Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
511,92 KB
Nội dung
ChèHuế-quánngonngàyhè Cái ngon, cái "duyên" của chè Huế nằm ở đâu nhỉ? Từ lâu, chè dường như đã trở thành món ăn dân dã đầy quen thuộc đối với người Việt chúng ta, đặc biệt là với teens bọn mình nhỉ? Các bạn có biết, ở mỗi miền trên đất nước, món chè lại có nét đặc trưng riêng không? Ví như chè Hà Nội thì mộc mạc, thơm hương, chè Sài Gòn lại phong phú, đa dạng, còn Huế thì sao nhỉ? Bởi người ta vẫn thường nói “ Hà Nội có 36 phố phường còn Huế có 36 món chè”, vậy hẳn là chè Huế phải đặc biệt lắm? Ở Huế, người ta thường chia chè ra làm hai loại là chè cung đình và chè hẻm? Nếu như chè cung đình nổi tiếng cầu kì trong cách thể hiện và thưởng thức thì chè hẻm lại đơn giản và bình dị hơn rất nhiều. Nhưng cho dù có là chè gì đi nữa, thì mỗi loại chè ở Huế đều mang trong mình nét đặc trưng riêng của xứ Huế, đó là sự tỉ mỉ, chăm chút của người nấu. Những người con gái Huế dường như đã dồn hết cái sự dịu dàng của mình vào trong từng chén chè, thế nên chè Huế thấm vào cảm giác của người thưởng thức một cách nhẹ nhàng, chậm rãi Và khi đã thấm vào rồi thì nó sẽ còn đọng lại rất lâu khiến cho ai được thưởng thức một lần thì cứ nhớ mãi thôi… 36 món chè, mỗi loại một phong vị riêng biệt, không hề lẫn vào nhau. Ví như, chè bắp mang hương thơm mát lành như những cánh đồng lúa chín thì chè hạt sen long nhãn lại man mát giống như cơn gió nhẹ thoảng qua… Và các bạn có biết, để tạo được hương vị đặc trưng của vùng quê Huế nghèo, người ta phải chọn những hạt bắp non còn ngậm sữa từ tận Cồn Hến rồi nấu với đường thành thứ chè vừa dẻo vừa có vị ngọt non tơ. Nhưng trước đó, bắp phải được xắt mỏng, đun với nước sôi có bỏ thêm lá dứa thật thơm. Chưa hết đâu nhé, sau đó, người ta còn phải tắt bếp gần một tiếng rồi mới có thể bỏ đường vào được, rồi lại đun cứ thế đến khi bắp chín mềm, dẻo thơm hương lá nếp. Có lẽ, với người ở vùng khác sẽ chẳng đủ kiên nhẫn để nấu cho được một nồi chè đúng gốc Huế. Đến những loại chè cầu kỳ hơn như chè hạt sen, chè nhãn bọc hạt sen…người ta cũng phải chọn lựa kĩ lưỡng từng hạt sen tươi từ hồ Tịnh Tâm mà ngày xưa vua chúa thường dùng để ướp trà rồi bỏ vỏ, soi tim, rửa sạch, hấp chín và rim đường chứ không phải là bỏ thẳng vào nồi đun mới nước như ở những nơi khác. Thế nên chè hạt sen ở Huế bao giờ cũng bở tơi, chín mềm nhưng không bị vỡ hạt. Nhãn lồng thì phải bỏ vỏ, xoi hạt, rửa sạch rồi mới cho hạt sen đã rim đường vào thay thế cho hạt nhãn. Chuyển sang công đoạn nước đường thì cũng cầu kì không kém, phải làm sao để nước thật trong và đường để nấu cũng không phải là đường cát thông thường, họ thích dùng đường phèn hơn, bởi đường phèn cho vị ngọt thanh hơn đường cát mà. “Độc nhất vô nhị” của xứ Huế phải kể ngay đến món chè bột lọc thịt heo quay hay gọi ngắn gọn đi là chè thịt quay. Cũng là chè bột lọc thông thường nhưng qua bàn tay tỉ mỉ của người dân xứ Huế, người thưởng thức có thể cảm nhận được sự tinh tế của món chè khi nhai nhè nhẹ viên bột… trong cái cảm giác dai dai, dòn dòn pha lẫn vị ngọt thanh thanh của đường phèn thì bất ngờ bạn sẽ nhận ra vị béo nhẹ, vị đậm đà của vị thịt quay đấy! Vị của thịt trộn lẫn với vị ngọt chè làm thành một thứ mùi vị rất lạ miệng. Ăn hay lắm! Một viên chè chỉ cần một mẩu thịt nhỏ xíu thì có nấu cả vài chục chén chè cũng chẳng tốn đến nửa lạng thịt vậy mà bằng sự sáng tạo tuyệt vời, người Huế đã tạo nên một món chè món chè mang phong cách "rất Huế" – dù nghèo nhưng vẫn rất sang. Và đương nhiên, món chè lạ này luôn được sắp hàng đầu trong thực đơn những món ăn ngọt của bữa cơm mang phong cách cung đình. Còn nữa, ở Huế vẫn còn một món chè cũng rất nổi tiếng nữa, đó là chè đậu ngự. Đậu ngự thì có rất nhiều nơi trồng nhưng dường như chỉ có đậu ngự ở Huế mới có được một hương vị nổi bật rất riêng và những hạt đậu đó cũng làm nên một món chè riêng của vùng đất cố đô. Với bàn tay khéo léo của mình, các bà, các chị nhẹ nhàng bóc tách lớp vỏ lụa bám sát hột đậu và cả mầm ở giữa hạt rồi cho vào đun cùng với nước dừa cho đến khi đậu vừa chín rồi vớt riêng ra cho vào bát. Sau đó đường mới được cho vào xoong nước dừa để đun sôi thật kĩ. Cuối cùng, nước dừa đường mới được đổ ngập trong bát đậu đã đươc xếp khéo léo. Bởi vậy, chè đậu ngự ở Huế thơm lắm! Bùi và rất ngọt nữa. Và có lẽ, nếu đã được một lần thưởng thức chè ở Huế, chắc hẳn bạn sẽ còn bị “hút hồn” bởi chén nước ướp hương sen được dùng sau khi thưởng thức chè… Cũng chỉ là một cốc nước ướp hương sen bình thường mà thôi nhưng ngồi giữa không gian êm đềm của Huế, hương sen đó dường như trở nên dịu dàng hơn, thanh khiết hơn và tự nhiên hơn [...]...Để kết lại, bọn tớ chỉ muốn nhắn gửi đến các bạn rằng: nếu có dịp đến Huế, bạn hãy thử cảm giác ngồi nép trong một con hẻm nhỏ, nếm từng miếng chè thanh ngọt và ngắm nhìn không gian của xứ Huế mộng mơ xem… chắc chắn bạn sẽ cảm thấy yêu lắm! . phố phường còn Huế có 36 món chè , vậy hẳn là chè Huế phải đặc biệt lắm? Ở Huế, người ta thường chia chè ra làm hai loại là chè cung đình và chè hẻm? Nếu như chè cung đình nổi tiếng cầu kì. Chè Huế-quán ngon ngày hè Cái ngon, cái "duyên" của chè Huế nằm ở đâu nhỉ? Từ lâu, chè dường như đã trở thành món ăn dân dã đầy quen. được một nồi chè đúng gốc Huế. Đến những loại chè cầu kỳ hơn như chè hạt sen, chè nhãn bọc hạt sen…người ta cũng phải chọn lựa kĩ lưỡng từng hạt sen tươi từ hồ Tịnh Tâm mà ngày xưa vua chúa