Câyvầuđắng Nguyễn Tử Ưởng Viện khoahọc Lâm nghiệp Việt nam Tên Việt Nam: Vầuđắng Tên địa phương: Vầu lá nhỏ Tên khoa học: Indosasa amabilis McClure 1. Đặc điểm nhận biết Vầuđắng (Indosasa amabilis McClure) là loại tre không gai, mọc phân tán đơn độc từng cây. Kích thước cây trung bình: Thân tre cao 17m, thẳng đứng, đường kính 10 cm, lóng dài 35cm, vách thân dầy 1cm, thân tre tươi nặng 30 kg - Đây là loài điển hình cho nhóm tre mọc tản có kích thước thân lớn ở Việt nam. Phần thân tre không có cành thì tròn đều, vòng đốt không nổi rõ. Phần thân tre có cành thường có vết lõm dọc dóng, vòng đốt phình to nổi gờ cao. Thân non mầu xanh và có lông, thịt trắng. Thân già mầu xanh xám, có địa y loang lổ, thịt hơi hồng. Cành thường có từ 1/2 thân về phía ngọn. Mỗi đốt có 3 cành, cành to ở giữa, 2 cành nhỏ bằng nhau mọc hai bên cành to. Lá mầu xanh sẫm hình ngọn giáo, đầu vút nhọn, đuôi tù, dài 32 cm, rộng 4 cm. Thân mo hình chuông, đỉnh nhô cao, đáy hơi xoè rộng, mặt trong nhẵn, mặt ngoài có nhiều lông nhung mầu tím sớm rụng. Lá mo hình ngọn giáo. Tai mo thoái hoá thành một hàng lông. Thìa lìa là một đường gờ, xẻ răng như lông, sớm rụng. Mo sớm rụng, khi cây măng toả đuôi én thì mo trên thân cũng rụng gần hết. 2. Đặc tính sinh học, sinh thái học * Điều kiện tự nhiên Khí hậu ít nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao; Hàng năm nhiệt độ bình quân 21-22 0 C, lượng mưa trên 1600mm (Bắc Quang - Hà Giang tới 4730mm), độ ẩm không khí 85-95%. Địa hình đồi núi lớn có thể bị chia cắt hình thành thung lũng, độ dốc khoảng 30 0 . Độ cao so với mặt biển thường là 700 đến 1200m. Đất hình thành từ các loại đá phiến, phong hoá tương đối kém. Thành phần cơ giới là đất thịt có đá lẫn. Tầng đất thường sâu 50-80cm. Đất thường có mầu nâu vàng, pH (KCl) = 3,2 - 4,6, C/N = 8,3 - 9,9, mùn tổng số (%) = 0,7 - 4,4, đạm tổng số (%) = 0,08 - 0,32. * Đặc điểm quần thể, sinh sản, sinh trưởng và phát triển Rừng Vầuđắng là loại rừng thứ sinh hình thành sau khi rừng gỗ nguyên sinh bị phá hại. Tuỳ trạng thái rừng là hỗn giao với cây gỗ hay thuần loại, là mới phục hồi hay đã qua khai thác hoặc rừng tự nhiên ổn định mà mật độ cây trên 1ha biến động từ 1300 đến 6000 cây. Tỷ lệ cây già ở rừng ổn định thường gấp hơn 2 lần ở rừng mới phục hồi và ngược lại tỷ lệ cây non ở rừng già chỉ bằng 1/4 ở rừng phục hồi. Vầuđắng có khả năng chịu bóng, ưa ẩm. Vầuđắng sinh trưởng tốt ở rừng có cây gỗ ở tầng trên, sườn âm, chân đồi hoặc theo các khe núi; ở những nơi rừng thưa, nhiều ánh sáng Vầuđắng sinh trưởng có vẻ kém hơn. Có hàng ngàn ha rừng Vầuđắng tự nhiên thuần loại hoặc hỗn giao với nhiều loại cây gỗ - gặp nhiều nhất là cây trong họ Đậu (Leguminosae), họ Re (Lauraceae), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae). Dưới tán rừng Vầuđắng ổn định thường gặp các loài cây ưa ẩm và ưa bóng như Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott), Sa nhân (Amomum villosum Lour.) đặc biệt cây Lá dong (Phrynium placentarium (Lour.) Merr.) như là cây chỉ thị cho đất rừng Vầuđắng - nơi nào Lá dong mọc tốt thì ở đấy rừng Vầuđắng cũng tốt. Thực vật ngoại tầng khá phổ biến là Song mây (Calamus spp.). Vầuđắng ra hoa đầu cành, bông chét dài tới 10 cm mang nhiều hoa. Hoa kết hạt nẩy mầm cho một thế hệ mới nhưng chưa theo dõi được quá trình phát triển của cây tái sinh từ hạt. Sau khi ra hoa thì cây chết. Vầuđắng cũng có thể ra hoa lẻ tẻ nhưng thường ra hoa rồi chết hàng lọat - Vào thập kỷ 70 hầu hết Vầuđắng ra hoa rồi chết. Chukỳ ra hoa chưa được theo dõi nhưng theo người dân thì cũng khá dài, khoảng trên 50 năm. Thân ngầm thường bò lan ở độ sâu 20-30cm có chỗ chồi cả lên mặt đất, hàng năm thân ngầm sinh trưởng từ tháng 6 đến tháng 11, mầm măng phát triển dưới mặt đất từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, măng lên khỏi mặt đất đến lúc định hình từ tháng 2 đến tháng 5 - như vậy mùa măng Vầuđắng là mùa khô, đầu mùa mưa ( khác với các loài tre mọc cụm mùa măng thường vào mùa mưa). Măng tuy đã lên khỏi mặt đất nhưng chỉ sống 50% để phát triển thành cây, số măng chết thường ở độ cao dưới 1m. Vì vậy, có thể khai thác 1/2 số măng để làm rau ăn mà không ảnh hưởng gì đến rừng Vầu. Cây 1-2 năm là tuổi non, cây 3-4 năm là tuổi vừa, từ 5 năm trở lên là già, tuổi thọ không quá 10 năm, tuổi khai thác là trên 4 năm. Sau khi bị tác động, rừng Vầuđắng có khả năng phục hồi nhanh về số lượng (cây/ha) nhưng đường kính thì phục hồi rất chậm chạp. 3. Vùng phân bố Vầuđắng mọc tự nhiên và có nhiều ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Phú Thọ, Thái Nguyên, cũng có và có thể phát triển ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá. 4. Giá trị sử dụng Vầuđắng có tỷ lệ Xenlulo 43%, Lignin 25%, Pentosan 16%, sợi thường có chiều dài 2,726 mm chiều rộng 22,7m, vách tế bào dầy 10,34m. So với một số loài tre khác thì Vầuđắng có tỷ lệ Xenlulo hơi thấp, ngược lại tỷ lệ Lignin và Pentosan lại cao. Từ năm 1969 nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ cũng đã đưa Vầuđắng làm nguyên liệu sản xuất giấy. Vầuđắng được dùng làm nguyên liệu sản xuất đũa xuất khẩu nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là trong xây dựng. Măng Vầuđắng được sử dụng làm thực phẩm, thường được ăn tươi nhưng cũng có thể muối chua hoặc phơi khô; măng đầu mùa thường ngọt, măng cuối vụ có vị đắng. 5. Kỹ thuật kinh doanh * Gây trồng: Theo kinh nghiệm của nhân dân và kết quả thăm dò gây trồng của Đoàn điều tra 5 của Viện điều tra quy hoạch rừng thì có thể trồng Vầuđắng bằng giống thân khí sinh 1 tuổi có mang cành lá và một đoạn thân ngầm 50-80cm; Trồng vào đầu mùa xuân, tỷ lệ sống đạt 80-90% và phát triển mạnh. Thông thường chỉ cần bảo vệ măng, giữ rừng, khai thác hợp lý thì rừng Vầuđắng cũng phát triển nhanh. * Khai thác: Cũng theo kết quả thí nghiệm về cường độ và chu kỳ khai thác Vầuđắng của đoàn điều tra 5 Viện điều tra quy hoạch rừng thì kỹ thuật khai thác tốt là chặt 1/3 số cây hiện có, chu kỳ 4 năm; có thể áp dụng công thức: chặt 1/2 số cây hiện có, chu kỳ 4 năm cho lần chặt đầu tiên rừng Vầuđắng ổn định trong tự nhiên có mật độ 6000 cây/ha và tỷ lệ cây già 60-70%. 6. Hiện trạng sản xuất Vầuđắng rất ít được trồng, người dân thường trồng Vầu ngọt. Lượng măng khai thác hàng năm khá nhiều (nhất là măng đầu mùa) nên ảnh hưởng đến sự phát triển rừng Vầu đắng. Hàng năm khai thác thân tre rất nhiều nhưng khai thác còn tuỳ tiện. Rừng Vầuđắng vẫn được coi là của tự nhiên nên chưa được quản lý chặt chẽ, ít được chú ý chăm sóc bảo vệ, tu bổ nên rừng Vầuđắng cũng dần cạn kiệt. 7. Khuyến nghị - Vầuđắng là loài cây có giá trị trong rừng tự nhiên thứ sinh, cần được quản lý chặt chẽ và áp dụng đúng kỹ thuật khai thác để duy trì và nâng cao chất lượng rừng đáp ứng yêu cầu cung cấp làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu công nghiệp giấy và chế biến làm các mặt hàng trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra có thể khai thác măng. Trước mắt áp dụng các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ tốt những khu rừng còn ít hoặc nghèo kiệt, khai thác hợp lý vì Vầuđắng chỉ có khả năng lan tràn và phục hồi nhanh về số lượng cây trên ha. Trong tương lai có thể gây trồng. - Kinh doanh tổng hợp các lâm sản ngoài gỗ có giá trị như Song mây, cây thuốc. Tài liệu tham khảo chính 1 Đoàn điều tra 5 - Viện điều tra quy hoạch rừng (1980) - Báo cáo nghiêncứu thực nghiệm rừng Vầuđắng tại Lâm trường Cầu Ham - Hà Tuyên. 2 Trần Xuân Thiệp - Viện điều tra qui hoạch rừng (1978) - Báo cáo kết quả điều tra cây rừng làm nguyên liệu giấy sợi ở Việt nam. Tóm tắt Vầuđắng ( Indosasa amabilis McClure) là loài điển hình cho nhóm tre không gai mọc tản có kích thước thân lớn ở Việt nam. Vầuđắng có trong rừng tự nhiên thứ sinh vùng Trung tâm Bắc Bộ và phụ cận; nó có khả năng phục hồi nhanh sau khi bị tác động. Thân Vầuđắng được dùng nhiều trong xây dựng, làm nguyên liệu giấy, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu. Măng Vầuđắng được dùng nhiều làm thực phẩm. Rừng Vầuđắng cần được khoanh nuôi, bảo vệ, khai thác hợp lý và kinh doanh tổng hợp các lâm sản ngoài gỗ có giá trị dưới tán rừng. . Cây vầu đắng Nguyễn Tử Ưởng Viện khoa học Lâm nghiệp Việt nam Tên Việt Nam: Vầu đắng Tên địa phương: Vầu lá nhỏ Tên khoa học: Indosasa amabilis McClure 1. Đặc điểm nhận biết Vầu đắng. Rừng Vầu đắng vẫn được coi là của tự nhiên nên chưa được quản lý chặt chẽ, ít được chú ý chăm sóc bảo vệ, tu bổ nên rừng Vầu đắng cũng dần cạn kiệt. 7. Khuyến nghị - Vầu đắng là loài cây. Thân Vầu đắng được dùng nhiều trong xây dựng, làm nguyên liệu giấy, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu. Măng Vầu đắng được dùng nhiều làm thực phẩm. Rừng Vầu đắng cần được khoanh