Trồng Cây Lạc Dại Trong Vườn Thanh Long docx

4 757 1
Trồng Cây Lạc Dại Trong Vườn Thanh Long docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trồng Cây Lạc Dại Trong Vườn Thanh Long Thanh long được xác định là cây trồng lợi thế của tỉnh Bình Thuận, diện tích hiện nay trên 12.000 ha, khả năng có thể phát triển nhanh thời gian đến, do mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Thực tế, trên diện tích đất canh tác trồng thanh long trong năm, người dân cần hàng ngàn tấn rơm tủ gốc để giữ ẩm cho cây, trong khi đó nguồn rơm rạ lấy từ ruộng lúa ngày càng khan hiếm và giá thành mua rơm cũng khá cao. Vậy giải pháp đặt ra là tìm nguồn thực vật nào có khả năng thay thế rơm, có lợi cho kết cấu đất và hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, đặc biệt đang tiến hành thực hiện 5.000ha thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn toàn Tỉnh. Nguồn thực vật mang lại lợi ích thiết thực chính là cây đậu phộng dại (còn gọi là cây Hoàng LạcLạc dại), được các Trang trại Thanh long, hộ dân ở huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam tiếp nhận mô hình, trồng thử nghiệm từ năm 2009 và đã nhân ra ở diện rộng trong vườn thanh long của mình. Được biết, giải pháp trồng cây đậu phộng dại trong vườn thanh long do Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Thuận chủ trì đăng ký tham gia sáng kiến cải tiến kỹ thuật tỉnh đạt giải 3. Nhằm khuyến cáo, nhân rộng mô hình chuyển giao kỹ thuật trồng cây đậu phộng dại thay thế rơm đến với nông dân và các nhóm sản xuất thanh long VietGAP trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Vào ngày 31/8/2010, tại Hội trường Khách sạn Bình Minh, Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Thuận phối hợp cùng Liên hiệp các hội Khoa học – Kỹ thuật, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Bình Thuận tổ chức cuộc hội thảo khoa học với chuyên đề: “Trồng cây đậu phộng dại thay thế rơm cải tạo đất, phát triển thanh long theo hướng bền vững”. Đến dự hội thảo, về cấp tỉnh gồm có lãnh đạo các Sở Ban Ngành, về cấp huyện gồm đại diện Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện (Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, Hàm Tân), Phòng Kinh tế (Thị xã La Gi, thành phố Phan Thiết) và đại diện các trang trại, nhóm trưởng nhóm thanh long VietGAP các huyện, thị xã. Thông qua báo cáo tham luận của các đơn vị: Chi cục BVTV, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học công nghệ -Trường Đại học Nông lâm, Công ty Hợp danh nông nghiệp Sinh Thành, các Trang trại, hộ trồng thanh long trực tiếp thực hiện Qua hội thảo các đại biểu tham dự nắm được đặc tính thực vật học, cách thức trồng, thấy được nhiều lợi ích mang lại từ cây đậu phộng dại: tiết kiệm chi phí, hạn chế cỏ dại, giữ ẩm tốt, hạn chế xói mòn, tự tái sinh cao, tạo cảnh quan, giảm ruồi đục quả, năng suất tăng hơn so với việc tủ rơm và khẳng định rằng: cây Hoàng Lạc bước đầu có khả năng thay thế rơm trên vùng đất thanh long tỉnh Bình Thuận.Tuy nhiên cái tồn tại của Lạc dại là khi phủ xanh thành thảm thực vật dày xung quanh gốc thanh long tạo điều kiện cho ốc sên phát triển. Nhiều vấn đề khác được nêu ra thảo luận tại đây: mức độ cạnh tranh dinh dưỡng của cây hoàng lạc ra sao? Bộ rễ thanh long phát triển thế nào? Bón phân cho thanh long có khó không? Cách diệt ốc sên? Bệnh hại trên lạc dại?…Các vấn đề trên được các chuyên gia giải đáp rằng, sau mỗi lần bón phân cho thanh long, Hoàng lạc hút dinh dưỡng rất ít và sau mỗi kỳ thu hoạch nó trả lại sinh khối cho đất gấp 10 lần, theo các nhà khoa học chứng minh thì lượng đạm mỗi năm tích lũy 100 kg/ha; rễ thanh long phát triển tốt hơn; lạc dại trồng quanh gốc, không bò vào gốc thanh long chỉ cần lật ngược là bón phân, ít nhiễm bệnh, hơn nữa trong giai đoạn hiện nay, hướng đến một nông nghiệp bền vững, biến những sinh vật có hại thành sinh vật có lợi cho cây trồng; điều đầu tiên phải tăng cường ứng dụng chế phẩm sinh học (Thuốc, phân sinh học, phân vi sinh), hạn chế dùng thuốc, phân hóa học trong việc phòng trừ sâu, bệnh. Hội thảo là dịp để các nhà chuyên môn cùng nhìn nhận, đánh giá về lợi ích của cây đậu phộng dại. Kết quả thử nghiệm ở một số huyện mới chỉ là bước đầu. Thời gian tới, để khẳng định tiềm năng, lợi thế của cây này, làm cơ sở khuyến cáo đến hộ dân yên tâm đưa cây đậu phộng dại vào diện tích đất trồng thanh long thay thế cho nguồn rơm khan hiếm, đòi hỏi các nhà khoa học, các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển; thành phần ký sinh, thiên địch, dịch hại; mối tương quan lượng nước tuới, thời gian tưới vườntrồng đậu phộng dạivườn tủ rơm. Theo kế hoạch năm 2011, Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí nhân rộng mô hình trồng cây Lạc dại ở vùng thanh long các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Bắc Bình, quy mô 50 ha. Đậu phộng dại ví như “một bức thảm nhung” hy vọng một ngày không xa, với lợi ích thiết thực sẽ lan tỏa khắp các vườn trồng thanh long, tạo cảnh quan tươi xanh, ấm áp, mát dịu, trẻ hóa khu vườn, giảm stress, năng suất chất lượng nông sản tăng cao đáp ứng theo tiêu chuẩn VietGAP. . Trồng Cây Lạc Dại Trong Vườn Thanh Long Thanh long được xác định là cây trồng lợi thế của tỉnh Bình Thuận, diện tích hiện nay trên. tưới vườn có trồng đậu phộng dại và vườn tủ rơm. Theo kế hoạch năm 2011, Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí nhân rộng mô hình trồng cây Lạc dại ở vùng thanh long. thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn toàn Tỉnh. Nguồn thực vật mang lại lợi ích thiết thực chính là cây đậu phộng dại (còn gọi là cây Hoàng Lạc – Lạc dại) , được các Trang trại Thanh

Ngày đăng: 20/06/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan