Vị ngọt ngào từ gừng cay pptx

3 155 0
Vị ngọt ngào từ gừng cay pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vị ngọt ngào từ gừng cay Mới đầu vụ thu hoạch gừng, bà con nông dân ấp 1 xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, TP.HCM, đã vui nhộn hẳn lên bởi thương lái khắp nơi đến tận nhà hỏi mua gừng với giá bán sỉ 32.000 đồng/kg, giá bán lẻ 45.000 đồng/kg. Nhiều người đã làm giàu nhờ trồng gừng, điển hình là hộ bà Lê Thị Mỹ ở ấp 1, xã Hưng Long, trồng 2 ha gừng, đã xây được nhà khang trang, một năm thu nhập hàng tỷ đồng. Dẫn chúng tôi đi tham quan cánh đồng trồng gừng ở xã Hưng Long, ông Trần Văn Chuộng, chi hội trưởng Chi hội nông dân ấp 1, xã Hưng Long hồ hởi cho biết: Năm nay giá rau gia vị sốt giá, đặc biệt là củ gừng, bà con nông dân rất phấn khởi. Cả xã có gần 20 ha trồng gừng, chỉ tính riêng ấp 1 trồng được 5 ha. Trước đây hầu hết bà con trồng lúa, những năm gần đây bà con mạnh dạn chuyển đổi sang trồng rau màu và cây gia vị. Thời điểm tháng 10 chưa phải mùa thu hoạch gừng, nhưng đang hút hàng, nhiều người đào cả củ gừng cụ (gừng giống trồng ban đầu) để bán, thậm trí có người bán cả gừng non. Nhờ được mùa trúng giá, nhiều gia đình đã trở nên khá giả và xây được nhà kiên cố. Bà Lê Thị Mỹ, người trồng gừng thành công nhất trong vùng, cho biết: “Trồng gừng rất đơn giản. Sau khi thu hoạch hết vụ gừng, để củ gừng giống nơi thoáng mát khoảng 3 tuần, đến tháng 3 - 4 âm lịch bắt đầu hạ giống. Đất trũng cần phải lên liếp với chiều rộng khoảng 4 m, xung quanh đào mương để thoát nước vào mùa mưa, giữ nước trong mùa khô, đảm bảo quanh năm gừng luôn đủ nước”. Sau khi trồng, bà Mỹ thường phủ một lớp rơm rạ, ngày tưới 1 lần để giữ ẩm. Khi gừng lên được 3 - 4 lá, bà tiến hành bón phân NPK, một năm bón 3 lần, kết hợp bón phân chuồng hoai mục. Khi lá gừng phủ kín mặt đất, cỏ không mọc được, người trồng gừng cứ vậy chờ đến tháng 11 - 12 âm lịch là thu hoạch. Cây gừng kháng bệnh tốt nên ít bị sâu hại, chăm sóc cũng đơn giản, hiệu quả cao và chẳng bao giờ lo mất mùa. Nhờ trồng gừng mà bà Lê Thị Mỹ đã xây được ngôi nhà xây giá 800 triệu đồng, nuôi hai người con ăn học đại học và có công ăn việc làm ổn định. Cùng suy nghĩ với bà Lê Thị Mỹ, ông Huỳnh Văn Thiệt, người cùng ấp cho biết: “Gia đình tôi không có nhiều đất, chỉ trồng được 2 công gừng (1 công = 1.000 m2), nếu chăm sóc tốt, năng suất đạt 1,6 - 1,8 tấn/ công”. Bà Chính Lạc, chủ vựa buôn bán gừng ở chợ đầu mối Bình Điền (TP.HCM) cho biết: “Năm nay ai trồng được gừng là hốt bạc, bởi thị trường rất khan hiếm. Nguyên nhân chính do ảnh hưởng bão lụt, một số nơi diện tích trồng gừng ngập nước bị hư nhiều. Hơn nữa mọi năm có nguồn gừng từ Đăk Lăk, Buôn Mê Thuột chở về bán ùn ùn, năm nay tuyệt nhiên không có, dẫn tới thị trường trở nên khan hiếm”. Chị Nguyễn Thị Minh, một thương lái thu gom gừng ở Đăk Lăk cho biết, Đăk Lăk là địa phương trồng rất nhiều gừng, có sản lượng gừng lớn nhất Tây Nguyên. Nhưng 2 - 3 năm nay có một công ty ở Kon Tum đã đầu giống, vốn, kỹ thuật cho người dân trồng gừng và ký được hợp đồng xuất khẩu gừng cho Nhật và Trung Quốc. Người dân trồng gừng, sản xuất ra bao nhiêu là công ty thu gom hết, giá cao, ai cũng phấn khởi. Chính vậy nguồn cung gừng ở TP.HCM đã trở lên khan hiếm hơn. Người trồng gừng đã cảm thấy tràn đầy hương vị ngọt ngào! . Vị ngọt ngào từ gừng cay Mới đầu vụ thu hoạch gừng, bà con nông dân ấp 1 xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, TP.HCM, đã vui nhộn hẳn lên bởi thương lái khắp nơi đến tận nhà hỏi mua gừng. màu và cây gia vị. Thời điểm tháng 10 chưa phải mùa thu hoạch gừng, nhưng đang hút hàng, nhiều người đào cả củ gừng cụ (gừng giống trồng ban đầu) để bán, thậm trí có người bán cả gừng non. Nhờ. được nhà kiên cố. Bà Lê Thị Mỹ, người trồng gừng thành công nhất trong vùng, cho biết: “Trồng gừng rất đơn giản. Sau khi thu hoạch hết vụ gừng, để củ gừng giống nơi thoáng mát khoảng 3 tuần,

Ngày đăng: 20/06/2014, 21:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan