1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình hình quản lý sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần mai linh đông đô hà nội

79 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 13,43 MB

Nội dung

Trang 1

J 3385

Lv 6904

TRUONG DAI HOC LAM NGHIEP

KHOA KINH TE & QUAN TR] KINH DOANH

KHOA LUAN TOT NGHIEP

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH QUAN LY SU DỤNG VỐN KINH

DOANH TẠI CÔNG TY CỎ PHẢN MAI LINH ĐÔNG ĐÔ - HÀ NỘI

NGANH: QUAN TRI KINH DOANH

MÃ SỐ :401 2

wet 6 `

Giáo viên hướng dẫn :Th.S Trần Ngọc Bình

Sinh viên thực hiện : Đặng Thị Hương

Khoá học : 2006 - 2010

Hà Nội - 2010

Trang 2

LOI CAM ON

Trong qué trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học lâm nghiệp, được sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô giáo trong trường nói chung, trong,

khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh nói riêng đã trang bị cho tôi những kiến

thức cơ bản, tạo cho tơi có được lịng tự tin, vững bước trong cuộc sống và công tác sau này

Xuất phát từ sự kính trọng cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn trân

trọng đến các thầy, cô giáo Kính chúc tồn thể các thầy, cô giáo sức khoẻ và

đạt được nhiều Ý nguyện

Với sự hướng dẫn của thầy giáo Th.§ Trần Ngọc Bình, sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, sự tạo điều kiện của Công ty cổ phần Mai Linh Đông Đô, cùng với sự nỗ lực của bản thân tơi đã

hồn thành để tài này theo đúng nội dung và kế hoạch được giao

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Th.S

Trần Ngọc Bình, những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh

Trân trọng cảm ơn Công ty cổ phần Mai Linh Đông Đô!

Xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày thang nam 2010 Sinh Viên

Trang 3

DANH MUC VIET TAT

CBCNV Cán bộ công nhân viên

cP Cổ phần CSH Chủ sở hữu GD Giám đốc HTK Hàng tồn kho KT Kế tốn MMTB Máy móc thiết bị NNH Nợ ngắn hạn NVL Nguyên vật liệu TC Tài chính TCNH Tài chính ngắn hạn TCDH Tài chính dài hạn

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

TNHH 'Trách nhiệm hữu hạn

TSDH Tai san dai han

TSCD Tài sản cố định

TSLĐ Tài sản lưu động

SXKD Sản xuất kinh doanh

UBND Uỷ ban nhân dân

VKD Vốn kinh doanh

VCD Vốn cố định

VLĐ Vốn lưu động

OLH Tốc độ phát triển liên hoàn

Trang 4

MUC LUC MO DAU

1 Lý do nghiên cứu của dé tai 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát 2.2 Mục tiêu cụ thể

3 Đối tượng, phạm vi nghiÊn cỨu -.:+ó:c: A6 2v c5 c2 Y2 ccn 2 4 Phương pháp nghiên cứu c- con LẦN VỀ 2Ð cv ve ssys6 2 5 Nội dung nghiên cứu

PHAN I: CO SO LY LUẬN VE VỐN KINH DOANIH «+ se 3 1 Vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.1 Khái niệm về vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1/2: Đặo điển: ấn kinh O8 sssscssvsesssessinsctoDtg11135140121/01010606080 660800 3

1.3 Đặc trưng Vốn .- ó1 1n TH TH Tế 4 1⁄4: PHÁI lá LVÊN ung ư nh 0g 0E DƯỜNNG GHUÔNNGGau tags ptavogososEersesrgosdi 4

2 Vốn cố định

2.1 Khái niệm vốn cỗ định Á ‹; -.2ÁT::000611261100610210ã010 xa nel 5

2.2 Hao mòn tài sản cố định

2.3 Khấu hao tài sản cố định

3 Vốn lưu động

3.1 Khái niệm vốn lưu động 3.2 Đặc điểm vốn lưu động

3.3 Thành phần vốn lưu động

4 Một số chỉ tiêu về tình hình tài chính doanh nghiệp 10

4.1, Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 10 4.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn có định

4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp

Trang 5

6 Một số phương hướng biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiỆp -. - ¿55c 525cc s+svss> 15 PHAN II: TONG QUAN CHUNG VE CONG TY CO PHAN MAI LINH DONG

1 Lich str hinh thanh va phat tridn 0.cccesscseseseseesesceesesveneesseeseeeeeeease 18

2 Đặc điểm kinh doanh và hoạt động của Công ty : .- : 2c ccx++ 18

2.1 Chức năng, nhiệm vụ

2.2 Ngành nghề, quy mô kinh doanh, đặc điểm về sản phẩm và thị trường 19 2.3 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty

2.4 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 20 2.5 Tổ chức bộ máy kế tốn của Cơng ty -ttcc sec 22

3 Những khó khăn và thuận lợi của Công ty se 25

3,1 Những khé khi 0.:.: diamante 25 SN Gig HRA IGE sccesesseer cessed ecnsneere el Npnescnercaveinrceesneesestn 26

PHAN III: PHAN TICH TINH HINH QUAN LY SU DUNG VON KINH

DOANH CUA CONG TY CO PHAN MAI LINH ĐÔNG ĐÔ - HÀ NỘI

1 Phân tích chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 2 Thực trạng về vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Mai Linh

Đông Đô — HÀ Nội cocsecccc LÔ N: 2/2”: (c0 ng ng ngang gdandEaa 32

2.1 Phân tích kết cấu tài sản của Công ty -.-cccccsn site 32 2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty - 7-5 2-ceccSctseeree 34 2.3 Đánh giá tình hình tài chính và đầu tư của doanh nghiệp 37

3 Phân tích tình hình sử dụng, vốn cố Ginh sacar eo a8 39

3.1 Phân tích tình hình sử dụng vốn cổ định .-. sec 39 3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn có định - + S+cccsesscsesexsre 42

4 Phân tích tình hình sử dụng, von lưu đồ sisss02555464406602864405508020 08646 sử 44

Trang 6

4:4 Phan tich cao khoai :DHÀÍ Tà: ‹-xcsxseseniesbsgeDdopogidGSE.GHS001458800888/0891080/4038 52 4.5 So sánh tổng các khoản phải thu so với tổng các khoản phải trả 54 4.6 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cài ê 54 4.7 Tình hình quản lý và bảo toàn vốn lưu động - +52 se 59 4.7.1 Tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động ‹: + - «<5 +<=s<<z~ 59 4.7.2 Bảo tồn vốn lưu động

5, Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh qua 3 năm

PHÂN IV: MỘT SỐ Ý KIỀN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUÁ SỬ DUNG VON KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1 Nhận xét chung về quá trình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cỗ phần Mai Linh Đông Đô

2.1 Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ 2.2 Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ

Trang 7

DANH MUC CAC BANG BIEU

Biểu 01: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2007 — 2009 230

: Tỷ trọng các chỉ tiêu so với doanh thu thuân

: Kết cấu tài sản của Công ty qua 3 năm

: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua 3 năm : Tình hình nguồn vốn của Cơng ty

: Kết cấu tài sản cố định của công ty trong năm gần đây

: Hiệu quả sử dụng vốn có định của cơng ty

Biểu 08: Tình hình vốn lưu động trong 3 năm gần đây của Công ty

Biểu 9: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán bằng phương pháp hệ số 48

Biểu 10: Bảng phân tích các khoản phải thu

Biểu 11: Phân tích tình hình biến động các khoản phải trí

Biểu 13: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Biểu 14 Tình hình bảo toàn vốn lưu độn

Trang 8

DAT VAN DE

1 Lý do nghiên cứu của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, mục tiêu sống còn của các

Doanh nghiệp là kinh doanh có lãi, là đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh

lớn nhất Bởi vậy nhiệm vụ chủ yếu của tất cả các doanh nghiệp là phải tổ chức, khai thác và sử dụng các nguồn vốn có được một cách hợp lý và hiệu

quả Vì vậy, nghiên cứu tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn kinh

doanh của doanh nghiệp rất quan trọng, điều đó nói lên được tình hình, tiềm năng mở rộng quy mô của doanh nghiệp trong tương lai

Đặc biệt, hoạt động trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp phải đứng trước sự cạch tranh quyết liệt và chịu sự điều tiết của

các quy luật kinh tế khách quan Vì vậy khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp là rất quan trọng, trong đó nguồn vốn là điều kiện đẻ hình thành nên doanh nghiệp Và để đảm bảo hoạt động bình thường thì bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải dùng vốn để trang trải nợ nan, mua vat tu, máy móc,

thiết bị, trả lương cho công nhân và nhiều khoản chỉ phí khác Nhằm duy trì hoạt

động sản xuất một cách thường xuyên và liên tục thì tình hình tài chính của

doanh nghiệp phải linh hoạt, khả năng quay vòng vốn ồn định và hiệu quả

Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả đó chính là sự khác biệt của các doanh nghiệp Nhận thức

được tầm quan trọng của việc nghiện cứu tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn của mỗi doanh nghiệp, em đã chọn đề tài thực tập: “Wghiên cứu tình hình quản lý sử dụng vốn linh doanh tại Công ty cỗ phần Mai Linh Đông Đô - Hà

Nội”

2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại Cong ty CP Mai Linh Đông Đô ~ Hà Nội Trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu

Trang 9

2.2 Muc tiéu cu thé:

Nghiên cứu tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty CP Mai Linh Đông Đô - Hà Nội

Nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP Mai Linh Đông Đô - Hà Nội

Nghiên cứu tình hình sử dụng vốn cố định và vốn lưu động

Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn kinh doanh của Công ty CP Mai Linh Đông Đô - Hà Nội

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là Quá trình quản lý sử dụng vốn

kinh doanh của Công ty CP Mai Linh Đông Đô - Hà Nội

~ Về khơng gian: Khố luận nghiên cứu trong phạm vi Công ty CP Mai Linh Đông Đô - Hà Nội

~ Về nội dung: Đi sâu nghiên cứu quá trình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty CP Mai Linh Đông Đô ~ Hà Nội

- Về thời gian: Nghiên cứu và thu thập số liệu 3 năm 2007 - 2009 về kết

quả sản xuất kinh đoanh và quá trình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty CP Mai Linh Đông Đô — Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích thông tin từ tài liệu có liên quan - Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu - Phuong phap chuyén gia

- Phương pháp phỏng vấn

§5 Nội dung nghiên cứu

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về vốn kinh doanh

~ Nghiên cứu tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Trang 10

PHAN I: CO SO LY LUAN VE VON KINH DOANH 1 Vốn kinh doanh của đoanh nghiệp

1.1.Khái niệm về vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào: sức lao động và đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.Tuy nhiên muốn tiến hành được quá trình trên thì bất kỳ doanh nghiệp nào

cũng phải có một lượng vốn nhất định để mua sắm các yếu tố đầu vào cần

thiết phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, lượng vốn này được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Như vậy vốn kinh doanh của doanh nghiệp là bi éu hiện bằng tiền của

toàn bộ tài sản được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục

đích sinh lời

1.2 Đặc điểm vốn kinh doanh

Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản, có nghĩa vốn là biểu hiện bằng, tiền của tài sản hữu hình cũng như vơ hình như: nhà xưởng, đất đai, máy móc, thương hiệu, bằng phát minh, sáng chế

'Vốn luôn vận động để sinh lời, vốn là biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn Để biến thành vốn thì tiền đó phải đưa vào hoạt động,

kinh doanh để kiếm lời

Vốn không tách rời chủ sở hữu trong quá trình vận động, mỗi đồng vốn phải được gắn với một chủ sở hữu nhất định Trong nền kinh tế thị trường thì chỉ có xác định được chủ sở hữu thì đồng vốn mới được sử dụng hợp lý

không gây lãng phí và đạt được hiệu quả cao

Trang 11

Vốn được quan niệm là một loại hàng hoá đặc biệt trong nền kinh tế thị trường Những người có vốn có thể cho vay và những người cần vốn có thể đi

vay, có nghĩa là mua quyền sử dụng vốn của người có quyển sở hữu

1.3 Đặc trưng vẫn

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là số tiền ứng trước cho hoạt động

sản xuất — kinh doanh của doanh nghiệp Tắt nhiên muốn có được lượng vốn đó, các doanh nghiệp phải chủ động khai thác, thu hút vốn trên thị trường

Mục đích vận động của tiền vốn là sinh lời Nghĩa là vốn ứng trước cho hoạt

động sản xuất kinh doanh phải được thu hồi về sau mỗi chu kỳ sản xuất, tiền vốn thu về phải lớn hơn số vồn đã bỏ ra

1.4 Phân loại vẫn

Người ta đứng trên các giác độ khác nhau để xem xét vốn kinh doanh của

một doanh nghiệp

~ Trên giác độ pháp luật vốn kinh doanh bao gồm:

+ Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu cần phải có để thành lập doanh

nghiệp do pháp luật quy định với từng ngành, nghề và từng loại hình sở hữu

doanh nghiệp Dưới mức vốn pháp định thì khơng thẻ thành lập doanh nghiệp + Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên đóng góp và được ghỉ vào điều

lệ của công ty (doanh nghiệp) Tuỳ theo từng loại hình sở hữu, theo từng ngành, nghề, vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định

- Đứng trên giác độ hình thành vốn

+ Vốn đầu tu ban đầu: là vốn phải có khi thành lập doanh nghiệp, tức là vốn cần thiết đê đăng ký kinh doanh hoặc vốn đóng góp của Cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cỗ phần, doanh nghiệp tư nhân hoặc vốn của Nhà nước giao

+ Vốn bổ sung: là vốn tăng thêm do bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp, do Nhà nước bổ sung bằng phân phối, phân phối lại nguồn vốn, do sự

đóng góp của các thành viên, do bán trái phiếu

+ Vốn liên doanh: là vốn do các bên cùng cam kết liên doanh với nhau dé

Trang 12

+ Vốn đi vay: trong hoạt động kinh doanh ngoài vốn tự có, doanh nghiệp còn sử dụng một số vốn đi vay khá lớn của các ngân hàng Ngoài ra cịn có

các khoản chiếm dụng lẫn nhau của các đơn vị nguồn hàng, khách hàng và bạn hàng

- Đứng trên góc độ chu chuyển với

+ Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông Vốn lưu động tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và giá trị của nó lại trở về trạng thái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển

+ Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ TSCĐ dùng trong sản xuất, kinh doanh tham gia hoàn tồn vào q trình kinh doanh, nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi sau nhiều chu kỳ kinh doanh

2 Vốn cố định

2.1 Khái niệm về vẫn cỗ định

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, lắp đặt các TSCĐ của doanh nghiệp đều phải thanh toán chỉ trả bằng tiền mặt và số vốn bỏ ra đề đầu tư, mua sắm các TSCD nay được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp Nói cách khác 'VCĐ của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TCSĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hồn thành một vịng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng

Là vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô eta VCD ít hay nhiều sẽ quyết định quy mô của TSCĐ, ảnh hưởng lớn đến

trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Song ngược lại những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá

trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chỉ phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyên của VCĐ

Có thể khái quát những nét đặc thù về sự vận động của VCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh như sat

Trang 13

Hai 1a: VCD được luân chuyển dần dan từng phần trong các chu kỳ sản

xuất Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận VCĐ được luân

chuyển và cấu thành chỉ phí sản xuất sản phẩm ( dưới hình thức chỉ phí khấu

hao ) tương ứng với phan giá trị hao mòn của TSCĐ

Ba là: Sau nhiều chu kỳ sản xuất VCĐ mới hoàn thành một vòng luân

chuyển Sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dan tăng lên Song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCP lại đần giảm xuống cho đến khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì VCĐ mới hồn thành một vòng luân chuyển

Những đặc điểm luân chuyển trên của VCĐ đòi hỏi việc quản lý vốn cố định phải luôn gắn với việc quản lý hình thái hiện vật trong đó là các tài sản cố định của doanh nghiệp

2.2 Hao mòn tài sản cỗ định

Trong quá trình sử dụng do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau TSCD của doanh nghiệp bị hao mịn dưới hai hình thức là hao mòn hữu hình và hao mịn vơ hình

- Hao mịn hữu hình

Hao mịn hữu hình của tài sản cố định là sự hao mòn về vật chất và giá trị của tài sản cố định giảm trong quá trình sử dụng

Nguyên nhân và mức độ hao mịn hữu hình trước hết phụ thuộc vào các

nhân tố trong quá trình sử dụng tài sản cố định như thời gian và cương độ sử dụng, việc chấp hành các quy phạm kỹ thuật trong sử dụng và bảo dưỡng tài

sản cố định tiếp đén là các nhân tố về tự nhiên và môi trường sử dụng tài sản

cố định ngoài ra mức độ hao mịn hữu hình cũng còn chịu phụ thuộc vào chất

lượng chế tạo tài sản cố định

Việc nhận thức rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức hao mòn hữu hình tài sản cố định sẽ giúp doanh nghiệp có biện pháp cần thiết hữu hiệu để

Trang 14

~ Hao mịn vơ hình

Ngồi hao mịn hữu hình trong quá trình sử dụng các tài sản cố định

còn bị hao mịn vơ hình, hao mịn vơ hình là sự giảm sút về giá trị trao đổi của tài sản cố định do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật

Nguyên nhân cơ bản của hao mịn vơ hình là sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật do đó biện pháp cơ bản có hiệu quả nhất để khắc phục hao mịn vơ hình là doanh nghiệp phải coi trong đổi mới kỹ thuật công nghệ ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra các lợi thế cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường

2.3 Khẩu hao tài sản cỗ định

Để bù đắp giá trị tài sản cố định bị hao mịn trong q trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải chuyển địch dần dần phần giá trị hao mịn

đó vào giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ gọi là khấu hao tải sản cố định

Vậy khấu hao tài sản cố định là việc chuyển dịch phần giá trị hao mòn của tài sản cố định trong quá trình sử dụng vào giá trị sản phẩm sản xuất ra

theo các phương pháp thích hợp

Mục đích của khấu hao tài sản cố định là nhằm tích lũy vấn đề tái sản xuất giản đơn của tái sản xuất mở rộng tài sản cố định

Biện pháp quan trọng nhất để các doanh nghiệp có thể tính đúng, tính

đủ chỉ phí khấu hao vảo giá thành sản phẩm là phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng các tài sản cố định trong doanh nghiệp

3 Vốn lưu động

3.1 Khái niệm vẫn lieu động

Vốn lựu động là một yếu tố quan trọng gắn liền với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của

tài sản lưu động và vốn lưu thơng, vì vậy nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh

Trang 15

lưu động thể hiện dưới trạng thái sơ khai của mình là tiền tệ, qua các giai đoạn nó dần chuyển thành các sản phẩm đở đang hay bán thành phẩm Giai

đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động được chuyền

hoá vào sản phẩm cuối cùng Khi sản phẩm này được bán trên thị trường sẽ thu về tiền tệ hay hình thái ban đầu của vốn lưu động

3.2 Đặc điểm vốn lưu động

Đặc điểm của vốn lưu động có thể tóm tắt như sau

- Vốn lưu động lưu chuyển nhanh

~ Vốn lưu động dịch chuyển một lần vào quá trình sản xuất, kinh doanh - Vốn lưu động hồn thành một vịng tuần hoàn sau khi hoàn thành một quá trình sản xuất kinh doanh

Quá trình vận động của vốn lưu động là một chu kỳ khép kín từ hình thái nảy sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở đánh giá khả năng thanh toán và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Điều khác biệt lớn nhất giữa vốn lưu động và vốn cố định là: vốn cố định chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm thông qua mức khấu hao, còn vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo chu kỳ sản xuất,

kinh doanh

3.3 Thành phan von lưu động

Dựa theo tiêu thức khác nhau, có thể chỉa vốn lưu động thành các loại

khác nhau Thông thường có một số cách phân loại sau:

* Dựa (heo hình (hái biểu hiện của vốn có thé chia vốn lưu động thành

các loại:

~_ Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:

+ Vốn bằng tiền: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang

chuyển Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thẻ đễ dàng chuyển đổi thành các loại

doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định

Trang 16

+ Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau

- Vén vật tư, hàng hóa: Bao gồm 3 loại gọi chung là hàng tồn kho + Nguyên liệu, vật liệu, công cụ và dụng cụ

+ San pham dé dang

+ Thanh phim

Việc phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho

việc xem xét, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp

* Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh

doanh có thể chia vốn lưu động thành các loại chủ yếu Sau:

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, gồm các khoản: + Vốn nguyên liệu, vật liệu chính

+ Vốn phụ tùng thay thế

+ Vốn công cụ, dụng cụ + Vốn nhiên liệu

+ Vốn vật liệu phụ

-_ Vốn lưu động trong khâu sản xuất: + Vốn sản phim dé dang

+ Vốn về chỉ phí trả trước

-_ Vốn lưu động trong khâu lưu thông

+ Vốn thành phẩm

+ Vốn bằng tiền

+ Vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán và các loại khác

+ Vốn trong thanh toán: những khoản phải thu và tạm ứng * Theo nguồn hình thành

Trang 17

- Nguén vén ty bé sung: Day 1a nguén vốn doanh nghiệp tự bổ sung

chủ yếu một phân lấy từ lợi nhuận để lại ~ Nguồn vốn liên doanh, liên kết

- Nguồn vốn huy động thông qua phát hành cổ phiếu ~ Nguồn vốn đi vay

Đây là nguồn vốn quan trọng mà doanh nghiệp có thê sử dụng để đáp ứng

nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên trong kinh doanh Tuỳ theo điều kiện

cụ thể mà doanh nghiệp có thể vay vốn của ngân hàng các tổ chức tín dụng

khác hoặc có thể vay vốn của tư nhân các đơn vị tổ chức trong và ngoài nước

4 Một số chỉ tiêu về tình hình tài chính doanh nghiệp

4.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn SXKD của doanh nghiệp người ta có

thê sử dụng một số chỉ tiên sau:

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Vòng quay toàn bộ vốn trong ky = —

Số vôn sử dụng bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu suất sử dụng vốn hay tài sản của doanh nghiệp trong kỳ, nó thể hiện rằng cứ một đồng vốn đem vào đầu tư trong kỳ sẽ mang lại mấy đồng đoanh thu tiêu thụ sản phẩm Nói chung vịng quay

toàn bộ vốn càng lớn thê hiện hiệu quả sử dụng, vốn cảng cao

Lợi nhuận trước ( sau ) thuế

- Tỉ suất lợi nhuận vốn =———————————————

Số vốn sử dụng bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn đầu tư vào

hoạt động sản xuất kinh doanh của đoanh nghiệp, cho ta thấy rằng trong kỳ cứ

sử dụng một đồng vốn vào hoạt động SXKD thì sẽ mang lại mấy đồng lợi

nhuận ( trước thuế hoặc sau thuế )

Song để đánh giá được chính xác hơn về hiệu quả sử dụng vốn để từ đó

đưa ra được biện pháp tối ưu nhất, trọng tâm nhất, sát thực nhất ta cần

nghiên cứu hiệu quả sử dụng của từng loại vốn

Trang 18

4.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ

Để đánh giá hiệu quả tổ chức VCĐ, cần phải xác định đúng đắn hệ thống, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCÐ và TSCĐ của doanh nghiệp Thông thường bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu phân tích

* Các chỉ tiêu tổng hợp

+ Chi tiêu hiệu suất sử dụng VCPĐ: chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCD cé thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ

| Doanh thu thuần trong kỳ

Hiệu suất sử dụng VCĐ =—————————————————¬ VCD binh quân trong kỳ

Ta thấy rằng chỉ tiêu này càng cao thì càng có lợi cho doanh nghiệp, nó phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp ra sao Còn nếu chỉ tiêu này ngày càng đi xuống thì doanh nghiệp cần xem xét lại cơ cấu và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

+ Chỉ tiêu hàm lượng VCĐ: Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu

suất sử dụng VCĐ Nó phản ánh: để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu đồng VCĐ

VCD binh quan trong ky

Ham lugng VCD = oS

Doanh thu thuan trong ky

Nhu vay ta thấy rằng doanh nghiệp cần có một hàm lượng VCĐ càng thấp càng tốt

+ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCĐ: chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ

trong kỳ có thê (ạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế ( hoặc lợi nhuận

sau thuế thu nhập )

Lợi nhuận trước thuế ( sau thuế TNDN )

x 100%

Tỳ suất lợi nhuận = ——————————

VCD VCD binh quân trong kỳ

Trang 19

+ Hệ số hao mòn TSCD: phản ánh mức độ hao mòn TSCP trong các

doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu Hệ số này càng lớn chứng tỏ

mức độ hao mòn TSCĐ càng cao và ngược lại

Số tiền hao mòn lũy kế

Hệ số hao mòn = —=-

TSCĐ Nguyên giá TSCĐ ở thời điêm đánh giá

+ Hiệu suất sử dụng TSCD: Phan ánh một đồng TSCĐ trong ky tao ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần

Doanh thu thuần trong kỳ

Hiệu suât sử dụng =————————————————————————

TSCĐ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

Lợi nhuận sau thuế

Hiệu quả sử dụng =

VCĐ Giá trị cịn lại bình quân TSCĐ

Ngoài các chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu kết cấu TSCĐ giúp doanh nghiệp

đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cầu TSCĐ được trang bị ở doanh nghiệp, từ

đó giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả sir dung VCD

4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ của

doanh nghiệp

Một trong những vấn đề quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là phải thường xuyên nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Tốc độ luân chuyển VLĐ: có thể được đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển ( số vòng quay VLĐ ) và kỳ luân chuyển vốn ( số ngày một vòng

quay VLD )

| Vong quay VLD: phan anh trong ky VLD quay duge bao nhiéu vong

Doanh thu thuần trong ky

Vong quay VLĐ =———————————~~~

Trang 20

360 x Vốn lưu động bình quân

Kỳ luân chuyển VLĐ = —————

Doanh thu thuần trong kỳ

Lợi nhuận trước thuế

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động =——=——————————————— Vốn lưu động bình quân

Vong quay vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả

Do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ trong sản xuất, lưu thơng hàng hóa

nên doanh nghiệp có thé giảm bớt được số VLĐ cần thiết, đây là lượng VLĐ

mà doanh nghiệp tiết kiệm được thể hiện dưới hai hình thức: tiết kiệm tương đối và tiết kiệm tuyệt đối

+ Mức tiết kiệm tuyệt đối:

Mtk = VLDt - VLDk

Trong dé: Mik: Mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động

VLPt, VLĐk: Số vốn lưu động thực tế, kế hoạch sử dụng trong kỳ

Tính theo kỳ luân chuyển :

Mtk = ( Kt~ Kk)\(ĐTt : 360)

Trong đó: Kt, Kk: kỳ luân chuyển vốn lưu động thực tế và kế hoạch

DTt: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ + Mức tiết kiệm tương đối:

Mtk= VLĐk - VLĐt đíc

VLĐLđíc: Vốn lưu động điều chỉnh theo quy mô ting Tính theo kỳ luân chuyển:

Mtk = (Kt~ Kk)(DTt đíc : 360)

DTt: Doanh thu thuần điều chỉnh theo quy mô ting

Trang 21

Giá vốn hàng bán

Số vòng quay = ——————

HTK Hàng tôn kho bình quân

Hoặc:

Doanh thu thuần

Sơ vịng quay = —————————————————-

Số dư bình quân các khoản phải thu

Ngoài các chỉ tiêu chủ yếu trên, người ta còn dùng các hệ phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp: hệ số nợ, hệ số vốn chủ sở hữu để giúp

người quản lí nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp, để từ đó có quyết định đúng đắn có nên tiếp tục đầu tư mở rộng hay thu hẹp đầu tư, đồng thời có kế hoạch cho việc tổ chức huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh

doanh Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn biết được năng lực đi vay dé mở rộng

đầu tư của mình

5 Một số chỉ tiêu về tình hình tài chính doanh nghiệp

-Tỷ suất tài trợ: Là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về tài chính của đoanh nghiệp, tỷ suất này càng lớn thì mức độ độc lập, tự chủ vốn càng cao

Nguồn vốn CSH

Tỷ suất tài tro =

Tổng NHH

- Hệ số thanh toán ngắn hạn: Đây là chỉ tiêu cho thấy khả năng thanh

toán khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Nếu tỷ suất này >= 1 thì doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Tổng TSLĐ HAittoh =

Tổng NHH

- Hệ số thanh toán VLĐ: là chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyên đổi thành tiền của TSLĐ Nếu chỉ tiêu này >= 0,5 thì vốn bằng tiền quá nhiều gây ứ đọng vốn, nếu < 0,5 thì vốn bằng tiền không đủ chỉ trả cho các hoạt động của doanh nghiệp

Trang 22

Vốn bằng tiền

Htt=

Téng TSLD

~ Hệ số thanh toán tức thời: Hệ số này cho biết khả năng đáp ứng nhanh các khoản nợ ngắn hạn, nếu chỉ số này >= 0,5 thì doanh nghiệp đủ khả năng

thanh toán

Tổng vốn bằng tiền

Htt=

Tổng TSLĐ

6 Một số phương hướng biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

Nhằm cung ứng đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, các doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp cơ bản sau:

- Lựa chọn đúng phương án sản xuất kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn chỉ đạt được khi doanh nghiệp có khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Trong nên kinh tế thị trường, quy mơ và tính chất kinh doanh không phải do chủ quan của doanh nghiệp quyết định mà khả năng nhận biết, dự đoán thời

cơ là một trong các yếu tố quyết định sự thành bại trong sản xuất kinh doanh

Vì vậy vấn đề đầu tiên có tính chất quyết định hiệu quả kinh doanh,

hiệu quả sử dụng vốn là phải lựa chọn đúng phương án sản xuất kinh doanh Các phương án này phải dựa trên cơ sở tiếp cận thị trường, xuất phát từ nhu

cầu thị trường Có như vậy sản phẩm làm ra mới có thể tiêu thụ được, doanh nghiệp mới nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn

- Xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản

xuất kinh doanh Việc xác định nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề không kém phần quan trọng Nó giúp cho doanh

nghiệp tránh được tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn, ảnh hưởng đến quá

Trang 23

cũng tránh được tình trạng ứ đọng vốn, không phát huy được hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp

- Huy động và đầu tư vốn đúng đắn Lựa chọn các hình thức thu hút vốn tích cực, triệt để khai thác nguồn vốn trong nội bộ doanh nghiệp Cần tránh tình trạng vốn tồn tại dưới hình thái tài sản không cần sử dụng, vật tư

hàng hóa kém phẩm chất trong khi doanh nghiệp phải đi vay với lãi xuất cao

Trước khi quyết định đầu tư, doanh nghiệp cần phải cân nhắc ky tir

nguồn tài trợ vốn đầu tư, thị trường cung cấp nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm đề đảm bảo chí phí sử dụng vốn là thấp nhất Đầu tư đúng

đắn vào thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại, kết cấu tài sản đầu tư hợp lý cũng

hạn chế được ảnh hưởng của hao mịn vơ hình mà van dat chỉ tiêu về năng xuất và chất lượng

~ Tổ chức tốt từ công tác sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm Doanh

nghiệp cần phân phối nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Tăng cường công tác quảng cáo, marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng vòng quay của vốn Để làm tốt mục đích ấy, doanh nghiệp phải tăng cường quản lý các yếu

tố của quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như quản lý tốt vốn cố định và vốn lưu động

- Quản lý chặt chẽ các khoản vốn Làm tốt công tác thanh tốn cơng nợ,

chủ động phòng ngừa rủi ro, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn Bởi vì nếu khơng quản ly tốt khi phát sinh nhu cầu về vốn thì doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch, làm täng chỉ phí sử dụng vốn mà lẽ ra không cỏ Đồng thời vốn bị chiếm đựng cũng là một rủi ro khi trở thành nợ khó địi, gây thất thốt, khó khăn cho doanh nghiệp Chính vì vậy doanh nghiệp nên mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn bù đắp khi vốn bị thiếu hụt

- Tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong việc sử dụng vốn bằng cách thường xuyên kiểm tra tài chính và lập kế hoạch đối với việc sử

Trang 24

mua sim TSCD Theo dõi và kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh trên cả số sách lẫn thực tế để đưa ra kế hoạch sử dụng hợp lý và có hiệu quả

Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn của các doanh nghiệp nói chung Tuy nhiên, trên thực tế có đặc điểm

khác nhau giữa các doanh nghiệp trong từng ngành và toàn bộ nền kinh tế,

các doanh nghiệp cần căn cứ vào những phương hướng và biện pháp chung đẻ

đưa ra cho doanh nghiệp mình một phương hướng cụ thẻ sao cho phù hợp và

mang tinh kha thi nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo tính

Trang 25

PHAN II:

TONG QUAN CHUNG VE CONG TY CP MAI LINH DONG BO ~ HA NOL

1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty cỗ phần Mai Linh Đông Đô là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập năm 2004 Tiền thân là công ty TNHH Sao Sài Gòn với nhiệm vụ chủ yếu là vận tải hành khách bằng Taxi

Đến ngày 19/06/2007 Công ty TNHH Sao Sài Gòn được chuyên đổi thành công ty cổ phần Mai Linh Đông Đô theo quyết định số 0103018025 của UBND thành phố Hà Nội Hoạt động chủ yếu của Công ty là kinh doanh dịch vụ vận chuyển bằng Taxi

Một số đặc điểm chủ yếu của công ty :

Tên công ty : CONG TY CO PHAN MAI LINH ĐÔNG ĐÔ Tén giao dich : Mai Linh Dong Do joint stock company

Trụ sở chính :55 Kim Đồng — Giáp Bát - Hoàng Mai — Hà Nội

Điện thoại :04.6643131

Mã số thuế : 0101410563

2 Đặc điểm kinh doanh và hoạt động của Công ty

2.1 Chức năng, nhiệm vụ

- Chức năng, nhiệm vụ của công ty: Là Công ty thương mại nên hoạt

động chính của Cơng ty là kinh doanh dịch vụ vận chuyển bằng taxi Hoạt động này mang lại lợi nhuận, nâng cao lợi ích của Công ty đồng thời có nguồn tài chính dàm bảo cho Công ty hoạt động tốt

- Nhiệm vụ:

+Xây dựng, tô chức công tác kinh doanh và quản lý khai thác sử dụng có

hiệu quả, đảm bảo đầu tư, mở rộng kinh doanh, bù đắp chỉ phí

+ Từng bước ổn định mở rộng kinh doanh, tăng cường công tác quản lý,

phát hiện và điều chỉnh kịp thời những sai lệch nhằm hạn chế những tổn thất

về kinh tế

Trang 26

+ Kinh doanh trên cơ sở bảo toàn và phát triển nguồn vốn, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, nộp thuế cho nhà nước theo đúng quy định

+ Tuân thủ các chế độ, chính sách quản lý kinh tế của nhà nước, thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng kinh tê liên quan

+ Thực hiện đúng các chế độ quản lý tài sản, tài chính, phân phối theo

lao động tiền lương , làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động trật tự xã hội, bảo vệ an ninh

+ Đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao

động

+ Không ngừng nâng cao lợi ích của các thành viên góp vốn và đảm bảo đời sống cho người lao động

+ Phan đấu thực hiện tốt các khâu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đáp

ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao uy tín cho Cơng ty

2.2 Ngành nghề, quy mô kinh doanh, đặc điểm về sản phẩm và thị trường Công ty đăng ký kinh doanh trên các lĩnh vực sau:

- Vận tải hành khách bằng taxi

~ Vận tải hành khách du lịch, vận chuyển

- Sữa chữa, bảo dưỡng, bảo trì phương tiện vận tải

- Buôn bán linh kiện, phụ tùng ô tô

- Buôn bán các loại hóa chất ( trừ hóa chất nhà nước cắm ) ~ Đại lý bán lẻ xăng dầu, khí ga hóa lỏng

~ Chế biến nông, lâm, thủy bải sản

~ Sân xuất các sản phẩm từ mây, tre, gỗ, song

~ Lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa

Hiện nay công ty đang tập chung vào hoạt động cung cấp dịch vụ Taxi Trong tương lai ngoài lĩnh vực thuộc thế mạnh hiện nay, chiến lược kinh

doanh của công ty sẽ mở rộng, hoạt động thêm một số lĩnh vực đã dăng ký

Trang 27

2.3 Dite diém t6 chitc kink doanh cita Công ty

Công ty cô phần Mai Linh Đông Đô là cơng ty có quy mơ lớn hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hành khách bằng taxi Tuy là doanh nghiệp mới thành lập nhưng công ty đã dần khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh taxi,

- Vân đề vốn, do công ty kinh doanh taxi đòi hỏi rất nhiều vốn để có thể tồn tại trên thị trường cạnh tranh khốc liệt nên công ty phải huy động vốn từ bên ngoài bằng cách vay vốn ngân hàng, huy động vốn góp của cán bộ cơng nhân viên hay huy động từ đơn vị bạn Công ty đã xây dựng cơ chế tài chính phù hợp với yêu cầu quản lý và hoạt động kinh doanh

*Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty:

- Quy trình cơng nghệ: Ngày nay khi công nghệ khoa học kĩ thuật phát

triển công ty đã quản lý taxi bằng đồng hồ tính tiền ( taxi metfer ) Bằng cách

này công ty sẽ quản lý được hiệu quả hoạt động của xe, độ trung thực của lái xe, doanh thu thực thư trong ngày

- Hàng ngày nhân viên checker đến từng lái xe để kiểm tra số cuốc khách,

số tiền, số km có khách, km vận doanh, km rỗng và thời gian thực hiện

- Cơng ty có lắp phần mềm theo đõi km vận doanh, km có khách, km rổng của từng xe, theo dõi doanh thu để tính lương cbo lái xe vào cuối tháng

* Đặc điểm lao động của Công ty:

- Tổng số cán bộ nhân viên trong công ty: 825 người Trong đó có 70%

là nhân viên lái xe

- Tất cả nhân viên đều qua lớp đảo tạo nghiệp vụ của công ty trước khi đi vào kinh doanh và thường xuyên được bổ sung kiến thức Đội ngũ lái xe đều qua

các trường đạy nghè có uy tín và được đào tạo lấy chứng chỉ hành nghề taxi

2.4 Tổ chức bộ máy quản lÿ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Trước yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh, cơ cấu tổ chức của Cơng ty địi hỏi phải củng cố và kiện toàn theo tiêu chí đơn giản mà hiệu quả

Trang 28

Bộ máy quán lý là cơ quan đầu não của cả Công ty, bất kỳ một công ty nào muốn thành cơng thì trước tiên phải có một hệ thống quản lý tốt, phù hợp với loại hình doanh nghiệp

- Hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan chịu

trách nhiệm điều bành và quản lý Công ty giữa bai kỳ đại hội

- Ban kiểm soát là do đại hội đồng, cổ đông bầu ra có nhiệm vụ giám

sát các hoạt động tuân theo Nghị quyết Đại hội đồng cỏ đông, Nghị quyết Hội đồng quản trị của Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành

- Chủ tịch hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra là người có

quyết định cao nhất và chịu trách nhiệm trước toàn cô đông

- Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản

xuất của Công ty và trực tiếp quản lý các khâu trọng yếu, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, đại điện công ty khi quan hệ với các cơ quan pháp

luật của Nhà nước

* Chức năng và nhiệm vụ của các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ: Đây là các bộ phận giúp việc cho ban lãnh đạo công ty, các bộ phận này có chức năng tham mưu, giúp việc cho GÐ, các phó GÐ trong quản lý và

điều hành công việc

- Bộ phận kế toán: Thực hiện việc ghi chép ban đầu đảm bảo việc luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận một cách khoa học, hợp lý Lập và gửi báo cáo định kỳ cho Công ty và báo cáo khác do Công ty yêu cầu Tổ chức bảo quản hồ sơ, lưu trữ chứng từ số sách kế tốn, báo cáo tài chính

- Phong (0 chức hành chính: Tổ chức thực hiện công tác quản lý nhân

sự, theo đối và thực hiện chế độ liên quan tới người lao động

~ Phòng kinh doanh: Tiếp cận thị trường tìm nguồn khách hàng tổ chức

thực hiện hợp đồng với khách hàng, tham gia xây dựng các kế hoạch đầu tư

đài hạn, tham gia lập các dự án đầu tư

- Đội xe: Bao gồm đội ngũ các lái xe là những lao động chủ chốt trực

Trang 29

- Xưởng sửa chữa: Sữa chữa các phuơng tiệ vận tải của Công ty khi có

sự cố, bảo dưỡng, thay thế các phương tiện vận tải của Công ty theo định kỳ

2.5 TỔ chức bộ máy kế toán của Cơng ty

Hình thức kế tốn: Cơng ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập

trung nên công việc ở văn phòng liên quan trực tiếp với nhau Các nhân viên kế tốn có nhiệm vụ kiểm tra sử lý các chứng từ và tổ chức hạch toán một cách đầy đủ theo sự phân công quản lý, hướng dẫn của kế tốn trưởng Cơng ty Sơ đồ tổ chức:

Cách thức tổ chức cơng tác kế tốn gắn với cơ sở sản xuất kinh doanh

cũng chính là nơi gắn với phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, nhờ đó làm tăng

tính chính xác, kịp thời của thơng tin kế tốn cho lãnh đạo nghiệp vụ ở bộ phận kinh đoanh của Công ty, tạo điều kiện cho hạch toán nội bộ trong Cơng ty

Phịng tài chính — kế tốn trong Cơng ty hiện tại gồm 12 người, tất cả đều có trình độ đại học, cao đẳng trở lên trong đó bao gồm 1 kế toán trưởng, 1 phó phịng kế tốn kiêm kế toán tổng hợp và các kế toán viên phụ trách các

phần hành kế toán

- Kế toán trưởng: phụ trách điều hảnh, quản lý toán bộ hoạt động của bộ máy kế toán; tổ chức và quản lý công tác lập báo cáo thống kê kế toán với GĐ, chịu trách nhiệm trước giám đốc về tổ chức công tác kế tốn của phịng trong phạm vi quyền hạn được giao

- Phó phịng kế toán: tham mưu cho kế tốn trưởng về cơng tác quản lý

phòng, kiểm tra các chứng từ đầu vào, chịu trách nhiệm thanh toán chỉ phí

SXKD phân bổ cho các đối tượng sử dụng

- Kế toán TSCĐ: Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số liệu giá trị 1SCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ, tính tốn và phân bỏ chính xác mức khấu hao TSCĐ

Trang 30

Sơ đồ 1: Mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn của Cơng ty Kế toán trưởng Phó phịng KT kiêm KT chỉ phí và giá thành, KT tông hợp Kế toán TSCĐ

kiêm kế toán tiền

lương $ các khoản trích theo lương Kế tốn NVL cơng cụ dụng cụ Kế toán thanh toán Thủ quỹ

- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Ghi chép, theo dõi, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động thời gian, kết quả lao động, tính tốn tiền lương và các khoản trích theo lương, phân bổ chỉ phí lao động

theo đúng đối tượng

- Kế toán thanh toán: Theo dõi nghiệp vụ thu chỉ và tồn quỹ tiền mặt, giám đốc tình hình chấp hành định mức tồn quỹ tiền mặt; theo dõi tình hình tăng, giảm và số dư tiền gửi ngân hàng; theo dõi việc thanh toán không dùng tiền mặt

- Thủ quỹ: Thực hiện việc thu chỉ tiền mặt trên chứng từ liên quan Kiểm

23

Trang 32

3 Những khó khăn và thuận lợi của Cơng ty 3.1 Những khó khăn

Công ty cổ phần taxi Mai Linh Đông Đô Hà Nội là Công ty cỗ phần cho nên có rất nhiều cổ đơng góp vốn, mặt khác vốn cũng được huy động từ những nhân viên trong Công ty Việc huy động nảy đôi lúc cũng gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy Công ty phải đi vay vốn ở bên ngoài như ngân hàng, huy động vốn ở các Công ty bạn, đi chiếm dụng vốn điều này cũng làm một số chí phí khác cũng tăng lên như tiền lãi phải trả ngân hàng hàng năm

Là một hãng taxi lớn, có chỗ đứng trên thị trường và thị trường hoạt động, lại rất rộng lớn cho nên Công ty luôn cbịu áp lực từ phía của các đối thủ

cạnh tranh như cạnh tranh về giá cả, cạnh tranh về địa bàn boạt động, cạnh

tranh về chất lượng phục vụ của xe cũng như lái xe, cạnh tranh về các dịch vụ

chăm sóc khách hàng

Hiện nay trong nước giá xăng dầu lại ln có sự biến động, có lúc tăng cao một cách bắt thường, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến giá cả của hãng, luôn phải thay đổi giá cả để phù hợp với giá xăng đầu tăng cao hay giảm mạnh Việc thay đổi giá cả thất thường như vậy làm ảnh hưởng rất lớn đến

tam ly di taxi của khách hàng

Là Công ty địch vụ vận chuyển, lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa, cho

nên việc gặp rủi ro trong khi vận chuyển là rất lớn như: tai nạn giao thông,

hỏng hóc ngang đường mặt khác các phương tiện vận tải phải hoạt động,

ngoài trời nên hao mịn rất nhanh chóng

Nhân viên trong Công ty chiếm 70% là lái xe, các lái xe này phân tán trong các đội xe khác nhau, mỗi đội xe có một đội trưởng phụ trách Các lái

xe luôn phải tham gia hoạt động lưu thơng Vì vậy, việc quản lý các nhân viên lái xe này gặp rất nhiều khó khăn

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù nghề nghiệp là dịch vụ vận chuyển taxi hoạt động trong nền kinh tế mở, kinh tế thị trường hiện đại cạnh tranh gay gắt nhưng ban lãnh đạo cũng như toàn thể CBCNV trong Công ty

Trang 33

đã có rất nhiều những cố gắng để khắc phục những khó khăn và tổn tai trong Công ty

3.2 Những thuận lợi

Công ty cổ phần Mai Linh Đông Đô hiện nay là một trong những hãng

taxi có chỗ đứng trên thị trường, tạo được uy tín đối với khách hàng Công ty

không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, luôn đề cao mục tiêu là sự hài lòng của khách hàng Tổng doanh thu và lợi nhuận của Công ty không ngừng được

cải thiện với mức thu nhập bình quân trên đầu người ngày càng tăng Điều đó tạo

động lực to lớn đẻ người lao động góp phần tăng năng suất lao động

Bộ máy tổ chức của Công ty phù hợp với cách thức quản lý, các phòng

ban chun mơn đều có các chức năng nhiệm vụ riêng, các nhân viên luôn tận

tụy trong cơng việc của mình, các lái xe luôn được theo dõi quản lý thông qua bộ

dam và mã nhân viên được phụ trách bởi đội trưởng của mỗi đội

Mỗi đội xe đều có một sưởng bảo dưởng sửa chữa riêng Sau khi kết thúc ca làm việc thì các lái xe phải giao xe lại cho các đội trưởng để giao cho các lái

xe khác và sẽ được bảo dưỡng và tân trang lại Điều này sẽ làm giảm tốc độ bao

mòn của MMTB vận chuyển, tiết kiệm chỉ phí một cách tối đa

Tại Công ty hiện có một trung tâm đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề cho

lái xe taxi, cho nên các lái xe trước khi tham gia lưu thông đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đầy đủ

Trang 34

PHAN I

PHAN TÍCH TINH HiNH QUAN LY SU DUNG VON KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP MAI LINH ĐÔNG ĐÔ - HA NỘI

1 Phân tích chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp

trình độ tổ chức kinh doanh của Công ty cũng như tình hình quản lý sử dụng vốn

của Công ty Một Doanh nghiệp làm ăn có lãi thì kết quả kinh doanh phải cao,

tăng trưởng đều

Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chí tiêu giá trị của Công ty được thể

hiện qua biểu 01:

Qua kết quả tổng hợp của biểu 01 ta thấy: Tổng lợi nhuận trước thuế của

Công ty hình thành từ hai nguồn Đó là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác Trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ

trọng là chủ yếu

Tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty trong 3 năm có xu hướng tăng đều trong

3 năm với tốc độ phát triển bình quân là 124,27% Tốc độ phát triển liên hoàn của lợi

nhuận năm 2008 so với năm 2007 là 116,21% Năm 2009, tốc độ phát triển liên hoàn tăng, 16,26% Nguyên nhân của lợi nhuận không ngừng tăng cao qua các năm là do Công ty liên tục mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, chú trọng đến các công tác kinh doanh để làm tăng lợi nhuận Năm 2008, do giá xăng dầu tăng cao và luôn biến

động làm chậm lại tốc độ tăng của lợi nhuận Tuy nhiên lợi nhuận vẫn tiếp tục tăng khá đều

Tổng lợi nhuận sau thuế bằng với tổng lợi nhuận trước thuế, nghĩa là Công ty không phải nộp thuê thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm này Đó là do, năm 2007 Công ty mới bát đầu chuyên đổi từ Công ty TNHH thành Công ty cổ phần, nên trong 3 năm cỗ phần hóa đầu tiên Công ty không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 35

thu tăng 17,75% so với năm 2007 Đến năm 2009, tốc độ phát triển liên hoàn đạt 193,87%, tăng 93,87% so với năm 2008 Với kết quả này ta có thẻ thấy được khả năng kinh doanh hiệu quả của Công ty Công ty luôn giữ vững được chỗ đứng của mình trên thị trường, lợi nhuận và doanh thu không ngừng tăng

cao qua các năm

Ta đi phân tích nguyên nhân tăng cao của các chỉ tiều nêu trên:

Doanh thu của Công ty có được từ kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ Và có thể thấy doanh thu này chịu tác động của hai nhân tố chủ yếu

là số lượng xe tham gia lưu thông và giá cả xăng đầu Qua biểu 01 ta thay

doanh thu trong 3 năm đều tăng mạnh, đặc biệt là năm 2009, tăng 93,87% so với năm 2008 Đó là do Công ty mở rộng thị trường hoạt động, tăng lượng xe tham gia vào lưu thông, mặt khác năm 2008 thị trường xăng dầu tuy có biến

động nhưng vẫn ồn định hơn so với 2 năm trước

Giá vốn hàng bán của Công ty trong 3 năm có xu hướng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân là 152,92% Tăng mạnh nhất là năm 2009, với tốc độ phát triển liên hoàn là 209,64%

Chỉ phí tài chính tăng đều qua các năm với tốc độ phát triển bình qn dat 167,46% Chi phí tài chính cao là do chi phi lãi vay ngân hàng phải trả

cao Nguyên nhân là do nguồn vốn kinh doanh của Công ty bao gồm cả nguồn

vốn vay ngắn hạn ngân hàng cho nên hàng năm, Công ty vẫn phải chỉ trả một khoản tiền khá lớn cho chỉ phí lãi vay này

Khoản mục chỉ phi quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng qua 3 năm

Tốc độ tăng bình quân của chỉ phí quản lý doanh nghiệp qua 3 năm dat 166,17% Nguyên nhân là đo Công ty tiếp tục mở rộng quy mô cả về lĩnh vực kinh doanh và nhân lực, Thị trường mở rộng, cán bộ quản lý, nhân viên, lái xe tăng lên, do đó những chỉ phí dành cho việc quản lý tăng, phù hợp với yêu cầu kinh doanh

Các khoản mục chỉ phí này ln tăng nhanh qua các năm gây ảnh hưởng, đến hoạt động kinh doanh của Cơng ty Có kết quả này là do Công ty chịu sự tác động của thị trường Năm 2007, 2008 lạm phát của thị trường tăng nhanh đã đây

Trang 36

giá cả xăng dầu tăng cao và do sự cạnh tranh của các đối (hủ cạnh tranh ngày càng

gay gắt nên đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư để nâng cao hiệu quả kinh doanh Thu nhập khác tăng đều qua các năm đạt tốc độ phát triển bình qn 117,24% Chỉ phí khác cũng tăng đều qua các năm đạt tốc độ phát triển bình quân 144,08% Điều đó làm cho lợi nhuận khác tăng đều qua các năm đạt tốc độ phát triển bình qn 108,61% Đó là do ngoài hoạt động cung cấp dịch vụ taxi Cơng ty cịn kinh doanh sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị vận tải, bán phụ tùng máy móc thanh lý hay nhượng bán một số TSCĐ hết hạn sử dụng khơng cịn dùng đến

Như vậy, kết quả trên cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty là

tương đối khả quan và luôn mang lại lợi nhuận cao qua 3 năm Công ty luôn

Trang 38

Biểu 02: Tỷ trọng các chỉ tiêu so với doanh thu thuần

Chỉ tiêu Năm 2007 | Năm 2008 | Năm 2009

| - Tỷ suất giá vôn hàng bán trong —

| tông doanh thu thuần 0.82 0,78 0,84

|- Tỷ suất chỉ phí bán hàng trong — — |

tonedosnhthutholn | pggị pmị - p0

- Tỷ suất chỉ _phí quản lý doanh

nghiệp trong tổng doanh thu thuần

0.03 | 0,06 0,0 | | | —— 003 | 066| 9.04 | Ị |

- Tỷ suất lợi nhuận thuần trong

tổng doanh thu thuần \

011] — 011 0,076 |

Qua biểu 02, ta có một vài nhận xét về tình hình sản xuất kinh doanh

của Công ty như sau:

Trong biểu 01 ta thấy tốc độ phát triển liên hoàn của các khoản chỉ phí cũng có sự biến động, điều này cho thấy Công ty cũng chịu nhiều tác động từ thị trường nhưng trong biểu 02 thì tỉ trọng của các khoản chỉ phí này chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty Điều này cho thấy Công ty vẫn quản lý tốt các khoản chỉ phí cho hoạt động sản xuất kình doanh

Tốc độ phát triển bình quân của các khoản chỉ phí này luôn nhỏ hơn so

với tốc độ phát triển bình quân của doanh thu vì vậy không làm ảnh hưởng nhiều

đến lợi nhuận của doanh nghiệp Trong 3 năm này lợi nhuận của doanh nghiệp

vẫn không ngừng tăng lên và đạt tốc độ bình quân 142,35%

Như vậy, qua kết quả trên ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công

ty là tương đối khả quan và luôn mang lại lợi nhuận qua các năm Và lợi nhuận

đạt được chủ yếu là từ doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp địch vụ

uy nhiên bên cạnh đó Cơng ty vẫn cịn những hạn chế là không kìm

hãm được sự tăng trưởng của các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất kinh

doanh Và điều này làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận mà Công ty đạt được Đó là do Công ty chịu tác động của thị trường, trong 2 năm 2008 — 2009, Công ty liên tục mở rộng địa bàn hoạt động, tuyến thêm khá nhiều lái xe,

Trang 39

Công ty chịu khá nhiều áp lực từ các đối thủ cạnh tranh Vì vậy mà Công ty

phải đầu tư thêm để nâng cao kết quả kinh doanh

2 Thực trạng về vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Mai Linh Đông Đô

Hà Nội

2.1 Phân tích kết cẫu tài sân của Công ty

Phân tích nguồn vốn kinh doanh theo cơ cấu tải sản cho phép ta xem

xét mức độ hợp lý của tài sản trong các khâu nhằm giúp người quản lý điều chỉnh kịp thời những tài sản tồn đọng bất hợp lý Và để làm được điều này địi hỏi ta phải phân tích kết cấu của từng khâu

Qua biểu 03 cho thấy trong 3 năm tổng tài sản của Cơng ty có tốc độ phát triển bình quân là 122,44%.Trong tổng tài sản thì tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản cố định là 3,22%, vào năm 2008, nhưng vào năm 2009, tỷ trọng tài sản có định lại cao hơn 10,78% so với tài sản lưu động

Xét tài sản lưu động hay tài sản ngắn hạn ta thấy tốc độ phát triển bình quân là 110,55%, trong tổng tài sản ngắn hạn thì chủ yếu là tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 41,52% tổng tài sản vào năm 2007, nhưng năm 2009, tỷ trọng các khoản phải thu cao hơn 2,21% và đạt tốc độ phát triển bình quân là 133,02% Sau đó là các khoản hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 14,84% vào năm 2009, nhưng lượng hàng tồn kho này đã có xu hướng giảm dần trong 3 năm đạt tốc độ phát triển bình quân là 89,19% Qua sơ bộ ta thấy tình hình nguồn vốn lưu động của Công ty tăng khá mạnh vào năm 2009, và quá lớn so với năm 2007 Các khoản tồn kho chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tiền và các khoản tiền Trong 3 năm ta thấy Công ty đang khá chú trọng đến lượng tiền và các khoản tiền đang tham gia vào khâu lưu thông

Ngày đăng: 20/11/2023, 14:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w