1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây sầu riêng huyện cai lậy, tỉnh tiền giang

145 9 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Tiềm Năng Đất Đai Phục Vụ Quy Hoạch Phát Triển Cây Sầu Riêng Huyện Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang
Tác giả Dương Ngọc Hương
Người hướng dẫn TS. Lê Thanh Hòa
Trường học Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 13,58 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ALES Automated Land Evaluation System : Hệ thống đánh giá đất tự động DTTN : Diện tích tự nhiên CEC Cation Exchange Capacity : Dung lượng cation trao đổi FAO Fo

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Mã ngành: 8850101

Hướng dẫn khoa học: TS LÊ THANH HÒA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023

Trang 3

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Họ và tên: Dương Ngọc Hương

Ngày, tháng, năm sinh: 16/8/1995 tại Long An

Địa chỉ liên hệ:

- Cơ quan đang công tác: Trung tâm Tài nguyên đất và Môi trường – Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Địa chỉ: 20 Võ Thị Sáu, phường Tân Định, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

- Địa chỉ nhà riêng: thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An

- Điện thoại liên lạc: 0961 95 25 23

- Email: duongngochuong.1608@gmail.com

Quá trình đào tạo:

Tốt nghiệp trung học phổ thông tại Trường trung học phổ thông Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An Năm tốt nghiệp: 2013

Tốt nghiệp Đại học ngành Quản lý đất đai tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.Hồ Chí Minh Năm tốt nghiệp: 2017

Tháng 11/2020 theo học cao học ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Quá trình công tác:

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi làm việc tại Trung tâm Tài nguyên đất và Môi trường – Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp cho đến nay Công việc chính: lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp; quy hoạch ngành nông nghiệp, ; điều tra xây dựng bản đồ đất, đánh giá đất đai, phân hạng đất

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trình bày

trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Ký tên

Dương Ngọc Hương

Trang 5

Xin gửi lời tri ân tới quý thầy, quý cô đã tận tình giảng dạy lớp cao học, chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, niên khóa 2020-2022

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Lê Thanh Hòa đã tận tình hướng dẫn, giúp

đỡ về mặt chuyên môn trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Trung tâm tài nguyên đất và Môi trường và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện, nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện luận văn

Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè và gia đình - những người luôn ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này

Tác giả

Dương Ngọc Hương

Trang 6

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG BIỂU ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ iv

TÓM TẮT v

ABSTRACT vi

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu tổng quát 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

3.3 Giới hạn nghiên cứu 3

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

4.1 Ý nghĩa khoa học 3

4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5

1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan vấn đề nghiên cứu 5

1.2 Các nghiên cứu về đất và đánh giá đất đai 9

1.2.1 Các nghiên cứu về đất ở Việt Nam 9

1.2.2 Các nghiên cứu về đánh giá đất đai ở Việt Nam 13

1.2.3 Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và huyện Cai Lậy 15

1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu 16

1.3.1 Vị trí địa lý 16

Trang 7

1.3.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 17

1.3.3 Thực trạng môi trường 19

1.3.4 Đánh giá chung về khu vực nghiên cứu 19

1.3.4.1 Thuận lợi 19

1.3.4.2 Những hạn chế và khó khăn 20

1.4 Tổng quan về cây sầu riêng 20

1.4.1 Cây sầu riêng trên thế giới 20

1.4.2 Cây sầu riêng ở Việt Nam 22

1.4.3 Cây sầu riêng ở Tiền Giang 22

1.4.4 Yêu cầu sinh thái 23

1.4.5 Điều kiện canh tác 23

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 Nội dung nghiên cứu và các bước tiến hành nghiên cứu 26

2.1.1 Nội dung nghiên cứu 26

2.1.2 Các bước nghiên cứu 27

2.2 Phương pháp nghiên cứu 28

2.2.1 Cách tiếp cận 28

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 28

2.2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, số liệu thứ cấp 28

2.2.2.2 Phương pháp kế thừa tài liệu 29

2.2.2.3 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 29

2.2.2.4 Phương pháp so sánh 29

2.2.2.5 Phương pháp xây dựng bản đồ 29

2.2.2.6 Phương pháp đánh giá đất đai 31

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34

3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến cây sầu riêng 34

Trang 8

3.1.1.1 Phân loại đất 34

3.1.1.2 Đặc điểm các loại đất 34

3.1.1.3 Đánh giá chung về tài nguyên đất 38

3.1.2 Điều kiện về nước 39

3.1.3 Điều kiện địa hình 41

3.1.4 Điều kiện khí hậu 41

3.1.5 Đánh giá chung về các điều kiện tự nhiên 42

3.1.5.1 Những thuận lợi 42

3.1.5.2 Những hạn chế và khó khăn 42

3.2 Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế của cây sầu riêng trên địa bàn huyện Cai Lậy 44

3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất và cơ cấu cây trồng nông nghiệp 44

3.2.1.1 Hiện trạng sử dụng đất 44

3.2.1.2 Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp 45

3.2.2 Đánh giá thực trạng phát triển cây sầu riêng ở huyện Cai Lậy 46

3.2.2.1 Quy mô diện tích, năng suất, sản lượng cây sầu riêng 46

3.2.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của cây sầu riêng 47

3.3 Đánh giá khả năng thích hợp đất đai 51

3.3.1 Đặc điểm đất đai vùng nghiên cứu 51

3.3.1.1 Lựa chọn và phân cấp các đặc tính đất đai 51

3.3.1.2 Bản đồ đơn vị đất đai 60

3.3.1.3 Mô tả đặc điểm các đơn vị đất đai 60

3.3.1.4 Xác định các yêu cầu về đất đai của cây sầu riêng 65

3.3.2 Đánh giá khả năng thích hợp đất đai cho cây sầu riêng 65

3.4 Phân vùng thích hợp đất đai và đề xuất sử dụng đất trồng sầu riêng trên địa bàn huyện Cai Lậy 68

3.4.1 Tổng hợp các quy hoạch, đề án sử dụng đất đến năm 2030 68

Trang 9

3.4.1.1 Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Cai Lậy đến năm 2030 68

3.4.1.2 Điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Tiền Giang đến năm 2030 68

3.4.1.3 Đề án phát triển cây sầu riêng tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 69

3.4.2 Phân vùng thích hợp đất đai đối với cây sầu riêng 71

3.4.2.1 Mục tiêu phân vùng 71

3.4.2.2 Nguyên tắc, quan điểm và tiêu chí phân vùng 72

3.4.2.3 Phân vùng thích hợp đất đai 73

3.4.2.4 Đề xuất sử dụng tài nguyên đất theo vùng thích hợp 77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

1 Kết luận 82

2 Kiến nghị 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ALES (Automated Land Evaluation System) : Hệ thống đánh giá đất tự động

DTTN : Diện tích tự nhiên

CEC (Cation Exchange Capacity) : Dung lượng cation trao đổi

FAO (Food and Agricultural Organization) : Tổ chức Lương-Nông thế giới

GIS (Geographical Information System) : Hệ thống thông tin địa lý

LQ (Land quality) : Chất lượng đất đai

LC (Land characteristic) : Đặc tính đất đai

LMU (Land Mapping Unit)) : Đơn vị bản đồ đất đai

LUR (Land-use Requirement) : Yêu cầu của sử dụng đất

LSR (Land suitable Rating) : Phân cấp thích hợp đất đai

LUS (Land-use system) : Hệ thống sử dụng đất

LUT (Land-use type) : Loại hình sử dụng đất

NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TEV (Total Economic Value) : Tổng giá trị kinh tế

SPR (Soil Potential Ratings) : Đánh giá tiềm năng đất

TEV (Total Economic Value) : Tổng giá trị kinh tế

WRB (World Reference Base for soil resources) : Cơ sở tham chiếu tài nguyên đất thế

giới

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Cấu trúc phân hạng thích hợp đất đai (FAO, 1976, 1983) 8

Bảng 1.2 Bảng phân cấp đánh giá khả năng thích hợp đất đai 8

Bảng 1.3 Các chỉ tiêu sử dụng để phân cấp thích hợp cho các chất lượng đất đai 9

Bảng 3.1 Quy mô các loại đất trong vùng nghiên cứu 34

Bảng 3.2 Phân bố diện tích theo chỉ tiêu địa hình 41

Bảng 3.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2021 huyện Cai Lậy 44

Bảng 3.4 Diện tích và cơ cấu cây trồng năm 2021 huyện Cai Lậy 45

Bảng 3.5 Diện tích trồng sầu riêng năm 2021 của huyện Cai Lậy 46

Bảng 3.6 Chi phí đầu tư trồng mới và kiến thiết cơ bản trung bình cho 1 ha 48

Bảng 3.7 Chi phí đầu tư trung bình cho 1 ha sầu riêng trong 25 năm 48

Bảng 3.8 So sánh hiệu quả kinh tế của cây sầu riêng với các cây trồng khác 50

Bảng 3.9 Các đặc tính đất đai được lựa chọn để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 53

Bảng 3.10 Tổng hợp diện tích và mô tả đặc tính của các đơn vị đất đai 60

Bảng 3.11 Tổng hợp diện tích các đơn vị đất đai phạm vi nghiên cứu theo đơn vị hành chính cấp xã 63

Bảng 3.12 Yêu cầu về đất đai của cây sầu riêng 65

Bảng 3.13 Đánh giá và phân cấp các mức thích hợp của các đặc tính đất đai theo đơn vị đất đai tại huyện Cai Lậy 65

Bảng 3.14 Đánh giá khả năng thích hợp đất đai đối với cây sầu riêng tại huyện Cai Lậy 66

Bảng 3.15 Đánh giá khả năng thích hợp đất đai đối với cây sầu riêng 66

Bảng 3.16 Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Cai Lậy 68

Bảng 3.17 Diện tích vùng phát triển sầu riêng tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 71

Bảng 3.18 Phân vùng thích hợp đất đai huyện Cai Lậy (phạm vi nghiên cứu) 76

Trang 12

Bảng 3.19 Tổng hợp diện tích theo mức thích hợp đối với cây sầu riêng trong vùng I 77(Theo đơn vị đất đai) 77Bảng 3.20 Tổng hợp diện tích theo mức thích hợp đối với cây sầu riêng trong vùng I 78

(Theo đơn vị hành chính cấp xã) 78

Bảng 3.21 Tổng hợp diện tích theo mức thích hợp đối với cây sầu riêng trong Vùng II 79(Theo đơn vị đất đai) 79Bảng 3.22 Tổng hợp diện tích theo mức thích hợp đối với cây sầu riêng trong Vùng II 80(Theo đơn vị hành chính cấp xã) 80

Trang 13

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 1.1 Bản đồ vị trí huyện Cai Lậy trong tỉnh Tiền Giang 18

Hình 2.1 Bản đồ phân bố điểm khảo sát 30

Hình 2.2 Sơ đồ đánh giá thích hợp đất đai trong môi trường GIS 32

Hình 2.3 Sơ đồ nghiên cứu 33

Hình 3.1 Bản đồ đất huyện Cai Lậy 43

Hình 3.2 Bản đồ độ dày tầng đất 54

Hình 3.3 Bản đồ địa hình tương đối 55

Hình 3.4 Bản đồ ngập úng 56

Hình 3.5 Bản đồ lượng mưa 57

Hình 3.6 Bản đồ khô hạn 58

Hình 3.7 Bản đồ phân cấp độ phì 59

Hình 3.8 Bản đồ đơn vị đất đai huyện Cai Lậy 64

Hình 3.9 Bản đồ đánh giá khả năng thích hợp đất đai đối với cây sầu riêng H.Cai Lậy 67

Hình 3.10 Bản đồ phân vùng thích hợp đất đai huyện Cai Lậy 75

Trang 14

TÓM TẮT

Huyện Cai Lậy nằm ở phía Tây tỉnh Tiền Giang, có tổng diện tích tự nhiên là 29.482,88ha Trong thời gian qua, do tác động của cơ chế thị trường nên quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện diễn ra mạnh mẽ, nổi bật nhất phải kể đến cây sầu riêng Nhằm đánh giá tiềm năng đất đai để phát triển cây sầu riêng trên địa bàn huyện, đề tài:

“Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây sầu riêng huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang” được thực hiện là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của huyện kết hợp với phương pháp đánh giá đất đai của FAO vào điều kiện thực tế của địa phương cho một đối tượng cây trồng, đề tài đã đạt một số kết quả sau:

Trong phạm vi nghiên cứu có 03 nhóm đất và 06 loại đất; trong đó, đất phù sa 22.906,71ha; đất cát 89,2ha, đất phèn 322,82ha và đất phi nông nghiệp 6.164,13ha

Diện tích trồng sầu riêng của huyện chiếm 76,7% diện tích toàn tỉnh; đã hình thành các vùng sản xuất sầu riêng tập trung ở các xã Tam Bình, Ngũ Hiệp, Long Tiên, Long Trung, Hội Xuân, Mỹ Long, Cẩm Sơn, Hiệp Đức Trên cơ sở chồng xếp các bản đồ đơn tính của 07 đặc tính đất đai đã xác lập được 18 đơn vị đất đai hiện diện trong vùng nghiên cứu Kết quả đánh giá thích hợp đất đai cho thấy diện tích thích hợp đối với cây sầu riêng như sau: Rất thích hợp 4.767,38ha, trung bình 10.245,55ha; ít thích hợp 6.322,55ha và không thích hợp 1.983,25ha

Qua phân vùng thích hợp đất đai kết hợp với định hướng quy hoạch của tỉnh và huyện, có một số đề xuất sử dụng đất như sau: (1) Vùng phía Nam QL1A là vùng thích hợp với chuyên canh sầu riêng tập trung, nhưng việc mở rộng diện tích sầu riêng chủ yếu

từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng; (2) Vùng phía Bắc QL1A cần duy trì diện tích lúa 3

vụ chất lượng cao theo quy hoạch của tỉnh; trên các đất phù sa ở địa hình cao có thể khai thác trồng cây ăn quả như sầu riêng, xoài, nhãn, măng cụt

Từ khóa: Sầu riêng, đánh giá đất đai, đặc tính đất đai, đơn vị đất đai

Trang 15

ABSTRACT

Cai Lay district is located in the west of Tien Giang province, with a total natural area of 29,482.88 hectares In recent years, due to the impact of the market mechanism, the process of converting the district's crops has taken place strongly, the most significant of which is the durian tree In order to assess the potential of land to develop durian trees in the district, the thesis: "Evaluating the potential of land for the planning of durian development in Cai Lay district, Tien Giang province" was carried out, which is very necessary and has scientific and practical significance

On the basis of the studies on the physical conditions and natural resources of the district combined with FAO's land evaluation method in the practical conditions of a plant, the project has achieved some results below:

In the study area, there are three soil groups and six types of soil, of which alluvial soil covers 22,906.71ha; sandy soil covers 89.2ha; acid sulfate soil covers 322.82ha and non-agricultural land covers 6,164.13ha

The durian growing area of Cai Lay accounts for 76.7% of the province's area and

is concentrated in the communes of Tam Binh, Ngu Hiep, Long Tien, Long Trung, Hoi Xuan, My Long, Cam Son and Hiep Duc On the basis of overlaying maps of seven land characteristics, 18 land mapping units have been established in the study area The results

of the land suitability evaluation show that the suitable area for durian trees is as follows: Highly suitable (4,767.38ha), moderately suitable (10,245.55ha), marginally suitable (6,322.55ha) and not suitable (1,983.25ha)

By combining the zoning of land suitability with the planning orientations of the province and the district, there are some proposals for land use as follows: (1) The southern region of 1A Highway is suitable for concentrated durian cultivation, but the expansion of durian area is mainly due to the conversion of crop structure; (2) The northern region of 1A Highway needs to maintain the area of high-quality rice according to the provincial planning orientation; On alluvial soil in high terrains, it is possible to cultivate some fruit trees such as durian, mango, longan, mangosteen

Keywords: Duarian, land evaluation, land characteristic, land unit

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Huyện Cai Lậy nằm về phía Tây tỉnh Tiền Giang, cách thành phố Mỹ Tho khoảng 32km theo tuyến Quốc lộ 1, có tổng diện tích tự nhiên là 29.482,88ha với 16 đơn vị hành chính cấp xã, tổng dân số là 194.272 người với truyền thống sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp Mang ưu thế là địa bàn giáp ranh với thị xã Cai Lậy - trung tâm kinh tế, văn hóa, phát triển đô thị khu vực phía Tây nên huyện chịu sự chi phối, tác động thu hút và phát triển không nhỏ, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ và xây dựng Trong thời gian qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện diễn ra mạnh mẽ do tác động của cơ chế thị trường dẫn đến cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện có sự chuyển dịch theo chiều hướng giảm dần đất nông nghiệp

Trước đây, cây lúa giữ thế mạnh trong cơ cấu cây trồng của huyện, đã đạt mức cao

về năng suất và sản lượng, nên vấn đề đặt ra là phải tìm giải pháp gia tăng hiệu quả kinh tế trong việc canh tác lúa Chủ trương chuyển đổi từ sản xuất lúa truyền thống sang sản xuất lúa an toàn chất lượng cao kết hợp mô hình “ba giảm, ba tăng” tỏ ra có hiệu quả rõ rệt với kết quả khảo sát khoảng 70% diện tích áp dụng có cải thiện lợi nhuận cho người sản xuất Tuy nhiên, việc sử dụng quá mức các sản phẩm hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hay khai thác quá mức tài nguyên cũng làm cho đất đai suy giảm chất lượng dẫn đến đất đai có xu hướng thoái hóa dần Năng suất và chất lượng lúa không còn cao, giá cả thị trường thấp cộng với lúa là cây trồng dễ bị tổn thương bởi tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến cuộc sống của người dân không còn nhờ vào cây lúa

Từ đó, người dân mạnh dạn khai thác những tiềm năng, thế mạnh sẵn có về thổ nhưỡng, chuyển đổi mô hình từ đất trồng lúa sang trồng các cây ăn quả tập trung chất lượng cao như xoài, vú sữa, sầu riêng, cây có múi Nhiều mô hình đã đem lại nguồn thu nhập cao cho nông dân, kinh tế địa phương cũng từ đó mà có bước phát triển vượt bậc, đặc biệt

là hỗ trợ tích cực cho quá trình xây dựng các xã nông thôn mới của huyện, trong đó, nổi bật nhất phải kể đến cây sầu riêng

Với vị thế đứng đầu về diện tích sầu riêng trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, đến cuối năm 2022, diện tích sầu riêng toàn tỉnh là 17.653ha, chủ yếu tập trung tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành và Thị xã Cai Lậy Diện tích cho thu hoạch khoảng 10.539ha, năng suất bình quân

Trang 17

đạt 27,8 tấn/ha; trong đó, huyện Cai Lậy có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất, chiếm khoảng 76,7% diện tích toàn tỉnh Tại các huyện, thị khác tuy gia tăng nhanh nhưng chỉ chiếm khoảng 25% Hiện nay, huyện Cai Lậy có khoảng 9.306ha trồng sầu riêng gồm nhiều loại giống, hàng năm cho sản lượng 197.119 tấn/năm, năng suất bình quân 26,4 tấn/ha, hình thành các vùng chuyên canh sầu riêng phân bố ở các xã phía Nam Quốc lộ 1A Diện tích trồng sầu riêng đã chiếm khoảng 38,2% diện tích đất nông nghiệp và chiếm đến 62,0% diện tích đất trồng cây lâu năm Do đó, đây là địa bàn tiềm năng lớn nhất trong việc thực hiện chiến lược của tỉnh Tiền Giang là đưa sầu riêng trở thành loại cây chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đồng thời quy hoạch vùng chuyên canh sầu riêng chất lượng cao ở một số xã thuộc huyện Cai Lậy

Trong thời gian gần đây, sự biến động của thị trường khiến giá sầu riêng có giai đoạn tăng vọt, lợi nhuận thu lại rất lớn, góp phần thay đổi hoàn toàn cuộc sống của người trồng sầu riêng Chính vì lẽ đó, tình trạng ồ ạt chuyển đổi từ đất lúa, hoa màu không hiệu quả sang trồng sầu riêng khiến diện tích canh tác loại cây trồng này tăng đột ngột, nhưng kéo theo đó là tình trạng cây không phát triển, không có năng suất, chất lượng sầu riêng thương phẩm không cao do không thích nghi với điều kiện đất đai

Cùng định hướng đưa sầu riêng trở thành cây trồng chủ lực của huyện, việc đánh giá khả năng thích hợp và tiềm năng đất đai nhằm định hướng bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp là hết sức quan trọng và cấp thiết đối với huyện Cho đến nay, các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh nói chung và huyện Cai Lậy nói riêng chưa có tài liệu nghiên cứu một cách toàn diện và đánh giá một cách hệ thống về tiềm năng đất đai

đối với cây sầu riêng Vì vậy, lựa chọn đề tài: “Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy

hoạch phát triển cây sầu riêng huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang” là rất cần thiết, có ý

nghĩa khoa học và thực tiễn Kết quả nghiên cứu cùng cơ sở dữ liệu của đề tài sẽ góp phần cung cấp những thông tin phục vụ công tác quy hoạch bố trí sử dụng đất trồng sầu riêng một cách hợp lý, góp phần bảo vệ tài nguyên đất trên địa bàn huyện Cai Lậy

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu đánh giá mức độ thích hợp và xác định tiềm năng đất đai nhằm cung cấp những thông tin và cơ sở khoa học cho quản lý, sử dụng hợp lý đất trồng sầu riêng huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

Trang 18

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế cây sầu riêng huyện Cai Lậy;

- Đánh giá khả năng thích hợp và tiềm năng đất đai cho phát triển cây sầu riêng;

- Phân vùng thích hợp đất đai và đề xuất sử dụng đất trồng sầu riêng ứng với từng vùng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các yếu tố tự nhiên có liên quan đến cây sầu riêng;

- Các loại đất chính trên địa bàn huyện;

- Loại hình sử dụng đất chính là cây sầu riêng;

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong phần tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Cai Lậy với quy mô 23.319ha

(Phạm vi nghiên cứu = Diện tích tự nhiên – Diện tích đất phi nông nghiệp)

3.3 Giới hạn nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển, yêu cầu sinh thái, trên cơ sở

đó tiến hành đánh giá mức độ thích hợp của các yếu tố tự nhiên đối với cây sầu riêng trên địa bàn huyện Cai Lậy

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài ứng dụng kỹ thuật GIS và phương pháp đánh giá thích hợp đất đai theo yếu

tố hạn chế tối đa nhằm xác định những vùng đất có điều kiện thuận lợi cho phát triển cây sầu riêng Đây là hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và sầu riêng nói riêng trên địa bàn huyện, đề tài sẽ là tiền đề cho những nghiên cứu phát triển nông nghiệp của địa phương trong tương lai

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài xác định rõ vùng có khả năng trồng sầu riêng trên cơ sở tiềm năng đất đai,

Trang 19

góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng phương án, kế hoạch phát triển sầu riêng trên địa bàn huyện một cách hiệu quả, bền vững góp phần phát triển kinh tế của địa phương trong bối cảnh đây là mô hình đang phát triển rất “nóng” thời gian gần đây

Cơ sở xây dựng chiến lược sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất nói chung, đất nông nghiệp nói riêng một cách hợp lý và hiệu quả đảm bảo phát triển bền vững

Trang 20

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan vấn đề nghiên cứu

a Đất, đất đai và chức năng của đất đai

Theo Dokuchaev (1879), đất là một thực thể tự nhiên có lịch sử riêng biệt và độc lập, được hình thành dưới sự tác động tổng hợp của các yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian Sau Dokuchaev, các nhà thổ nhưỡng học đã bổ sung một yếu tố nữa

là sự tác động của con người trong sự hình thành đất Như vậy, đất là một vật thể tự nhiên đặc biệt và xác định đất như một hàm số của các yếu tố hình thành đất: Đ = f (ĐM, SV,

KH, ĐH, CN) t Trong đó: Đ: đất; ĐM: đá mẹ; ĐH: địa hình; SV: sinh vật; CN: con người; KH: khí hậu; t: thời gian

Theo FAO, 1983, đất đai là một diện tích bề mặt của trái đất với đặc tính bao gồm các thuộc tính tương đối ổn định, có thể dự báo theo chu kỳ của sinh quyển bên trên và bên dưới nó như: không khí, thổ nhưỡng, địa chất, thủy văn, sinh vật; là kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại, mà những thuộc tính này có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất đai bởi con người trong hiện tại và tương lai

Đất đai có một số chức năng cơ bản có thể kể đến như:

- Chức năng sản xuất: là cơ sở cho nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống của con người, qua quá trình sản xuất, đất đai cung cấp sản phẩm khác cho con người

- Chức năng môi trường sống: đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật

- Chức năng cân bằng sinh thái: đất đai và việc sử dụng nó đã hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất thông qua việc phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và tuần hoàn khí quyền của địa cầu

- Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước: là kho tàng lưu trữ nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn

- Chức năng dự trữ: là kho tài nguyên cung cấp cho mọi nhu cầu của con người

- Chức năng không gian sự sống: tiếp thu, gạn lọc, là môi trường đệm và làm thay

Trang 21

đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại

- Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử: là trung gian để bảo vệ các chứng tích lịch

sử, văn hóa của loài người, là nguồn thông tin về quá trình sử dụng đất trong quá khứ

- Chức năng vật mang sự sống: cung cấp không gian cho sự chuyển vận của con người, cho đầu tư sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật giữa các vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên

- Chức năng phân dị lãnh thổ: sự thích hợp của đất đai về các chức năng chủ yếu thể hiện khác biệt ở các vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn trái đất nói chung Mỗi phần lãnh thổ mang những đặc tính tự nhiên, kinh tế, xã hội rất đặc thù

b Một số thuật ngữ trong đánh giá đất đai của FAO

Những khái niệm đã được FAO sử dụng khá phong phú, bao gồm: Đất đai, đơn vị đất đai, đặt tính đất đai, chất lượng đất đai, loại hình sử dụng đất… Dưới đây là một số khái niệm được sử dụng phổ biến:

Đơn vị đất đai (Land unit - LU): còn được gọi là Đơn vị bản đồ đất đai được định

nghĩa một cách tổng quát là những vùng đất ứng với một tập hợp nhiều yếu tố của môi trường tự nhiên tương đối đồng nhất (thổ nhưỡng, địa chất, địa hình, khí hậu, địa mạo, thủy văn, lớp phủ thực vật ) và có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng đất đai

Trong đánh giá đất đai (FAO, 1976, 1983), đơn vị đất đai là sự kết hợp của một đơn

vị đất các yếu tố môi trường tự nhiên, cụ thể là một vùng đất được khoanh định trên bản

đồ và mang những đặc tính đất đai cụ thể

Loại hình sử dụng đất (Land use type - LUT): Theo FAO, 1983, loại hình sử dụng

đất là loại sử dụng đất được mô tả hoặc xác định chi tiết hơn loại sử dụng đất chính Một loại hình sử dụng đất có thể là một hoặc một số loại cây trồng trong một điều kiện kỹ thuật

và kinh tế - xã hội, môi trường nhất định

Yêu cầu sử dụng đất (Land-use requirement - LUR): Là những điều kiện về đất đai

cần thiết để một loại hình sử dụng đất có thể thực hành một cách bền vững và có hiệu quả

Đó là những điều kiện tự nhiên có liên quan đến yêu cầu sinh thái cây trồng, yêu cầu về quản trị và bảo tồn đất đai

Yếu tố hạn chế (Limitation factor): Là chất lượng đất đai hoặc đặc tính đất đai có

Trang 22

ảnh hưởng bất lợi đến loại hình sử dụng đất nhất định Chúng thường được dùng làm tiêu chuẩn để phân cấp các mức thích hợp

c Đánh giá tiềm năng đất đai

Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai (land capability): Đó là việc phân chia hay phân hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng như

độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, úng ngập, khô hạn, mặn hoá Trên cơ

sở đó có thể lựa chọn những kiểu sử dụng đất phù hợp Việc đánh giá tiềm năng sử dụng đất thường áp dụng trên quy mô lớn như trong phạm vi một tỉnh hay một huyện [14]

d Đánh giá đất đai (Land Evaluation - LE)

Đánh giá đất đai được hiểu chung là quá trình xem xét mức độ thích hợp của đất đai với những loại hình sử dụng đất khác nhau trên cùng phạm vi, nhằm cung cấp thông tin về

sự thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng đất làm căn cứ cho việc đưa ra những quyết định

về việc sử dụng đất một cách hợp lý Thực chất công tác đánh giá đất đai là quá trình đối chiếu giữa chất lượng đất đai với các yêu cầu về đất đai của các loại hình sử dụng đất

Steward (1968) đã định nghĩa đánh giá đất đai là việc đánh giá khả năng thích hợp của đất đai cho việc sử dụng đất đai của con người vào nông lâm nghiệp, thiết

kế thủy lợi, quy hoạch sản xuất

FAO (1976) cũng đã đưa ra khái niệm: “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất hoặc khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có”

*Phân hạng khả năng thích hợp đất đai:

Theo phương pháp đánh giá đất của FAO (1976,1983), khả năng thích hợp đất đai được phân thành 4 bậc: Bộ thích hợp (Suitable Order), lớp thích hợp (Suitable Class), lớp phụ thích hợp (Suitable sub-class) và đơn vị thích hợp (Suitable Unit)

- Bộ thích hợp (Suitable Order): phản ánh loại thích hợp Trong bộ thích hợp chỉ có

hai mức là thích hợp (S) và không thích hợp (N)

- Lớp thích hợp (Suitable Class): chỉ ra các mức độ thích hợp trong một Bộ và

thường được phân chia thành 3 lớp: (i) Thích hợp cao; (ii) Thích hợp trung bình và (iii) Thích hợp kém

Trang 23

- Lớp phụ thích hợp (Suitable Sub-class): phân chia lớp thích hợp theo các kiểu hạn chế

- Đơn vị thích hợp (Suitable Unit): sự khác biệt về yêu cầu quản trị trong Lớp phụ

Bảng 1.1 Cấu trúc phân hạng thích hợp đất đai (FAO, 1976, 1983)

đai chỉ dừng lại ở mức Lớp (Class) với 4 cấp thích hợp như sau:

+Thích hợp cao (Highly suitable)

+Thích hợp trung bình (Moderately suitable)

+Ít thích hợp (Marginally suitable)

+Không thích hợp (Not suitable)

Bảng 1.2 Bảng phân cấp đánh giá khả năng thích hợp đất đai

Bộ (Order) Lớp (Class) Lớp phụ (Sub-class)

S: Thích hợp

S1: Rất thích hợp (Không phân chia)

S2: Thích hợp trung bình

N: Không thích hợp N:Không thích hợp Không phân chia

Trang 24

*Phương pháp xác định các mức thích hợp:

Các đặc tính đất đai của từng đơn vị đất đai sẽ được đối chiếu, so sánh với yêu cầu

về đất đai của cây sầu riêng và Phương pháp “yếu tố hạn chế tối đa” được sử dụng trong đánh giá Theo phương pháp này, mức thích hợp tổng quát của một đơn vị đất đai đối với một loại hình sử dụng đất là mức thích hợp thấp nhất của chất lượng đất đai được sử dụng trong đánh giá Về phân cấp, các chất lượng đất đai được chia thành 4 cấp:

S1: Thích hợp cao >80% Không có hoặc đầu tư rất thấp

S2: Thích hợp trung

S3: Ít thích hợp 20-40% Cần đầu tư nhiều nhưng chỉ đạt hiệu quả kinh tế trong

những điều kiện thích hợp

N: Không thích hợp <20% Những hạn chế rất khó hoặc không thể khắc phục

bằng việc đầu tư hoặc thực hành quản trị

(*) Mức phần trăm của năng suất trong điều kiện tối ưu khi không có đầu tư cụ thể cho chất lượng đất đai được xem xét

(**) Đầu tư hoặc thực hành quản trị, cụ thể cho chất lượng đất đai được xem xét, cần thiết để đạt 80% năng suất trong điều điều kiện tối ưu

1.2 Các nghiên cứu về đất và đánh giá đất đai

1.2.1 Các nghiên cứu về đất ở Việt Nam

a Giai đoạn trước năm 1955

Thực dân Pháp đã bắt đầu tiến hành các nghiên cứu về đất nhằm phục vụ công cuộc

Trang 25

khai thác tài nguyên tại thuộc địa sau khi chiếm đóng nước ta Trên toàn lãnh thổ Đông Dương, Viện Nghiên cứu Nông - Lâm nghiệp Đông Dương (Institute of Research on Agriculture and Forestry in Indochina) đã thực hiện một số nghiên cứu tổng quát về đất ở Đông Dương, trong đó tập trung vào các vùng đất mới nhằm xây dựng các đồn điền trồng cây ngắn ngày và cây dài ngày Ngoài ra, một số cơ quan khác của thực dân Pháp cũng thực hiện những cuộc khảo sát hoặc nghiên cứu về đất, như Nha Canh nông và Thương mại Đông Dương, Nha Canh nông Nam Kỳ, Phòng Phân tích hóa học Nông nghiệp và Kỹ nghệ Sài Gòn

Năm 1886, nhóm khảo sát Pavie đã tiến hành những cuộc khảo sát khu vực Trung Lào - Trung Bộ và Đông Nam Bộ Việt Nam Kết quả khảo sát này được công bố vào năm

1890 và được xem như tài liệu nghiên cứu đất đầu tiên của Việt Nam và cả Đông Dương

Từ những năm đầu của thế kỷ XX này, nhiều công trình nghiên cứu khác do các nhà khoa học Pháp tiến hành cũng đóng góp nền tảng đầu tiên về nghiên cứu đất ở nước ta (như

J Lan, F Rroule, R Dumont, M Guillaume, P Gourou, Y Henry)

Một số công trình nghiên cứu đất tiêu biểu ở giai đoạn này như:

- Jve Henry (1930) đã thực hiện công trình nghiên cứu điều kiện phát sinh, phát triển của đất đỏ và đất đen trên đá mẹ Bazan và khoanh vùng phân bố chúng ở Việt Nam Nghiên cứu này đã giúp cho việc mở rộng các đồn điền cao su, cà phê và các cây lâu năm khác ở một số vùng ở nước ta

- Là người có đa dạng về số lượng các nghiên cứu, trong đó có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu, M.E Castagnol cùng với các tác giả đã có những đóng góp không nhỏ trong lĩnh vực đánh giá đất đai:

+ Năm 1940, cùng với Phạm Gia Tu nghiên cứu “Các loại đá ong chính ở Đông Dương”

+ “Các đặc tính cơ bản của đất Bắc kỳ và Bắc Trung kỳ”, “Bản đồ đất Đồng bằng Sông Hồng”

+ “Đất đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan và Daxit ở Tây Nguyên” (1952), “Đất phèn” (1934)

+ Những vấn đề thổ nhưỡng và sử dụng đất ở Đông Dương (cùng với Hồ Đắc Vi, 1951)

Trang 26

Nhìn chung, những nghiên cứu đất trong nửa đầu thế kỷ XX ở Việt Nam được tiến hành bước đầu đã có cơ sở khoa học, tầm cỡ và mục tiêu thực tiễn nhưng cũng có những hạn chế nhất định về nghiên cứu phát sinh, phân loại và việc đánh giá đất chưa được hệ thống, cụ thể là các nghiên cứu về nông hóa và phân bón lại càng bị hạn chế hơn

b Giai đoạn từ năm 1955 đến 1975

* Các công trình nghiên cứu ở miền Bắc

Fridland (1957) cùng cộng sự đã khảo sát và xây dựng sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam (tỷ lệ 1/1.000.000) Tiếp theo đó là năm 1963 với nghiên cứu “Các quá trình thổ nhưỡng ở miền Bắc Việt Nam” Thông qua tổng kết các kết quả điều tra từ cấp tỉnh, huyện

và các nông trường - trạm trại, Cao Liêm và cộng sự đã lập Bản đồ đất miền Bắc Việt Nam (tỷ lệ 1/500.000) Công trình nghiên cứu của Fridland và cộng sự (1973) về “Đất vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm Việt Nam”; Fridland và Lê Duy Thước (1963) đã nghiên cứu phân vùng địa lý thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam cũng đã được công bố (Trần An Phong, 2000) [6]

* Các công trình nghiên cứu ở miền Nam

Năm 1961, Moorman đã thực hiện “Bản đồ đất tổng quát miền Nam” (tỷ lệ 1/1.000.000), đây là tài liệu đầu tiên có tính chất tổng quát về nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng ở phía Nam nước ta Năm 1972, lần lượt các bản đồ đất ở quy mô tỉnh (tỷ lệ 1/1.000.000 và 1/200.000) cũng đã được Sở Địa học Sài Gòn ấn hành Đồng thời, các công trình nghiên cứu về đất trên các vùng lãnh thổ như “Đất đai miền châu thổ sông Cửu Long”,

“Đất đai miền Đông Nam Bộ”, cũng được Thái Công Tụng và cộng sự thực hiện, đây được xem là nguồn tài liệu cơ bản đầu tiên về đất ở miền Nam dùng cho việc quy hoạch sử dụng đất đai [6]

c Giai đoạn sau 1975

Công tác điều tra lập bản đồ được đẩy mạnh thông qua các chương trình điều tra tổng hợp các vùng Trọng tâm nghiên cứu về phân loại đất và quy trình điều tra đất phục

vụ cho việc xây dựng bản đồ đất ở các tỷ lệ khác nhau Nhiều đợt điều tra cơ bản được tổ chức với quy mô lớn như: Điều tra xây dựng bản đồ đất cho các huyện đồng bằng ở tỷ lệ 1/25.000 và cho các huyện miền núi ở tỉ lệ 1/50.000 Trên cơ sở đó tổng hợp xây dựng bản

đồ đất cấp tỉnh tỷ lệ 1/100.000 Những năm sau đó, bản đồ đất một số tỉnh đã được điều tra

bổ sung, nâng cấp bằng cách áp dụng những phương pháp mới: Quảng Ngãi (Viện quy

Trang 27

hoạch và TKNN, 1980), Minh Hải (Phạm Quang Khánh, Nguyễn Văn Nhân và ctg, 1990), Sông Bé (Phan Liêu, 1987; Phạm Quang Khánh và ctg, 1993), Bà Rịa - Vũng Tàu (Phạm Quang Khánh và ctg, 1992), Tây Ninh (Phan Liêu, 1990), TP Hồ Chí Minh (Lê Văn Tự

và ctg, 1987), Đồng Nai (Vũ Cao Thái, Phạm Quang Khánh và ctg, 1995), Đắk Lắk (Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng, 1994) Ở một số tỉnh thành khác vùng ĐBSCL, dựa theo phân loại Taxonomy (Mỹ), trường Đại học Cần Thơ cũng đã thực hiện điều tra bổ sung, xây dựng bản đồ đất vào giai đoạn 1980-1990

Nhìn chung bản đồ đất các tỉnh rất phong phú, theo các quan điểm phân loại khác nhau và cập nhật được những thông tin mới về thổ nhưỡng học, nhưng chủ yếu được sử dụng trong các công tác nghiên cứu, quản lý, rất ít tài liệu được xuất bản chính thức

Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu quan trọng về đất đã có những đóng góp đáng kể vào ngành khoa học đất như:

- Đề tài cấp Nhà nước “Kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng cho lúa lai 1992 – 1995”

do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa chủ trì (1995) đã nghiên cứu về dinh dưỡng của lúa lai trên các loại đất khác nhau; Xác định bón tỷ lệ thích hợp của phân NPK và NK cho lúa lai trên đất phù sa sông Hồng và đất bạc màu

- Đề tài cấp Nhà nước KH 01 - 10 “Nghiên cứu khắc phục yếu tố hạn chế, cải thiện

độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả và tiết kiệm phân bón trên đất canh tác cây lương thực thực phẩm” do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa chủ trì (1995) đã trình bày tổng hợp kết quả nghiên cứu về các biện pháp phân bón như: sử dụng tổng hợp các loại phân, đảm bảo cân đối lượng các loại phân đạm, lân, kali và phân hữu cơ sao cho phù hợp với từng loại đất; bón phân qua lá; sử dụng liên hoàn các biện pháp sinh học, công nghiệp hóa học, nông nghiệp để hạn chế một phần trong quá trình sử dụng trên ruộng, nâng cao độ phì của đất

và tăng năng suất cây lương thực, thực phẩm một cách ổn định

- Đề tài KHCN 08.07 “Xây dựng quy trình công nghệ cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất dốc cho sản xuất nông lâm nghiệp bền vững”

- Đề tài 08.08 “Nghiên cứu phân vùng sinh thái hiệu lực sử dụng phân bón”

Ngoài những nghiên cứu trong các chương trình đề tài cấp Nhà nước, nhiều cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã triển khai nghiên cứu những đề tài

có quy mô hẹp hơn về phân loại đất Việt nam theo phương pháp định lượng của FAO –

Trang 28

UNESCO; ô nhiễm môi trường đất; vai trò của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp

1.2.2 Các nghiên cứu về đánh giá đất đai ở Việt Nam

Công tác đánh giá, phân hạng đất trong nhiều năm qua đã được nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu và triển khai thực hiện rộng rãi trên toàn quốc, từ phân hạng đất tổng quan trên toàn quốc đến các tỉnh, thành và các địa phương với nhiều đối tượng cây trồng, nhiều vùng chuyên canh và các dự án đầu tư cả trong và nước ngoài Đánh giá đất đai đã trở thành quy định bắt buộc trong công tác quản lý nhà nước về đất đai

- Từ đầu thập niên 70, nhiều nhà khoa học của Viện Nông hóa Thổ nhưỡng đã tiến hành công tác đánh giá phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 09 vùng chuyên canh Kết quả nghiên cứu bước đầu đã đóng góp cho công tác tổ chức lại sản xuất và cơ sở

để đề ra quy trình kỹ thuật phân hạng đất cho các hợp tác xã và các vùng chuyên canh

- Chỉ thị 299-TTg có hiệu lực, Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban hành dự thảo phương pháp phân hạng đất Việc phân hạng dựa trên 05 cơ sở: (i) Vùng địa lý thổ nhưỡng, (ii) Loại và nhóm cây trồng, (iii) Đặc thù của địa phương, (iv) Trình độ thâm canh, (v) Mối tương quan với năng suất cây trồng Đây là tài liệu hướng dẫn vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn, có thể áp dụng trên diện rộng nhưng không tránh khỏi tính chủ quan

- “Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất hoang Việt Nam” (Bùi Quang Toản và nnk, 1985) là nghiên cứu đầu tiên áp dụng phân loại khả năng thích hợp đất đai của FAO Tuy nhiên, việc đánh giá chỉ dựa vào các điều kiện tự nhiên và việc phân cấp dừng lại ở cấp phân vị Lớp thích hợp

- Đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và nnk, 1986) được thực hiện ở tỷ lệ 1/500.00 dựa trên Phân loại khả năng đất đai của Bộ Nông nghiệp Hoa

Kỳ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình với mục tiêu nhằm sử dụng đất đai tổng hợp Có 07 nhóm đất được phân theo mức độ hạn chế, trong đó có thể sử dụng cho hoạt động nông nghiệp ở 04 nhóm đầu tiên, nhóm kế tiếp có khả năng cho lâm nghiệp

và nhóm cuối cùng có thể sử dụng cho các mục đích khác

- Trong chương trình 48C, Viện Thổ nhưỡng - Nông hóa đã vận dụng phương pháp đánh giá khả năng thích hợp đất đai định tính của FAO để khái quát tiềm năng đất đai của vùng đất Tây Nguyên với các loại hình sử dụng đất được chọn lựa theo thế mạnh của vùng

là cây cao su, chè, cà phê và dâu tằm Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được những chỉ tiêu

Trang 29

và tiêu chuẩn đánh giá, phân hạng đất cho từng loại cây trồng, nhưng các chỉ tiêu đó đơn thuần thiên về thổ nhưỡng, chưa đề cập đến các điều kiện tự nhiên khác và các điều kiện kinh tế - xã hội cũng như tác động môi trường đến việc sử dụng đất

- Năm 1990, đề tài “Đất trồng cao su” mã số 40A-02.01 do Võ Văn An chủ trì và Viện Kinh tế Kỹ thuật cao su thuộc Tổng cục cao su Việt Nam thực hiện đã ứng dụng nguyên tắc phân hạng của FAO để đánh giá và phân hạng đất trồng cao su ở Tây Nguyên

và Đông Nam Bộ

- Ở ĐBSCL, một số nghiên cứu chuyên đề đã bước đầu ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai định lượng của FAO (Lê Quang Trí, 1989; Trần Kim Tính, 1986) tuy nhiên mới chỉ ở phạm vi nhỏ, chưa mang tính quy mô

- Từ năm 1992, Viện Quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp đã áp dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO và các hướng dẫn tiếp theo (1983, 1985, 1987, 1992) trong các

dự án quy hoạch phát triển ở các huyện và tỉnh ĐBSCL Bước đầu các kết quả đã cho thấy tính khả thi rất cao và đã được bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xác nhận như một tiến bộ khoa học kỹ thuật, có thể áp dụng rộng rãi trong toàn quốc

Đặc biệt là 03 tài liệu đã được công bố và xuất bản chính thức về những kết quả nghiên cứu áp dụng phương pháp điều tra và đánh giá đất của FAO trong điều kiện Việt Nam, đó là:

1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững (Trần An Phong, sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 1995)

2 Tài nguyên đất vùng Đông Nam Bộ, hiện trạng và tiềm năng (Phạm Quang Khánh, sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1995)

3 Điều tra, đánh giá tài nguyên đất theo phương pháp FAO/UNESCO và quy hoạch

sử dụng đất trên địa bàn một tỉnh (lấy Đồng Nai làm ví dụ) (Vũ Cao Thái, Phạm Quang Khánh, Nguyễn Văn Khiêm; sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1997)

Phần mềm đánh giá đất đai tự động ALES (Automated Land Evaluation System, version 4.65 được xây dựng bởi Rossiter, D.G và Armand R Van Wambeke, 1997) thực hiện đánh giá kinh tế (dựa trên nền tảng thích nghi về điều kiện tự nhiên) để tính toán toàn

bộ sự đánh giá với thay đổi các tham số kinh tế Từ đó, hàng loạt các nghiên cứu sau này ứng dụng như một công cụ quan trọng trong công tác đánh giá đất đai Trong đó có thể kể

Trang 30

đến Lê Tấn Lợi và ctg, 2011 đã ứng dụng phần mềm ALES kết hợp PRIMER trong nghiên cứu đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá thích nghi đất đai cấp huyện” được thực hiện tại huyện Mỹ Tú, kết quả đánh giá tổng hợp theo nhiều mục tiêu về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường đã chọn ra cho huyện các kiểu sử dụng đất có tính thích nghi

tự nhiên Qua đó cho thấy việc ứng dụng phần mềm cho kết quả nhanh chóng, tiện lợi, có hiệu quả đáp ứng cho từng mục đích sử dụng đất khác nhau trong quy hoạch sử dụng đất bền vững

1.2.3 Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và huyện Cai Lậy

Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang không có nhiều nghiên cứu khoa học về tài nguyên đất

và đánh giá đất đai nói chung và cho quỹ đất nông nghiệp nói riêng Tuy nhiên, đã có một

số nghiên cứu có liên quan như:

- Bản đồ Đất tỉnh Tiền Giang (cũ) tỉ lệ 1/50.000, do Viện Quy hoạch & Thiết kế nông nghiệp xây dựng năm 1977-1978, sử dụng hệ thống phân loại VN cũ (1976);

- Bản đồ Đất tỉnh Tiền Giang (cũ) tỉ lệ 1/100.000 do Chương trình 60-02 xây dựng năm 1986-1989

- Điều tra bổ sung, chỉnh lý lập Bản đồ Đất tỉnh Tiền Giang tỉ lệ 1/50.000 (2001)

thuộc Chương trình “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống phân loại đất Việt Nam phục vụ chỉnh lý, xây dựng và hoàn thiện bản đồ đất cấp tỉnh” Mục đích đề tài nhằm đưa ra một

bảng phân loại Việt Nam với hệ thống phân vị, danh pháp và ký hiệu thống nhất, vừa kế thừa được hệ thống phân loại năm 1976, vừa dễ dàng chuyển đổi sang hệ thống danh pháp quốc tế FAO-UNESCO Trong khuôn khổ chương trình nói trên, công tác điều tra bổ sung

- chỉnh lý, xây dựng bản đồ đất của tỉnh được thực hiện nhằm chỉnh lý thông tin bản đồ đất toàn vùng theo phương pháp phân loại và hệ thống danh pháp, chỉ tiêu phân cấp, hệ thống

ký hiệu thống nhất, tạo cơ sở cho việc thống kê số lượng, chất lượng tài nguyên đất cấp tỉnh, vùng và toàn quốc

- Đề tài “Đánh giá thực trạng môi trường đất và phân vùng thích nghi nông lâm ngư nghiệp huyện Tân Phú Đông - tỉnh Tiền Giang” do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thực hiện năm 2014 Kết quả nghiên cứu của đề tài là tư liệu khoa học, cung cấp những thông tin về tài nguyên đất của huyện Tân Phú Đông cả về mặt số lượng và chất lượng, đánh giá đất đai và phân vùng thích nghi đất đai trong mối quan hệ tương tác các

Trang 31

yếu tố tự nhiên, môi trường đất và sử dụng đất Những giải pháp đề xuất sử dụng đất trên

cơ sở kết quả nghiên cứu, đáp ứng mục tiêu phát triển về kinh tế - xã hội và môi trường một cách bền vững

- Đề tài “Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang” do Phan Chí Nguyện và ctg thực hiện năm 2017 Kết quả cho thấy với 05 đặc tính đất đai của huyện đã xác lập được 13 đơn vị đất đai chuyên biệt và đã phân lập được 3 vùng thích nghi đất đai về điều kiện tự nhiên cho 04 kiểu sử dụng đất triển vọng của huyện (Lúa 3 vụ, 2 vụ lúa - 1 vụ màu, chuyên màu và chuyên cây ăn quả) Về xác định vùng thích nghi, kết hợp điều kiện kinh tế với tự nhiên, 3 vùng thích nghi và các mức độ thích nghi khác nhau được thành lập Trên cơ sở thích nghi đất đai về điều kiện tự nhiên, kinh tế và mức độ tác động của yếu tố xã hội, môi trường, các mô hình sử dụng đất theo hướng bền vững được đề xuất

1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.3.1 Vị trí địa lý

Huyện Cai Lậy nằm trong vùng kinh tế - đô thị phía Tây của tỉnh Tiền Giang, có tổng diện tích tự nhiên là 29.482,88ha; bao gồm 16 đơn vị hành chính cấp xã: Thạnh Lộc,

Mỹ Thành Bắc, Phú Cường, Mỹ Thành Nam, Phú Nhuận, Bình Phú, Cẩm Sơn, Phú An,

Mỹ Long, Long Tiên, Hiệp Đức, Long Trung, Hội Xuân, Tân Phong, Tam Bình và Ngũ Hiệp Vị trí địa lý và ranh giới của huyện được xác định như sau:

* Về tọa độ địa lý:

- Từ 105024’87’’ đến 105045’54’’ Kinh độ Đông

- Từ 10028’11’’ đến 10053’62’’ Vĩ độ Bắc

* Về ranh giới:

- Phía Đông giáp huyện Tân Phước, Thị xã Cai Lậy và huyện Châu Thành

- Phía Tây giáp huyện Cái Bè

- Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Bến Tre qua ranh giới tự nhiên là sông Tiền

- Phía Bắc giáp huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An

Huyện Cai Lậy có vị trí tương đối thuận lợi, nằm trên các trục đường giao thông chiến lược như Quốc lộ 1A, đường tỉnh 864, 865, 868, 868B, 874, 874B, 875 Về đường

Trang 32

thủy, ngoài nhánh sông Tiền, sông Ba Rài (nối liền kênh Tháp Mười 2 - kênh Nguyễn Văn Tiếp với sông Tiền qua trục kênh 12), là tuyến huyết mạch quan trọng chạy qua địa phận huyện, giữ vai trò kết nối khu vực Nam Đồng Tháp Mười với sông Tiền; là địa bàn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; là đầu mối giao lưu quan trọng của khu vực các huyện phía Tây và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hóa với các tỉnh trong khu vực gồm Đồng Tháp - Long An - Tiền Giang

Huyện có bề mặt địa hình và đất đai được tạo thành bởi sự lắng đọng phù sa sông Cửu Long trong quá trình phát triển châu thổ hiện đại Thành phần cơ giới hầu hết là loại đất phù sa có thịt nặng, tỷ lệ sét cao; sức chịu tải của nền đất thấp (<1 kg/cm2), ít thuận lợi cho các công trình xây dựng quy mô lớn, cần phải xử lý nền móng và chống ngập nước

1.3.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

1.3.2.1 Về kinh tế

* Sản xuất nông, ngư nghiệp

- Trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt năm 2021 là 20.282,32ha,; sản lượng đạt 132.685,2 tấn)

* Chăn nuôi: Đàn heo 32.050 con, bò: 1.306 con, gia cầm: 455.250 con

* Thủy sản: Tổng diện tích nuôi là 560,17ha, Trong đó, sản lượng 28.730 tấn; sản

lượng khai thác 875 tấn

* Công nghiệp - xây dựng: Giá trị sản xuất khu vực công nghiệp - xây dựng, đạt 1.115.527 triệu đồng, giảm 0,89% so với cùng kỳ năm 2020

* Thương mại - dịch vụ: Giá trị sản xuất khu vực thương mại - dịch vụ năm 2021 đạt

1.809.112 triệu đồng, giảm 1,39% so với cùng kỳ năm 2020

1.3.2.2 Về xã hội

Năm 2021, tổng dân số trên địa bàn huyện là 194.272 người, chủ yếu là dân số khu vực nông nghiệp - nông thôn Mật độ dân số trung bình là 659 người/km2, phân bố không đều trên địa bàn Mật độ dân số trên địa bàn huyện khá cao, nguồn lao động dồi dào, có lợi thế

cơ bản về nguồn nhân lực Đến cuối năm 2021, số hộ thoát nghèo là 149 hộ, số hộ nghèo

là 746 hộ, chiếm tỷ lệ 1,38%; hộ cận nghèo là 1.985 hộ, tỷ lệ 3,68%

Trang 34

1.3.3 Thực trạng môi trường

Môi trường trên địa bàn huyện đang chịu sự tác động của các hoạt động kinh tế, đời sống sinh hoạt sản xuất của con người

- Môi trường đất: Do tác động của các hoạt động sản xuất nông nghiệp nên đã phần

nào làm cho đất bạc màu, xói mòn, rửa trôi Tuy nhiên, các kết quả quan trắc cho thấy pH tương đối ổn định, nồng độ kim loại nặng trong đất có hàm lượng thấp, không phát hiện

dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất

- Môi trường nước: Theo “Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015-2020”, chất lượng nguồn nước mặt tại huyện Cai Lậy tại hầu hết các điểm quan trắc

chỉ có thể dùng cho giao thông thủy hoặc tưới tiêu, nếu dùng cho sinh hoạt thì cần phải qua

xử lý

Việc sử dụng các sản phẩm hóa học trong trồng trọt, tồn dư thẩm thấu xuống nguồn nước ngầm, nước mặt cũng là nguy cơ làm môi trường nước bị ô nhiễm Khu vực các kênh rạch ven sông Tiền bắt đầu nhiễm bẩn hữu cơ, ảnh hưởng đến tình hình phát triển dân cư, chăn nuôi và sử dụng phân bón vô cơ cho cây trồng ven sông rạch

- Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn: tình hình hạn hán và xâm nhập mặn diễn biến

rất phức tạp, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tích sản xuất vườn cây ăn quả và đặc biệt là cây sầu riêng của 10 xã phía Quốc lộ 1 (trên 4.807ha sầu riêng bị ảnh hưởng theo các mức độ (trên 70%: 3.536ha và từ 30% đến 70%: 1.271ha); có 491,95ha lúa (của 872

hộ dân) và 6,85ha rau màu (của 9 hộ dân) bị thiệt hại

1.3.4 Đánh giá chung về khu vực nghiên cứu

1.3.4.1 Thuận lợi

Địa hình tương đối bằng phẳng, tài nguyên đất đai khá đa dạng với nhiều nhóm đất, trong đó nhóm đất phù sa có độ phì khá cao, khí hậu ôn hoà, thuận lợi trở thành vùng sản xuất lương thực, trái cây lớn của tỉnh; có vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực và xuất khẩu gạo của tỉnh

Địa bàn huyện còn có vị trí thuận lợi giao thông ven sông Tiền - ĐT.864, nằm dọc trục QL1A và kênh Nguyễn văn Tiếp - ĐT.865, huyện có điều kiện trong việc phát triển nông ngư nghiệp - TTCN

Trang 35

Với đặc trưng nước ngọt quanh năm, địa bàn huyện có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, do chế độ thủy văn có tính chu kỳ hàng năm, nên khu vực các xã phía Bắc Quốc lộ 1 thường xuyên bị ngập lũ, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt

và sản xuất của người dân nhưng cũng mang lại phù sa bồi đắp cho đồng ruộng, có tác dụng tốt trong việc cải tạo môi trường nước và cải tạo đất

- Địa hình bị chia cắt khá nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch dẫn đến chi phí đầu

tư cho hạ tầng cao

- Quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã và đang tác động xấu đến môi trường như: nguy cơ ô nhiễm về bụi, không khí do xây dựng; ô nhiễm từ nước thải và chất thải ở các

cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ sở xay xát; ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp do việc

sử dụng thuốc trừ sâu ngày càng nhiều…

- Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện Cai Lậy

1.4 Tổng quan về cây sầu riêng

1.4.1 Cây sầu riêng trên thế giới

Sầu riêng được trồng ở Indonesia, Philippines, Malaysia, miền Nam Thái Lan, Việt Nam, Lào và Campuchia Mặc dù sầu riêng có vị ngọt nhẹ nhưng nó cũng có mùi hăng, được so sánh với mùi của pho mát Limburger; vì lý do này, trái cây bị cấm vận chuyển công cộng ở một số nơi Sầu riêng (Tên khoa học: Durio zibethinus; họ: Bombacaceae; Chi: Durio) là loại trái cây nhiệt đới theo mùa, khí hậu của vùng Đông Nam Á (Malaysia, Thái Lan và Việt Nam… )

Trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á nơi cây sầu riêng phát triển mạnh

Trang 36

và thị trường tiêu thụ lớn, đòi hỏi có nhiều sự cải thiện về chất lượng giống và hương vị trái cây sầu riêng ngày càng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ Chính vì vậy, việc nghiên cứu về khả năng vượt trội về năng suất, chất lượng đã được nghiên cứu (Yuniastuti và cộng sự, 2017; Odit Ferry Kurniadinata và cộng sự, 2019) nhằm xây dựng danh mục sầu riêng địa phương có tiềm năng vượt trội về hình thái của cây, hoa và quả để

có được giống mới đạt chất lượng cao Bên cạnh đó, một số nghiên cứu tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất sầu riêng của nông dân ở khu vực trồng sầu riêng vùng Đông Nam Á (Paramat Saisaard và cộng sự, 2021), phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản thông qua phương pháp bảng câu hỏi cho thấy các yếu tố tích cực ảnh hưởng đến sản xuất sầu riêng của nông dân ở khu vực nghiên cứu là kinh nghiệm của nông dân trong việc trồng sầu riêng, quy mô lực lượng lao động, diện tích trồng sầu riêng, số lượng cây sầu riêng và số cây sầu riêng trên một diện tích trồng, trong khi các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến sản xuất sầu riêng của nông dân ở khu vực phía Đông Thái Lan là tuổi của nông dân và canh tác sầu riêng hữu cơ Ngoài ra, một số nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng của đất cho cây sầu riêng từ khi ra hoa đến khi trái chín được coi là rất quan trọng vì chúng

có liên quan đến năng suất và chất lượng trái, kết quả nghiên cứu cũng xác định mối quan

hệ của các chất dinh dưỡng trong đất và lá với năng suất và chất lượng trái sầu riêng (Abad

có thể thành công khi được bón phân NPK đầy đủ và bổ sung nhiều chất hữu cơ Nghiên cứu của Novilda (2021) và Yan Diczbalis (2005) cũng nhằm mục đích đánh giá mức độ phù hợp của đất đai đối với cây sầu riêng như một loại cây nông lâm kết hợp, nghiên cứu bao gồm nhiều phương pháp kết hợp cụ thể là: chuẩn bị, khảo sát, phân tích đất trong phòng thí nghiệm, xử lý dữ liệu và lập bản đồ Kết quả của nghiên cứu đã xác định được thành phần dinh dưỡng của đất và điều kiện khí hậu của các loại đất phù hợp cho phát triển các giống cây sầu riêng Trên cơ sở đó, các nghiên cứu này xây dựng được cơ sở khoa học phân hạng thích nghi đất đai và xác định các khu vực phù hợp về các điều kiện sinh thái để phát triển cây sầu riêng vùng Bogor ở Indonesia và Bắc Queensland nước Úc

Trang 37

1.4.2 Cây sầu riêng ở Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều nơi trồng sầu riêng, chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Nam, khu vực Tây Nguyên và một số ít ở miền Trung do đặc điểm ưa thích khí hậu nóng ẩm, ổn định nên các tỉnh phía Bắc không thích hợp để phát triển giống cây trồng này

Một số nơi trồng sầu riêng năng suất cao như Tiền Giang, Bến Tre, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Đồng Nai, Lâm Đồng Những năm gần đây, một số tỉnh có điều kiện khí hậu tương

tự cũng bắt đầu trồng thử nghiệm như Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương nhưng nhìn chung chất lượng và giá trị dinh dưỡng có phần kém cạnh so với các địa bàn truyền thống

Nếu như thế mạnh của vùng ĐBSCL là các giống hạt lép Ri6, Monthong (Dona) thì vùng cao nguyên Đắk Lắk, Lâm Đồng hay Cẩm Mỹ, Long Khánh cũng nổi tiếng là nơi trồng sầu riêng sản lượng lớn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu với các giống Chuồng Bò, Khổ Qua, chao Daklak

Theo Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT, quy hoạch Trồng trọt đề ra định hướng đến năm 2030, cả nước phát triển khoảng 65.000 - 75.000ha sầu riêng Thế nhưng, tính đến cuối năm 2022, diện tích sầu riêng cả nước vào khoảng 110.000ha, tăng khoảng 25.000ha

so với năm 2021 Với thực trạng này, diện tích sầu riêng đã vượt khoảng 35.000ha so với quy hoạch Trong đó, diện tích sầu riêng ở khu vực Tây Nguyên tăng khá nhanh, đã lên đến hơn 40.000ha Có thể thấy rằng cây sầu riêng đang phát triển rất "nóng" tại ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, kể cả trên vùng đất không phù hợp Thậm chí sầu riêng còn được trồng trên vùng nhiễm mặn, nhiễm phèn, vùng không chủ động được tưới

1.4.3 Cây sầu riêng ở Tiền Giang

Hiện nay, tại huyện Cai Lậy có hơn 9.000ha sầu riêng với nhiều loại giống Qua điều tra thực tế cho thấy giống sầu riêng được trồng phổ biến hiện nay là các giống hạt lép như Ri6, Monthong,… Hiện có khoảng 97% hộ nông dân chọn giống hạt lép để trồng Các loại giống hạt lép có chất lượng và năng suất cao giúp người nông dân tăng thêm thu nhập

Số hộ trồng sầu riêng giống Ri6 chiếm khoảng 77%, giống Monthong chiếm khoảng 20%

Trang 38

và GlobalGAP Ngoài ra, Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã cung cấp văn bản bảo hộ Nhãn hiệu tập thể số 79199 cho sản phẩm Sầu riêng Ngũ Hiệp

1.4.4 Yêu cầu sinh thái

Sầu riêng là cây ăn quả nhiệt đới điển hình, ưa thích khí hậu nóng, ẩm và ổn định;

ưa ẩm nhưng không được đọng nước Một số yêu cầu sinh thái cụ thể:

Về nhiệt độ, ẩm độ không khí: Nhiệt độ thích hợp để cây sầu riêng sinh trưởng,

phát triển và cho năng suất cao từ 24 - 30oC, ẩm độ không khí vào khoảng 75-80%, khi cây

ra hoa cần có nhiệt độ không khí từ 20 - 22oC, ẩm độ không khí vào khoảng 50-60%, trong trường hợp nhiệt độ thấp sầu riêng sẽ rụng hoa và ngừng phát triển

Về lượng mưa: Cây sầu riêng kém chịu hạn nên sinh trưởng trong các vùng có mùa

khô không quá 3 tháng, lượng mưa bình quân năm từ 1.600 – 4.000 mm/năm và phân bổ đều trong năm, tốt nhất là 2.000 mm/năm nhưng trong thời kỳ trái già, chín nên không có mưa để đạt hiệu quả cao Khả năng chống úng của cây sầu riêng không cao, nếu lượng mưa quá lớn hoặc tiêu thoát không kịp thời cây có thể thối gốc, rụng hoa, thối trái, chết

Về cao độ: Cây sầu riêng không đòi hỏi khắt khe về cao độ, thường sinh trưởng và

phát triển tốt ở độ cao từ 30 - 300m so với mực nước biển, cây sẽ phát triển ở mức bình thường với độ cao dưới 800m, còn ở độ cao trên 800m thì cây sẽ phát triển chậm hơn khoảng 1 - 2 tháng so với các cây trồng ở vùng đồng bằng Chính vì điều kiện này nên sầu riêng vùng Tây Nguyên ra trái chính vụ vào tháng 10-12 dương lịch, không cần xử lý trái

vụ như tại Tiền Giang

1.4.5 Điều kiện canh tác

Điều kiện về đất: Sầu riêng ưa đất thịt sâu, thoát nước tốt, độ sâu không dưới 1,5m

Độ pH của đất khoảng 5,0-6,5 Cây mọc rất tốt trên đất dốc thoai thoải (độ dốc 6-12°) và chân đồi Sầu riêng không phát triển tốt nếu ở độ cao hơn 600-900m so với mực nước biển

Tại Việt Nam cây sầu riêng có thể sinh trưởng, phát triển trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất ở những vùng đất màu mỡ, đất thịt, đất phù sa, đất đỏ bazan,

có khả năng thoát nước tốt, không bị nhiễm mặn, tầng canh tác dày Đất chứa nhiều chất hữu cơ sẽ giúp cây cho năng suất cao hơn Độ pH thích hợp là 4,5 - 6,5 vì sầu riêng có bộ

rễ chịu mặn và chịu phèn thấp, nên điều chỉnh pH đất trồng ở mức 5,5 - 6,5 để góp phần hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora palmivora hại cây Đất trồng sầu riêng lý tưởng

Trang 39

nhất có pH trong khoảng 6 - 6,5, trong điều kiện pH ở mức 5- 5,5, sầu riêng vẫn phát triển khá tốt Sầu riêng phát triển tốt nhất trên đất màu mỡ và thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ

có độ pH từ 5-6,5

Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, sầu riêng chủ yếu được trồng trên các líp với chiều cao mặt líp so với mực nước khoảng 60 - 70cm Trên thực tế, diện tích 1 ha trồng từ 200 -

250 cây sầu riêng, khoảng cách giữa các cây khoảng 6 - 7,5m

Điều kiện về nước: Để cây phát triển tốt, cho nhiều trái và trái to cần cung cấp đầy

đủ nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và đậu trái; do đó trồng sầu riêng cần gần nguồn nước tưới Cây sầu riêng rất mẫn cảm với mặn, nước có độ mặn 1 g/l sẽ gây hại cho cây, do đó các vùng bị nhiễm mặn cần hết sức lưu ý đến độ mặn trong nước tưới cho sầu riêng

Nhu cầu nước tưới cho cây sầu riêng ở các giai đoạn sinh trưởng và theo từng điều kiện là khác nhau Cây mới trồng tưới ngày 1 lần trong vòng 4 tháng; giai đoạn kiến thiết

cơ bản, thông thường tưới 20 - 30 lít nước/cây cho 1 lần tưới, khoảng cách giữa 2 lần tưới

từ 15 - 25 ngày; giai đoạn kinh doanh thông thường tưới 60 đến 80 lít/cây cho 1 lần tưới nếu tưới bằng phương pháp tưới thủ công, còn tưới bằng phương pháp nhỏ giọt thì cần 15

- 20 lít; khi cây ra hoa, kết quả cần nguồn nước tưới lớn hơn, trung bình 2 ngày một lần để cho hạt phấn khỏe mạnh nhưng cần phải giảm 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới vào thời điểm

1 tuần trước khi ra hoa

Điều kiện về lao động: Sản xuất sầu riêng qua nhiều công đoạn yêu cầu rất cao về

công lao động từ làm đất; đến tỉa cành, bơm tưới phân nước; cắt, vận chuyển, thu gom sau thu hoạch Tính bình quân hàng năm 1 ha sầu riêng trong giai đoạn kiến thiết cơ bản (thường từ 36-48 tháng) cần 200 công lao động (dao động khoảng 180-230 công lao động tùy năm phát triển của cây), giai đoạn cho thu hoạch cần 330 công lao động (dao động khoảng 300-360 công lao động tùy năm phát triển của cây)

Có thể thấy, sản xuất sầu riêng cần sự đồng bộ trong hệ thống lao động từ sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ; góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong và ngoài địa phương

Yêu cầu về vốn đầu tư: So với các loại cây trồng truyền thống thì sầu riêng yêu

cầu nguồn vốn đầu tư cao hơn Trong thời kỳ trồng mới và kiến thiết cơ bản (khoảng 4 năm) tính trên 1ha khoảng 341 triệu đồng trong đó chi phí vật chất khoảng 53,9%, công

Trang 40

lao động khoảng 33,2%, các chi phí khác khoảng 12,9% Nguồn vốn đầu tư các năm trong thời kỳ thu hoạch bình quân khoảng 170-200 triệu đồng/năm tùy theo mức độ đầu tư trong

đó chi phí vật chất khoảng 64,0%, công lao động khoảng 31,0%, các chi phí khác khoảng 5,0%

Ngày đăng: 14/11/2023, 12:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w