1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Sâu bệnh trên cây nho pdf

6 788 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 145,24 KB

Nội dung

Sâu bệnh trên cây nho Vào đầu mùa khô, bà con trồng nho ở địa phương tôi rất sợ các loại bệnh phá hại cây nho, triệu chứng thường thấy là lá nho quăn queo hoặc bạc trắng, trái nho bị nứt đôi có khi thối cả chùm, một số trái có vỏ sần sùi rất xấu. Xin cho biết đó là do sâu hay bệnh gì gây ra và có loại thuốc nào phòng trị hiệu quả không? Chúng tôi cho rằng giàn nho của ông đang bị bọ trĩ và bệnh phấn trắng gây hại. 1. Bọ trĩ: Bọ trĩ non và trưởng thành cơ thể rất giống nhau, đều thon nhọn phía sau, dài khoảng 1mm, màu vàng hoặc vàng nâu, tập trung ở mặt dưới của lá, di chuyển nhanh. Trứng đẻ trong phần non của lá hoặc đọt non. Bà con trồng nho còn gọi bọ trĩ với tên khác như rầy lửa, rầy ry, rầy cào,… Cả trưởng thành và sâu non đều gây hại bằng cách rũa (cứa) rách mô tế bào biểu bì và hút nhựa chảy ra, do đó nhìn từ xa giàn nho bị bọ trĩ gây hại dưới ánh nắng mặt trời sẽ thấy nho không xanh mướt mà có màu xỉn, đến gần sẽ thấy lá nho phía dưới có màu ánh bạc còn phía trên lá cong mo lại, nếu bọ trĩ gây hại ở chùm hoa thì hoa nhỏ rụng do cuống hoa tổn thương làm tỷ lệ đậu trái thấp. Trường hợp bọ trĩ gây hại khi quả non thì trái nho trong chùm không đều, trên vỏ trái có các vết sần sùi mà bà con thường gọi là ghẻ trái làm xấu trái bán giá thấp. Thực tế một số giàn nho có thể thất thu, thậm chí chết hẳn do bọ trĩ gây hại. Bọ trĩ phát sinh và gây hại nặng trong điều kiện khô và nóng, triệu chứng cháy lá, rụng hoa càng xảy ra nhanh trong điều kiện trời nắng nóng và ở những giàn nho chăm sóc kém đặc biệt nếu không đủ nước tưới. Do đó mùa khô ở Ninh Thuận áp lực bọ trĩ rất lớn trên cây nho. Để phòng trừ bọ trĩ đạt hiệu quả cao, bà con nên áp dụng tổng hợp các biện pháp sau đây: - Diệt sạch cỏ dại dưới hầm nho và luôn đảm bảo độ ẩm. - Không trồng xen trong giàn nho mới các cây cùng ký chủ của bọ trĩ như cây họ cà, thuốc lá, bông vải,… - Phun thuốc trừ bọ trĩ: Cần lưu ý một số vấn đề sau: Chọn đúng thuốc: Hỗn hợp dầu khoáng SK Enspray 99 EC với thuốc Dragon 585 EC là công thức phòng trừ bọ trĩ rất hiệu quả, đã được cán bộ kỹ thuật chuyên ngành BVTV và bà con nông dân đánh giá cao vì vậy hỗn hợp này đang được khuyến cáo sử dụng rộng rãi trên các vùng trồng nho. Bọ trĩ là đối tượng có khả năng kháng thuốc rất cao nên cần pha thuốc đúng nồng độ, liều lượng. Cụ thể khi hỗn hợp thuốc: Đong 30 cc dầu khoáng SK và đong 10 cc thuốc Dragon cho vào 1 bình 10 lít nước khuấy đều rồi phun. Nên phun thuốc khi trên giàn nho bọ trĩ mới xuất hiện. Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, không phun thuốc vào 8h đến 11h sáng trong ngày để không ảnh hưởng tới hoa nho. 2. Bệnh phấn trắng: Khi thấy lá nho có những đốm trong như dầu ở mặt trên của lá nếu nặng hơn thì lá non quăn queo biến dạng. Trên quả có các vết trắng xám, khi chùi lớp này đi thấy vết bệnh màu trắng phía trong, cuống và chùm trái dòn dễ gãy, những quả bị bệnh dễ nứt, thối và mất màu hoặc màu không sáng, ăn thấy chua hương vị kém. Đây là triệu chứng của bệnh phấn trắng trên nho, bà con trồng nho còn gọi là bệnh nấm trái, bệnh bột xám, … Bệnh phấn trắng đặc biệt phát sinh và gây hại nặng vào vụ ĐX, khi trời âm u có sương đêm và sáng sớm hoặc có gió mùa đông bắc. Bệnh cũng phát sinh mạnh ở những giàn nho có mật độ dày, âm u thiếu ánh sáng, bón thừa đạm. Về biện pháp phòng trừ, bà con cần chú ý các biện pháp sau: Nên tạo tán hình chữ T và để mật độ 10 cành/m2 để tạo điều kiện thông thoáng và đủ ánh sáng cho giàn nho. Thu gom cành sau khi cắt đem đốt hoặc khi bị bệnh nhẹ nên dùng tay ngắt trái, lá bệnh đem tiêu huỷ. Bón phân đầy đủ và cân đối NPK. Phun thuốc phòng trừ bằng các loại thuốc đặc trị như Copforce blue 51WP, Alpine 80WDG, Mexyl MZ 72WP. Khi sử dụng thuốc, chú ý tuân thủ nguyên tắc 4 đúng và đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì. KS. Hà Quí Mai Theo Báo NNVNVào đầu mùa khô, bà con trồng nho ở địa phương tôi rất sợ các loại bệnh phá hại cây nho, triệu chứng thường thấy là lá nho quăn queo hoặc bạc trắng, trái nho bị nứt đôi có khi thối cả chùm, một số trái có vỏ sần sùi rất xấu. Xin cho biết đó là do sâu hay bệnh gì gây ra và có loại thuốc nào phòng trị hiệu quả không? Chúng tôi cho rằng giàn nho của ông đang bị bọ trĩ và bệnh phấn trắng gây hại. 1. Bọ trĩ: Bọ trĩ non và trưởng thành cơ thể rất giống nhau, đều thon nhọn phía sau, dài khoảng 1mm, màu vàng hoặc vàng nâu, tập trung ở mặt dưới của lá, di chuyển nhanh. Trứng đẻ trong phần non của lá hoặc đọt non. Bà con trồng nho còn gọi bọ trĩ với tên khác như rầy lửa, rầy ry, rầy cào,… Cả trưởng thành và sâu non đều gây hại bằng cách rũa (cứa) rách mô tế bào biểu bì và hút nhựa chảy ra, do đó nhìn từ xa giàn nho bị bọ trĩ gây hại dưới ánh nắng mặt trời sẽ thấy nho không xanh mướt mà có màu xỉn, đến gần sẽ thấy lá nho phía dưới có màu ánh bạc còn phía trên lá cong mo lại, nếu bọ trĩ gây hại ở chùm hoa thì hoa nhỏ rụng do cuống hoa tổn thương làm tỷ lệ đậu trái thấp. Trường hợp bọ trĩ gây hại khi quả non thì trái nho trong chùm không đều, trên vỏ trái có các vết sần sùi mà bà con thường gọi là ghẻ trái làm xấu trái bán giá thấp. Thực tế một số giàn nho có thể thất thu, thậm chí chết hẳn do bọ trĩ gây hại. Bọ trĩ phát sinh và gây hại nặng trong điều kiện khô và nóng, triệu chứng cháy lá, rụng hoa càng xảy ra nhanh trong điều kiện trời nắng nóng và ở những giàn nho chăm sóc kém đặc biệt nếu không đủ nước tưới. Do đó mùa khô ở Ninh Thuận áp lực bọ trĩ rất lớn trên cây nho. Để phòng trừ bọ trĩ đạt hiệu quả cao, bà con nên áp dụng tổng hợp các biện pháp sau đây: - Diệt sạch cỏ dại dưới hầm nho và luôn đảm bảo độ ẩm. - Không trồng xen trong giàn nho mới các cây cùng ký chủ của bọ trĩ như cây họ cà, thuốc lá, bông vải,… - Phun thuốc trừ bọ trĩ: Cần lưu ý một số vấn đề sau: Chọn đúng thuốc: Hỗn hợp dầu khoáng SK Enspray 99 EC với thuốc Dragon 585 EC là công thức phòng trừ bọ trĩ rất hiệu quả, đã được cán bộ kỹ thuật chuyên ngành BVTV và bà con nông dân đánh giá cao vì vậy hỗn hợp này đang được khuyến cáo sử dụng rộng rãi trên các vùng trồng nho. Bọ trĩ là đối tượng có khả năng kháng thuốc rất cao nên cần pha thuốc đúng nồng độ, liều lượng. Cụ thể khi hỗn hợp thuốc: Đong 30 cc dầu khoáng SK và đong 10 cc thuốc Dragon cho vào 1 bình 10 lít nước khuấy đều rồi phun. Nên phun thuốc khi trên giàn nho bọ trĩ mới xuất hiện. Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, không phun thuốc vào 8h đến 11h sáng trong ngày để không ảnh hưởng tới hoa nho. 2. Bệnh phấn trắng: Khi thấy lá nho có những đốm trong như dầu ở mặt trên của lá nếu nặng hơn thì lá non quăn queo biến dạng. Trên quả có các vết trắng xám, khi chùi lớp này đi thấy vết bệnh màu trắng phía trong, cuống và chùm trái dòn dễ gãy, những quả bị bệnh dễ nứt, thối và mất màu hoặc màu không sáng, ăn thấy chua hương vị kém. Đây là triệu chứng của bệnh phấn trắng trên nho, bà con trồng nho còn gọi là bệnh nấm trái, bệnh bột xám, … Bệnh phấn trắng đặc biệt phát sinh và gây hại nặng vào vụ ĐX, khi trời âm u có sương đêm và sáng sớm hoặc có gió mùa đông bắc. Bệnh cũng phát sinh mạnh ở những giàn nho có mật độ dày, âm u thiếu ánh sáng, bón thừa đạm. Về biện pháp phòng trừ, bà con cần chú ý các biện pháp sau: Nên tạo tán hình chữ T và để mật độ 10 cành/m2 để tạo điều kiện thông thoáng và đủ ánh sáng cho giàn nho. Thu gom cành sau khi cắt đem đốt hoặc khi bị bệnh nhẹ nên dùng tay ngắt trái, lá bệnh đem tiêu huỷ. Bón phân đầy đủ và cân đối NPK. Phun thuốc phòng trừ bằng các loại thuốc đặc trị như Copforce blue 51WP, Alpine 80WDG, Mexyl MZ 72WP. Khi sử dụng thuốc, chú ý tuân thủ nguyên tắc 4 đúng và đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì. KS. Hà Quí Mai Theo Báo NNVN . Sâu bệnh trên cây nho Vào đầu mùa khô, bà con trồng nho ở địa phương tôi rất sợ các loại bệnh phá hại cây nho, triệu chứng thường thấy là lá nho quăn queo hoặc bạc trắng, trái nho bị. sáng, ăn thấy chua hương vị kém. Đây là triệu chứng của bệnh phấn trắng trên nho, bà con trồng nho còn gọi là bệnh nấm trái, bệnh bột xám, … Bệnh phấn trắng đặc biệt phát sinh và gây hại nặng vào. sáng, ăn thấy chua hương vị kém. Đây là triệu chứng của bệnh phấn trắng trên nho, bà con trồng nho còn gọi là bệnh nấm trái, bệnh bột xám, … Bệnh phấn trắng đặc biệt phát sinh và gây hại nặng vào

Ngày đăng: 20/06/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN