Kỹ ThuậtGhépCâyGiống Cà ChuaTrênCâyCàTím Kỹ thuậtghépcàchua trên gốc càtím với mục tiêu tạo ra câygiốngcàchua có khả năng chống một số loại sâu bệnh héo xanh vi khuẩn, thối gốc, tuyến trùng, bệnh vi rút… cho năng suất cao, chất lượng quả tốt trong các điều kiện bất thuận (mưa, ngập, nóng…). Để đạt được mục đích như trên cần phải thực hiện tốt các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu Lựa chọn giống gốc ghép: gốc ghép cho càchua là các gốc càtím EG203 có khả năng chống bệnh, đang được sử dụng phổ biến. Tiêu chuẩn cây làm gốc ghép và ngọn ghép: cây dùng làm gốc ghép phải cao 18 – 20cm, có từ 5 – 6 lá, đường kính thân cây 0, 2 – 0,3 cm, cây đanh cứng, không sâu bệnh. Cây làm ngọn ghép: cao 15 – 18 cm, có 4 – 5 lá, đường kính thân cây 0,2 – 0,3 cm, cây đanh cứng không sâu bệnh. Lựa chọn giốngcàchua làm ngọn ghép: các giốngcàchua làm ngọn ghép phải là những giống chịu nhiệt, có một số đặc điểm sau: (1) Cây sinh trưởng khỏe, là màu xanh đậm, bản lá dày, bộ lá xum xuê, phân nhánh vừa phải, sinh trưởng bán hữu hạn hoặc vô hạn. (2) Có khả năng đậu quả trongđiều kiện nhiệt độ cao > 32 0 C (không cần sử dụng thuốc đậu quả), tỷ lệ đậu > 60% đối với 5 chùm hoa đầu tiên. (3) Quả cứng, vỏ quả dày, không bị nứt khi có mưa to hoặc bị cháy nắng. (4) Quả chín đều, toàn bộ quả có màu đỏ tươi đặc trưng. (5) Chống chịu một số bệnh như: bệnh thán thư, thối thân pythium, sương mai hoặc các bệnh đốm lá nâu hoặc xám. Chất lượng hạt giống: hạt giống làm gốc ghép và ngọn ghép đạt độ sạch 99%, độ ẩm nhỏ hơn 13%, tỷ lệ nảy mầm trên 85%, sức nảy mầm sau gieo 4 ngày phải đạt 85%. Lượng hạt giống cần trồng cho 1 ha là 80 – 100 g giống gốc và 65 – 70 g giống ngọn. Chuẩn bị giá thể: để sản xuất 100.000 câygiống cần: 1,2 tấn than bùn; 0,6 tấn phân hữu cơ; 7,5 kg vôi bột; 2,5 kg NPK 16-16-8; 5 kg super lân. Trộn đều hỗn hợp trên, ủ 30 – 60 ngày, sau đó xay nhỏ rồi loại bỏ vật thể cứng. Dùng vỉ xốp loại 50-84 lỗ/vỉ cho đầy giá thể và nén nhẹ bằng tay hoặc máy dập để khi nhổ câygiống từ vỉ đi trồng không bị vỡ. Chuẩn bị nhà phục hồi cây sau ghép Nhà để cây sau ghép được đặt gần vườn ươm cây con để thuận lợi cho việc di chuyển cây trong quá trình ghép. Có 2 dạng nhà để câyghépcây đối với các hộ gia đình: - Dạng nhà để câyghép cố định có hình bán nguyệt, rộng 2,5m, dài 4m. Diện tích khoảng 10m2. Sử dụng ống nhựa tiền phong hoặc thép đường kính 3cm, dài 6 – 8m để làm khung nhà, mỗi khung cắm cách nhau 0,8 – 1m, dùng các thanh ngang hoặc kèo để cố định nhà tránh gió, bão. Toàn bộ khung nhà được che kín bằng nilon trắng loại 0,2 – 0,3mm sao cho phía trong nhà kín hoàn toàn. Phía trước nhà có lối đi rộng 0,6 x 0,8m, được bịt kín bằng một loại cửa 2 cánh. Bên trên lớp nilon là 2-3 lớp lưới đen (giảm ánh sáng). Phía dưới được san thành luống hoặc để phẳng trải nilon sau đó bơm nước vào, giữ mực nước vừa phải, dùng các giá đỡ hoặc gạch kê các khay đựng cây sao cho không bị ngập khay để câycàchua sau ghép. - Dạng nhà ghép tạm thời có thể tháo ra, lắp lại dễ dàng giúp nông dân tiết kiệm diện tích và có thể cất giữ sau mỗi vụ ghép. Nguyên liệu là những thanh tre dài khoảng 3m (tùy thuộc độ rộng của nhà để cây), được cắm thành hình vòng cung cách nhau 50 – 60 cm trên một khu đất. Dùng dây cố định các thanh tre lại với nhau, sau đó dùng nilon trắng phủ kín, phía trên che phủ thêm 2 – 3 lớp lưới đen để giảm tối đa ánh sáng mặt trời. Xung quanh nhà đắp đất kín để tránh thoát hơi nước và chuột. Phía dưới cùng (mặt đất) trải nilon để giữ nước. Dụng cụ ghép gồm: dao lam tiệt trùng, ống cao su ghép, chiều dài 14 – 15mm, đường kính 2 – 3 mm, độ dày thành ống 0,3 – 0,5mm, găng tay cao su. Bước 2: Tiến hành kỹthuật gieo cây con Tùy tình hình thời tiết, hạt càtím được gieo trước hạt càchua 5 – 30 ngày sao cho khi ghép đường kính cây gốc ghép và ngọn ghép tương tự nhau. Nếu nhiệt độ 28 – 32 độ C hạt càtím sẽ nảy mầm sau gieo 4 – 5 ngày, nếu nhiệt độ 21 - 24 0 C thời gian nảy mầm là 7 – 9 ngày. Hạt càchua sẽ nảy mầm sau gieo 2 – 3 ngày. Hạt càtím trước khi gieo phải ngâm nước ấm 45 - 50 0 C trong 3 – 4 giờ, gieo 2 - 3 hạt/hốc, sau đó phủ rơm hoặc trấu lên trên rồi tưới ẩm thường xuyên trong 1 tuần. Sau khi gieo 10 ngày phải dặm lại những hốc không có cây. Khi cây mọc 1 - 2 lá thật, tỉa bỏ những cây xấu, cây biến dạng, sâu bệnh, chỉ để 1 cây/hốc. Hạt càchua có thể gieo vào khay hoặc gieo ra đất gần nơi gieo hạt càtím để thuận tiện cho công việc ghép sau này. Sau gieo 15 – 16 ngày đối với cây dùng làm ngọn ghép và 19 – 20 ngày đối với cây dùng làm gốc ghép phải hạn chế tưới nước để cây đanh cứng. Sau khi gieo hạt cây làm gốc ghép 25 – 26 ngày cần phân loại cây và đưa vào ghép. Trong vườn ươm cần chú ý phòng trừ bệnh lở cổ rễ cho câycàtím bằng cloruoxit đồng 0,1 – 0,2%, sâu vẽ bùa và bộ phấn bằng regent 0,01%, dầu khoáng SK99 1%. Bước 3 Tiến hành ghépcây Trước khi đưa vào phòng ghép cần phải tưới nước đủ ẩm, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trước 5 – 7 ngày. Dùng dao mỏng cắt vát 300 thân câytím và thân câycàchua phía trên 2 lá mầm và phía dưới 2 lá thật. Dùng ống cao su có đường kính 2 – 3mm để giữ ngọn ghép và gốc ghép. Đưa ngọn ghép và gốc ghép vào ống cao su sao cho 2 mặt vát của ngọn ghép và gốc ghép áp vào nhau. Sau khi ghép dùng bình xịt nước phun ướt đều cây trước khi đưa vào nhà phục hồi cây sau ghép. Bước 4 Chăm sóc cây sau ghép Ngày đầu sau ghép thường xuyên phun nước (dạng sương) để cây luôn tươi. Từ ngày thứ 2 – 3 trở đi, tưới nước cho cây bằng bình bơm có vòi phun nước mịn, che nắng 100%. Ba ngày sau ghép cho cây tiếp xúc ánh sáng nhẹ. Từ ngày thứ 4 trở đi tăng dần ánh sáng bằng cách không che bóng lúc sáng sớm và chiều mát. Ngày thứ 7 trở đi cho cây sống điều kiện đủ sáng. Khoảng 15 – 17 ngày sau khi ghép có thể đem trồng. Trong nhà phục hồi câyghép nên tiến hành phun thuốc phòng bệnh cho cây bằng thuốc vibenC hoặc cloruaoxit đồng nồng độ phun 0,2 – 0,3%. Khi đưa cây ra khỏi nhà ghép phun kết hợp thêm thuốc trừ sâu như regent hoặc seleczon (0,1 – 0,3%). Tất cả các cây được để trên giàn ươm hoặc nền đất cứng để tránh cây đâm rễ xuống đất. Tiêu chuẩn cây càchuaghép trước khi trồng: thời gian từ gieo hạt đến khi xuất vườn của cây càchuaghép trên gốc càtím từ 45 – 50 ngày, cây xanh tươi, cao 10 – 12cm, vết ghép đã liền hoàn toàn, cây con không bị sâu bệnh. . Kỹ Thuật Ghép Cây Giống Cà Chua Trên Cây Cà Tím Kỹ thuật ghép cà chua trên gốc cà tím với mục tiêu tạo ra cây giống cà chua có khả năng chống một số loại. thân cây 0,2 – 0,3 cm, cây đanh cứng không sâu bệnh. Lựa chọn giống cà chua làm ngọn ghép: các giống cà chua làm ngọn ghép phải là những giống chịu nhiệt, có một số đặc điểm sau: (1) Cây sinh. các cây được để trên giàn ươm hoặc nền đất cứng để tránh cây đâm rễ xuống đất. Tiêu chuẩn cây cà chua ghép trước khi trồng: thời gian từ gieo hạt đến khi xuất vườn của cây cà chua ghép trên