KỹThuậtTrồng,ChămSócCaoSu - Phần8 Nhịp độ cạo Các lần cạo càng thưa (nhịp độ cạo càng dài) thì sản lượng mủ càng ít, nhưng lượng mủ giảm đi không tỉ lệ thuận với sự kéo dài đó. Có 3 cách cạo mủ tính theo nhịp độ cạo: - Cạo hàng ngày: tiêu thụ vỏ nhanh, tốn nhiều công, cây mau đuối sức nên cho ít mủ. - Số ngày cạo bằng số ngày nghỉ: cạo một ngày, nghỉ một ngày. - Số ngày nghỉ nhiều hơn số ngày cạo: theo phương pháp này người ta thường cạo nửa vòng, mỗi tuần 2 lần, cây được nghỉ và tái tạo mủ tốt. Để vừa tiết kiệm vỏ, nhân công, bảo đảm sản lượng vừa tránh làm cây kiệt sức, khô miệng cạo nên rút ngắn miệng cạo, giảm nhịp độ cạo, bôi thuốc kích thích chảy mủ và tích cực chăm bón cho cây. Trong từng năm, vì một số lý do (mưa quá nhiều, nắng hạn kéo dài, thiếu nhân công, cây rụng lá…), có thể nghỉ một số tháng, ví dụ nghỉ 3 tháng và cạo 9 tháng trong năm. Nước ta thường nghỉ cạo một tháng vào giữa mùa khô, lúc cây mọc lá non (tháng 2). Độ dài lát cạo kết hợp với nhịp độ cạo gọi là cường độ cạo. Cường độ cạo càng lớn thì thu được càng nhiều mủ nhưng sau một thời gian, cây đuối sức và bị khô miệng cạo. Thời gian cạo mủ: Mủ chảy nhiều nhất vào lúc 5-6 giờ khi mới hừng sáng, lúc trời mát và sự bốc hơi còn ít. Từ 10 giờ trở đi, mủ chảy rất ít. ở Malaysia, người ta nhận thấy cạo mủ lúc 4 giờ thì sản lượng nhiều hơn 23% so với cạo lúc 6 giờ. Vì vậy, nên để công nhân cạo hết phầncạo của mình vào lúc 8 giờ và thu gom mủ lúc 10 giờ. Mở miệng cạoCạo lần đầu tiên gọi là mở miệng cạo. Không nên mở miệng cạo quá sớm, gây ảnh hưởng có hại đến sinh trưởng, năng suất của cây. Để khai thác tốt, tiêu chuẩn mở miệng cạo một lô caosu là mỗi hecta có khoảng 200-250 cây, tức khoảng 50% cây có vòng thân 50cm ở độ cao 1m trên mối ghép (cây ghép) hoặc ở độ cao 60cm trên mặt đất (cây trồng hạt, còn gọi là cây thực sinh). Miệng cạo được mở cách mối ghép 1,25m (cây ghép) hoặc cách gốc 1,05m (cây trồng hạt), với độ nghiêng thích hợp so với mặt phẳng ngang. Dùng cái rập thiết kế mặt cạo rồi theo đó mà mở miệng cạo. Đổi mặt cạoCạo hết một mặt thì đổi mặt cạo, tức là chuyển sang cạo vỏ mới ở nơi khác. Cách đổi như sau: - Mặt cạo đầu tiên có miệng dưới ở 60cm trên mối ghép (cây ghép) hoặc trên mặt đất (cây trồng hạt). - Mặt cạo thứ hai sẽ mở 2 năm sau, ở nửa thân bên kia và miệng dưới ở 80cm trên mối ghép hoặc trên mặt đất. - Mặt cạo thứ ba sẽ mở 3 năm sau nữa, trên nửa thân đã có đường cạo đầu tiên và miệng dưới ở cách mối ghép 1,25m (cây ghép) hoặc 1,05m trên mặt đất (cây trồng hạt). Khi đổi mặt cạo, cũng dùng rập để mở đường cạo mới. Trên lý thuyết thì các mặt được cạo cùng một lúc, nhưng thực tế, có xê dịch một số lần cạo. Chú ý cắm máng xối, treo chén hứng mủ hơi thấp để khỏi phải di chuyển nhiều lần, gây vết thương ở vỏ. . Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cao Su - Phần 8 Nhịp độ cạo Các lần cạo càng thưa (nhịp độ cạo càng dài) thì sản lượng. tiêu chuẩn mở miệng cạo một lô cao su là mỗi hecta có khoảng 200-250 cây, tức khoảng 50% cây có vòng thân 50cm ở độ cao 1m trên mối ghép (cây ghép) hoặc ở độ cao 60cm trên mặt đất (cây trồng. hết phần cạo của mình vào lúc 8 giờ và thu gom mủ lúc 10 giờ. Mở miệng cạo Cạo lần đầu tiên gọi là mở miệng cạo. Không nên mở miệng cạo quá sớm, gây ảnh hưởng có hại đến sinh trưởng, năng su t