ảnh hưởng của yếu tố con người tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

4.3.2.1 Cán bộ quản lý nhà nước về môi trường

- Cấp thành phố: từ năm 2017, thành phố có 02 cán bộ phòng Tài nguyên môi trường theo dõi mảng môi trường nói chung; 02 cán bộ phòng quản lý đô thị kiêm nhiệm quản lý mảng chất thải rắn.

- Các xã, phường: hiện mỗi xã, phường có 02 cán bộ địa chính trong đó có 01 cán bộ theo dõi mảng địa chính kiêm môi trường, 01 cán bộ theo dõi mảng địa chính - xây dựng Tuy nhiên, theo đề án tinh giảm biên chế của tỉnh trong thời gian tới sẽ cắt giảm 01 cán bộ mảng địa chính - môi trường.

Bảng 4.20 Thực trạng cán bộ quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn TP Thái Bình

Số cán bộ Trình độ Phân theo kinh

TT Nội dung quản lý Chuyên Kiêm chuyên môn nghệm môi trường trách nhiệm ĐH và CĐ, < 5 5-10 > 10

(người) trên ĐH TC năm năm năm

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Việc cán bộ theo dõi công tác môi trường thiếu và đa phần là kiêm nhiệm theo dõi mảng môi trường, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý

Hộp 4 Đánh giá cán bộ quản lý

Cán bộ làm công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, quản lý đô thị còn nhiều hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ.

Một số giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Biết chính xác thời gian thu gom

Biết khoảng thời gian thu gom Không biết

Biểu đồ 4.2 Nhận thức của người dân về thời gian thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu dân cư Hộp 5 Đánh giá nhận thức của cộng đồng Ý thức tự giác của một bộ phận dân cư trong việc chấp hành các quy định về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường chưa cao.

(Ông Phạm Văn Tư – Trưởng phòng QLĐT thành phố Thái Bình) Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của một bộ phận nhân dân, một số tổ chức, doanh nghiệp còn hạn chế, nhận thức chưa đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình trong bảo vệ môi trường.

(Ông Nguyễn Văn Đức – Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường thành phố Thái Bình)

4.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH

4.4.1 Căn cứ đề xuất giải pháp

* Căn cứ kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các nước trên thế giới và Việt Nam :

Tại các nước phát triển công tác thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được đặc biệt coi trọng Trong công tác quản lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường của các nước này rất thành công nhờ có nhiều bộ luật liên quan tới tái

90 chất thải phải được xã hội hoá cho các công ty tư nhân và phải có hệ thống chính sách chặt chẽ.

* Căn cứ quan điểm bảo vệ môi trường của thành phố đến năm 2020:

- Phát triển kinh tế phải gắn liền với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu theo quan điểm trong văn kiện Đại hội XII của Đảng : Đến năm 2020, có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm đảm bảo chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện môi trường; về cơ bản, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chánh thiên tai, giảm mức phát thải khí nhà kính

- Chủ động gắn kết yêu cầu môi trường trong mỗi kế hoạch bảo vệ môi trường với kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội, coi yêu cầu về môi trường là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá các giải pháp phát triển

- Lồng ghép những vấn đề môi trường vào Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, góp phần điều chỉnh, giảm nhẹ xung đột giữa môi trường và phát triển Kế hoạch bảo vệ môi trường phải đảm bảo đáp ứng các mục tiêu phát triển, không mâu thuẫn với các Kế hoạch bảo vệ môi trường phát triển kinh tế vĩ mô và tiềm lực quản lý, bảo vệ môi trường hiện có, đồng thời đảm bảo các hoạt động phát triển không cản trở lẫn nhau, các tác động tới các hệ sinh thái, môi trường và con người là chấp nhận được.

- Có sự kiện liên kết nội vùng giữa thành phố và các vùng lân cận và giữa các ngành kinh tế; tìm kiếm một cơ chế quản lý mới có hiệu quả để điều phối sự phát triển không gian thành phố, giải quyết những vấn đề mang tính liên vùng mà không bị ràng buộc và chia cắt bởi ranh giới hành chính Cơ chế điều phối đó cho phép phát triển bảo vệ môi trường giữa các địa phương trong tỉnh, khai thác thế mạnh, nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí nguồn lực Các dự án đầu tư liên quan đến sự phát triển chung của cả tỉnh như giao thông, khu đô thị mới, khu xử lý chất thải rắn tập trung, chia sẻ nguồn nước sông cần có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương để xây dựng và xét duyệt dự án

- Ngăn chặn ô nhiễm, không để môi trường tiếp tục xuống cấp, phục hồi lại hệ sinh thái và đa dạng sinh học vốn có của tự nhiên Cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật và có những chính sách phù hợp với thực tiễn vận hành của nền kinh tế, nhất là tới đây chúng ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, những quy định nghiêm ngặt về môi trường của hiệp định TPP có hiệu lực đặt ra những yêu cầu cao về bảo vệ môi trường, hàng hoá thân thiện với môi trường cũng như những quy định, tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ môi trường

- Quản lý môi trường cần xác định trọng tâm, trọng điểm những khu vực ô nhiễm trầm trọng gây ra nhiều bức xúc cho xã hội, như khu vực nông thôn, các làng nghề, xung quanh các khu, cụm công nghiệp và ngoại thành thành phố. Đẩy mạnh xã hội hoá nguồn lực về kinh tế, huy động từ các doanh nghiệp, người dân và các tổ chức trong và ngoài nước.

* Căn cứ mục tiêu bảo vệ môi trường của thành phố đến năm 2020:

+ Phòng ngừa ô nhiễm, giảm thiểu và cải thiện tác động ảnh hưởng từ quá trình phát triển kinh tế xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của người dân, đảm bảo phát triển bền vững đến năm 2020.

+ Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải tạo một số sông ô nhiễm nội thành, ứng phó khắc phục hậu quả sự cố môi trường do thiên tai gây ra, thực hiện bảo vệ môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế; hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, từng bước khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường; giải quyết cơ bản tình trạng suy thoái môi trường ở các khu/cụm công nghiệp đến năm 2020; mở rộng đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố; xử lý chất thải các cơ sở y tế; xây dựng hạ tầng vệ sinh môi trường vùng ven thành phố, xử lý triệt để ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và làng nghề; di dời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; kiểm soát chặt chẽ các nguồn chất thải phát sinh gây ô nhiễm môi trường.

- Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Duy trì và thực hiện tốt hoạt động quản lý chất thải, các mục tiêu đã đạt được, phấn đấu đến năm

2020 cơ bản hoàn thành các mục tiêu về bảo vệ môi trường:

+ Thực hiện kiểm soát chặt chẽ và xử lý kịp thời, triệt để các chất thải mới phát sinh;

+ Đến năm 2020, đảm bảo 100% chất thải rắn nguy hại được xử lý Hoàn chỉnh 100% hệ thống thu gom và xử lý chất thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất, khu cụm công nghiệp, đảm bảo chất lượng nước thải, khí thải đạt tiêu chuẩn xả thải, không làm ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường khu vực xung quoanh; + Duy trì tỉ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch và phấn đấu 100% dân cư nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh;

+ Kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư mới, phấn đấu 100% cơ sở sản xuất cũ có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường;

+ Thu gom, xử lý 100%, tái chế 50% chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố;

+ Mục tiêu đến năm 2020, các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn kết hợp với tái chế bên ngoài nhà máy giúp hạn chế lượng chất thải phát sinh;

+ Phấn đấu đến năm 2020, 100% doanh nghiệp có sản phẩm hàng hoá xuất khẩu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO;

+ Đưa giáo dục, đào tạo môi trường vào hệ thống giáo dục của thành phố, giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường Đến năm 2020, các nội dung kiến thức về bảo vệ môi trường sẽ được đưa vào trong chương trình học của các cấp bậc đào tạo.

* Căn cứ thực tế phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, thực tế hoạt động quản lý và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình.

4.4.2 Mốt số giải pháp nâng cao quản lý chất thải răn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

4.4.2.1 Giải pháp về cơ chế chính sách

* Giải pháp về quy hoạch :

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2. Chiến lược quản lý chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Hình 2.2. Chiến lược quản lý chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam (Trang 37)
Hình 2.3. Sơ đồ xử lý rác thải bằng công nghệ DANO, Thái Lan Trong   những   năm   gần   đây,   công   nghệ   xử   lý   chất   thải   rắn   bằng phương pháp ủ sinh học composting cũng được áp dụng tại các địa phương của Thái Lan - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Hình 2.3. Sơ đồ xử lý rác thải bằng công nghệ DANO, Thái Lan Trong những năm gần đây, công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học composting cũng được áp dụng tại các địa phương của Thái Lan (Trang 44)
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu văn hoá – xã hội TP Thái Bình năm 2014-2016 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu văn hoá – xã hội TP Thái Bình năm 2014-2016 (Trang 57)
Bảng 3.5. Đối tượng khảo sát, số lượng mẫu,  phương pháp và nội dung khảo sát TT Đối tượng khảo sát - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Bảng 3.5. Đối tượng khảo sát, số lượng mẫu, phương pháp và nội dung khảo sát TT Đối tượng khảo sát (Trang 62)
Bảng 3.6. Thời gian cân chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình TT Đơn vị Ngày cân tháng Ngày cân tháng Ngày cân - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Bảng 3.6. Thời gian cân chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình TT Đơn vị Ngày cân tháng Ngày cân tháng Ngày cân (Trang 63)
Hình 4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý chất thải rắn sinh hoạt TP Thái Bình Ghi chú: - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Hình 4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý chất thải rắn sinh hoạt TP Thái Bình Ghi chú: (Trang 67)
Hình 4.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng TN và MT TP Thái Bình - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Hình 4.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng TN và MT TP Thái Bình (Trang 69)
Hình 4.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Quản lý đô thị TP Thái Bình Nguồn: Phòng quản lý đô thị TP Thái Bình (2017) - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Hình 4.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Quản lý đô thị TP Thái Bình Nguồn: Phòng quản lý đô thị TP Thái Bình (2017) (Trang 69)
Hình 4.4. Sơ đồ tổ chức của công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Hình 4.4. Sơ đồ tổ chức của công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình (Trang 71)
Bảng 4.3. Chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình phát sinh/ngày tại các hộ gia đình tham gia điều tra trực tiếp - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Bảng 4.3. Chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình phát sinh/ngày tại các hộ gia đình tham gia điều tra trực tiếp (Trang 74)
Bảng 4.6. Các chương trình, dự án, đề tài về môi trường của TP Thái Bình - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Bảng 4.6. Các chương trình, dự án, đề tài về môi trường của TP Thái Bình (Trang 79)
Bảng 4.7. Đánh giá công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Thái Bình - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Bảng 4.7. Đánh giá công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Thái Bình (Trang 81)
Bảng 4.8. Tỷ lệ đánh giá công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Thái Bình - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Bảng 4.8. Tỷ lệ đánh giá công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Thái Bình (Trang 83)
Hình 4.5. Cán bộ công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình thực hiện việc thu gom rác trên các tuyến phố - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Hình 4.5. Cán bộ công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình thực hiện việc thu gom rác trên các tuyến phố (Trang 89)
Bảng 4.13. Đánh giá thực trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu dân cư trên địa bàn TP Thái Bình - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Bảng 4.13. Đánh giá thực trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu dân cư trên địa bàn TP Thái Bình (Trang 91)
Bảng 4.15. Đánh giá thực trạng việc trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Thái Bình - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Bảng 4.15. Đánh giá thực trạng việc trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Thái Bình (Trang 93)
Bảng 4.16. Thiết bị phục vụ công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt của công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Bảng 4.16. Thiết bị phục vụ công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt của công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình (Trang 94)
Hình 4.6. Thu gom rác tại điểm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Thái Bình - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Hình 4.6. Thu gom rác tại điểm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Thái Bình (Trang 96)
Hình 4.7. Hiện trạng quy trình thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn TPTB - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Hình 4.7. Hiện trạng quy trình thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn TPTB (Trang 96)
Bảng 4.17. Phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Thái Bình - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Bảng 4.17. Phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Thái Bình (Trang 97)
Hình 4.8. Công nghệ vận hành lò đốt của xí nghiệp xử lý rác - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Hình 4.8. Công nghệ vận hành lò đốt của xí nghiệp xử lý rác (Trang 100)
Hình 4.9. Công nghệ vận hành bãi chôn lấp - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Hình 4.9. Công nghệ vận hành bãi chôn lấp (Trang 102)
Bảng 4.21. Thực trạng nhân lực công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Bảng 4.21. Thực trạng nhân lực công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình (Trang 109)
Bảng 1: Mức thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Thái Bình - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Bảng 1 Mức thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 132)
Bảng 1: Các chương trình, dự án, đề tài nhiệm vụ cấp bách của TPTB - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Bảng 1 Các chương trình, dự án, đề tài nhiệm vụ cấp bách của TPTB (Trang 136)
Bảng 2: Các chương trình, dự án, đề tài nhiệm vụ ưu tiên của TPTB - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Bảng 2 Các chương trình, dự án, đề tài nhiệm vụ ưu tiên của TPTB (Trang 139)
Bảng 3: Các chương trình, dự án, đề tài nhiệm vụ xã hội hoá của TPTB - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Bảng 3 Các chương trình, dự án, đề tài nhiệm vụ xã hội hoá của TPTB (Trang 141)
Bảng 1. Thành phần CTRSH tại điểm tập kết sau công an phường Trần Lãm đợt 1 (M1-Đ1) - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Bảng 1. Thành phần CTRSH tại điểm tập kết sau công an phường Trần Lãm đợt 1 (M1-Đ1) (Trang 159)
Bảng 3. Thành phần CTRSH tại điểm tập kết thôn Phú Lạc xã Phú Xuân đợt 1 (M3-Đ1) - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Bảng 3. Thành phần CTRSH tại điểm tập kết thôn Phú Lạc xã Phú Xuân đợt 1 (M3-Đ1) (Trang 161)
Bảng 5. Thành phần CTRSH theo từng điểm tập kết (đợt 1) - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình
Bảng 5. Thành phần CTRSH theo từng điểm tập kết (đợt 1) (Trang 162)
w