DưaLeo-CâyTrồngThoátNghèo Những năm gần đây, thôn Sán Xế Đông, xã Đông Ngũ (Tiên Yên) đã nỗ lực trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giúp nông dân xoá đói, giảm nghèo. Một trong những cố gắng đó là mô hình trồngdưaleo lai cúc 71 do Chi hội phụ nữ thôn Sán Xế Đông triển khai mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ban đầu, trong thôn có 49 hộ gia đình hội viên phụ nữ tham gia trồng 3,5 ha dưa leo. Để giúp người dân đầu tư cho mô hình này, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh đã hỗ trợ những hộ gia đình tham gia thực hiện mô hình 80% số vốn ban đầu (giống và phân bón) và thời gian hỗ trợ trong vòng 1 năm. Chị Nguyễn Thị Hồi, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Sán Xế Đông cho biết: Trước đây diện tích đất nông nghiệp trong thôn chủ yếu được trồng các loại cây rau màu như ngô, khoai, địa liền nhưng thu nhập không cao. Những năm gần đây, được sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, huyện và xã, người nông dân trong thôn đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chủ động áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đời sống người dân từng bước được cải thiện. Mô hình trồngdưaleo lai cúc 71 cũng là một bước đột phá giúp nhiều hộ gia đình thoátnghèo và có cuộc sống khấm khá hơn. Nhận thấy mô hình mang lại hiệu quả kinh tế, Chi hội phụ nữ đã tiếp tục vận động hội viên, phụ nữ đầu tư cho mô hình này. Đối với những chị em thiếu vốn đầu tư, Chi hội đã đứng ra tín chấp với các ngân hàng, tạo điều kiện cho chị em vay vốn; vận động hội viên hỗ trợ nhau về giống, vốn. Cùng với đó, Chi hội còn tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kiến thức và phổ biến kỹ năng trồng, chăm sóc dưa leo… Đến nay, trong thôn có 71 hộ gia đình hội viên, phụ nữ tham gia mô hình trồngdưaleo lai cúc 71 với tổng diện tích trồng là 14 ha. Chị Hồi còn cho biết thêm: Trồngdưaleo lai cúc 71 khá đơn giản, chỉ cần cắt tỉa lá đúng kỹ thuật, tưới nước đầy đủ, kịp thời, làm dàn trước khi dưa có tay leo. Loại dưa này được trồng gối vụ quanh năm, cứ 40 ngày cho thu hoạch 1 vụ. Năm vừa qua, mô hình này ước đạt trên 120 triệu đồng/1 ha. Vào mỗi vụ thu hoạch, các đầu mối ở nhiều địa phương như TP Hạ Long, TX Cẩm Phả, TP Móng Cái… đã đến tận từng gia đình trong thôn để thu mua với giá từ 5.000 đồng đến 7.000 đồng/1kg. Có thể thấy, hiệu quả của trồngdưaleo cao hơn hẳn so với trồng các loại rau màu khác, trong khi chi phí cũng ít tốn kém. Quá trình sinh trưởng và phát triển của câydưaleo ít rủi ro hơn so với nhiều loại rau màu khác. Một trong những yếu tố giúp mô hình trồngdưaleo ở thôn Sán Xế Đông phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao đó là chị em đã ý thức rất tốt việc xây dựng thương hiệu “dưa leo sạch”. Thuốc trừ sâu chỉ dùng duy nhất 1 lần khi cây bắt đầu mọc từ 3 đến 5 lá. Quá trình chăm sóc và thu hoạch chỉ sử dụng nước tưới từ kênh mương thuỷ lợi… Từ mô hình này, nhiều gia đình hội viên, phụ nữ không những thoátnghèo mà còn vươn lên làm giàu, có nhiều điều kiện giúp đỡ chị em có hoàn cảnh khó khăn, tương trợ nhau trong sản xuất và đời sống. Từ một thôn có số hộ hội viên, phụ nữ nghèo nhiều nhất trong xã, đến nay Sán Xế Đông chỉ còn 2 hộ gia đình hội viên nghèo. Chị Đặng Thị Liên, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đông Ngũ (Tiên Yên) khẳng định, mô hình trồngdưaleo lai cúc 71 do Chi hội phụ nữ thôn Sán Xế Đông triển khai là một biện pháp xoá đói giảm nghèo rất hiệu quả, được chính quyền và người dân đánh giá cao về hiệu quả kinh tế cũng như chất lượng sản phẩm. Hội Phụ nữ xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động chị em, nhân rộng mô hình này tại tất cả các thôn trên địa bàn xã. . Dưa Leo - Cây Trồng Thoát Nghèo Những năm gần đây, thôn Sán Xế Đông, xã Đông Ngũ (Tiên Yên) đã nỗ lực trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giúp nông dân xoá đói, giảm nghèo. Một. năng trồng, chăm sóc dưa leo Đến nay, trong thôn có 71 hộ gia đình hội viên, phụ nữ tham gia mô hình trồng dưa leo lai cúc 71 với tổng diện tích trồng là 14 ha. Chị Hồi còn cho biết thêm: Trồng. thể thấy, hiệu quả của trồng dưa leo cao hơn hẳn so với trồng các loại rau màu khác, trong khi chi phí cũng ít tốn kém. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây dưa leo ít rủi ro hơn so với