Cây Chôm Chôm docx

8 691 3
Cây Chôm Chôm docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cây Chôm Chôm Chôm chôm là loài cây vùng nhiệt đới Đông Nam Á, có tên khoa học là Nephelium lappaceum L, thuộc họ Bồ đào ( Sapindaceae ). Tên gọi chôm chôm tượng hình cho trạng thái lông của quả loài cây này, nên người Trung Quốc gọi nó là hồng mao đan, người Mã Lai gọi là rambutan (trái có lông). Cây chôm chôm là giống cây được trồng đầu tiên ở Đông Nam Á. Ngày nay được trồng trong các vùng có vĩ độ từ 15° Nam tới 15° Bắc, gồm : châu Phi, châu Đại Dương, Trung Mỹ và đặc biệt càng ngày càng được trồng nhiều ở châu Úc và quần đảo Hawai. Cây chôm chôm thích ứng với những vùng đất không bị ngập nước. Tại Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai và khu vực Nam Trung Bộ 1 - Đặc tính Cây chôm chôm thường cao từ 12 đến 15 m, tàng cây hình nón, lá đơn, phiến lá hình trái xoan, đầu và đuôi lá nhọn, mọc cách, màu xanh hoặc xanh đậm, ngọn búp có lớp bao màu hơi đỏ, hoa nhỏ màu trắng, hoa tự chùm ở đầu cành, dài từ 3 đến 5 mm, tỏa mùi thơm dịu, Trái mọc thành chùm màu đỏ, vàng hay vàng cam, đường kính 4-6 cm. Vỏ có nhiều lông nhọn, mềm, cong. Cơm thường dính vào hột, nhưng có lo¹i cơm tách rời hột dễ dàng. Cơm dày, trắng trong, ít nước hơn vải, mùi vị ngon, hơi chua, trái chín trong khoảng 15-18 tuần sau khi kết quả. Chôm chôm có 2 mùa trái trong 1 năm. Đối với cây trưởng thành có thể thu hoạch từ 5.000 đến 6.000 trái mỗi mùa (độ 60-70 kg). Bầu noãn của hoa chôm chôm có hai tâm bì (lá noãn), tuy nhiên thường chỉ có một tâm bì phát triển thành quả ( rất ít khi cả hai phát triển thành quả), thời gian phát triển thông thường từ 13 đến 16 tuần lễ. Tỉ lệ phần thịt quả tăng nhanh bắt đầu từ tuần thứ 9 tới tuần thứ 13, sau đó chậm hẳn cho tới lúc thu hoạch. Các vùng đồng bằng châu Á nhiệt đới là nơi phù hợp cho việc trồng và phát triển cây chôm chôm, và có thể trồng ở độ cao 600m. Chôm chôm có rất nhiều giống, tuy nhiên ở Việt Nam chỉ có phân biệt chôm chôm thường, chôm chôm tróc vỏ, chôm chôm nhãn Cây chôm chôm được phân bố ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á như: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippinnes. Hạt chôm chôm chứa 35-40% chất dầu béo đặc, có cấu trúc của hạt ca cao, có mùi dễ chịu, gồm phần lớn là arachidin, cùng với olein và stearin. Vỏ quả chứa tanin và một saponi độc.Vỏ cây và quả xanh có chứa tanin. 2 - Cách gieo trồng Có thể nhân giống chôm chôm bằng hạt hoặc chiết nhánh. Hoa chôm chôm hoặc có giống đực hoặc có 2 giống, nên không có khả năng tự thụ phấn để tạo quả nên cần có côn trùng như ong, bướm để phân nhụy. Lá chôm chôm đòi hỏi mùa nắng tương đối ngắn, khoảng 2 đến 3 tháng, khí trời khô hạn để tượng hoa và hoa sẽ nở sau trận mưa lớn đầu tiên của mùa nắng kế tiếp. Chôm chôm đòi hỏi, đất tốt, đất sâu. Vì nhân giống bằng hột thì không giống cây mẹ và lâu ra trái nên nhân dân hay trồng chôm chôm bằng cách triết cành hoặc chôm chôm tháp. Khi chiết cành nên dùng gỗ còn non. Chôm chôm trồng hột chỉ nên dùng để làm gốc ghép vì cây hột lâu ra trái và cho trái ít, gần ba phần tư cây hột lại là cây đực, các cây hột là cây cái cũng ít đậu trái vì ít thụ phấn. Cây tháp thấp hơn cây hột, khoảng 4-5m, tàng cây sum xuê hơn cây hột. Hột chôm chôm khó nảy mầm, khả năng nảy mầm cũng tự mất đi rất nhanh, sau hai tuần thì hột nảy mầm thất thường, sau ba tuần thì hột không nảy mầm nữa. Nên trồng hột vào giỏ, thùng, thúng để tránh khỏi cấy lại sau đó. Khi nhân giống bằng hột thì đặt hột nằm ngang, cho một phần hột trồi lên khỏi mặt đất khoảng vài mm, sau 15 đến 20 ngày hột sẽ nảy mầm, khi đó cần phải che các cây con lại tránh bị nắng. Cây con sẽ kém phát triển nếu đất trồng thiếu chất sắt, độ kiềm. Do vậy cần hoà thuốc Sequestrene vào nước khi tưới cây ( khoảng 10g trong 4 lít nước ). Khi cây đủ lớn mới bắt đầu ghép, có thể ghép thân cây hột với nhánh cây tốt, hoặc ghép mắt ngủ trên cây con (đã mọc được 3-5 tháng) khoảng 20cm trên gốc ghép. Mắt ghép cắt ở cành đã mọc được từ 9 tháng trở lên, hoặc tuốt lá cành làm gỗ ghép trước 15 ngày nhằm kích thích những mầm ngủ mau mọc lại. Sau 20-25 ngày thì tháo băng ghép, sau khi ghép thành công thì cắt cụt thân gốc ghép ở phia trên và cách xa chỗ ghép, và phải để cho mầm cây mọc được 30-40cm thì cắt tiếp thân gốc ghép khoảng 2cm trên chỗ ghép. Thông thường tỷ lệ ghép thành công là 90%. Nên đào lỗ để trồng trước 3 tháng và trộn đều phân với đất khi đặt cây ghép. Ngoài 30 kg phân chuồng được ủ kỹ, cần thêm ở mỗi lỗ 50kg urê, 50g triple super phosphate, 50 g sulfat kali và 500 g vôi có chứa ma-nhê. Chôm chôm trồng hột theo khoảng cách 12 x 12 m, nhưng chôm chôm chiết cành hay ghép thì trồng khít hơn, cách nhau 9 m. Chôm chôm cơm vàng cũng trồng khít hơn, cách nhau 8 m. Mật độ trồng hợp lý là từ 300 đến 500 cây/ha; trồng xen chôm chôm đực; sử dụng thuốc kích thích; nuôi ong để tăng khả năng thụ phấn và xử lý ra hoa trái vụ… Cây hột thì 5 đến 6 năm mới ra trái bói. Cây ghép chỉ cần 3-5 năm mà thôi. Sau 8-10 năm thì cây mới ra trái nhiều. Một cây trưởng thành cho chừng 25- 200 kg trái một năm. Trung bình phải từ 100-125 kg trở lên. 3 – Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cây chôm chôm a. Khí hậu - ánh sáng có ảnh hưởng tới sự chuyển biến màu vỏ của quả, tức là sự chuyển biến của sắc tố anthocyanins. Quả ở ngoài sáng đỏ tươi, đẹp hơn quả trong bóng rợp. - Lượng mưa và độ ẩm rất quan trọng, nhất là trong thời gian quả phát triển cần nhiều nước. Những quả nhỏ khi chín thường là kết quả của sự thiếu nước trong những tuần lễ đầu của quá trình phát triển. Như vậy nếu làm quả ra sớm, nghĩa là phần đầu của quá trình phát triển nằm trong mùa nắng thì vườn cần được tưới nước. Ngược lại mưa thất thường vào đầu mùa mưa làm cho quả dễ bị nứt vì lúc này ruột quả phát triển quá mạnh so với phần vỏ. Theo ghi nhận của nhiều nhà làm vườn tại Thái Lan có những năm tỉ lệ nứt quả trên giống chôm chôm nổi tiếng vỏ mỏng (rongrien) lên đến trên 50%. Mỗi quả chôm chôm có độ 400 cái râu (lông), trên mỗi râu có nhiều khẩu bào làm thoát hơi nước mạnh, vì thế hễ độ ẩm không khí thấp sẽ làm các râu cong queo lại, chuyển qua màu nâu đen, kém chất lượng. b . Biện pháp canh tác Có hai biện pháp quan trọng là bón phân và tưới nước: - Bón phân: cần bón đầy đủ và cân đối, lượng phân và tỉ lệ các loại phân thay đổi theo tính chất của đất, độ lớn của cây và sản lượng cây. Qua khảo cứu của các tác giả Thái Lan cho biết trong thời kỳ cây tăng trưởng cần bón N-P-K theo công thức 16-16-16. Trong thời kỳ thu hoạch theo tỉ lệ N-P-K là 12-12-17 và trong khi nuôi quả là 13-13-21. Cần bón từ 2 đến 3 lần mỗi năm, lượng phân tăng mỗi năm 0,5 kg. So với cách bón phân tại nước ta thì bà con ta chú trọng nhiều vào phân đạm hơn các loại phân khác. - Việc tưới nước thất thường sẽ dẫn đến các hiện tượng sau: + Quả không đều, quả thiếu nước nhỏ hơn quả bình thường. + Ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, quả có thể bị nứt khi phát triển xong phần vỏ, ở thời kỳ thiếu nước tiếp theo là giai đoạn phát triển ruột quả khiến phần ruột phình ra, vỏ bị tức nên nứt toạc ra, hiện tượng này cũng gặp nhiều loại trái như chuối, cam, mít Hiện nay ở một số nước, biện pháp tưới nước nhỏ giọt được coi là lý tưởng vì giữ độ ẩm điều hoà hơn, đỡ tốn nước (trường hợp Long Khánh), kiểm soát phân tốt hơn. c. Phun hóa chất -Thuốc trừ sâu bệnh: quả chôm chôm hay bị sâu đục quả, ruồi đục quả, và giống như nhiều vùng trồng chôm chôm khác trên thế giới là bị bệnh phấn trắng nghiêm trọng, tại Long Khánh bà con gọi là bệnh "râu kẽm". Chùm quả bị nhiễm bệnh sẽ bị rụng hoặc còi cọc. Như vậy cần sử dụng thuốc trừ nấm để phun lên quả ngay ở giai đoạn còn non. - Chống hiện tượng quả bi: Các chất điều hòa tăng trưởng được dùng khá phổ biến ở Thái Lan trên cây chôm chôm (ở nước ta vùng trồng sơ ri ở Gò Công Đông đã dùng nhiều). Có hai loại bông được sinh ra trên các cây khác nhau: Bông đực và bông lưỡng tính.Vì bông đực không thể cho quả nên các người trồng tỉa có khuynh hướng loại bỏ cây đực qua công việc chọn giống, ghép cây Điều này dẫn đến không đủ nguồn hạt phấn để thụ cho các hoa lưỡng tính. Trong một số trường hợp hiện tượng quả điếc, hay còn gọi là "quả bi" xuất hiện những quả này có rất ít thịt. Để khắc phục hiện tượng này tại một số vùng trồng tại Thái Lan người ta phun chất NAA (naphthalene acetic acid). Nồng độ biến động từ 40-160 mg/lít (40-160 ppm) phun ở giai đoạn nụ trước khi bông nở. Khi quả đã thụ rồi để tăng kích thước quả cho chôm chôm rong rien, người ta lại phun NAA ở nồng độ 125 ppm (125 mg/l), nếu dùng đặc hơn quả sẽ bị nhỏ lại. d . Cách xử lý ra hoa Chôm chôm cũng phải tỉa cành như nhãn: sau mỗi mùa thu hoạch tỉa bỏ các cành đã mang trái bằng cách bấm sâu vào các cành này vì chúng đã kiệt nhựa để cành mới sinh ra. Tất cả các cành bệnh, cành vượt, cành khuất trong tán nên tỉa bỏ. Sau đó bón phân căn bản để cây mau tích lũy lại các chất dự trữ trong thân càng sớm, như vậy khi xử lý ra hoa mới có hiệu quả. Một số biện pháp xử lý ra hoa thông thường đã được một số nơi áp dụng như sau: xiết nước vào đầu mùa khô từ 3-6 tuần tùy độ lớn, sức sinh trưởng của cây và đặc điểm của đất, sau đó bón phân nhử (bón ít) và tưới nhử (tưới ít) vài ngày trước khi bón đậm, tưới đậm và đều trở lại, cây sẽ ra hoa sớm hơn bình thường. Một số nhà vườn còn làm thêm việc khoanh vỏ. Sự khoanh vỏ nên làm thận trọng vì khi mạch bị chặn lại, hệ thống rễ sẽ thiếu dinh dưỡng, nếu lạm dụng thái quá cây có thể chết. 4 - Lợi ích - Chôm chôm là loài cây có quả chứa khá nhiều sinh tố C, có thể để ăn tươi, hoặc đóng hộp dưới nhiều hình thức, để dự trữ hoặc xuất khẩu. Hạt chôm chôm có thành phần dầu cao nên cũng được dùng để sản xuất dầu ăn hay xà phòng. Cây và rễ chôm chôm cũng có thể dùng cho việc sản xuất dược phẩm và màu. - Ngoài ra, có thể dùng áo hạt để ăn vì nó rất bổ và có chức năng giải nhiệt. Dầu hạt được dùng làm xà phòng, làm nến thắp. Quả xanh và vỏ quả được dùng trị các bệnh đường ruột, dùng trị sốt rét, trị giun,liều dùng 20-40g dạng thuốc sắc. Một số nơi trên thế giới, người ta dùng vỏ cây trị bệnh về lưỡi, chôm chôm cũng có thể làm mứt hay làm thạch được. 5 - Các vùng trồng chôm chôm ở nước ta Ở Việt Nam, chôm chôm thường được trồng tập trung ở các tỉnh miền Nam Trung bộ, với diện tích khoảng 14.200 hecta, sản lượng xấp xỉ 100 ngàn tấn (chiếm 40% diện tích và 62%sản lượng chôm chôm cả nước. Trong đó, tỉnh Đông Nai là địa phương có diện tích trồng chôm chôm tập trung lớn nhất. Tính đến giữa tháng 12 năm 2006, tỉnh Đồng Nai có khoảng 12.000 ha chôm chôm. Sau đó là tỉnh Bến Tre có 4.200 ha, tỉnh Vĩnh Long có 1.069 ha trồng chôm chôm. Hiện nay tại Việt Nam, các hộ trồng chôm chôm đều mang lại hiệu quả kinh tế khá cao so với một số loại hoa màu khác, nhiều hộ đã làm giàu từ việc trồng chôm chôm trái vụ, Trên thị trường nhu cầu tiêu thụ trái chôm chôm cũng rất lớn. Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu, có những giải pháp để phát triển cây chôm chôm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, góp phần nâng cao đời sống người nông dân . triển cây chôm chôm, và có thể trồng ở độ cao 600m. Chôm chôm có rất nhiều giống, tuy nhiên ở Việt Nam chỉ có phân biệt chôm chôm thường, chôm chôm tróc vỏ, chôm chôm nhãn Cây chôm chôm được. gần ba phần tư cây hột lại là cây đực, các cây hột là cây cái cũng ít đậu trái vì ít thụ phấn. Cây tháp thấp hơn cây hột, khoảng 4-5m, tàng cây sum xuê hơn cây hột. Hột chôm chôm khó nảy mầm,. giống cây mẹ và lâu ra trái nên nhân dân hay trồng chôm chôm bằng cách triết cành hoặc chôm chôm tháp. Khi chiết cành nên dùng gỗ còn non. Chôm chôm trồng hột chỉ nên dùng để làm gốc ghép vì cây

Ngày đăng: 20/06/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan