TàinguyênTreViệtnamNguyễn Tử Ưởng Viện khoahọc Lâm nghiệp Việt namViệtNam có địa hình phức tạp, nằm trong vành đai nóng, giầu nhiệt và ẩm, chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ gió mùa. Đặc điểm này đã ảnh hưởng đến tất cả các thành phần của tự nhiên từ lớp vỏ phong hoá mầu đỏ vàng giầu sắt và nhôm đến lớp thực bì. Vì vậy, tàinguyên thực vật rừng ViệtNam rất giầu về số lượng và phong phú về chủng loại. Ngoài trên 1000 loài cây gỗ lớn và nhỏ, Tre (gọi chung cho tất cả các loài thuộc họ Phụ Tre - Bambusoideae) là lâm sản đứng sau gỗ và có thể thay thế cho gỗ trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong tình trạng cây gỗ của rừng nước ta ngày càng cạn kiệt. 1. Vị trí, giá trị của Tre trong nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam, Tre đựơc sử dụng rộng rãi trong xây dựng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn; từ việc sử dụng làm cọc móng, giàn dáo, các kết cấu cần chịu lực đến sàn, trần, mái nhà, vách ngăn, khung nhà để xuất khẩu. . . ước tính số lượng Tre được sử dụng trong xây dựng chiếm tới 50% sản lượng khai thác hàng năm. Trong giao thông Tre được sử dụng làm thuyền, phao và cầu; trong khai thác mỏ Tre được sử dụng để chèn hầm lò; trong nông nghiệp Tre được sử dụng làm nông cụ . . .Rất nhiều đồ dùng thông thường trong mỗi gia đình người ViệtNam như giường, chiếu, bàn, ghế, mành, thúng, mủng, rổ, rá, đến đũa ăn, tăm sỉa răng đều cần đến Tre. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nhạc cụ. . . từ Tre ngày càng nhiều và đã trở thành nhu cầu lớn ở trong nước và quốc tế. Tre dùng vào những việc này tuy không được thống kê cụ thể, nhưng ước tính cũng chiếm khoảng 25-30% sản lượng khai thác hàng năm. Trong công nghiệp Tre được sử dụng làm nguyên liệu dưới dạng thanh, dăm hoặc sợi, bột. Ván ép làm từ tấm cót đan, dăm hoặc thanh Tre được nhúng tẩm keo rồi dán ép với áp suất và nhiệt độ cần thiết để ván có kết cấu bền vững, đủ đáp ứng yêu cầu sử dụng như làm trần nhà, vách ngăn, sàn nhà, ốp tường, mái che. . Sợi Tre do có những ưu điểm về độ dài và độ mềm dẻo hơn nhiều so với sợi gỗ nên rất thích hợp để làm nguyên liệu sản xuất bột giấy nhất là giấy có yêu cầu chất lượng cao. Trong 5 năm (1986-1990) sản xuất bột giấy từ Tre đã tiêu thụ 540.439 tấn (Nhà xuất bản thống kê, 1991). Trong tương lai bột giấy từ nguyên liệu Tre cũng là mặt hàng hấp dẫn có khả năng tiêu thụ rất lớn trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, măng của nhiều loài Tre là rau sạch, ăn ngon, bổ, và còn có tác dụng chữa bệnh. Hiện nay có nhiều công ty chuyên doanh măng và nhiều xí nghiệp chế biến măng tươi và măng khô đươc thành lập. Lá Tre, tinh Tre . cũng là nguồn thuốc tại chỗ của gia đình. Tre còn dùng sản xuất thuốc trừ sâu, than hoạt tính . . . "Luỹ Tre làng" là một đặc điểm độc đáo của vùng nông thôn Việt Nam, không chỉ là rào luỹ bảo vệ dân làng và hoa mầu, che gió bão, ngăn dòng chẩy, chống xói mòn đất, chắn sóng bảo vệ đê. . . mà còn giữ cho bầu không khí trong lành và tô điểm cho làng quê một sắc thái thiên nhiên rất riêng biệt của Việt Nam. Tre không chỉ có giá trị lớn về kinh tế và sinh thái môi trường mà còn ăn sâu vào đời sống tâm hồn, văn hoá, nghệ thuật và truyền thuyết lịch sử giữ nước của các dân tộc Việt Nam. Vì vậy trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, nhóm Tre có vị trí được quan tâm. Kết quả hội thảo "Xác định loài cây trồng rừng và chọn loài ưu tiên" tại các vùng lâm nghiệp cũng đã chọn "Tre" là loài cây trồng ở tất cả các vùng. 2. Hình thành rừng Tre * Rừng Tre tự nhiên:Trong các công trình nghiêncứu phân loại rừng Việt Nam, các tác giả đều khẳng định rằng rừng Tre hình thành trong quá trình diễn thế "là các kiểu phụ rừng thứ sinh hình thành trên đất rừng tự nhiên sau khai thác hoặc sau nương rãy có đủ ánh sáng và đất rừng còn tốt", có thể là rừng hỗn giao gỗ - Tre hoặc rừng thuần loại Tre. * Rừng Tre trồng:Tuỳ mục đích kinh doanh Tre được trồng phân tán từng khóm (vườn nhà), từng hàng (ven đê, ven đồi. . .), tập trung thành rừng thuần loại hoặc trồng xen cây gỗ. 3. Diện tích, trữ lượng Theo "Số liệu kiểm kê rừng ViệtNamnăm 1999" của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương thì ở ViệtNamTre có mặt trên diện tích 1.489.068 ha, bằng 4,53% diện tích toàn quốc, với tổng trữ lượng là 8.400.767.000 cây. Trong đó: - Rừng Tre tự nhiên có 1.415.552 ha, bằng 14,99% diện tích rừng tự nhiên, với trữ lượng là 8.304.693.000 cây bao gồm: Rừng thuần loại Tre có 789.221 ha, bằng 8,36% diện tích rừng tự nhiên, với trữ lượng là 5.863.091.000 cây; rừng hỗn giao gỗ Tre có 626.331 ha, bằng 6,63% diện tích rừng tự nhiên, với trữ lượng là 2. 441.602.000 cây. - Rừng Tre trồng có 73.516ha, bằng 4,99% diện tích rừng trồng, với trữ lượng là 96.074.000 cây. Diện tích rừng Tre trồng bằng 5,06% diện tích rừng Tre tự nhiên, nhưng trữ lượng Tre trồng chỉ bằng 1,16% trữ lượng Tre tự nhiên; như vậy số cây trên 1 ha ở rừng tự nhiên gấp gần 5 lần ở rừng trồng. Rừng Tre là rừng thứ sinh của kiểu phụ nhân tác nên có nhiều biến động, kết quả kiểm kê qua các năm cho thấy như sau: Biểu 1. Biến động của rừng Tre về diện tích và trữ lượng theo thời gian Rừng Tre tự nhiên Rừng Tre trồng Diện tích (ha) Năm kiểm kê Rừng hỗn giao gỗ - Tre Rừng thuần loại Tre Trữ lượng (triệu cây) Diện tích (ha) Trữ lượng (triệu cây) 1983 395.700 1.050.000 4.084,7 46.300 97,1 1990 498.600 1.048.600 6.022,3 43.700 47,1 1999 626.331 789.221 8.304,693 73.516 96,074 Trong thực tế, nhiều rừng gỗ sau khai thác đã bị Tre xâm lấn trở thành rừng gỗ - Tre, nhiều diện tích rừng gỗ - Tre trước đây do tiếp tục chặt cây gỗ nên còn lại thuần loại Tre và nhiều diện tích rừng Tre bị khai thác tuỳ tiện trở nên nghèo kiệt thậm chí còn lại đất trống. Vì vậy, các loại rừng Tre trong các lần kiểm kê không những thay đổi về số lượng (diện tích, trữ lượng), chất lượng (sản lượng, phẩm chất cây) mà còn chuyển đổi về không gian. Trong những năm gần đây, việc trồng Tre để kinh doanh đã đựơc đẩy mạnh hơn, nhất là thành phần kinh tế hộ gia đình. Trong tổng số 73.516 ha rừng Tre trồng thì rừng sản xuất là 60.482ha, chiếm 82%, trong đó 69.278 ha rừng cấp tuổi hai, chiếm 94% và diện tích do gia đình và tập thể quản lý là 62.905 ha, chiếm 85,6%, 4. Kiểu sống và số lượng loài * Kiểu sống:Có thể chia làm 3 nhóm: + Nhóm 1: Thân Tre mọc quần tụ thành khóm - thân ngầm dạng củ. + Nhóm 2: Thân Tre mọc tản từng cây - thân ngầm dạng roi. + Nhóm 3: Thân Tre mọc quần tụ thành khóm nhỏ liên kết với nhau. Nhóm này gồm 2 nhóm phụ: - Nhóm phụ1: Thân Tre mọc quần tụ thành khóm nhỏ liên kết với nhau bằng thân ngầm dạng roi - thân ngầm dạng củ dạng roi hỗn hợp. - Nhóm phụ 2: Thân Tre mọc quần tụ thành khóm nhỏ liên kết với nhau bằng thân ngầm dạng củ dài - thân ngầm dạng củ ngắn và dài hỗn hợp. * Số lượng loài:Theo các tài liệu trước đây,"Việt Nam có gần 20 chi, khoảng 150 loài "(Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên - 2000). Ban thực vật chí thuộc Tổng cục Lâm nghiệp đã tiến hành điều tra các loài Tre ở lưu vực sông Lô, sông Gâm, sông Chẩy (1973) và sau đó Vũ Dũng đã mở rộng phạm vi nghiêncứu ra toàn miền Bắc (1973-1975). Kết quả đã thống kê được 10 chi, 48 loài, 4 dạng, 2 thứ nhưng không còn mẫu vật để tra cứu! Phòng NghiêncứuTàinguyên Thực vật rừng thuộc Viện Khoahọc Lâm nghiệp ViệtNam đã tiến hành điều tra ở 25 tỉnh, thu được190 mẫu vật các loài Tre (các mẫu vật này đang được lưu giữ tại Viện); sơ bộ giám định tên khoahọc được 13 chi, 37 loài (cho 62 trong 190 mẫu vật đã thu được); công việc điều tra và giám định, phân loại đang tiếp tục. Trong những loài đã thu thập được cũng có khoảng 10 loài trong số "19 loài Tre ưu tiên cao để quốc tế có hành động" và có khoảng 6 loài trong "18 loài Tre khác được quốc tế ghi nhận là quan trọng". 5. Phân bố Tuy diện tích, trữ lượng và số loài có khác nhau nhưng nơi nào ở ViệtNam cũng có Tre. Biểu 2. Diện tích rừng Tre và các chi Tre chủ yếu ở các vùng Rừng tự nhiên Diện tích (ha) Vùng Tổng số Thuần loại Tre-Gỗ Rừng trồng Chi Tre chủ yếu Đông Bắc Tây Bắc Đồng bằng S. Hồng Bắc Trung Bộ Tây Nguyên Duyên hải miền Trung 322.889 108.386 91 323.149 334.113 30.036 370.404 176.449 57.218 80 172.999 210.343 27.519 144.613 132.745 42.503 0 99.110 123.770 2.517 225.686 13.695 8.665 11 51.040 0 0 105 11,2,3,4,5,7,9 1,2,3,5,7 1,2 1,2,3,4,5,6,7,8,9 1,5,6,8 1,6,8 1,2,5,6,8,9 Đông Nam Bộ Tổng cộng 1.498.068 789.221 626.331 75.516 Ghi chú: 1. Bambusa 2. Dendrocalamus 3. Indosasa 1. 4. Lingnania 2. 5. Neohouzeaua 3. 6. Oxytenanthera 4. 7. Phyllostachys 5. 8. Schizostachyum 6. 9. Sinocalamus. Xếp theo thứ tự diện tích và trữ lượng thì đáng quan tâm nhất là vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Đông Nam Bộ rồi đến Tây Bắc. 6. Nguy cơ diệt chủng, hoạt động bảo tồn và nhập nội giống Tre Một số loài Tre trúc quý hiếm nhưng không được quan tâm bảo vệ và phát triển có nguy cơ bị tiêu diệt như Trúc vuông (Chimonobambusa quadragularis (Fengi) Mackino), Trúc hoá long (Phyllostachys sp.) ở Cao Bằng, Trúc đen (Phylostachys nigra (Lodd) Munro) ở Hà Giang, Lào Cai. Tuy nhiên, hoạt động xây dựng vườn thực vật, vườn cây mẫu nói chung cũng đã có những kết quả nhất định cho việc bảo tồn ngoại vi các loài Tre như vườn sưu tập của Trung tâm Nghiêncứu Lâm sinh Cầu Hai (Phú Thọ) đã tập hợp được hơn 30 loài Tre, trong đó có những loài ở miền Nam mang ra hoặc Thái Lan mang về. Những năm gần đây một số loài Tre trồng với mục đích lấy măng của Trung Quốc,Thái Lan đã được đưa vào trồng ở nhiều nơi góp phần làm giầu thêm thành phần loài Tre ở Việt Nam. 7. Hoạt động nghiên cứu, phổ biến kỹ thuật * Nghiên cứukhoa học: - Điều tra nghiên cứu cơ bản: Đối tượng Tre cũng đã được nhà nước quan tâm đầu tư điều tra về thành phần loài, đặc tính sinh học sinh thái học, thành phần hoá học, tính chất cơ học và vật lý thân Tre và đã có những kết quả nhất định phục vụ sản xuất. - Nghiêncứu kỹ thuật lâm sinh: Về kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng, kỹ thuật khai thác cho một số loài như Luồng Thanh Hoá, Trúc sào ở Cao Bằng, Diễn trứng ở Phú Thọ, Tre Tầu ở Đông Nam Bộ, Vầu đắng ở Hà Giang, Nứa lá nhỏ ở Tuyên Quang nhiều kết quả nghiêncứu đã được xây dựng thành quy trình để chỉ đạo trong sản xuất. - Nghiêncứu về chế biến Tre: Nghiêncứu ván ép cót, ván ép thanh, ván ép dăm đã đưa vào sản xuất, sản phẩm được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. - Nghiêncứu bảo quản Tre: Nghiêncứu bảo quản chống sâu nấm phá hại, nghiêncứu bảo quản mầu sắc của Tre để kéo dài tuổi thọ sử dụng và tăng thêm độ đẹp của sản phẩm đã có những kết quả nhất định. * Ban hành quy trình kỹ thuật và tập huấn kỹ thuật: Nhà nước cũng đã ban hành quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và Tre nứa (QPN14-92), quy trình tạm thời khai thác Tre, quy trình nhân giống luồng, quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác luồng Các địa phương cũng có những quy trình, hướng dẫn kỹ thuật như trồng Trúc ở Cao Bằng, trồng Tre tầu lấy măng ở TPHCM Trung ương, địa phương và các tổ chức kinh tế cũng đã mở nhiều lớp tập huấn hoặc phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng như kỹ thuật trồng Luồng, kỹ thuật trồng Tre nhập nội lấy măng các hoạt động nghiêncứu và phổ biến kỹ thuật đã góp phần quan trọng trong việc quản lý, sử dụng và phát triển Tre. TàinguyênTre ở nước ta có tiềm năng rất lớn cả ở rừng tự nhiên và rừng trồng. Tre sẽ là tàinguyên vô tận nếu quản lý, giữ gìn và sử dụng hợp lý rừng tự nhiên, có chủ trương và quy hoạch cho trồng rừng Tre. Những kết quả hoạt động trong thời gian qua đã góp phần tích cực đáp ứng nhu cầu cung cấp Tre ngày càng nhiều của thị trường trong nước và ngoài nước. Summary: Bamboos constitutes a very abundant and valuable plant resource. Bamboos are capable of regeneration and rehabilitation but rational management is necessary. In the recent past many activities have made active contribution to maintaining and developing bamboo resource in our country. Tài liệu tham khảo 1. Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương, 2000 - Số liệu kiểm kê rừng ViệtNamnăm 1999. 2. Nguyễn Đình Hưng, Nguyễn Tử Ưởng, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Tử Kim, 2000 - TàinguyênTreViệtNam – (Báo cáo quốc gia) . Tài nguyên Tre Việt nam Nguyễn Tử Ưởng Viện khoa học Lâm nghiệp Việt nam Việt Nam có địa hình phức tạp, nằm trong vành đai nóng, giầu. * Nghiên cứu khoa học: - Điều tra nghiên cứu cơ bản: Đối tượng Tre cũng đã được nhà nước quan tâm đầu tư điều tra về thành phần loài, đặc tính sinh học sinh thái học, thành phần hoá học, . vi nghiên cứu ra toàn miền Bắc (1973-1975). Kết quả đã thống kê được 10 chi, 48 loài, 4 dạng, 2 thứ nhưng không còn mẫu vật để tra cứu! Phòng Nghiên cứu Tài nguyên Thực vật rừng thuộc Viện Khoa