PhòngTrị Nhện ĐỏHạiCà Tím Càtím là một loại rau khá quen thuộc ở nước ta. Bên cạnh rệp sáp hại trái non, sâu đục trái, bệnh thối trái thì nhệnđỏ cũng là một đối tượng gây hại tương đối nhiều cho cây cà (tùy theo vùng và mùa vụ trong năm) đôi khi khá trầm trọng, làm cho bộ lá của cây cà mất mầu xanh, bị bạc trắng, vàng úa rồi trút rụng sớm. Nếu bị hại nặng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, sản lượng và phẩm chất của trái cà. Nhệnđỏ có cơ thể rất nhỏ (khoảng cỡ gần một mm). Khi vừa nở nhện con có mầu xanh hơi vàng, lớn lên chúng chuyển dần sang màu hồng và màu đỏ đậm. Thực tế đồng ruộng cho thấy, nhện thường gây hại trên những lá đã bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi và thường chỉ hại phiến lá. Tuy nhiên, nếu mật số cao chúng có thể hạicả trên gân lá. Khi những lá bánh tẻ và lá già đã bị chúng ăn hết phần xanh, thức ăn thiếu chúng có thể ăn luôn cả những lá còn non và vỏ trái cà. Cảnhện trưởng thành và nhện non đều bu bám ở mặt dới của phiến lá (nếu mật số cao có thể thấy chúng "tràn" lên cả mặt trên của lá). Chúng cạp ăn biểu bì và hút dịch của lá, tạo nên những vết trắng lấm tấm nhìn như rắc bụi cám. Ban đầu vết cạp chỉ rải rác sau đó số vết cạp cứ tăng dần nối liền lại với nhau làm cho lá mất dần mầu xanh chuyển sang mầu trắng xám, phiến lá bị phồng lên như bánh tráng (bánh đa) nướng. Nếu nặng lá sẽ bị khô và rụng sớm. Những ruộng bị nặng nhìn ở gốc thấy tương đối thoáng do lá phía dưới đã bị rụng bớt, những ruộng này sẽ bị thất thu lớn về năng suất. Nhệnđỏ có thể được coi là một loại "sâu" đa thực vì ngoài càtím chúng còn gây hại cho nhiều loại cây khác như cà pháo, cà bát, bầu bí, đậu, dưa leo Nhện thường phát sinh và gây hại trong điều kiện mùa khô nóng nhiều hơn ở mùa mưa có thời tiết mát mẻ. Vì cơ thể của nhện rất nhỏ nên mắt thường nếu không chú ý sẽ rất khó phát hiện (nhất là những nhà vườn mới bước vào nghề) nên đã có những chủ vườn cứ tưởng lá bị bạc trắng là do cây bị bệnh rồi mua thuốc trị bệnh về xịt nhưng không thấy "bệnh tình" của cây thuyên giảm. Để hạn chế tác hại của nhện có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp như: - Không nên trồng quá dầy làm cho tán lá rậm rạp, nhện có điều kiện thuận lợi gây hại nhiều hơn. - Thường xuyên kiểm tra ruộng cà để phát hiện và phun thuốc diệt trừ nhện kịp thời. Nếu thấy trên lá có những vết cạp trắng lấm tấm như cám thì kiểm tra nhện thật kỹ bằng cách dùng kính lúp học sinh kiểm tra kỹ những lá này, nếu không có kính lúp có thể dùng kính lão (kính đọc sách cho những người cao tuổi). Cũng có thể kiểm tra bằng cách gián tiếp là lấy lá nghi có nhện đặt ngửa lên một tờ giấy trắng sau đó dùng tay miết nhẹ ở phía trên của mặt lá, nhấc lá ra khỏi tờ giấy nếu thấy trên giấy có những chấm mầu vàng xanh, mầu hồng hay mầu đỏ thì chứng tỏ những lá này đang có nhện, những chấm này càng nhiều chứng tỏ mật số nhện càng cao. - Khi ruộng có mật số nhện cao thì phải phun thuốc để diệt nhện kịp thời. Nhệnđỏ có khả năng kháng thuốc cao, vì thế để giảm bớt áp lực gây kháng thuốc cho nhện nên dùng luân phiên nhiều loại thuốc như: Danitol 10EC' Nissorun 5EC; Pegasus 500EC; Comite 73EC; Ortus 5EC; Cascade 5EC (sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc). Nhớ phải xịt ướt đều cả mặt dưới và mặt trên của lá, chú ý đảm bảo thời gian cách ly của thuốc. Sau khi xịt thuốc nên bón bổ sung thêm phân để cây nhanh chóng phục hồi. . Phòng Trị Nhện Đỏ Hại Cà Tím Cà tím là một loại rau khá quen thuộc ở nước ta. Bên cạnh rệp sáp hại trái non, sâu đục trái, bệnh thối trái thì nhện đỏ cũng là một đối tượng gây hại tương. về năng suất. Nhện đỏ có thể được coi là một loại "sâu" đa thực vì ngoài cà tím chúng còn gây hại cho nhiều loại cây khác như cà pháo, cà bát, bầu bí, đậu, dưa leo Nhện thường phát. tỏ những lá này đang có nhện, những chấm này càng nhiều chứng tỏ mật số nhện càng cao. - Khi ruộng có mật số nhện cao thì phải phun thuốc để diệt nhện kịp thời. Nhện đỏ có khả năng kháng thuốc