1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Trồng kiệu: chăm sóc công phu nhưng cho thu nhập khá pdf

3 339 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trồng kiệu: chăm sóc công phu nhưng cho thu nhập khá Ảnh min hoạ Những năm gần đây, bên cạnh nguồn lợi chủ lực từ cây lúa, khoai môn và chăn nuôi, khai thác thủy sản, nông dân Đồng Tháp còn đầu tư phát triển nghề trồng kiệu - một loại hoa màu mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho bà con. Ở xã Phú Hiệp có diện tích trồng kiệu cao nhất huyện Tam Nông (Đồng Tháp), với hàng chục hecta. Anh Trần Văn Sành, ngụ ấp K10 xã Phú Hiệp có nhiều năm trong nghề trồng kiệu cho biết: “Mặc dù phải tốn nhiều công sức và vốn đầu tư, nhưng do thổ nhưỡng nơi đây phù hợp trồng cây kiệu, so với lúa, kiệu đem lại nguồn lợi kinh tế cao gấp 5 lần”. Thông thường, muốn trồng một công kiệu, nông dân phải đầu tư trên dưới 10 triệu đồng để mua kiệu giống, phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu bơm tưới nước, thuê nhân công Việc chăm sóc kiệu cũng rất công phu, nhất là việc canh nước khi đất mới xuống giống. Nếu thiếu nước, đất khô, kiệu sẽ không lên mầm; còn để nhiều nước, kiệu sẽ bị ngập úng, thối giống. Trước khi xuống giống, đất phải được cài ải, phơi khô và kéo liếp với chiều ngang mặt liếp 1,5 m. Trồng cách khoảng 4 - 5 cm thành ô vuông nhỏ trên mặt liếp. Trồng xong, dùng cỏ hoặc rơm khô tủ đều lên mặt liếp. Khi cỏ, rơm khô nằm im thì bắt đầu bơm nước tưới cho thấm ướt đều rồi xả bỏ, đến khi nào đất khô, hết độ ẩm thì lại tiếp tục tưới nước. Khi kiệu nảy mầm thì bón phân, xịt thuốc trừ sâu và tưới nước kịp thời. Anh Sành cho biết kinh nghiệm của mình: “Phải chọn giống thật tốt, đảm bảo khi trồng lên 90%. Bình quân lượng giống cho 1.000 mét vuông từ 120 - 130 kg, tùy theo giống kiệu tươi hay khô. Sau khi kiệu nảy mầm có thể dùng phân DAP, urê bón thường xuyên theo yêu cầu phát triển của cây kiệu. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm phân bón lá và thuốc trừ nấm gây bệnh vàng lá, cháy lá và các loại thuốc dưỡng rễ để kiệu phát triển nhanh”. Người trồng kiệu ở xã Phú Hiệp vô cùng phấn khởi, vì năng suất bình quân đạt từ 40 đến 45 tấn/ha. Có người đạt tới 50 tấn/ha, nhiều thương lái đến tận nơi thu mua với giá dao động từ 15.000 đến 17.000 đồng/kg. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên 8 công rẫy kiệu của anh Sành mỗi năm cho nguồn lợi trên dưới 50 triệu đồng. Thời gian xuống giống đến khi thu hoạch kiệu là 5 tháng. Nếu trồng kiệu để bán vào dịp Tết, nông dân xã Phú Hiệp thường xuống giống vào khoảng tháng 8 âm lịch hàng năm, còn trồng kiệu để bán cho thương lái thì gieo trồng vào tháng 10 âm lịch, bởi thời điểm này không bị ảnh hưởng của mưa bão. Anh Nguyễn Văn Ríp ở xã Phú Hiệp đã tận dụng 4 công đất rẫy để trồng kiệu, bình quân mỗi năm anh thu lợi trên dưới 20 triệu đồng. Anh Ríp cho biết: “Trước đây chỉ trồng lúa, sau khi thu hoạch xong, trang trải chi phí còn lại lợi nhuận chẳng đáng là bao, nhưng từ năm 2005 đến nay tôi đã chuyển sang trồng kiệu. Với 4 công đất trồng kiệu, sau khi thu hoạch, vừa bán giống vừa bán củ kiệu thương phẩm, mỗi năm có khoản lợi trên 20 triệu đồng, cuộc sống gia đình sung túc, không ít bà con nơi đây khá giàu lên từ nghề trồng kiệu”. Kiệu trúng mùa, được giá, người dân trồng kiệu ở xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp vui mừng, phấn khởi. Tuy nhiên, đầu ra của kiệu chưa ổn định, giá cả bấp bênh, bởi còn phụ thuộc vào yếu tố cung cầu của thị trường. Vì vậy, khi trồng kiệu người dân cũng cần chú ý đến yếu tố này để tránh tình trạng cung vượt cầu. . Trồng kiệu: chăm sóc công phu nhưng cho thu nhập khá Ảnh min hoạ Những năm gần đây, bên cạnh nguồn lợi chủ lực từ cây. muốn trồng một công kiệu, nông dân phải đầu tư trên dưới 10 triệu đồng để mua kiệu giống, phân bón, thu c trừ sâu, xăng dầu bơm tưới nước, thu nhân công Việc chăm sóc kiệu cũng rất công phu, . ở xã Phú Hiệp đã tận dụng 4 công đất rẫy để trồng kiệu, bình quân mỗi năm anh thu lợi trên dưới 20 triệu đồng. Anh Ríp cho biết: “Trước đây chỉ trồng lúa, sau khi thu hoạch xong, trang trải

Ngày đăng: 20/06/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w