Bảo vệ cây ăn trái trong mùa mưa bão pptx

4 410 1
Bảo vệ cây ăn trái trong mùa mưa bão pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bảo vệ cây ăn trái trong mùa mưa bão Để đề phòng và hạn chế những tổn thất cho vườn cây ăn trái trong mùa mưa, bão, người làm vườn cần chú ý: - Tạo hệ thống rãnh xung quanh vườn cho từng cây trồng, đảm bảo thoát nước nhanh nếu tiếp tục mưa to, giảm thiểu độ ẩm đất khi còn bị ngập úng. - Tôn cao lớp đất mặt vườn. Dùng xỉ than và tro bếp trộn với đất mùa bón vào quanh gốc cây để tạo điều kiện cho bộ rễ cây ăn nổi lên, phát triển nhiều và khoẻ. Việc này thực hiện khi nước rút, ngập úng đã qua. Xỉ than và tro bếp hút ẩm nhanh, làm tơi xốp, thoáng khí lớp đất quanh gốc cây, đồng thời cung cấp nguồn kali cần thiết cho cây. Nên trộn xỉ than và tro bếp với đất màu theo tỉ lệ 1:2 rồi vun vào gốc cây. - Bón phân tập trung cho cây ngay sau mùa mưa, úng ngập. Dùng loại phân chuồng khô, hoai mục, bón phân lân và kali là chủ yếu. Phun thêm các loại kích thích tố hoặc bón phân qua lá để cây sớm phát triển mầm chồi, nhanh chóng hồi phục, phát triển. - Để đề phòng những trận mưa lớn tiếp theo làm tăng độ ẩm của đất và hạn chế trôi đất màu, có thể dùng tấm nilon mỏng phủ lên mặt đất quanh gốc cây. Phương pháp cứu cây ăn trái bị đổ do bão Thưa bà con, thực tình khi xem ti vi và xem báo tên mạng thấy hình ảnh những cây măng cụt hàng trăm năm tuổi của bà con bị gió, bão làm đổ ngã bản thân rất xót xa. Bản thân muốn được làm một việc gì đó có thể giúp được bà con cứu vãn những cây măng cụt nói riêng và những cây to, cao bị đổ ngã nói chung. Khi muốn cứu cây đổ ngã bà con đều có thể áp dụng theo phương pháp sau đây: Ngay sau bão: - Kịp thời đậy kín gốc cây bị đổ bằng cách đắp đất hoặc vật liệu có thể có như rơm rạ, lá cây… để rễ cây không bị nắng, gió làm khô rễ. Cây cứu sống được hay không phụ thuộc vào tỷ lệ rễ cây bị khô nhiều hay ít. - Cắt bỏ lá, cắt ngọn, cành. Cắt nhiều hay ít, cao hay thấp tuỳ thuộc vào đường kính, chiều cao cây và nhân lực, phương tiện dựng cây đứng lại. - Trên các vết cắt dùng mỡ xe hoặc đất sét, vôi tôi… chít kín các lỗ mạch gỗ để không cho nước thoát ra từ vết cắt. - Dùng bẹ chuối hoặc lá cây, bao tải…. bó buộc quanh thân để hạn chế nước thoát từ vỏ. Không dùng bạt Nilông, chất làm nóng vỏ cây. Sau khi đã bình ổn bão: - Gỡ phần gốc che phủ, dùng cưa cắt bớt rễ to, trên vết cắt cũng bôi mỡ xe ở phần gỗ, phần vỏ bôi thuốc kích thích ra rễ hiện đang bán rất nhiều trên thị trường có kèm theo hướng dẫn sử dụng. - Nhờ người và các phương tiện hỗ trợ có thể có để dựng cây đứng lên, chống giữ cây đứng ổn định, tưới nước vừa đủ ẩm, sau một thời gian cây sẽ ra cành, lá mới. - Khi cây ra lá bà con dùng phân bón lá phun vào lá theo hướng dẫn sử dụng có ghi ở bao bì phân bón. Trên đây là một giải pháp cứu cây đổ do bão và cũng có thể áp dụng khi bà con bứng cây có kích thước lớn đưa đi nơi khác trồng. (Bến Tre, 12/12/2006 Phương pháp cứu cây ăn trái bị đổ do bão Khi muốn cứu cây đổ ngã bà con đều có thể áp dụng theo phương pháp sau đây: Ngay sau bão: - Kịp thời đậy kín gốc cây bị đổ bằng cách đắp đất hoặc vật liệu có thể có như rơm rạ, lá cây… để rễ cây không bị nắng, gió làm khô rễ. Cây cứu sống được hay không phụ thuộc vào tỷ lệ rễ cây bị khô nhiều hay ít. - Cắt bỏ lá, cắt ngọn, cành. Cắt nhiều hay ít, cao hay thấp tuỳ thuộc vào đường kính, chiều cao cây và nhân lực, phương tiện dựng cây đứng lại. - Trên các vết cắt dùng mỡ xe hoặc đất sét, vôi tôi… chít kín các lỗ mạch gỗ để không cho nước thoát ra từ vết cắt. - Dùng bẹ chuối hoặc lá cây, bao tải…. bó buộc quanh thân để hạn chế nước thoát từ vỏ. Không dùng bạt Nilông, chất làm nóng vỏ cây. Sau khi đã bình ổn bão: - Gỡ phần gốc che phủ, dùng cưa cắt bớt rễ to, trên vết cắt cũng bôi mỡ xe ở phần gỗ, phần vỏ bôi thuốc kích thích ra rễ hiện đang bán rất nhiều trên thị trường có kèm theo hướng dẫn sử dụng. - Nhờ người và các phương tiện hỗ trợ có thể có để dựng cây đứng lên, chống giữ cây đứng ổn định, tưới nước vừa đủ ẩm, sau một thời gian cây sẽ ra cành, lá mới. - Khi cây ra lá bà con dùng phân bón lá phun vào lá theo hướng dẫn sử dụng có ghi ở bao bì phân bón. Trên đây là một giải pháp cứu cây đổ do bão và cũng có thể áp dụng khi bà con bứng cây có kích thước lớn đưa đi nơi khác trồng. . Bảo vệ cây ăn trái trong mùa mưa bão Để đề phòng và hạn chế những tổn thất cho vườn cây ăn trái trong mùa mưa, bão, người làm vườn cần chú ý: - Tạo hệ. quanh gốc cây. Phương pháp cứu cây ăn trái bị đổ do bão Thưa bà con, thực tình khi xem ti vi và xem báo tên mạng thấy hình ảnh những cây măng cụt hàng trăm năm tuổi của bà con bị gió, bão làm. cứu cây đổ do bão và cũng có thể áp dụng khi bà con bứng cây có kích thước lớn đưa đi nơi khác trồng. (Bến Tre, 12/12/2006 Phương pháp cứu cây ăn trái bị đổ do bão Khi muốn cứu cây đổ

Ngày đăng: 21/06/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan