1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Mùa hè khỏe mạnh nhờ rau quả doc

7 224 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 246,33 KB

Nội dung

Mùa khỏe mạnh nhờ rau quả Chế độ ăn nhiều rau quả sẽ mang đến bạn một cơ thể chắc khỏe, giúp giảm hàm lượng cholesterol, phòng ngừa ung thư, các bệnh tim mạch cùng nhiều căn bệnh khác. 1. Cherry Rất bổ dưỡng, lại cung cấp ít calorie, chứa nhiều chất chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn và virus cao. Hơn nữa, cherry còn chứa một chất giúp giảm lượng acid uric trong máu, phòng bệnh gút. Loại quả này còn có khả năng giảm thiểu nguy cơ ung thư ruột già, giảm đau. Nếu ăn cherry thường xuyên, bạn sẽ tránh được tình trạng suy tim, đột quỵ. Do đó, Đông y dùng cherry trong các trường hợp mắc bệnh gút, viêm khớp, phong thấp và chống thiếu máu. Điều đặc biệt, cherry đông lạnh vẫn giữ được 100% giá trị dinh dưỡng. 2. Bồ công anh Loài cỏ dại nổi tiếng nhờ tính năng chữa bệnh. Đây là một trong những thực phẩm có nhiều vitamin A nhất, chưa kể đến vitamin C, sắt, calcium, ka-li và chất xơ. Hàng trăm năm nay, bồ công anh được dùng để điều trị viêm gan, thận, sỏi thận, vàng da, xơ và viêm gan siêu vi C, thiếu máu, khó tiêu, trầm uất. Là chất lợi tiểu, bồ công anh giúp tống khứ hiệu quả độc tố từ thận. Do có mùi hăng nên loài cỏ này ít được dùng làm thức ăn. Nếu ăn thấy đắng, bạn có thể áp chảo hoặc hấp sơ qua. 3. Đậu Là thực phẩm thần kỳ, giảm thiểu cholesterol, điều hòa việc sản sinh insulin và đường huyết, cải thiện tiêu hóa, chống ung thư. Đậu có nhiều chất xơ, protein và chất chống oxy hóa. Một nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ, cho biết phụ nữ ăn đậu mỗi tuần ít nhất hai lần sẽ giảm 24% nguy cơ ung thư vú, tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, huyết áp. Ngoài ra, nó còn giúp điều hòa giấc ngủ, ngon miệng. Đông y dùng đậu để trị ngộ độc thực phẩm, phù thũng, cao huyết áp, viêm thanh quản, sỏi thận, phong thấp… 4. Kiwi Chứa nhiều vitamin C hơn cam, nhiều chất xơ hơn táo và nhiều ka-li hơn chuối. Quả kiwi giúp bạn bảo vệ tim, chống ung thư, cải thiện bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, kiwi còn giúp cho máu bớt cô đặc, giảm LDL cholesterol, giảm huyết áp, ngăn ngừa tình trạng máu đông, thúc đẩy các tế bào bị tổn thương tự chữa lành. Đông y dùng kiwi để chữa vết thương và đau nhức. Gặp mùa kiwi, mỗi ngày bạn nên ăn 1 – 2 quả. Khi bị cắt, kiwi rất dễ mềm, nhão. Vì vậy, nếu làm món cocktail trái cây, bạn nên chế biến kiwi vào phút chót. 5. Bắp cải Có nhiều vitamin C, K, B6, chất xơ, mangan, folate và ít calorie. Loại rau này có nhiều chất chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư phổi, ruột già, vú, buồng trứng và bàng quang. Ngoài ra, bắp cải tăng cường sự chắc khỏe cho xương cốt, giảm triệu chứng dị ứng, chống viêm, giúp tiêu hóa tốt, có lợi cho tim mạch, ngăn chặn tình trạng đông máu. Đông y dùng bắp cải để trị chứng đầy hơi, cảm mạo thông thường, ho khan, trầm uất, cáu kỉnh và khối u trong bao tử. Loại cải này còn dùng để đắp vào những chỗ viêm tấy, giãn tĩnh mạch và thấp khớp. Kết quả nghiên cứu tại Ba Lan cho thấy phụ nữ nào dùng bắp cải mỗi tuần ít nhất bốn lần sẽ giảm 72% nguy cơ ung thư vú. Đặc biệt, lá ngoài của bắp cải nhiều calcium hơn lá trong và bắp cải đỏ tốt hơn các loại khác. 6. Bông cải xanh Chứa rất nhiều vitamin C, K, A, B, folate, chất xơ, sulfur, sắt cùng nhiều chất bổ khác, thậm chí có nhiều đạm hơn thịt bò. Bông cải xanh chống ung thư, đặc biệt ở phổi, thực quản và hệ bao tử - ruột, đồng thời còn giúp phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt, da, vú và tử cung. Đông y dùng loại rau này để điều trị viêm mắt. Ăn bông cải xanh mỗi ngày là tốt, nhưng nếu không thích, bạn vẫn nên dùng một ít. Khi ăn, nên hấp sơ qua để giải phóng tối đa chất chống oxy hóa mang tên sulforaphane. 7. Cà rốt Các loại bệnh liên quan đến “núi đôi”, bàng quang, cổ tử cung, tuyến tiền liệt, ruột kết, thanh quản và thực quản sẽ bị khống chế bởi chất carotenoid có trong cà rốt. Ăn một củ cà rốt mỗi ngày giúp ta giảm thiểu nguy cơ ung thư phổi, thận và buồng trứng. Ngoài ra, cà rốt còn giúp cải thiện hệ tim mạch, mắt, kích thích hệ miễn dịch. Đông y dùng cà rốt trị thấp khớp, sỏi thận, khó tiêu, tiêu chảy, quáng gà, viêm tai, đau tai, điếc, tổn thương da, viêm niệu quản, ho và đầy hơi. Bạn nên dùng cà rốt mỗi ngày và nên hấp sơ qua để tận dụng tất cả các chất bổ. Tránh thái cà rốt quá nhỏ, sẽ mất đi nhiều chất dinh dưỡng. Mách nhỏ: trước khi cho vào tủ lạnh, bạn nên cắt phần đầu cà rốt để cho củ lâu héo. 8. Xà lách xoong Là loại thực phẩm không chứa calorie và cung cấp nhiều calcium hơn cả sữa tươi. Xà lách xoong chứa nhiều vitamin C hơn cam, nhiều sắt hơn rau chân vịt. Chúng là nguồn vitamin A, K, chất chống oxy hóa vô tận, giúp bạn chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, chắc xương. Loại cải này còn tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn chặn các chất gây ung thư. Đông y dùng xà lách xoong để giảm sưng, tăng cường khả năng nhìn thấy trong đêm, kích thích sinh mật, trị chứng đầy hơi, vàng da, khó tiểu, đau họng, quai bị và hôi miệng. 9. Rau chân vịt (rau bi-na) Loại rau này trị đau mắt, cải thiện thị giác và tuần hoàn não. Rau chân vịt còn có khả năng chống ung thư, đặc biệt là ung thư ruột già, tuyến tiền liệt và vú. Các chất trong rau chống suy tim, đột quỵ, tâm thần phân liệt, hạ huyết áp, chống viêm, giúp xương cốt chắc khỏe. Rau chân vịt chứa nhiều vitamin K, A, C, calcium, folate, magnesium và sắt. Đặc biệt, chất carotenoid trong rau chân vịt ngăn chặn sự tăng trưởng và tiêu diệt tế bào ung thư. Một bát rau chân vịt cung cấp 1,111% lần nhu cầu vitamin K hàng ngày, lutein giúp cải thiện tình trạng tim mạch. 10. Cải xoắn Chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm. Một bát cải luộc cung cấp 1,328% lượng cần thiết mỗi ngày về vitamin K, 192% vitamin A, và 89% vitamin C, chưa kể tới calcium và sắt. vitamin K trong cải xoắn giúp bảo vệ tim mạch, làm xương chắc khỏe, khử các gốc tự do. Cải xoắn có gấp bảy lần beta-carotene so với bông cải xanh, nhiều lutein, zeaxanthin. Trong Đông y, người ta dùng loại cải này để điều trị chứng nghẽn phổi. 11. Ổi Loại quả này chứa chất lycopene chống oxy hóa, ung thư, giúp cơ thể bạn khử các gốc tự do, vốn là tác nhân gây nghẽn mạch, thoái hóa khớp cùng với các vấn đề về hệ thần kinh. Ổi giúp ta phòng ngừa các bệnh tim mạch, hạ LDL cholesterol, tăng lượng HDL cholesterol, giảm triglyceride và huyết áp. Bạn nên ăn ổi mỗi ngày. Ổi ruột đỏ tốt hơn ổi ruột trắng. 12. Hành tây Ngoài việc giảm nguy cơ mắc bệnh vành do khả năng giảm huyết áp và cholesterol, hành tây nổi tiếng chống ung thư rất mạnh, nhất là đối với tuyến tiền liệt, bao tử và thực quản. Chất peptide trong hành tây giúp giảm thất thoát calcium và các khoáng chất có lợi cho xương. Hành tây chống oxy hóa, kháng histamine, giảm viêm đường hô hấp, cảm cúm. Có nhiều vitamin C, hành tây chống viêm, giảm đau, giảm các chứng sưng đau đi kèm với thấp khớp. Khi nướng thịt ở nhiệt độ cao, bạn nên nướng chung với hành tây vì sẽ giúp hạ thấp nguy cơ gây ung thư. . Mùa hè khỏe mạnh nhờ rau quả Chế độ ăn nhiều rau quả sẽ mang đến bạn một cơ thể chắc khỏe, giúp giảm hàm lượng cholesterol, phòng ngừa ung. da, khó tiểu, đau họng, quai bị và hôi miệng. 9. Rau chân vịt (rau bi-na) Loại rau này trị đau mắt, cải thiện thị giác và tuần hoàn não. Rau chân vịt còn có khả năng chống ung thư, đặc biệt. ruột già, tuyến tiền liệt và vú. Các chất trong rau chống suy tim, đột quỵ, tâm thần phân liệt, hạ huyết áp, chống viêm, giúp xương cốt chắc khỏe. Rau chân vịt chứa nhiều vitamin K, A, C, calcium,

Ngày đăng: 21/06/2014, 01:20