1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu khoa học " Bảo tồn một số loài Tre trúc quý hiếm ở việt nam " pot

7 599 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 157,22 KB

Nội dung

Bảo tồn một số loài Tre trúc quý hiếm việt nam Nguyễn Hoàng Nghĩa Viện Khoa học Lâm nghiệp VN I. Tre trúc thế giới và Việt nam Tre trúc với khoảng 1250 loài của 75 chi có đại diện mọi châu lục trừ châu Âu. Châu á đặc biệt giàu về số lượng và chủng loại Tre trúc, với khoảng 65 chi và 900 loài (Rao and Rao, 1995), trong đó theo Biswas (1995) thì Việt Nam có tới 92 loài và 16 chi (Bảng 1). Vũ Văn Dũng (1978) đã đưa ra danh sách của 45 loài Tre trúc, còn Nguyễn Tử ưởngvà Nguyễn Đình Hưng (1995) thì thông báo rằng có khoảng 150 loài Tre trúc thuộc 20 chi Việt Nam. Bảng 1. Phân bố các loài và chi Tre trúc trên thế giới. Nước Số chi Số loài Nước Số chi Số loài Băng-la-đét Trung Quốc ấn Độ Inđônêxia Nhật Bản 8 26 23 10 13 20 300 125 65 237 Philipin Singapore Sri Lanka Thái Lan Việt Nam 8 6 7 12 16 54 23 14 41 92 Nam Triều tiên Lào Malaixia Myanma Papua New Guinea 10 8 7 20 - 13 - 44 90 26 Châu Phi- Mađagaxca Ôxtrâylia Châu Mỹ 11 4 20 40 4 45 II. Các loài Tre trúc quan trọng Việt nam Nguyễn Tích và Trần Hợp (1971) và nhiều người khác xếp các loài Tre trúc vào họ Tre (Bambusaceae), song gần đây nhiều nhà khoa học (Trần Đình Lý,1993; Sách đỏ Việt Nam, phần Thực vật, 1996) đã tập hợp các loài Tre trúc vào các chi khác nhau của họ Lúa hoặc họ Hoà thảo (Poaceae). Điều tra khảo sát và định danh đang còn là vấn đề cần sớm giải quyết, bởi vì cho tới nay chưa biết cụ thể có bao nhiêu loài, bao nhiêu chi cũng như tên khoa học chính xác của một số loài đã được thu thập. Các loài có giá trị kinh tế cao, hiện đang được ưa chuộng gây trồng: Quá trình điều tra khảo sát đã bước đầu đề xuất danh mục 9 loài Tre trúc quan trọng nhất dựa vào giá trị sử dụng hiện tại, nhu cầu của sản xuất, tiềm năng khai thác và trữ lượng rừng (Bảng 2). Có thể kể đến một số vùng và một số loài quan trọng như Luồng Thanh Hóa (Dendrocalamus membranaceus Munro) huyện Ngọc Lạc, Thanh Hóa; Trúc sào (Phyllostachys pubescens Mazel ex Lehaie) huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, một số loài Tre trúc khác phía Nam. Có loài như Le có trữ lượng và diện tích rất lớn, song do giá trị sử dụng không cao nên không có tên trong bản danh sách; ngược lại, Trúc sào có diện tích nhỏ song nhu cầu sử dụng và gây trồng lại khá lớn nên lại có mặt trong danh sách này. Trong quá trình khảo sát, tình trạng gây trồng và tình hình suy giảm vốn gen của loài đã được đặc biệt lưu ý để có được những đề xuất hợp lý cho công tác bảo tồn cũng như việc phát triển nguồn gen của loài trong tương lai. Bảng 2. Danh mục một số loài Tre trúc quan trọng nhất của Việt Nam. Loài Tên khoa học Tình trạng gây trồng Tình trạng vốn gen Vầu Arundinaria sp. Hoang dại Giảm Lồ ô Bambusa proceraA.Chev. et A.Cam. Hoang dại Giảm mạnh Tre gai B. stenostachyaHack. Gây trồng Giảm Mạnh tông Dendrocalamus flagelliferMunro Gây trồng Giảm Luồng D. membranaceusMunro Gây trồng Bình thường Tầm vông D. strictus(Roxb.) Nees Gây trồng Giảm Trúc sào Phyllostachys pubescens Gây trồng Giảm mạnh Mai Sinocalamus giganteus(Wall) Keng Gây trồng Giảm Diễn S. latiflorus(Munro) McClure Gây trồng Giảm * Luồng Thanh Hóalà loài cây đang có nhiều triển vọng cả trong và ngoài vùng phân bố chính. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001) thì diện tích rừng trồng Tre trúc tới cuối năm 1999 là 73.516ha, trong đó riêng tỉnh Thanh Hóa đã trồng tới 47.038ha, chủ yếu là Luồng. Luồng đã được gây trồng thành công trên diện rộng Hòa Bình, Phú Thọ và một số tỉnh khác do nguồn cung cấp giống khá ổn định, dễ nhân giống bằng cành (cành chiết), nhu cầu tiêu thụ lớn nên cây Luồng chắc chắn sẽ còn phát triển mạnh ra nhiều địa phương trong cả nước. Khi được đưa vào trồng thử phía Nam, Luồng cũng phát triển được. * Trúc sàohiện đang là loài trúc đặc biệt quan trọng Cao Bằng. Trong kế hoạch trồng cây đặc sản của Cao Bằng, Trúc sào chiếm một vị trí chủ đạo (5000 ha) tại các huyện Ngân Sơn (1200 ha), Nguyên Bình (1100 ha), Bảo Lạc, Ba Bể, Hòa An và Thông Nông. Do hạn chế về diện tích và sản lượng mà hai nhà máy liên doanh với Đài Loan sản xuất mành từ Trúc sào đều không có đủ nguyên liệu. Trúc sào có ba dạng là Trúc mèo (trúc mốc), Trúc vàng và Trúc xanh. Theo kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất mành, Trúc xanh là được ưa chuộng hơn cả vì sau khi sấy, mành trúc bóng hơn. Khu vực Nà Nọi, Nguyên Bình có Trúc xanh là chủ yếu. Cây trúc có đường kính từ 2,5 cm tới 7 cm; được trồng ven suối, chân núi, nơi có độ ẩm cao và đất còn tốt. Không đủ đáp ứng các nhu cầu về giống Trúc sào đang là một trở ngại lớn của các chương trình trồng rừng của tỉnh Cao Bằng cũng như một số tỉnh bạn. Đề nghị đưa khu này thành khu giữ giống và cung cấp giống cho trồng rừng và cũng là khu bảo tồn cơ bản của loài. * Lồ ôcó phân bố rộng khắp vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Song do khai thác lạm dụng làm nguyên liệu, do đốt nương làm rẫy mà hiện nay diện tích rừng Lồ ô chỉ còn lại chủ yếu Lâm Đồng. Các tỉnh khác như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai đã từng có nhiều Lồ ô, mà bây giờ khó tìm được một diện tích lớn. Đây là loài cây hoang dại mọc tự nhiên, chưa được gây trồng, chưa có các nghiên cứu về tạo giống và trồng rừng nên chúng đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. III. Các loài trúc quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt Hiện có ba loài Trúc quý hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt ngay tại khu phân bố cuối cùng, cần được quan tâm và có biện pháp bảo vệ. Có loài hiện không còn thu được nhiều mẫu vật, có loài chỉ còn lại với số lượng quá ít ỏi khó có thể tồn tại lâu dài. Các loài đó là : * Trúc vuông : Chimonobambusa quadrangularis (Fenzi) Makino * Trúc đen : Phyllostachys nigra (Lodd.) Munro * Trúc hóa long : P. bambusoides Sieb. et Zucc. var. aucro Makino Trúc đenhoặc Trúc tím hiện là loài cây chưa được biết nhiều vì có số lượng cây ít, vùng phân bố hẹp, thậm chí còn có điều chưa rõ trong việc định danh. Trần Đình Lý (1993) gọi Phyllostachys nigra (Lodd.) Munro là Trúc đen và Trúc cần câu, còn Vũ Văn Dũng (1978) gọi loài đó là Trúc đen, Trúc tím. Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật (1996) cũng đã đề xuất bảo tồn loài cây này Đồng Văn, Hà Giang. Trúc vuông: Trúc vuông (Chimonobambusa quadrangularis (Fenzi) Makino) thuộc chi Trúc vuông (Chimonobambusa Makino), chi này có khoảng 15 loài châu á, còn Việt Nam chỉ có 1 loài (Lê Nguyên (1970). Đây là loài trúc có thân nhỏ, vuông hoặc gần vuông, những đốt phía dưới thường có rễ biến thành gai ngắn. Loài có phân bố phía Nam Trung Quốc, còn nước ta, Trúc vuông chỉ thấy có vùng Đèo Gió, Ngân Sơn, Cao Bằng. Đây là loài trúc đặc biệt quý hiếm, có phạm vi phân bố quá hẹp, chưa được gây trồng lại bị khai thác thường xuyên, nên cần có ngay các biện pháp bảo vệ tích cực. Trúc hóa longlà loài mọc tản, có dáng đẹp, thích hợp với việc trồng làm cảnh công viên hoặc vườn nhà. Cây có phạm vi phân bố rất hẹp, chỉ tìm thấy một vùng nhỏ dưới Đèo Gió, Ngân Sơn, Cao Bằng. Đặc trưng của loài này là phần thân và gốc, các đốt ngắn lại, đan chéo nhau tạo cho thân cây một dáng vẻ hấp dẫn. Hiện nay trên đường qua Đèo Gió, nhiều nhà dân hai bên đường thường thu thập và bày các cây Trúc hóa long để bán cho khách thập phương. Đây là hiểm hoạ tuyệt chủng khó tránh khỏi của loài trúc này. Cần có kế hoạch đánh giá lại khu phân bố, mức độ đe doạ và quy hoạch ngay khu bảo tồn in situ cho loài, cần chặn đứng ngay các hiện tượng đào và bán cây trên thị trường. Khu vực Đèo Gió, Ngân Sơn, Cao Bằng là vùng phân bố chính của cả hai loài trúc quý hiếm, do vậy Nhà nước và tỉnh cần mau chóng khoanh khu vực này thành khu bảo tồn và thi hành ngay các biện pháp bảo vệ triệt để, có như vậy hai loài trúc trên mới tránh khỏi nạn bị tiêu diệt hoàn toàn. Ngoài ra cần tìm hiểu các biện pháp nhân giống tiên tiến (bao gồm cả nuôi cấy mô) để có nhanh một lượng giống phục vụ bảo tồn các loài quý hiếm và gây trồng trên diện rộng các loài kinh tế quan trọng. Tài liệu tham khảo 1. Bộ KH-CN-MT, 1996. Sách đỏ Việt Nam, phần Thực vật. Nhà xuất bản KHKT. 2. Lê Nguyên, 1970. Nhận biết và gây trồng Tre trúc. Nhà xuất bản nông thôn. 3. Nguyễn Tích và Trần Hợp, 1971. Tên cây rừng Việt Nam. Nhà xuất bản nông thôn. 4. Rao and Rao, 1995. Bamboo and Rattan Genetic Resources and Use. IPGRI- INBAR 5. Trần Đình Lý, 1993. 1900 loài cây có ích Việt Nam. Nhà xuất bản Thế giới. 6. Vũ Văn Dũng, 1978. Thành phần và phân bố các loài Tre nứa của miền Bắc Việt Nam. conservation of precious and rare bamboo species in Vietnam Summary:Vietnam has a large number (about 100) of bamboo species of which 9 species have been considered as economically valuable and some of them are very rare. These bamboo species are exploited strongly so that their genetic resources are seriously depleted. Some species such as Chimonobambusa quadrangularis (Fenzi) Makino, Phyllostachys nigra (Lodd.) Munro and P. bambusoides Sieb. et Zucc. var. aucro Makino are in danger of extinction. Sustainable use and effective conservation measures are needed to save and develop these bamboo resources. . Bảo tồn một số loài Tre trúc quý hiếm ở việt nam Nguyễn Hoàng Nghĩa Viện Khoa học Lâm nghiệp VN I. Tre trúc ở thế giới và ở Việt nam Tre trúc với khoảng 1250 loài của 75 chi có đại diện ở. sách của 45 loài Tre trúc, còn Nguyễn Tử ưởngvà Nguyễn Đình Hưng (1995) thì thông báo rằng có khoảng 150 loài Tre trúc thuộc 20 chi ở Việt Nam. Bảng 1. Phân bố các loài và chi Tre trúc trên. là Trúc đen và Trúc cần câu, còn Vũ Văn Dũng (1978) gọi loài đó là Trúc đen, Trúc tím. Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật (1996) cũng đã đề xuất bảo tồn loài cây này ở Đồng Văn, Hà Giang. Trúc

Ngày đăng: 20/06/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w