TrồngBạcHàCóHiệuQuảBạchà là một loại hoa màu xưa nay được bà con nông dân trồng một ít xen chân vườn để dùng chế biến các món ăn trong gia đình như nấu canh chua, xào, bóp xổi chấm nước cá kho Thế nhưng gần 3 năm nay, bạchà là một trong các loại hoa màu được ưa chuộng. Hiện nay, Ngũ Hiệp là địa phương có diện tích trồngbạchà nhiều nhất huyện Cai Lậy. Bạchà là một cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc và ít vốn đầu tư. Nó rất thích hợp với vùng đất tơi xốp, ẩm và trồng được mọi lúc mọi nơi, chú trọngtrồng xen vườn cây ăn trái như sầu riêng, chôm chôm thì nó rất thích hợp, vì vừa tránh được cỏ vừa tăng thu nhập cho gia đình. Thân bạchà dùng để bán, lá cũng bán được và dùng để cho thỏ, cá, heo ăn Thời gian từ lúc trồng cho đến thu hoạch khoảng 3 tháng, chỗ đất tốt, chăm sóc thường xuyên mỗi bẹ cótrọng lượng gần 1kg, có khi 2 bẹ nặng tới 3kg, giá cả dao động từ 1.200 - 3.100đ/kg, cũng là một khoản thu nhập khá của nông dân. Hiện nay là thời điểm xuống giống để từ tháng 11 đến tháng giêng (âm lịch) thu hoạch bán giá cao, mặc dù lúc này đang vào mùa mưa, nhưng giá mỗi ký cũng bán được 1300-1400đ/kg. Ông Bùi Văn Kịp - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngũ Hiệp cho biết: "Trước đây, bà con trồng tự phát chỉ vài hecta, gần 3 năm nay thấy có đầu ra ổn định, chi hội nông dân các ấp phát động, cho nên diện tích trồng năm sau cao hơn năm trước". Hiện toàn xã Ngũ Hiệp có khoảng 140 hecta diện tích trồngbạc hà, trong đó ấp Tân Sơn trồng nhiều nhất đến 80 hecta, còn lại mỗi ấp khoảng 10 hecta. Điều đáng nói ở đây, bạchà ổn định cả đầu vào lẫn đầu ra. Bà Mai thị Tám ngụ ấp Tân Sơn bộc bạch: "Bạc hà là cây ít vốn, nhưng phải chịu khó bỏ công chăm sóc thường xuyên mới thu hoạch được nhiều, cả thân, lá và con giống!. Bà Tám trồngbạchà xen vào 7,8 công sầu riêng, trừ chi phí mỗi năm bà còn lời được 30-40 triệu đồng. Bà cho biết: "Tháng nắng giá cao từ 2.800-3.100đ/kg mà không đủ bán, còn tháng mưa bán chỉ được 1.300-1.400đ/kg, nhưng cũng có giá hơn mấy năm trước!". Một điều đáng nói nữa là đến đợt thu hoạch, chủ vườn khỏi phải cực nhọc, thương lái đến thỏa thuận giá cả với hình thức mua đứt bán đoạn, sau đó tự họ vào vườn cắt. Được biết, sau mỗi đợt cắt bán, nhà vườn phải rải qua một ít phân để cây tiếp tục phát triển. Trước đây, các thương lái đa số là người địa phương, nhưng nay thương lái khắp nơi đổ xô đến tranh nhau để mua, cho nên việc mua bán của bà con nông dân ở đây gặp nhiều thuận lợi. Bà con cho biết: mỗi ngày một thương lái có thể giao từ - 4 tấn bạchà tận chợ Vĩnh Kim và thành phố Hồ Chí Minh. Thấy mô hình này đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc "lấy ngắn nuôi dài", người dân cù lao Tân Phong đã sang học hỏi kinh nghiệm về cách trồng, cách chăm sóc từ người dân Ngũ Hiệp. Hiện ở Tân Phong tính đến thời điểm này toàn xã có khoảng 20 hecta trồng mới cây bạc hà. Trồngbạchà xen chân vườn là một mô hình có lợi rất nhiều mặt, đây là niềm vui chung cho người nông dân trên đất cù lao Tân Phong. Hy vọng rằng đầu ra luôn được duy trì ,nhằm giúp cho nhà vườn có điều kiện ổn định phát triển sản xuất, tăng thu nhập kinh tế gia đình. . Trồng Bạc Hà Có Hiệu Quả Bạc hà là một loại hoa màu xưa nay được bà con nông dân trồng một ít xen chân vườn để dùng chế biến các món ăn. 3 năm nay, bạc hà là một trong các loại hoa màu được ưa chuộng. Hiện nay, Ngũ Hiệp là địa phương có diện tích trồng bạc hà nhiều nhất huyện Cai Lậy. Bạc hà là một cây rất dễ trồng, dễ chăm. về cách trồng, cách chăm sóc từ người dân Ngũ Hiệp. Hiện ở Tân Phong tính đến thời điểm này toàn xã có khoảng 20 hecta trồng mới cây bạc hà. Trồng bạc hà xen chân vườn là một mô hình có lợi